Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 664/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2001 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành kèm Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
Xét hồ sơ dự án khả thi y tế nông thôn kèm theo tờ trình số 8690/TTr-BYT ngày 08 tháng 11 năm 2000 của Bộ Y tế và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1021/BKH-VPTĐ ngày 23 tháng 02 năm 2001),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt dự án Y tế nông thôn với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Dự án Y tế nông thôn.
Dự án được triển khai thực hiện tại 13 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Phước, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ.
Mục tiêu chàng của dự án là tăng cường sức khoẻ cho người dân ở nông thôn, đặc biệt là người dân nghèo và khó khăn trong 13 tỉnh. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện 4 mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) có chất lượng, tập trung ưu tiên cho người nghèo và các dân tộc ít người, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và trẻ em trên cơ sở nâng cấp các cơ sở y tế dự phòng và điều trị, nâng cấp các thiết bị cơ bản và nâng cao kỹ năng của nhân viên y tế;
- Củng cố năng lực quản lý tài chính nói chàng và hỗ trợ chính sách của Chính phủ trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và xây dựng mô hình thử nghiệm về bảo hiểm y tế tình nguyện ở nông thôn;
- Nâng cao năng lực quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đặc biệt là cho tuyến tỉnh và huyện;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, ưu tiên cho sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và dinh dưỡng thông qua sự tham gia của cộng đồng.
Dự án có ba nội dung chính:
a) Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khoẻ. b) Cải thiện hệ thống y tế.
c) Củng cố y tế dự phòng và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Những hoạt động cụ thể liên quan đến 3 nội dung nhằm thực hiện mục tiêu trên bao gồm:
- Thực hiện lồng ghép các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, chú ý đúng mức tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em;
- Nâng cấp cũng như đầu tư xây dựng cơ bản cho 212 cơ sở y tế (13 trung tâm y tế dự phòng, 13 trung tâm truyền thông và giáo dục sức khoẻ, 13 bệnh viện đa khoa khu vực, 74 trung tâm y tế huyện và 99 phòng khám bệnh đa khoa khu vực);
- Cung cấp trang thiết bị y tế tối cần và phù hợp cho 212 cơ sở y tế nêu trên;
- Đào tạo và bồi dưỡng về quản lý cũng như về chuyên môn kỹ thuật cho 30.373 cán bộ y tế từ thôn, bản đến xã, huyện và tỉnh.
- Triển khai thí điểm bảo hiểm y tế tự nguyện cho một số xã trong 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Ninh Bình, Quảng Bình, Khánh Hoà, Long An;
- Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng ( chú ý công tác an toàn vệ sinh thực phẩm) và công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án: 98.702.000 USD (tương đương 1.431.179 triệu đồng).
Cơ cấu đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn USD
Nội dung đầu tư | ADB | CPVN | TCQT | Cộng |
I. Kinh phí cơ bản |
|
|
|
|
1. Xây dựng cơ bản | 27.786 | 6.680 |
| 34.466 |
2. Trang thiết bị y tế và đồ dùng | 18.433 | 3.741 |
| 22.174 |
3. Thiết bị và đồ dùng văn phòng | 231 | - |
| 231 |
4. Thuốc thiết yếu | 329 | 3.171 |
| 3.500 |
5. Các dịch vụ tư vấn | 267 | - |
| 267 |
6. Đào tạo và tài liệu giảng dạy | 2.056 | 175 |
| 2.231 |
7. Hệ thống thông tin | 641 | 210 |
| 851 |
8. Các hoạt động truyền thông | 2.782 | 278 |
| 3.060 |
9. Các hoạt động cộng đồng | 2.634 | 275 |
| 2.909 |
10. Vận chuyển và đi lại (trong đó có 14 ô tô loại 2 cầu đến 9 chỗ ngồi) | 762 | 103 |
| 865 |
11. Nghiên cứu, giám sát và đánh giá | 1.726 | 54 |
| 1.780 |
12. Hoạt động và duy trì | - | 7.112 |
| 7.112 |
13. Nhân viên dự án | 492 | 220 |
| 712 |
Cộng tiểu mục (I) | 58.139 | 22.019 |
| 80.159 |
II. Khoản dự phòng |
|
|
|
|
1. Vật chất | 5.624 | - |
| 5.624 |
2. Giá | 2.776 | - |
| 2.776 |
III. Trả lãi | 1.773 | - |
| 1.773 |
IV. Các khoản thuế, đất |
| 6.570 |
| 6.570 |
Tổng cộng | 68.312 | 28.580 | 1.800 | 98.702 |
Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn vay ưu đãi của ADB: Nhà nước vay và Nhà nước trả cả gốc và lãi.
- Vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế: 1.800.000 USD (trong đó: UNICEF tài trợ 1.000.000 USD; UNEFA tài trợ 500.000 USD; WHO tài trợ 300.000 USD)
- Nguồn vốn đối ứng trong 5 năm đầu là 22.020.000 USD. Trong đó:
Vốn cho các hoạt động hỗ trợ của chương trình để phục vụ cho việc tiếp nhận nguồn vốn vay của ADB: 7.500 triệu đồng (bình quân 1.500 triệu đồng/ năm). Sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cân đối cho chi sự nghiệp hành chính (chi thường xuyên) theo kế hoạch hàng năm của Bộ Y tế.
Vốn tự cân đối của các địa phương: 21.488.000 USD (tương đương 311.576 triệu đồng). Gồm:
- Đóng góp bằng giá trị quyền sử dụng đất cho xây dựng: 7.105.000 USD (tương đương 103.022,5 triệu đồng)
- Đóng góp qua trả lương cho cán bộ y tế: 753.000 USD (tương đương 10.918,5 triệu đồng)
- Đóng góp bằng cơ sở làm việc hiện có: 750.000 USD (tương đương 10.875 triệu đồng)
Cộng 3 khoản đóng góp bằng các hình thức kể trên của địa phương 8.608.000 USD.
- Số vốn các tỉnh tự cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương để chi cho các hoạt động tư vấn kỹ thuật trong nước, hỗ trợ công tác quản lý, chi phí khác đáp ứng nhu cầu tiếp nhận viện trợ của 13 tỉnh: 12.880.000 USD (tương đương 186.760 triệu đồng). Trong đó:
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: 3.855.000 USD (tương đương 55.897 triệu đồng)
Chi sự nghiệp thường xuyên: 9.025.000 USD (tương đương 130.863 triệu đồng)
7. Thời gian thực hiện dự án: 5 năm kể từ ngày ký Hiệp định vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á.
- Đầu tư dự án Y tế nông thôn phải thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ và phải thực hiện các quy định nêu tại Nghị định số 87/CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Về các tiểu dự án thành phần các địa phương: giao cho Bộ Y tế phối hợp với các địa phương đánh giá kỹ hiện trạng từng cơ sở y tế, lập thiết kế và dự toán từng dự án thành phần trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án Y tế nông thôn, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tỉnh tham gia dự án và Ngân hàng Phát triển Châu á để điều hành việc giám sát, đánh giá thực hiện mục tiêu và kỹ thuật của dự án theo đúng quy định của Nhà nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Chủ dự án cần lưu ý giải quyết những vấn đề tồn tại mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị tại văn bản số 1021/BKH-VPTĐ ngày 23 tháng 02 năm 2001.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Phước, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này theo chức năng và nhiệm vụ được giao./.
| KT.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Công văn số 5341/VPCP-QHQT ngày 26/09/2002 của Văn phòng Chính phủ về kế hoạch đấu thầu Dự án Y tế nông thông và vay vốn ADB
- 2Công văn số 281/CP-QHQT ngày 27/02/2004 của Chính phủ về việc Điều chỉnh dự án Y tế nông thôn vay vốn ADB
- 3Thông tư liên tịch 44/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nông thôn (sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á) do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
- 1Công văn số 5341/VPCP-QHQT ngày 26/09/2002 của Văn phòng Chính phủ về kế hoạch đấu thầu Dự án Y tế nông thông và vay vốn ADB
- 2Công văn số 281/CP-QHQT ngày 27/02/2004 của Chính phủ về việc Điều chỉnh dự án Y tế nông thôn vay vốn ADB
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Nghị định 87-CP năm 1997 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 5Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 6Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 7Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 8Thông tư liên tịch 44/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của dự án y tế nông thôn (sử dụng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á) do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành
Quyết định 664/QĐ-TTg năm 2001 về phê duyệt dự án y tế nông thôn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á
- Số hiệu: 664/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra