Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 672/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 14 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2006/QĐ-NHNN ngày 17/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 171/TTr-QNA ngày 07/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực công, hành chính công, phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử. Đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí liên quan đến tiền mặt.

b) Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.

c) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố,…

d) Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá các hình thức thanh toán phù hợp với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, qua đó khuyến khích cũng như thúc đẩy người dân tham gia các dịch vụ thanh toán; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025

Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

a) Áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của tỉnh đạt ít nhất từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

b) Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

c) Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân, 80% hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử.

d) Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công:

- Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 - 100% các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- 60% trở lên các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;

- 60% trở lên số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bản đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0

a) Ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

b) Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử.

c) Khuyến khích đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả.

d) Tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán.

2. Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử

a) Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.

b) Triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như: QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

c) Khảo sát, tư vấn về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh; đánh giá hiện trạng về công nghệ, phương thức thanh toán, dịch vụ trung gian và nhu cầu lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán tại điểm bán.

d) Nâng cao hiệu quả của sàn thương mại điện tử Quảng Nam để người dân tiếp cận và làm quen dần với hình thức mua bán trực tuyến, thay đổi thói quen mua sắm.

3. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

a) Tập trung triển khai các giải pháp phát triển đa dạng tổ chức cung ứng, kênh phân phối, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Triển khai từng bước hoạt động đại lý thanh toán; khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

c) Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).

4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công

a) Tăng cường kết nối hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải Quan, Kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu chi ngân sách Nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống điện tử một cửa của các Sở, Ban, ngành địa phương và các đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.

c) Khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện,... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

d) Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho các đối tượng thụ hưởng.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

a) Tăng cường thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh.

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả, tạo niềm tin đối với người dân khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng.

c) Tăng cường kiểm soát giao dịch, các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao,

d) Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh với Công an và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

- Triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng, hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu, như: người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, người yếu thế, người chưa có tài khoản ngân hàng, người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp xúc công nghệ,... qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác để thông tin, tuyên truyền về tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong dân cư, cơ quan, chính quyền và khu vực dịch vụ hành chính công.

- Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.

- Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính, bảo đảm tính nghiêm minh, răn đe, cảnh báo từ xa và phòng ngừa các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tiếp tục triển khai công tác truyền thông về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

(Chi tiết triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu theo Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ: ngân sách Nhà nước; kinh phí của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Các Sở, Ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm cân đối sử dụng dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hằng năm để thực hiện các nội dung liên quan theo thẩm quyền.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Nam làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch; hằng năm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp, báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan liên quan xem xét xử lý theo thẩm quyền.

2. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đề xuất điều chỉnh kịp thời.

Trước ngày 01/12 hằng năm, các đơn vị có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Nam để tổng hợp, đề xuất, báo cáo các Bộ, ngành và UBND tỉnh theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Nam, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (báo cáo);
- TTTU, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chi nhánh các NHTM trên địa bàn tỉnh (do CN NHNN tỉnh sao gửi);
- Các PVP và phòng chuyên viên;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT . CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Quang

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số: 672/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Lộ trình thực hiện

1

Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0

 

 

 

-

Ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Khuyến khích đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

2

Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử

 

 

 

-

Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển;

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Sở Công Thương

2021-2025

-

Khảo sát, tư vấn về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh, đánh giá hiện trạng về công nghệ, phương thức thanh toán, dịch vụ trung gian và nhu cầu lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán tại điểm bán.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Các ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

3

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

 

 

 

-

Tập trung triển khai các giải pháp phát triển đa dạng tổ chức cung ứng, kênh phân phối, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngân hàng Nhà nước CN Quảng Nam

Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

2021-2025

-

Triển khai từng bước hoạt động đại lý thanh toán; Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn

Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

2021-2025

-

Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn

Sở Thông tin, truyền thông, các DN viễn thông, UBND huyện, thị xã, TP

2021-2025

4

Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công

 

 

 

-

Tăng cường kết nối hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải Quan, Kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu chi ngân sách Nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Các Sở, Ban, ngành, Kho bạc, Thuế, Hải quan, UBND các huyện, thị xã, TP

2021-2025

-

Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống điện tử một cửa của Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Các Sở, Ban, ngành, Kho bạc, Thuế, Hải Quan, Sở Giáo dục, Sở y tế, công ty điện lực, nước... UBND các huyện, thị xã, TP.

2021-2025

-

Khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện,... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; đơn vị chấp nhận thanh toán trên địa bàn

Các Sở, ban, ngành, Sở Giáo dục, Sở y tế, công ty điện lực, nước... UBND các huyện, thị xã, TP

2021-2025

-

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho các đối tượng thụ hưởng.

Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn

Các Sở, Ban, ngành, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, TP.

2021-2025

5

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

 

 

 

-

Tăng cường thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Thực hiện thanh tra, kiểm tra phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả, tạo niềm tin đối với người dân khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Tăng cường kiểm soát giao dịch, các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao,

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

 

2021-2025

-

Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh với Công an và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Sở Thông tin truyền thông, Báo, Đài phát thanh, Công an tỉnh

2021-2025

6

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

 

 

 

-

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.

Triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng, hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu như người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, người yếu thế, người chưa có tài khoản ngân hàng, người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp xúc công nghệ,... qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, chính quyền các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác để thông tin, tuyên truyền về tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong dân cư, cơ quan, chính quyền và khu vực dịch vụ hành chính công;

Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Sở Thông tin truyền thông, Báo, Đài phát thanh

2021-2025

-

Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính, bảo đảm tính nghiêm minh, răn đe, cảnh báo từ xa và phòng ngừa các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt;

Tiếp tục triển khai công tác truyền thông về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và các đơn vị liên quan

Sở Thông tin truyền thông, Báo, Đài phát thanh, Công an tỉnh

2021-2025

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  • Số hiệu: 672/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Hồng Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản