- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2011/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 30 tháng 12 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HÓA ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đinh số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề cương và kinh phí lập dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Định Hóa đến năm 2020;
Theo kết quả thẩm định của Hội đồng nghiệm thu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa đến năm 2020 và xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1975/SKHĐT-TH ngày 14/12/2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Phát triển kinh tế - xã hội của huyện gắn với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, lợi thế cho phát triển.
Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch mức sống giữa khu vực nông thôn với vùng đô thị; phát triển kinh tế gắn liền với tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
Phấn đấu đến năm 2020, ATK Định Hóa cơ bản trở thành một khu du lịch quốc gia đặc biệt. Sau năm 2015, cơ cấu kinh tế của huyện là: dịch vụ - nông lâm nghiệp - công nghiệp xây dựng; Từng bước hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường. Phát triển lâm nghiệp gắn với việc bảo vệ quần thể di tích lịch sử, tăng cường chức năng phòng hộ môi trường và góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng thủ đô kháng chiến; Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của huyện. Thúc đẩy việc tạo môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.
Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hóa, hiện đại hóa với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế; Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Phát triển xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
2.1. Giai đoạn 2011 - 2015
- Về phát triển kinh tế: Nhằm phát huy tốt tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt 12,5% giai đoạn 2011- 2015; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng; giảm dần nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu GDP (giá thực tế) năm 2015: Nông - lâm - thủy sản: 43,5%; công nghiệp - xây dựng: 15,2% và thương mại - dịch vụ: 41,3%; Nhu cầu vốn đầu tư: giai đoạn 2011 - 2015 là 2.950.520 triệu đồng.
- Về phát triển xã hội: Toàn huyện có 70% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 3% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II; từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15% (theo chuẩn nghèo hiện hành); giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,2‰; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15%; 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Về bảo vệ môi trường: Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề. Đảm bảo 95% số dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% số dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.
2.2. Giai đoạn 2016 - 2020
- Về phát triển kinh tế: Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,4%/năm; Cơ cấu kinh tế 2020: nông, lâm, thủy sản 39,4%; dịch vụ: 43,5%; công nghiệp xây dựng: 17,1%; Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 3.872.350 triệu đồng.
- Về phát triển xã hội: Toàn huyện có 90% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 5% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 7%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 5%; 40% số xã thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm. GTTT ngành nông, lâm, thủy sản 603.380 triệu đồng (giá cố định 1994); 1.521.500 triệu đồng (giá hiện hành).
- Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm. GTTT ngành nông, lâm, thủy sản đạt 993.120 triệu đồng (giá cố định 1994) và 2.765.960 triệu đồng (giá hiện hành).
Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh năng suất cao, chất lượng cao thông qua ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản chế biến.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chú trọng phát triển cây vụ đông. Cây công nghiệp mũi nhọn là cây chè. Tập trung phát triển sản xuất chăn nuôi phục vụ cho khách du lịch, các thị trường thành phố Thái Nguyên, Hà Nội.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về các điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao. Tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và có khả năng giải quyết nhiều việc làm, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn.
- Giai đoạn 2011-2015: Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân/năm là 14,2%/năm. Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu giá trị gia tăng chiếm 15,2% vào năm 2015.
- Giai đoạn 2016-2020: Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân/năm giai đoạn 2016 - 2020 là 16,0%/năm. Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu giá trị gia tăng là 17,1% vào năm 2020.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng 13,5%/năm giai đoạn 2011- 2015; 15,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Phấn đấu đưa tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 41,3%/năm vào năm 2015 và 43,5% vào năm 2020; Dự kiến lượng khách du lịch đến tham quan Định Hóa năm 2015 là 600.000 lượt khách và năm 2020 là 800.000 lượt khách.
Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân; Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
4.1. Phát triển dân số, lao động, đào tạo và sử dụng lao động
- Dân số: Giai đoạn 2011 - 2015 dự báo giảm dân số tự nhiên -0,01%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 dự báo tăng dân số tự nhiên là 0,09%/năm. Năm 2015 là 87.300 người, trong đó dân số thành thị là 8.250 người, dân số nông thôn là 79.050 người. Năm 2020 là 87.700 người, trong đó: dân số nông thôn là 77.300 người, dân số thành thị là 10.400 người.
- Lao động việc làm: Thực hiện tốt các dự án dạy nghề nhằm nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, tăng cường chất lượng và hiệu quả dạy nghề bằng cách đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cả về chất lượng và số lượng lao động. Tập trung vào các ngành nghề: như dệt thổ cẩm, may mặc, nghề cơ khí, nghề xây dựng,... đồng thời chú trọng đào tạo các ngành nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động kết hợp với dạy ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật tác phong lao động công nghiệp,... cho người lao động nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài và chuẩn bị nguồn lao động để khai thác thị trường lao động yêu cầu lao động đã qua đào tạo và có tay nghề cao.
- Xóa đói giảm nghèo: Ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ (theo tiêu chí mới) năm 2015 là 8,6% và năm 2020 là 5%. Số hộ được vay vốn tạo việc làm năm 2015 là 2.600 hộ và năm 2020 là 3.000 hộ.
4.2. Giáo dục đào tạo
- Giáo dục mầm non: Đến năm 2015 có 22/24 trường đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 100% số trường chuẩn. Huy động trẻ từ 0 - 2 tuổi đi học đạt 50% năm 2015 và 75% năm 2020; Huy động trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi đi học đến năm 2015 là 100%.
- Giáo dục phổ thông:
+ Bậc tiểu học: Đến năm 2015 phấn đấu tỷ lệ huy động đến trường tiểu học đúng độ tuổi (6 - 10 tuổi) là 100%. Lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Đến năm 2015 phấn đấu 24/24 trường đạt chuẩn quốc gia.
+ Bậc trung học cơ sở: Dự kiến đến năm 2015 có 13/23 số trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2015 dự kiến các trường đạt chuẩn quốc gia: THCS Bảo Cường; Trung Hội; Bình Thành; Quy Kỳ; Trung Lương; Hoàng Ngân; Bình Yên; Phú Đình; Bảo Linh, Phúc Chu. Đến năm 2020: phấn đấu các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia. Duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
+ Bậc Trung học phổ thông: Mở rộng thêm 1 trường THPT tại xã Trung Hội. Tăng tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi 15 vào học THPT hàng năm đạt 70% trở lên; 90% số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học vào năm 2015 và 100% số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập Trung học vào năm 2020.
4.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Đảm bảo từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc, các đối tượng chính sách trong huyện trong giai đoạn mới, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị Trung tâm Y tế Dự phòng, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: Giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản và xây dựng làng văn hóa sức khỏe; Phòng, chống dịch chủ động, tích cực không để dịch lớn xảy ra; Dự báo, kiểm soát khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất các dịch bệnh mới phát sinh.
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị bệnh viện Đa khoa huyện Định Hóa, bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn từ tuyến xã đến tuyến huyện. Phát triển đào tạo thêm các chuyên khoa sâu và chuyên khoa lẻ ở bệnh viện Đa khoa huyện; Phấn đấu đến năm 2015, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 12,5 giường và đến năm 2020 đạt 16 giường/vạn dân. Đến năm 2015 đầu tư máy siêu âm 3 chiều; Phấn đấu đến năm 2015, bệnh viện Đa khoa Định Hóa đạt tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định Bộ Y tế cho tuyến 1 từ hạng III lên hạng II nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản, tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng hay từ các trạm y tế cơ sở.
4.4. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao. Thực hiện pháp luật hóa hoạt động văn hóa thể thao, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, báo chí, xuất bản phẩm,... quản lý các thông tin dịch vụ văn hóa, thông tin tuyên truyền; Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình làng bản, cơ quan văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa xã hội để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa thông tin về các cơ sở thôn bản; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát huy sự đa dạng của văn hóa truyền thống các dân tộc tạo các sản phẩm du lịch văn hóa như lễ hội Lồng Tồng, làng văn hóa du lịch, phát triển các câu lạc bộ dân ca,...
Quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề án “khôi phục các tinh hoa văn hóa dân tộc vùng chiến khu ATK Định Hóa”; Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác văn hóa thể thao; xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin, thể thao từ huyện đến thôn, bản.
5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
5.1. Phát triển mạng lưới giao thông
- Giai đoạn 2011 - 2015
+ Tỉnh lộ: Hoàn thành việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường ĐT 268; ĐT 264; ĐT 264B.
+ Huyện Lộ: Đối với đường huyện tập trung rải nhựa đến trung tâm các cụm xã. Dự kiến nhựa hóa khoảng 80 - 85% với tuyến đường Đường Bình Thành - Phú Đình; Mở rộng nâng cấp một số tuyến liên xã, liên thôn, hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống giao thông trung tâm cụm xã (dự kiến nhựa hóa, bê tông hóa khoảng 25 - 30%).
+ Bến xe khách: Dự kiến xây dựng bến xe khách tại thị trấn Chợ Chu; xã Phú Đình; xã Điềm Mặc; xã Lam Vỹ đạt tiêu chuẩn loại 4 trở lên, diện tích đất quy hoạch 5.000 - 10.000m2.
+ Xây dựng các điểm gửi xe công cộng tại khu vực trung tâm, khu vực đông dân cư. Dự kiến đến năm 2015, xây dựng 2 điểm tại thị trấn Chợ Chu với diện tích khoảng 3.000 - 5.000m2/điểm.
- Giai đoạn 2016 - 2020
+ Tỉnh lộ: Tiếp tục nâng cấp trục đường tỉnh lộ 268; 264; 264B.
+ Đường huyện: Dự kiến đến năm 2020 đạt 100% nhựa hóa các tuyến đường huyện.
+ Đường xã, đường thôn: Tiếp tục nâng cấp các đường còn lại. Dự kiến đến năm 2020 đạt 75% nhựa hóa đường giao thông nông thôn.
+ Đối với các bến xe khách: đầu tư xây dựng công trình phục vụ: nhà chờ, phòng bán vé... tiếp tục xây dựng các điểm gửi xe công cộng tại khu vực đông dân cư.
5.2. Phát triển hệ thống thủy lợi
- Giai đoạn 2011 - 2015: Định hướng chính là xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ dung tích từ vài trăm ngàn đến vài triệu m3.
+ Hồ chứa dự kiến xây dựng các hồ: Hồ Khuân Nhà xã Quy Kỳ. Dự kiến 3 triệu m3, lưu vực 8,9km2, diện tích 250 ha; Hồ Đồng Lá xã Điềm Mặc. Dự kiến 500 ngàn m3, lưu vực 2,5km2, diện tích 80 ha; Hồ Khuẩy Mạ xã Tân Thịnh. Dung tích hồ 700 ngàn m3, diện tích lưu vực 9,7km2 phục vụ tưới cho 115 ha; Hồ Đèo Phượng xã Linh Thông dung tích 600.000m3. Tưới 65 ha; Hồ Khuân Tát xã Phú Đình; dung tích 2,5 triệu m3; lưu vực 10km2; diện tích tưới dự kiến khoảng 600 ha.
+ Xây dựng các đập, trạm bơm thủy luân tại các xã có điều kiện xây dựng được. Sửa chữa xây dựng hồ Đèo Bụt, xã Phượng Tiến có dung tích chứa nước 440.000m3, năng lực tưới 65 ha. Kiên cố hóa 130 km kênh mương.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Hồ chứa: Dự kiến xây dựng hồ Bản Bắc xã Điềm Mặc dung tích 300 ngàn m3, lưu vực 2km2, dự kiến tưới 25 ha.
+ Trạm bơm:Trạm bơm Đồng Tủm xã Bảo Cường tưới cho 20ha; Trạm bơm Làng Hống xã Lam Vỹ tưới 40 ha. Dự kiến xây dựng cụm 4 trạm bơm xã Bình Thành tưới cho 80 ha; trạm bơm Cốc Nhội xã Tân Thịnh tưới 25 ha.
+ Đập dâng: Đập dâng Đồng Cựu xã Phú Đình; hạ lưu hồ Phú Đình dự kiến tưới khoảng 45 ha; Đập Thịnh Mỹ I xã Tân Thịnh dự kiến tưới 15 ha; Đập Thịnh Mỹ II xã Tân Thịnh dự kiến tưới 15 ha.
5.3. Nước sạch
- Giai đoạn 2011-2015: đảm bảo 100% số dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% số dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Giai đoạn 2016-2020: Đến năm 2020 dự kiến 98% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn QCVN02 - 2009/BYT.
5.4. Bưu chính viễn thông
Là ngành thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng, có nhiều ưu thế trong quá trình hiện đại hóa vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh hơn. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Phát triển mạnh bưu chính viễn thông của huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với chiến lược tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông.
5.5. Phát thanh truyền hình
- Dự kiến năm 2015: Nâng công suất máy phát hình lên 1,5KW để phủ sóng toàn huyện; Phủ sóng 100% toàn huyện. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng khung chương trình phát thanh và truyền hình. Mở thêm 1 số chuyên mục; Tăng cường công tác tin bài với đài tỉnh; Truyền hình truyền thanh khai thác 24/24 giờ vào năm 2015.
- Sau năm 2015: Xây dựng thêm trạm thu phát tại Phú Đình và 4 trạm tại 4 trung tâm xã (Bình Yên; Quy Kỳ, Bảo Linh, Bộc Nhiêu). Xây dựng đường truyền cáp quang để truyền tin bằng cáp quang. Thiết bị sản xuất chương trình: đầu tư 3 bộ dựng phi tuyến, camerra.
5.6. Hệ thống điện
- Dự kiến năm 2015, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện trên địa bàn huyện là 100%. Xây dựng mới khoảng 50 TBA (tổng dung lượng 8000 KVA) dùng cho sinh hoạt các xã trong huyện. Xây dựng trạm điện phục vụ các khu công nghiệp: Kim Sơn, Bảo Cường, Trung Hội, Tân Thịnh, Sơn Phú với tổng dung lượng TBA 4500 KVA.
+ Điện chiếu sáng độ thị và khu du lịch: Thị trấn Chợ Chu, Thị tứ Quán Vuông, Thị tứ Bình Yên; Trung tâm cụm xã Lam Vỹ; khu du lịch Đèo De, khu du lịch hồ Bảo Linh tổng dung lượng TBA 1000 KVA.
+ Điện sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổng dung lượng TBA 1500 KVA.
- Xây dựng mới khoảng 180km đường dây hạ thế và cải tạo 250km đường dây cũ. Đổi mới công tác quản lý điện theo hướng bàn giao dần cho ngành điện quản lý, bán trực tiếp. Thành lập tổ quản lý điện theo khu vực cụm xã nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý.
5.7. Khoa học công nghệ
Tập trung ưu tiên chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đầu tư chiều sâu, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các ngành, các cơ sở sản xuất như chế biến chất lượng cao, sản xuất vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, xây dựng...
Tập trung nghiên cứu ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh, ưu tiên các chương trình, đề tài trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Liên kết với các trung tâm khoa học kỹ thuật trong vùng như: Đại học Thái Nguyên, các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp... để tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với công tác an ninh quốc phòng, vận động nhân dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn các địa bàn (xã, thị trấn, huyện) trong sạch, vững mạnh. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại, gây rối. Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phòng chống ma túy, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc... Xây dựng củng cố lực lượng: lực lượng công an, lực lượng bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh - trật tự trong mọi tình huống, chú ý các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Xây dựng lực lượng quân sự địa phương, củng cố dân quân tự vệ đủ biên chế và có chất lượng, quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, tăng cường huấn luyện diễn tập đạt hiệu quả, xây dựng thế trận quốc phòng vững chắc; Đẩy mạnh phong trào toàn quân bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên chú trọng giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo trang bị hợp lý để xây dựng lực lượng nòng cốt vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
V. Định hướng phát triển theo lãnh thổ và đô thị hóa
- Trên cơ sở phát triển kinh tế, dần dần hình thành một hệ thống đô thị trong toàn huyện (bao gồm các cụm dân cư nông thôn và thị trấn).
+ Phát triển thị trấn Chợ Chu: Hướng phát triển đô thị trong thời gian tới là thị trấn là mở rộng về hướng Tây, đô thị hóa mở rộng hướng lan tỏa đến các xã Phúc Chu và Bảo Cường (khoảng 120 ha) vào năm 2015 nhằm khai thác lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đến năm 2025 thị trấn Chợ Chu trở thành thị xã.
- Về chức năng đô thị: Trung tâm văn hóa - chính trị của huyện, có tác dụng như một điểm tựa để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn huyện, tại đây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý Nhà nước của huyện, một số doanh nghiệp của tỉnh và của huyện. Phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 70% đô thị loại IV để đề nghị với Nhà nước nâng cấp thành đô thị loại IV vào năm 2020.
- Cơ cấu kinh tế của đô thị: Thương mại dịch vụ - Công nghiệp xây dựng - nông - lâm nghiệp thủy sản.
- Thị tứ: xây dựng thị tứ Quán Vuông vào năm 2020;
- Trung tâm cụm xã: Dự kiến năm 2015 xây dựng 5 trung tâm cụm xã: Điềm Mặc, Sơn Phú, Quy Kỳ, Bảo Linh, Lam Vỹ.
- Xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2015 xây dựng 4 xã nông thôn mới: Phượng Tiến, Trung Hội, Bảo Cường và Đồng Thịnh. Đến năm 2020 dự kiến 50% số xã còn lại đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Trên cơ sở dựa trên phạm vi, quy mô, vị trí địa lý, các đặc điểm chung về khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, các khả năng, tiềm năng, các lợi thế so sánh của các xã trong tiểu vùng. Toàn huyện Định Hóa hiện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:
+ Tiểu vùng 1: Bao gồm 8 xã: Linh Thông; Quy Kỳ; Lam Vỹ; Tân Thịnh; Kim Sơn; Kim Phượng; Bảo linh; Tân Dương. Đây có thể gọi là vùng cao của Định Hóa là vùng có diện tích tự nhiên lớn 24.439,28 ha với dải rừng trồng và rừng tự nhiên có ở hầu hết các xã trong đó nhiều nhất là Linh Thông; Lam Vỹ; Tân Thịnh, Quy Kỳ,... có nhiều bãi chăn thả đại gia súc.
+ Tiểu vùng 2: Bao gồm 7 xã: Phượng Tiến; Phúc Chu; Bảo Cường; Trung Hội, Đồng Thịnh và thị trấn Chợ Chu. Đây là vùng gần trung tâm huyện, có điều kiện thuận lợi về giao thông, thủy lợi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đất đai được hình thành trên các triền các con sông suối nên rất màu mỡ, có thể gọi vùng này là vựa lúa của Định Hóa.Tập trung phát triển cây lương thực với giống lúa Bao thai đặc sản.
+ Tiểu vùng 3: Bao gồm 9 xã: Bình Thành, Phú Đình, Điềm Mặc, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Thanh Định, Phú Tiên. Đây là vùng đồi thấp có điều kiện tự nhiên để phát triển cây chè, tập trung mở rộng diện tích chè giống mới theo quy trình sản xuất chè an toàn.
VI. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo. )
VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu; chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao, tích cực thu hút vốn FDI và ODA...
Huy động các nguồn vốn đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế; Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế như mức quy hoạch đã đề ra, dự tính tổng nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ 2011 - 2020 là 4.822.870 triệu đồng (theo giá hiện hành: trong đó nông - lâm nghiệp là 1.688.505 triệu đồng; công nghiệp - xây dựng là 861.120 triệu đồng; dịch vụ là 2.273.245 triệu đồng). Nhu cầu vốn được tính toán từ góc độ vĩ mô và tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án ưu tiên thời kỳ quy hoạch, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất.
2. Thực hiện cơ chế, chính sách và bộ máy quản lý nhà nước
Khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt hoặc hướng dẫn trong một số ngành và lĩnh vực. Đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Thực hiện các chính sách thông thoáng, cơ chế một cửa, để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào huyện. Áp dụng một số chính sách thu hút đầu tư như BOT trong nước, áp dụng phương thức dùng quỹ đất đổi lấy kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị.
Chính sách sử dụng đất đai: Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất theo pháp luật.
Thực hiện chính sách giao đất cho chủ đầu tư kinh doanh, tăng thu cho ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt nhằm phát triển thêm đường giao thông, các khu đô thị mới, khu du lịch, điểm công nghiệp.
3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với quá trình sản xuất, quản lý và điều hành...không nhập các thiết bị đã lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chịu bệnh tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông sản và các ngành công nghiệp chế biến khác. Có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.
Có chính sách thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.
Mở rộng hoạt động dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp trên cơ sở tiềm năng phát triển của huyện, coi trọng đào tạo các chuyên ngành cơ khí, công nghiệp điện, than, thương mại và dịch vụ theo từng giai đoạn khác nhau, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm tạo nhu cầu tiêu dùng, đồng thời mở rộng giao thương kinh tế giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp; Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thị trường Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu; Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.
6. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoạch, UBND huyện giao cho các ban ngành có liên quan trong huyện khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch; Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh.
Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch mặt bằng các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung...
Sau khi quy hoạch được phê duyệt, việc phổ biến và triển khai thực hiện cần phải được quán triệt và thực hiện với chế độ giám sát thường xuyên. Quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện cần bảo đảm được chế độ báo cáo, phải được thông tin đầy đủ và thường xuyên về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện.
Các cấp ủy Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có được thông tin về việc triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo.
HĐND các cấp đại diện cho dân thực hiện chức năng giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến cho UBND tổ chức quản lý thực hiện.
UBND huyện tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền được giám sát thực hiện quy hoạch.
Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi có thay đổi
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
- Thông báo công khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch.
- Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án cụ thể để thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
STT | Danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011- 2020 | Năng lực thiết kế | Ghi chú |
|
| ||
* | Hệ thống đường giao thông liên xã |
|
|
1 | Đường giao thông liên xã Phú Đình - Bình Thành | 13,6 km | 13,6 km |
2 | Đường giao thông liên xã Sơn Phú - Phú Đình | 5,7 km | 5,7 km |
3 | Đường giao thông liên xã Yên Trạch - Phú Tiến - Cây Xung | 3,5 km | 3,5 km |
4 | Đường giao thông liên xã Tân Thịnh đi Sáu Hai | 15 km | 15 km |
5 | Đường giao thông liên xã Bộc Nhiêu - Minh Tiến của huyện Đại Từ | 7,5 km | 7,5 km |
* | Hệ thống giao thông nông thôn liên thôn, xóm |
| Tổng số 384,5km |
1 | Hệ thống đường giao thông liên xóm các xã: xã Trung Hội; xã Phượng Tiến; xã Đồng Thịnh; xã bảo Cường; thị trấn Chợ Chu; xã Trung Lương; xã Bình Thành; xã Sơn Phú; xã Định Biên; xã Thanh Định; xã Phú Đình; xã Điềm Mặc; xã Bộc Nhiêu; xã Bình Yên; xã Kim Sơn; xã Tân Thịnh; xã Tân Dương; xã Kim Phượng; xã Phúc Chu; xã Lam Vỹ; xã Phú Tiến; xã Linh Thông; xã Quy Kỳ; xã Bảo Linh. |
|
|
|
| ||
* | Công trình đầu mối |
|
|
1 | Hồ Nà Ngõa xã Bảo Cường |
|
|
2 | Kè chống sạt lở Sông Chu (từ Cầu Nà Linh đến Cầu Gốc Sung TT Chợ Chu) |
|
|
3 | Hồ Khuôn Tát xã Phú Đình |
|
|
4 | Hồ Khuôn Nhà xã Quy Kỳ |
|
|
5 | Hồ Phú Hội 1 xã Sơn Phú |
|
|
6 | Đập Bản Màn xã Tân Thịnh |
|
|
7 | Đập Nà Trà xã Bộc Nhiêu |
|
|
8 | Hồ Đèo Bụt xã Phượng Tiến |
|
|
9 | Hồ Thâm Tốn xã Tân Thịnh |
|
|
10 | Đập Thịnh Mỹ 1 xã Tân Thịnh |
|
|
11 | Đập Thịnh Mỹ 2 xã Tân Thịnh |
|
|
12 | Đập Thủy lợi xóm Chúng xã Tân Dương |
|
|
13 | Đập Làng Lài xã Phú Tiến |
|
|
14 | Đập Khuối Khẻo xã Phú Tiến |
|
|
15 | Trạm Bơm Gốc Nhội xã Tân Thịnh |
|
|
16 | Trạm Bơm Cây Cóc xã Bình Thành |
|
|
17 | Đập Khuổi Chao xã Bảo Linh |
|
|
18 | Đập Khe Suối xã Bảo Linh |
|
|
19 | Đập Nạ Ba xã Phượng Tiến |
|
|
20 | Đập Xóm Pải xã Phượng Tiến |
|
|
21 | Đập Nà Ngòa xã Linh Thông |
|
|
22 | Đập Khuổi Mâng xã Lam Vỹ |
|
|
23 | Đập Cà Lời xã Tân Dương |
|
|
24 | Đập Chăm Pụng xã Thanh Định |
|
|
25 | Trạm bơm Thôn 4 xã Phú Tiến |
|
|
26 | Trạm bơm Nà Cái xã Bộc Nhiêu |
|
|
27 | Đập Tân Hợp xã Quy Kỳ |
|
|
28 | Đập Khuân Câm xã Quy Kỳ |
|
|
29 | Đập Bản Giáo 4 xã Sơn Phú |
|
|
30 | Đập Hồng La xã Sơn Phú |
|
|
31 | Đập Làng Pháng xã Bình Thành |
|
|
32 | Đập Làng Luông xã Bình Thành |
|
|
33 | Trạm bơm Văn La - Làng Hống xã Lam Vỹ |
|
|
34 | Đập Phai Hém xã Linh Thông |
|
|
35 | Đập Nà Kịnh xã Linh Thông |
|
|
36 | Đập Nà Tiếm xã Lam Vỹ |
|
|
* | Hệ thống kênh mương nội đồng |
| Tổng số 350,7km |
1 | Hệ thống kênh mương nội đồng các xã: xã Trung Hội; xã Phượng Tiến; xã Đồng Thịnh; xã Bảo Cường; thị trấn Chợ Chu; xã Trung Lương; xã Bình Thành; xã Sơn Phú; xã Định Biên; xã Thanh Định; xã Phú Đình; xã Điềm Mặc; xã Bộc Nhiêu; xã Bình Yên; xã Kim Sơn; xã Tân Thịnh; xã Tân Dương; xã Kim Phượng; xã Phúc Chu; xã Lam Vỹ; xã Phú Tiến; xã Linh Thông; xã Quy Kỳ; xã Bảo Linh. |
|
|
|
| ||
* | Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên |
|
|
1 | Các dự án thuộc đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2011- 2015 |
|
|
* | Xây dựng cơ sở vật chất cho trường đạt chuẩn Quốc gia |
|
|
1 | Xây dựng chuẩn Quốc gia trường Mầm non các xã: xã Đồng Thịnh; xã Bình Thành; xã Bảo Cường; xã Bảo Linh; xã Bộc Nhiêu; xã Lam Vỹ; xã Linh Thông; xã Phú Đình; xã Phú Tiến; xã Phúc Chu; xã Quy Kỳ; xã Tân Dương; xã Trung Hội |
|
|
2 | Xây dựng chuẩn Quốc gia trường Tiểu học các xã: xã Điềm Mặc; xã Định Biên; xã Linh Thông; xã Quy Kỳ; xã Sơn Phú; xã Thanh Định. |
|
|
3 | Xây dựng chuẩn Quốc gia trường THCS các xã: xã Đồng Thịnh; xã Điềm Mặc; xã Định Biên; xã Bảo Cường; xã Bảo Linh; xã Bộc Nhiêu; xã Kim Phượng; xã Kim Sơn; xã Linh Thông; xã Phú Đình; xã Phú Tiến; xã Phúc Chu; xã Sơn Phú; xã Tân Dương; xã Tân Thịnh; xã Thanh Định; xã Trung Hội; xã Trung Lương. |
|
|
|
| ||
1 | Nhà điều trị bệnh nhân và các hạng mục phụ trợ trạm y tế các xã: xã Bình Yên; xã Bình Thành; xã Điềm Mặc; xã Bảo Cường; xã Bảo Linh; xã Thanh Định; xã Phú Đình; xã Phú Tiến; xã Tân Thịnh; xã Kim Sơn |
|
|
|
| ||
1 | Sân vận động Trung tâm huyện Định Hóa |
|
|
2 | Tôn tạo Khu di tích Nhà tù Chợ Chu |
|
|
3 | Cải tạo, nâng cấp Sân Lễ hội Lồng tồng ATK xã Phú Đình |
|
|
4 | Xây dựng khu du lịch Chùa hang Thị trấn Chợ Chu |
|
|
5 | Hồ Sinh Thái Khuôn Tát Phú Đình |
|
|
6 | Thư viện huyện Định Hóa |
|
|
7 | Nhà trưng bày văn hóa các dân tộc huyện Định Hóa |
|
|
|
| ||
1 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Bảo Linh |
|
|
2 | Hệ thống nước sinh hoạt thị trấn Chợ Chu huyện Định Hóa |
|
|
3 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Sơn Phú |
|
|
4 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Thanh Định |
|
|
5 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Quy Kỳ |
|
|
6 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Kim Sơn |
|
|
7 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Bình Thành |
|
|
8 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Đồng Thịnh |
|
|
9 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Trung Lương - Bình Yên - Đồng Thịnh |
|
|
10 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Phượng Tiến |
|
|
11 | Hệ thống nước sinh hoạt xã Linh Thông |
|
|
|
| ||
1 | Xây dựng mới 180 km đường dây hạ thế và cải tạo, nâng cấp cho 250 km đường dây hạ thế cũ hiện có. |
|
|
2 | Xây dựng 50 trạm biến áp với tổng dung lượng 8000 KVA cấp điện sinh hoạt cho 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Định Hóa |
|
|
3 | Xây mới các trạm điện phục vụ các cụm công nghiệp: Kim Sơn, Bảo Cường, Trung Hội, Tân Thịnh, Sơn Phú với tổng dung lượng trạm biến áp 4500KVA |
|
|
|
| ||
1 | Trụ sở làm việc UBND xã Trung Lương |
|
|
2 | Trụ sở làm việc UBND xã Tân Dương |
|
|
3 | Trụ sở làm việc UBND xã Tân Thịnh |
|
|
4 | Trụ sở làm việc UBND xã Lam Vỹ |
|
|
5 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Bảo Cường |
|
|
6 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Quy Kỳ |
|
|
7 | Tường rào, nhà hội trường, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Bộc Nhiêu |
|
|
8 | Tường rào,sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Sơn Phú |
|
|
9 | Tường rào, nhà hội trường, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Thanh Định |
|
|
10 | Tường rào, nhà hội trường, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Linh Thông |
|
|
11 | Tường rào, nhà hội trường, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Phúc Chu |
|
|
12 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Kim Phượng |
|
|
13 | Nhà hội trường và các hạng mục phụ trợ trụ sở UBND xã Phượng Tiến |
|
|
14 | Tường rào, nhà hội trường, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Trung Lương |
|
|
15 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Điềm Mặc |
|
|
16 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Định Biên |
|
|
17 | Tường rào, sân đường nội bộ trụ sở UBND xã Kim Sơn |
|
|
18 | Nhà hội trường và các hạng mục phụ trợ trụ sở UBND xã Phú Tiến |
|
|
- 1Quyết định 3356/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 3Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 3356/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 9Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định 67/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa đến năm 2020 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- Số hiệu: 67/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Dương Ngọc Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực