Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TỶ LỆ 1/25.000

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng Vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 81/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ Thông báo số 2115-TB/TU ngày 21/12/2023 của Thường trực Tỉnh ủy, Thông báo số 2131-TB/TU ngày 05/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 09/TTr-SXD ngày 19/01/2024 kèm theo Báo cáo số 25/BC-SXD ngày 19/01/2024; UBND huyện Sơn Động tại Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 12/01/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000, với các nội dung chính như sau:

1. Vị trí và phạm vi nghiên cứu

a) Vị trí, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn địa giới hành chính huyện Sơn Động gồm 2 thị trấn và 15 xã, trừ một phần diện tích thuộc xã Phúc Sơn (thuộc Trường bắn Quốc gia TB1); ranh giới lập quy hoạch giới hạn như sau:

- Phía Bắc: Giáp Trường bắn Quốc gia TB1 và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; Ninh;

- Phía Nam: Giáp thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng

- Phía Đông: Giáp xã Tân Dân, thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây: Giáp huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

b) Quy mô:

Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng: 78.462,29 ha (784,62 km²);

Quy mô dân số hiện trạng (năm 2022) khoảng 79.415 người, mật độ dân số 101 người/km²;

Dự báo đến năm 2030 khoảng 102.000 người (trong đó dân số tăng tự nhiên và cơ học khoảng 87.000 người, dân số lưu trú từ công nghiệp, khách du lịch khoảng 15.000 người), tỷ lệ đô thị hóa khoảng 30%; Dự báo đến năm 2040 khoảng 125.000 người (trong đó dân số tăng tự nhiên và cơ học khoảng 97.500 người, dân số lưu trú từ công nghiệp, khách du lịch khoảng 27.500 người), tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40%.

2. Tính chất

Là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Bắc Giang, phát triển kinh tế dựa trên các thế mạnh về nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, tâm linh sinh thái;

Là vị trí trung gian quan trọng kết nối giữa trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn;

Là vùng bảo tồn không gian sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh và Quốc gia.

3. Mục tiêu

Cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và mối quan hệ giữa các quy hoạch như Quy hoạch tổng thể Quốc Gia, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch ngành quốc gia.... Từ đó đưa ra những dự báo và tầm nhìn chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và những đặc trưng của huyện, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

Rà soát công tác triển khai quy hoạch trên địa bàn huyện. Kế thừa và phát huy chọn lọc các nội dung của các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt giai đoạn trước;

Nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh, lợi thế vùng trên địa bàn huyện từ đó xác định các tiềm năng, động lực phát triển, đề xuất các mô hình phát triển trên địa bàn huyện. Phát huy các tiềm năng lợi thế của huyện về vị trí, đất đai, địa hình, cảnh quan, văn hóa để khai thác phù hợp với tình hình mới. Định hướng phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững nhằm phục vụ quá trình phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội và phục vụ dân sinh;

Xác định các chỉ tiêu đất đai, dự báo quy mô dân số các khu vực phù hợp với thực tế và định hướng phát triển. Xác định chỉ tiêu phát triển và giải pháp quy hoạch phù hợp theo các giai đoạn, lộ trình thực hiện, cho giai đoạn đến năm 2040;

Định hướng phát triển không gian vùng, thiết lập các liên kết vùng với các tỉnh và các huyện lân cận. Đề xuất các phân vùng, tiểu vùng phát triển và định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị - điểm dân cư nông thôn; hệ thống các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất; các trung tâm tiểu vùng và cụm xã; các cụm công nghiệp; các tổ hợp nông nghiệp - dịch vụ - du lịch,... Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường, sinh thái; thúc đẩy các hoạt động đổi mới sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ; bảo đảm quốc phòng an ninh;

Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng đô thị và nông thôn cũng như xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội - kỹ thuật giai đoạn đến năm 2040, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội có tính bền vững, tầm nhìn lâu dài; gắn kết với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống;

Từng bước hoàn thành tiêu chí quy hoạch đáp ứng tiêu chí huyện nông thôn mới và chương trình mục tiêu nông thôn mới của Quốc già và các kế hoạch phát triển nông thôn mới toàn;

Tạo cơ sở pháp lý để lập các quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tết và các dự án đầu tư xây dựng,.. quản lý, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện trong tương lai.

4. Dự báo về nhu cầu đất đai

Đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng 2.900 ha, trong đó: đất dân dụng đạt khoảng 186,33ha; Đất xây dựng khu vực dân cư nông thôn tối thiểu đạt khoảng 300,8 ha;

Đến năm 2040: Đất xây dựng đô thị khoảng 3.250 ha, trong đó: đất dân dụng bình quân đạt 296,88; Đất xây dựng khu vực dân cư nông thôn tối thiểu đạt khoảng 331,12ha.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

Trên cơ sở về tính đồng dạng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá của các đơn vị hành chính của huyện, đề xuất phương án phân thành 5 vùng phát triển, bao gồm:

- Không gian vùng 1: Vùng đô thị trung tâm hành chính huyện lỵ.

Quy mô: khoảng 7.871,69 ha. Gồm thị trấn An Châu và 2 xã Vĩnh An, An Bá (Thị trấn An Châu là trung tâm tiểu vùng);

Tính chất: Là vùng phát triển đô thị trung tâm huyện lị và thương mại dịch vụ công cộng cấp vùng.

- Không gian vùng 2: Vùng phát triển du lịch sinh thái, khai thác lâm nghiệp gắn liền bảo tồn hệ sinh thái rừng.

Quy mô: khoảng 20.814,26 ha. Gồm 4 xã Lệ Viễn, An Lạc, Vân Sơn, Hữu Sản (Trung tâm xã Vân Sơn là trung tâm tiểu vùng);

Tính chất: Là cửa ngõ phía Bắc huyện gắn kết kinh tế với tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch sinh thái; Là trung tâm nguyên liệu lâm sản đầu mối gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng.

- Không gian vùng 3: Vùng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

Quy mô: khoảng 19.328,87 ha. Gồm 3 xã Long Sơn, xã Dương Hưu và Thanh Luận (Đô thị mới Long Sơn là trung tâm tiểu vùng, hạt nhân đô thị mới);

Tính chất: Là cửa ngõ phía Nam gắn kết với kinh tế tỉnh Quảng Ninh, phát triển dịch vụ - công nghiệp chế biến lâm sản.

- Không gian vùng 4: Vùng phát triển du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng và công nghiệp khai thác khoáng sản.

Quy mô: khoảng 17.993,25 ha. Gồm thị trấn Tây Yên Tử và xã Tuấn Đạo (thị trấn Tây Yên Tử là trung tâm tiểu vùng);

Tính chất: Là trung tâm phát triển dịch vụ, du lịch tâm linh gắn với vùng cảnh quan thiên nhiên Tây Yên Tử và công nghiệp khai thác khoáng sản.

- Không gian vùng 5: Vùng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung kết hợp dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Quy mô: khoảng 12.454,22 ha. Gồm 5 xã Yên Định, Cẩm Đàn, Giáo Liêm, Đại Sơn, Phúc Sơn (Trung tâm xã Cẩm Đàn là trung tâm tiểu vùng);

Tính chất: Là trung tâm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung kết hợp dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Các trục hành lang kinh tế động lực:

Trục động lực Đông Tây: trục động lực thúc đẩy công nghiệp và giao thương vùng kết nối với tỉnh Lạng Sơn và các cửa khẩu trọng điểm khu vực phía Bắc thông qua QL31;

Trục động lực Bắc - Nam: trục động lực thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ, liên kết du lịch và thương mại dịch vụ thúc đẩy gắn kết kinh tế mạnh mẽ với tỉnh Quảng Ninh qua QL279.

6. Định hướng phân bố không gian phát triển kinh tế

6.1. Phân bố không gian phát triển công nghiệp

Đến 2030 xây dựng Cụm công nghiệp Thanh Sơn tại thị trấn Tây Yên Tử giáp ĐT.293 tập trung sản xuất chế biên nông, lâm sản và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác dọc 2 trục động lực chính QL31, QL279;

Duy trì hoạt động và bổ sung tại các xã các điểm, khu vực tập kết chế biến gỗ và dược liệu thuộc quản lý của HTX và cá nhân trong các thôn, bản Tiến tới hình thành các cụm, cụm công nghiệp tập trung. Bổ sung các điểm phát triển công nghiệp tập kết chế biến dược liệu tập trung gần các khu vực trồng nguồn nguyên liệu thô phân bố chủ yếu tại vùng 5 và vùng 3;

Bố trí các khu vực phát triển công nghiệp bào gồm: Khu tập kết chế biến lâm sản tại cửa ngõ phía Nam, xã Dương Hưu (khoảng 20ha); Khu tập kết chế biến cửa ngõ phía Bắc, xã Hữu Sản (khoảng 16ha); Khu tập kết chế biến cửa ngõ phía Tây Bắc, xã Cẩm Đàn (khoảng 22ha); Khu vực chế biến dược liệu tập trung xã Giáo Liêm (khoảng 38,5ha);

Bố trí các cụm công nghiệp tập trung bao gồm CCN Long Sơn (khoảng 30ha), CCN Yên Định (khoảng 50ha), CCN Thanh Luận (khoảng 75ha), CCN Vân Sơn (khoảng 20ha) tập trung sản xuất chế biến gỗ, các sản phẩm làm từ gỗ và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

6.2. Phân bố không gian công nghiệp khai thác khoáng sản và VLXD thông thường

Các khu vực quy hoạch bảo vệ thăm dò và sử dụng khoáng sản và VLXD thông thường dựa trên cơ sở các phương án thăm dò về trữ lượng đề ra trong Quy hoạch Tỉnh và Quy hoạch Tổng thể năng lượng Quốc Gia;

Quy hoạch các vùng khai thác mỏ trên cơ sở mở rộng các khu vực đã hình thành giai đoạn 2030. Bên cạnh đó, hình thành các khu vực khai thác khoáng sản mới khoanh vùng làm tiền đề nghiên cứu trữ lượng thăm dò đề xuất khai thác tập trung tại Vùng 4.

6.3. Phân bố không gian phát triển nông nghiệp

Quy hoạch hình thành không gian các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp tập trung, chú trọng theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp đặc trưng của huyện Sơn Động là ”03 cây” (cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây dược liệu) và “4 con” (con gà, con trâu, con bò, con lợn) hướng tới là sản phẩm chủ lực của địa phương. Các vùng quy hoạch trên cơ sở duy trì các vùng nông nghiệp có năng xuất cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tái cơ cấu diện tích nông nghiệp xen kẹt, các vùng trồng năng xuất kém. Quy hoạch phát triển không gian phục vụ sản xuất nông nghiệp tập trung:

- Khu vực trồng lúa: Hình thành 4 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích 646ha, chiếm 47,2% diện tích lúa 2 vụ bảo vệ nghiêm ngặt đến năm 2030 tại khu vực thung lũng lòng chảo xen kẽ đồi núi và có tưới, tiêu chủ động và bán chủ động đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho các khu dân cư thôn, bản và hộ gia đình;

- Khu vực trồng cây ăn quả: Quy hoạch 5 vùng sản xuất rau tập trung với diện tích khoảng 213 ha theo mô hình sản xuất rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, cụm công nghiệp và cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu;

- Khu vực trồng cây ăn quả: Quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả tâp trung với diện tích khoảng 600ha, với sản phẩm chủ yếu của địa phương là vải thiều. Áp dụng công nghệ GAP, VietGAP, Global GAP;

- Khu vực dược liệu: Quy hoạch 4 vùng trồng cây dược liệu tập trung với diện tích khoảng 600ha trên cơ sở chuyển đổi đất rừng sản xuất năng xuất thấp.

- Khu vực chăn nuôi: Quy hoạch 4 vùng chăn nuôi Đại gia súc tập trung vật nuôi đặc sản, giá trị cao. Ngoài ra hình thành các vùng chăn nuôi theo từng loại gia súc, gia cầm đặc trưng: 1 vùng chăn nuôi lơn, 4 vùng chăn nuôi gà, 3 vùng chăn nuôi dê, 4 vùng chăn nuôi ong.

6.4. Phân bố không gian phát triển du lịch

Hình thành tuyến, điểm du lịch: Hình thành trên cơ sở hệ thống giao thông QL279, QL31 và các đường tỉnh lộ, đường huyện dọc các tuyến có điểm cảnh quan và di tích đặc trưng. Qua đó tăng liên kết kinh tế du lịch kết nối với du lịch biển Hạ Long - Quảng Ninh và du lich cửa khẩu Lạng Sơn;

Quy hoạch các khu vực phát triển đa dạng các mô hình du lịch bao gồm du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái- trải nghiêm, du lịch văn hoá bản, du lịch thăm quan, du lịch sinh thái nông nghiệp đại với các khu vực du lịch cấp tỉnh, cấp huyện : Khu vực du lịch cộng đồng An Lạc khoảng 17ha; Khu vực du lịch Thác Ba Tia (thị trấn Tây Yên Tử) khoảng 600ha; Khu vực du lịch di tích ATK (Thanh Luận) khoảng 3,6ha; Khu vực du lịch sinh thái Khe Râu (Tuấn Đạo) khoảng 27ha gắn với người dân tộc Dao; Khu vực du lịch sinh thái Suối Nước Vàng (An Lạc) khoảng 20ha;

Mở rộng phát triển các khu vực trên cơ sở hiện trạng du lịch sẵn có: Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng hồ Khe Rỗ vùng phát triển khoảng 440ha; Khu vực du lịch sinh thái hồ Khe Chão (xã Long Sơn) khoảng 360ha theo mô hình du lịch gắn với hồ đập và trải nghiệm dưới tán rừng; Khu vực du lịch sinh thái cao nguyên Đồng Cao (xã Phúc Sơn, Vân Sơn) trên cơ sở khu du lịch Đồng Cao quy mô khoảng 260ha, mở rộng vùng phát triển du lịch dưới tán rừng gắn với khu vực du lịch cộng đồng bản Nà Hin (xã Vân Sơn), quy mô vùng khải thác khoảng 1000ha; Khu vực du lịch sinh thái Tây Yên Tử gắn với du lịch cộng đồng bản Mậu quy mô khoảng 941ha;

Hình thành các điểm du lịch sinh thái gắn với đập nước tràn gần các khe sông suối tại: Khu vực du lịch sinh thái hồ đình Lạnh (Lệ Viễn) khoảng 9,6ha; Khu vực du lịch sinh thái Khe Mai (thị trấn An Châu) khoảng 140 ha; Khu vực du lịch sinh thái Khe Phướn (Tuấn Đạo) khoảng 31ha;

Hình thành phát triển du lịch sinh thái văn hoá tâm linh vùng thung lũng An Châu với các giá trị cảnh quan, di tích (Đình Chùa Làng Chẽ, Miếu Đức Ông, Đền Vua Bà) và các giá trị phi vật thể (Lễ Hội bơi Chải).

6.5. Phân bố không gian phát triển dịch vụ thương mại

Tập trung bố trí Trung tâm dịch vụ thương mại, kho bãi khu vực cửa ngõ phía Đông (thị trấn An Châu, Sơn Động): Phát triển là trung tâm dịch vụ thương mại chủ yếu phục vụ trung chuyển xuất khẩu hàng nông sản đi cửa khẩu tại tỉnh Lạng Sơn (Cửa khẩu Chi Ma, Bản Chắt), cảng biển và cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh theo các tuyến QL31 và QL279;

Quy hoạch điểm tập kết vận tải hàng hoá gắn với chế biến lâm sản cấp vùng tại khu vực giáp ranh giữa thị trấn An Châu và xã Vĩnh An tạo động lực thúc đẩy kinh tế cho đô thị An Châu và hành lang kinh tế QL31;

Hình thành chợ nông sản đầu mối (khoảng 1,5ha) trên cơ sở mở rộng chợ cũ đặt tại khu vực xã Cẩm Đàn và chợ trung tâm liên xã (khoảng 2 ha) tại trung tâm cụm xã Vân Sơn giúp giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm của tiểu vùng liên kết chuối giá trị với huyện Lục Ngạn và xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn gắn với du lịch văn hoá vùng cao;

Phát triển các khu dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp sân golf quốc tế, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ tại thị trấn Tây Yên Tử gần đường ĐT.293;

Hình thành các điểm trung tâm dịch vụ thương mại hỗ trợ du lịch tại các khu vực cửa ngõ phía Bắc tại Vân Sơn, cửa ngõ phía Nam tại Long Sơn, cửa ngõ phía Tây tại Thị trấn Tây Yên Tử, bố trí các loại hình dịch vụ thương mại gắn kết xây dựng các trung tâm giới thiệu và bày bán các sản phẩm OCOP vùng;

Quy hoạch khu vực phát triển dịch vụ công viên chuyên đề quy mô tại xã thị trấn Tây Yên Tử khai thác giá trị rừng nguyên sinh bản địa với mô hình công viên sở thú hoang dã là nơi chăm sóc và bảo tồn động thực vật tự nhiên kết hợp du lịch tham quan, trải nghiệm;

Xây dựng mô hình dịch vụ kinh tế đêm với các hoạt động như chợ đêm, chợ ấm thực, phố đi bộ gắn với tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống của người dân tộc như hát Then, biểu diễn làn điệu dân tộc Sình Ca, Đàn tính…. tại khu vực quy hoạch quảng trường trung tâm huyện (thị trấn An Châu) giúp thúc đẩy phát triển du lịch tạo động lực kinh tế cho thị trấn;

Đẩy mạnh phát triển các hệ thống dịch vụ lưu trú tại khu vực thị trấn An Châu và thị trấn Tây Yên Tử với các mô hình nhà nghỉ đạt chuẩn chất lượng, tương lai hình thành 1-2 khách sạn quy mô tiêu chuẩn từ 3-4 sao. Ngoài ra, tại các khu vực phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái cũng tiến tới xây dựng mô hình dịch vụ homestay, camping, glamping…. gắn với cảnh quan thiên nhiên sinh thái và dịch vụ thương mại khác.

6.6. Phân bố các không gian phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

a) Hệ thống trụ sở, cơ quan hành chính

- Cấp huyện: Cải tao nâng cấp các trụ sở cơ quan huyện khang trang hiện đại trong giai đoạn ngắn hạn, tương lại đến hình thành khu trung tâm hành chính tập trung theo mô hình khu liên cơ quan cấp huyện tập trung tại thị trấn An Châu quy mô khoảng 3,2ha gần QL31, hướng tái phát triển các quỹ đất công phục vụ mục đích công. Cải tạo nâng cấp, mở rộng hệ thống công trình trụ sở cơ quan hành chính công khang trang hiện đại phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển dân số

- Cấp xã: Từng bước xây dựng trụ sở cơ quan hành chính xã, thị trấn khang trang, hiện đại phục vụ nhu cầu sau khi hình thành đô thị và trung tâm xã trong tương lại. Các công trình hành chính sự nghiệp có quy mô nhỏ cần quy hoạch đầu tư xây dựng tập trung để tiết kiệm chi và tránh đầu tư xây dựng dàn trải. Các công trình hành chính sự nghiệp có quy mô nhỏ cần quy hoạch đầu tư xây dựng tập trung để tiết kiệm chi và tránh đầu tư xây dựng dàn trải.

b) Hệ thống giáo dục đào tạo

* Cấp huyện: Duy trì hoạt động, nâng cấp, mở rộng các trường THCS, THPT, PT DTNT, Trung tâm GDNN trên địa bàn, cụ thể:

- Duy trì hoạt động cải tạo chỉnh trang cơ sở vật chất trường PT DTNT theo hướng chuẩn hóa, mô hình hóa, hiện đại, theo đặc thù nghề nghiệp, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành thực tế;

- Đối với hệ thống giáo dục THPT:

+ Duy trì hoạt động của 2 trường THPT cấp huyện là trường THPT Sơn Động 1 tại thị trấn An Châu diện tích 3,11 ha quy mô 3.110 học sinh, cải tạo mở rộng THPT Sơn Động 2 tại xã Cẩm Đàn diện tích khoảng 2,3ha quy mô 2.300 học sinh;

+ Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Trường THPT Sơn Động 3 quy mô khoảng 5 ha, quy mô học sinh khoảng 5.000 học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lại, dự báo quỹ đất tối thiểu cần phục vụ cho nhu cầu giáo dục cấp huyện.

* Cấp xã, thị trấn: Hoàn thiện mạng lưới các trường TH, THCS, mầm non trên địa bàn các xã, đảm bảo các tiêu chí về quy mô, chất lượng, bán kính phục vụ. Nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới các trường theo hướng đạt chuẩn Quốc gia.

c) Hệ thống y tế

Cấp huyện: Duy trì hoạt động Y tế các cấp hiện tại, nghiên cứu mở rộng quy mô phục vụ trong tương lai khoảng 2,8ha với khoảng 400 giường bệnh. Quy hoạch trung tâm y tế huyện cơ sở 2 quy mô khoảng 5ha tại thị trấn Tây Yên Tử theo mô hình gắn kết mô hình y tế gắn với du lịch (du lịch chữa bệnh) và viện dưỡng lão;

Cấp xã, thị trấn: Tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng kiên cố tất cả 17/17 trạm y tế xã, thị trấn. Phát triển toàn diện y tế cơ sở, đảm bảo 100% các trạm y tế xã có bác sỹ công tác thường xuyên; 100% trạm y tế xã có đủ 5 nhóm cơ cấu biên chế phục vụ các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu.

d) Hệ thống văn hoá, thể dục thể thao

- Cấp huyện:

Duy trì hoạt động của trung tâm văn hoá trung tâm huyện hiện hữu quy mô 2.000m2, tương lai nâng cấp chỉnh trang bổ sung cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hội nghị, các sự kiện lớn, vui chơi giải trí…;

Di dời vị trí sân vận động huyện xây dựng mới trên khu phía Bắc thị trấn An Châu quy mô khoảng 2,8ha, tái phát triển toàn bộ 1,3ha sân vận động hiện hữu thành Quảng trường trung tâm huyện là nơi diễn ra các hoạt động tập tru ng đông người, mít tỉnh, lễ hội của huyện.

- Cấp thị trấn, xã: Cải tạo nâng cấp nhà văn hoá, thư viện các thôn xã, bổ sung đảm bảo tất cả xã, thôn và tổ dân phố trên địa bàn huyện đến năm 2040 đều có nhà văn hoá trung tâm xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTT&DL. Bố trí quỹ đất TDTT để đảm bảo các đơn vị hành chính cấp xã có đủ đất xây dựng 01 sân thể thao tổng hợp với diện tích từ 6.000 - 7.000 m2; trung tâm TDTT đô thị đảm bảo các tiêu chí đô thị loại V.

e) Hệ thống thương mại dịch vụ

- Sửa chữa, nâng cấp chợ thị trấn An Châu đạt chuẩn chợ hạng 2, hướng tới trở thành chợ trung tâm huyện quy mô 1,6ha; Khuyến khích hình thành các trung tâm thương mại tại các 3 trung tâm đô thị;

- Nâng cấp, xây mới các chợ cấp đô thị bao gồm chợ Long Sơn đạt chuẩn chợ hạng 3. Xây mới chợ thị trấn Tây Yên Tử.

f) Hệ thống di tích tôn giáo, văn hoá lịch sử

- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên cơ sở đảm bảo tính nguyên vẹn, tôn trọng yếu tố gốc, sự bền vững, sự hài h oà của di tích với cảnh quan lịch sử - văn hóa của khu vực;

- Chú trọng xây dựng được các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử nổi bật nhằm tạo ra sự khác biệt, tăng tính hấp dẫn để thu hút du khách. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng các tour, tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa;

- Hướng tới bổ sung, nâng hạng các di tích có giá trị văn hoá lịch sử vào danh mục xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia hướng tới năm 2040 toàn huyện có 48 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. g) An ninh, quốc phòng:

Quy hoạch trụ sở công an Huyện khoảng 2ha tại thị trấn An Châu. Đối với đất đai và công trình An ninh Quốc phòng hiện hữu cơ bản được giữ nguyên về quy mô diện tích, tính chất. Quy hoạch giao thông, hạ tầng hạn chế tối đa việc sử dụng đất xâm phạm đến các cơ sở an ninh Quốc phòng, các khu vực rừng có điểm cao quân sự hạn chế việc khai thác, canh tác và sản xuất;

Quy hoạch cá điểm cao, vùng phòng thủ quân sự, phục vụ hậu cần theo Quy hoạch Quyết tâm tác chiến phòng thủ của CHT/Ban CHQS huyện Để đảm bảo yếu tố bí mật nên không được công bố rộng rãi về địa điểm, ranh giới, diện tích của từng khu vực.

6.7. Phân bố không gian các khu vực bảo vệ, kiểm soát đặc biệt, hạn chế phát triển

Khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ: Hạn chế tối đa việc chuyển đổi rừng phòng hộ. Bảo vệ nghiêm ngặt khu vực rừng tự nhiên;

Hành lang các tuyến sông, suối: Đảm bảo hành lang cách ly bảo vệ và dự phòng khi có lũ;

Khu vực an ninh quốc phòng: Bảo vệ các quỹ đất an ninh quốc phòng. Việc xây dựng tại các khu vực này và vùng phụ cận cần thỏa thuận với các cơ quan quản lý có liên quan theo quy định;

Các khu di tích văn hóa lịch sử quan trọng: Lập danh mục cụ thể, xác định các giá trị và quy định ranh giới khu vực bảo tồn làm cơ sở định hướng cho hoạt động xây dựng, bảo vệ di tích theo Luật di sản;

Khu vực cảnh quan có giá trị, khu vực sinh thái rừng: Bảo vệ, phát triển gắn với các dự án quy hoạch du lịch, khai thác các không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên cho hoạt động cộng đồng;

Kiểm soát và cấm mọi hoạt động xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ vùng thoát lũ; hành lang bảo vệ di tích văn hóa lịch sử; hành lang bảo vệ an toàn các tuyến hạ tầng kỹ thuật; hành lang dự trữ phát triển các tuyến hạ tầng; vùng cảnh quan sinh thái;

Xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng trong khu vực sản xuất nông nghiệp cần phải được thỏa thuận quy hoạch kiến trúc để đảm bảo không gian cảnh quan chung của vùng nông thôn.

7. Định hướng tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn

7.1. Phát triển hệ thống đô thị

Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị loại V là thị trấn An Châu và thị trấn Tây Yên Tử. Tập trung các nguồn lực phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, lao động vào các đô thị của huyện;

- Đô thị An Châu: Là đô thị loại V với tính chất là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - văn hóa, dịch vụ, thương mại và giáo dục của huyện Sơn Động. có vai trò trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Đông tỉnh Bắc Giang và khu vực phụ cận.

- Đô thị Tây Yên Tử: Là đô thị loại V với tính chất là trung tâm kinh tế - văn hóa, dịch vụ thương mại, nông lâm nghiệp; khu du lịch tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của tỉnh Bắc Giang; đầu mối giao thông đường bộ khu vực phía Đông tỉnh Bắc giang và của huyện Sơn Động.

- Đô thị Long Sơn: Giai đoạn sau 2030 đề xuất dự kiến hình thành đô thị mới Long Sơn, với tính chất là trung tâm kinh tế công nghiệp chế biến, trung tâm kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ cửa ngõ phía Nam, kết nối với tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện để hình thành đô thị loại V trong tương lai.

7.2. Phát triển không gian điểm dân cư nông thôn

- Phát triển các điểm dân cư tập trung mới gắn với các động lực phát triển kinh tế như giao thông, công nghiệp, dịch vụ, công cộng. Quy hoạch phân bố mạng lưới dân cư nông thôn theo hướng dịch cư dần về các điểm trung tâm xã hiện hữu, trong tương lai tích tụ dần về các điểm trung tâm xã , hình thành 3 trung tâm tiểu vùng (Trung tâm cụm xã tại Vân Sơn bao gồm các xã Vân Sơn, An Lạc, Lệ Viễn, Hữu Sản; Trung tâm cụm xã tại Đại Sơn bao gồm các xã Đại Sơn, Phúc Sơn; Trung tâm cụm xã tại xã Cẩm Đàn bao gồm các xã Yên Định, Cẩm Đàn, Giáo Liêm) phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, bao gồm:

- Định hướng đến năm 2030, 15/15 xã trên địa bàn huyện đạt đầy đủ các tiêu chí để công nhận nông thôn mới. Đến năm 2040, mục tiêu Huyện cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí huyện nông thôn mới.

8. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

8.1. Quy hoạch giao thông

a) Quốc lộ:

- Quốc lộ 31: Đi qua địa phận huyện Sơn Động dài 37km, với lộ giới 22m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. Đây là trục xương sống của huyện chạy suốt từ Đông qua Tây, chạy qua các vùng trọng điểm của huyện (điểm đầu xã Cẩm Đàn tiếp giáp huyện Lục Ngạn, đi xã Yên Định, An Bá, thị trấn An Châu, Vĩnh An, Lệ Viễn, Vân Sơn, Hữu Sản - điểm cuối kết nối huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn). Hiện nay QL31 đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhằm nâng cao năng lực khai thác theo tiêu chuẩn đường cấp III;

- Quốc lộ 279: Là trục đường nối QL31 với QL18 đi qua địa phận tỉnh Bắc Giang giao với QL31 tại thị trấn An Châu, đoạn qua địa phận huyện Sơn Động dài 27km, với lộ giới 20m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m theo tiêu chuẩn đường cấp III. (Điểm đầu ngã tư thị trấn An Châu, đi xã An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn - điểm cuối kết nối TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

b) Đường tỉnh:

- Đường tỉnh 291 (Yên Định - Đông Rì): Tuyến đường có chiều dài

30,4km với lộ giới 20m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu nối QL31 tại ngã ba xã Yên Định, đi xã Tuấn Đạo, thị trấn Tây Yên Tử, xã Thanh Luận - điểm kết nối TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Hiện nay ĐT.291 đoạn từ Yên Định đến ngã ba thị trấn Tây Yên Tử đã được đầu tư nâng cấp quy mô mặt đường rộng 7,0m nhằm nâng cao năng lực khai thác theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Trong những năm tới tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư nâng cấp tiếp đoạn từ ngã ba thị trấn Tây Yên Tử đến điểm tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

- Đường tỉnh 291B (Nam Dương - Yên Định): Tuyến kết nối Nam Dương - Đèo Gia, huyện Lục Ngạn với xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, dài khoảng 30km với lộ giới 9-12m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu đấu nối ĐT.291, xã Tuấn Đạo, đi thôn Sầy, thôn Đồng Tâm xã Tuấn Đạo, điểm cuối đấu nối đường liên xã hiện trạng phía Nam sông Lục Nam thôn Cống Luộc, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn). Đoạn đi trong huyện Sơn Động dài khoảng 3,4km. Đến năm 240 cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

- Đường tỉnh 291C (Cẩm Đàn - Vân Sơn): Tuyến đường có chiều dài 33km với lộ giới 9-12m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu nối QL31 xã Cẩm Đàn, đi xã Đại Sơn, đi xã Phúc Sơn, đi xã Vân Sơn- nối QL31 đi Đình Lập, Lạng Sơn). Đến năm 2040, cải tạo, nâng cấp nâng cấp tỉnh 291C đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

- Đường tỉnh 293 (TP Bắc Giang - Dương Hưu): Tuyến đường có chiều dài qua địa phận huyện Sơn Động là 23km với lộ giới 22,5m và đất bảo vệ b ảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu tiếp giáp huyện Lục Nam, đi xã thị trấn Tây Yên Tử, xã Thanh Luận - điểm cuối tiếp giáp QL279 tại xã Long Sơn). Đến năm 2040, cải tạo, nâng cấp quy mô theo tiêu chuẩn III đồng bằng;

- ĐT.293D (Mục - Đèo Kiếm): Tuyến đường kết nối với tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 11km với lộ giới 12m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu tiếp giáp QL279 tại ngã ba Mục, xã Dương Hưu - điểm cuối tại Đèo Kiếm). Đến năm 2040, cải toạ, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

c) Đường Quy hoạch mới:

- ĐT.293 kéo dài (Long Sơn, Sơn Động - Đồng Sơn, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh): Tuyến đường có chiều dài khoảng 15km (ĐT.293, kéo dài từ trạm Hạ My, đi thôn Tảu xã Long Sơn, đi thôn Mùng, Khe Khuôi xã Dương Hưu, điểm cuối đấu nối đường liên xã thuộc xã Đồng Sơn, tỉnh Quảng Ninh). Quy hoạch mới, bổ sung ĐT.293 kéo dài với quy mô đường cấp III, tuyến từ ngã ba ĐT.293 với QL279 thuộc xã Long Sơn, huyện Sơn Động đi xã Đồng Sơn, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

- Đường tránh khu du lịch Tây Yên Tử đến Thác Ba Tia thị trấn Tây Yên Tử: Tuyến đường có chiều dài khoảng 10km với lộ giới 27m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn 15m. (Điểm đầu nối ĐT.293 ngã ba Mậu, đi đường tránh khu du lịch, Thác Ba Tia, điểm cuối đấu nối ĐT.291 thị trấn Tây Yên Tử). Trong những năm tới tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư;

- Đường quy hoạch mới từ ĐT.293 đi TP Uông Bí: Tuyến đường có chiều dài khoảng 8km với lộ giới 9m và đất bảo vệ bảo trì và hành lang an toàn mỗi bên 10m (Điểm đầu nối ĐT.293 tiếp giáp CCN Thanh Luận, điểm cuối đấu nối sang TP Uông Bí, đoạn qua khu vực núi Sơn Động ở phía Nam đề xuất hầm kết nối). Trong những năm tới tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền đầu tư.

d) Đường đô thị:

- Đối với thị trấn An Châu

Hệ thống giao thông đối ngoại QL279, QL31 qua thị trấn An Châu đường trục chính đô thị, lộ giới 26m;

Hệ thống giao thông đối nội: Đường phố chính đô thị: nối trực tiếp ra đường đối ngoại, lộ giới 22m. Đường tránh thị trấn An Châu dài khoảng 3,73km, với lộ giới 26m nối từ tổ dân phố Lốt đi xã Vĩnh An.

- Đối với đô thị Tây Yên Tử

Hệ thống giao thông đối ngoại: Đường ĐT.291 chạy qua địa bàn thị trấn Tây Yên Tử được quy hoạch có chiều rộng mặt đường trong khu dân cư rộng 27m, ngoài khu dân cư mặt đường rộng 12m. ĐT.293 chạy qua khu vực Tây Yên Tử thành đường trục chính đô thị, theo định hướng lên đô thị loại V, có chiều rộng mặt đường trong khu dân cư 34,5m, ngoài khu dân cư mặt đường rộng 22,5m;

Hệ thống giao thông đối nội: Đường đô thị có lộ giới 27m; Đường tránh thị trấn Tây Yên Tử dài khoảng 4,3km với lộ giới 27m nối từ tổ dân phố Mậu đi cầu Thác Vọt.

- Đối với đô thị Long Sơn

Hệ thống giao thông đối ngoại: QL279 chạy qua trung tâm đô thị Long Sơn được quy hoạch có lộ giới 22m, bề rộng hè mỗi bên 6,0m;

Hệ thống giao thông đối nội: Đường đô thị có lộ giới từ 20m - 26m; Đường tránh đô thị Long Sơn dài khoảng 2,6km với lộ giới 30m.

e) Đường huyện, liên xã:

Tuyến đường ĐH.91 (Giáo Liêm - Phúc Sơn): Điểm đầu từ đầu cầu suối Xả đi thôn Việt Tiến xã Giáo Liêm, đi thôn Suối Hấu xã Phúc Sơn, đi Đồng Cao xã Vân Sơn, điểm cuối nối đường tỉnh ĐT.291C. Chiều dài tuyến khoảng 16km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III;

Tuyến đường ĐH.91B (Cẩm Đàn - Lục Ngạn): Điểm đầu nối QL31 thôn Cẩm Đàn, đi thôn Rộc Nẩy, đi Gốc Si xã Biển Động, huyện Lục Ngạn. Chiều dài tuyến khoảng 4,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.91C (Vĩnh An - Giáo Liêm): Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.92 tuyến Vĩnh An - Vân Sơn, đi thôn Tam Hiệp, Mo Reo xã Vĩnh An, đi thôn Việt Tiến xã Giáo Liêm, điểm cuối nối đường huyện ĐH.91 tuyến Giáo Liêm - Phúc Sơn. Chiều dài tuyến khoảng 4,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.92 (Vĩnh An - Vân Sơn): Điểm đầu nối QL31 thôn Chào xã Vĩnh An, đi thôn Khả xã Vân Sơn, điểm cuối đấu nối đường tỉnh tuyến ĐT.291C. Chiều dài tuyến khoảng 10km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.93 (An Bá - Lệ Viễn): (Điểm đầu nối QL31, thôn Vá, đi cầu An Bá (cầu mới) xã An Bá, đi thôn Ké thị trấn An Châu, ra QL279, đi thôn Chao xã Vĩnh An, thôn Thanh Trà xã Lệ Viễn, điểm cuối nối đường huyện ĐH.94 tuyến Cầu Cuối - Nà Phai Lệ Viễn - An Lạc). Chiều dài tuyến khoảng 8,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.93B (An Bá - Tuấn Đạo): Điểm đầu đấu nối QL31 thôn Vá, đi thôn Đồng Dầu, thôn Đồng Tàn xã An Bá, đi thôn Nghẽo xã Tuấn Đạo, điểm cuối đấu nối ĐT.291. Chiều dài tuyến khoảng 4,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.93C (An Bá - Tuấn Đạo - Thanh Luận): Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.93B tuyến An Bá - Tuấn Đạo tại thôn Đồng Tàn, đi thôn Đồng Cốc xã An Bá, đi thôn Am Hà, thôn Mùng xã Tuấn Đạo, đi xã Thanh Luận, điểm cuối đấu ĐT.293. Chiều dài tuyến khoảng 11km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.94 (Cầu Cuối - Nà Phai Lệ Viễn - An Lạc): Điểm đầu nối QL279 đi Cầu Cuối, đi thôn Tân Chung xã Lệ Viễn, ra QL31, đi thôn Lạnh xã Lệ Viễn, đi thôn Đồng Dương, điểm cuối thôn Đồng Bài xã An lạc đấu nối đường huyện ĐH.94B tuyến An Lạc - Hữu Sản. Chiều dài tuyến khoảng 10,8km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.94B (An Lạc - Hữu Sản): Điểm đầu đấu nối QL279 thôn Đường Lội, đi các thôn Đồng Dương, Đồng Khao, Thác, Đồng Bây, Biểng, Nà Trắng xã An Lạc, đi thôn Phiên Hương, thôn Sản, xã Hữu Sản, điểm cuối đấu nối QL31. Chiều dài tuyến khoảng 17km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.95 (An Châu - Yên Định - Giáo Liêm): Điểm đầu nối QL31 đi tổ dân phố Phe thị trấn An Châu, đi thôn Tiên Lý xã Yên Định, đi thôn Đá Cối xã Giáo Liêm, điểm cuối đấu nối đường huyện ĐH.91 tuyến Giáo Liêm - Phúc Sơn. Chiều dài tuyến khoảng 10km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.96 (Tuấn Đạo - Long Sơn): Điểm đầu đấu nối ĐT.291 thôn Linh Phú, đi thôn Am Hà xã Tuấn Đạo, đi thôn Đẫng, thôn Thanh Hương xã Long Sơn, điểm cuối đấu nối QL279. Chiều dài tuyến khoảng 16,3km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.96B (Yên Định, Sơn Động - Phú Nhuận, Lục Ngạn): Điểm đầu đấu nối ĐT.291 thôn Trại Chùa, đi thôn Khe Táu xã Yên Định, điểm cuối kết nối đường liên xã đi UBND xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn. Chiều dài tuyến khoảng 5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.96C (Tuấn Đạo, Sơn Động - Lục Sơn, Lục Nam): Điểm đầu đấu nối ĐT.291 thôn Đông Tuấn, thôn Tuấn Sơn xã Tuấn Đạo, điểm cuối kết nối đường hiện trạng (kết nối đường QH trong QH Vùng huyện Lục Nam) tại thôn Bãi Đá, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Chiều dài tuyến khoảng 10,3km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.96D (Tuấn Đạo - Tây Yên Tử): Điểm đầu đấu nối ĐH.96C tuyến Tuấn Đạo - Lục Sơn, Lục Nam đi tổ dân phố Bài thị trấn Tây Yên Tử, điểm cuối nối đường tỉnh ĐT.293. Chiều dài tuyến khoảng 3,4km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.97 (Long Sơn - Dương Hưu): Điểm đầu đấu nối QL279, đi thôn Hạ, thôn Bản Bầu xã Long Sơn, đi thôn Mùng, thôn Thoi xã Dương Hưu, điểm cuối đấu nối ĐT.293D. Chiều dài tuyến khoảng 4,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.98 (Vân Sơn - An Lạc): Điểm đầu đấu nối QL31 thôn Nà Tèng xã Vân Sơn, đi thôn Biểng, thôn Nà Ó xã An Lạc, điểm cuối Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ. Chiều dài tuyến 3,6km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

Tuyến đường ĐH.99 (Tây Yên Tử - Thanh Luận): Điểm đầu đấu nối ĐT.293 tổ dân phố Thống Nhất, thị trấn Tây Yên Tử, đi thôn Gà, thôn Đông Hà xã Thanh Luận. Chiều dài tuyến khoảng 4,5km quy hoạch định hướng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;

f) Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã chính có quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển;

Tuyến đường Vân Sơn - Hữu Sản: Điểm đầu đấu nối QL31 xã Hữu Sản, đi Khu vực phát triển duy lịch cộng đồng Nà Hin xã vân Sơn, quy hoạch định hướng với lộ giới 8-9m;

Tuyến đường Tuấn Đạo - An Bá: Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.96 xã Tuấn Đạo qua thôn Lái đấu nối với đường huyện ĐH.94B xã An Bá, quy hoạch định hướng với lộ giới 8-9m;

Tuyến đường Giáo Liêm - Đại Sơn: Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.91 xã Giáo Liêm qua thôn Đồng Cún đấu nối với đường tỉnh ĐT.219C xã Đại Sơn, quy hoạch định hướng với lộ giới 8-9m;

Tuyến đường Vĩnh An - Giáo Liêm: Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.91C xã Vĩnh An đấu nối với đường tỉnh ĐH.91 xã Giáo Liêm, quy hoạch định hướng với lộ giới 8-9m;

Tuyến đường kết nối mới từ đường ĐH.91 - Đồng Cao: Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.91 tại xã Phúc Sơn đi Đồng Cao quy hoạch định hướng với lộ giới 8-9m;

Tuyến đường An Châu - An Bá - Tuấn Đạo: Điểm đầu đấu nối đường huyện ĐH.94B thị trấn An Châu đấu nối với đường huyện ĐH.96 xã Tuấn Đạo qua xã An Bá, quy hoạch định hướng với lộ giới 8-12m.

g) Đường trục xã

Các đường trục xã, các điểm dân cư nông thôn mới được quy hoạch đường giao thông nông thôn cấp B, cấp A.

h) Công trình giao thông

Bến xe: Quy hoạch mới 02 bến xe tại thị trấn Tây Yên Tử, xã Long Sơn. Nâng cấp và cải tạo bến xe Sơn Động tại xã Vĩnh An đạt tiêu chuẩn bến xe loại IV.

8.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

Hầu hết địa hình toàn huyện cao, không bị ảnh hưởng ngập lụt. Giải pháp san nền đối với khu vực này là san nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên đối với các khu vực xây dựng nhằm hạn chế khối lượng đào đắp, phá vỡ địa hình;

Đối với các khu đô thị hiện hữu xây dựng với mật độ cao trong quá trình cải tạo chỉnh trang đô thị chủ yếu san đắp cục bộ để tạo hướng thoát nước cho các khu vực cải tạo. Giữ nguyên cao độ hiện hữu trong khu vực này;

Đối với các khu vực phát triển xây dựng mới với mật độ cao, phương án san nền chủ yếu bám theo địa hình, giật cấp nhằm giảm khối lượng đào đắp;

Đối với các khu vực phát triển xây dựng mới với mật độ thấp, phương án san nền là giữ nguyên địa hình tự nhiên, chỉ san đắp cục bộ cho từng công trình, hạn chế tối đa đào đắp phá vỡ mặt phủ tự nhiên;

Đối với khu vực địa hình có độ dốc cao, chủ yếu là đất xây dựng ít thuận lợi, cần có mật độ xây dựng thấp và các công trình kiến trúc có thiết kế gắn với kết hợp địa hình, tránh san lấp tạo mặt bằng để hạn chế phá vỡ mặt phủ tự nhiên.

8.3. Quy hoạch thoát nước mặt

Khu vực hiện trạng: Sử dụng hệ thống thoát nước chung, từng bước cải tạo thành hệ thống nửa riêng;

Khu xây mới: Sử dụng hệ thống thoát nước mưa riêng hoàn toàn;

Bao gồm 05 lưu vực thoát nước mưa chính: Lưu vực sông Cẩm Đàn; Lưu vực sông Lục Nam; Tiêu thoát ra sông Lục Nam; Lưu vực sông Bè; Lưu vực suối Nước Vàng.

8.4. Quy hoạch cấp nước

Tổng Nhu cầu cấp nước toàn huyện đến năm 2030 là 19.585m³/ngày đêm; đến năm 2040 là 42.040m³/ngày đêm.

- Cấp nước đô thị

+ Thị trấn Tây Yên Tử: Xây dựng nhà máy nước khai thác nước từ suối Nước Vàng, nước khe suối, nước ngầm và đảm bảo 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch;

+ Thị trấn An Châu: Cấp nước từ nhà máy nước xã Vĩnh An khai thác từ hồ khe đặng cấp đến, tận dụng trạm xử lý hiện trạng cải tạo nâng cấp khai thác nước từ sông Lục Nam và đảm bảo 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch;

+ Đô thị Long Sơn: Xây dựng nhà máy nước khai thác nước từ hồ khe chảo, nước khe suối, nước ngầm, tận dụng trạm xử lý hiện trạng đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch.

- Đối với cấp nước nông thôn:

+ Phương án cấp nước nông thôn: Đến năm 2040, trên địa bàn huyện có 19 công trình cấp nước chính, với tổng công suất khoảng 18.850m3/ngày đêm;

+ Đầu tư, xây dựng mới các công trình cung cấp nước cho các khu dân cư nông thôn tại các điểm dân cư thôn của các xã. Nguồn nước lấy từ các khe nước, mạch nước ngầm của xã và các sông hiện trạng;

- Cấp nước dân cư phân tán: Hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, ưu tiên khai thác các nguồn nước mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn ngắn hạn, các khu vực có nguồn nước ngầm dồi dào, trữ lượng tốt dùng nguồn nước ngầm khoan sâu (100-150m) kết hợp với bơm để sử dụng còn khi đã có nước sạch thì sử dụng nước từ các trạm cấp nước phục vụ của từng khu;

Đến năm 2040, trên địa bàn huyện có 5 công trình cấp nước khu công nghiệp, với tổng công suất khoảng 12.000m3/ngày đêm

8.5. Quy hoạch cung cấp năng lượng

a) Nguồn cấp:

- Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động công suất 2x110MW;

- Trạm biếp áp 220KV Sơn Động: Giai đoạn đến năm 2021-2040: Xây dựng trạm 220 kV Sơn Động công suất 1x250MVA; Giai đoạn đến năm 2041 - 2050: nâng công suất trạm lên 2x250MVA, đường dây 220kV từ Nhiệt Điện Sơn Động cấp điện trực tiếp cho trạm.

- Trạm biếp áp 110KV Sơn Động: Giai đoạn đến 2025: Xây dựng trạm 110 kV Sơn Động công suất 1x25MVA; Giai đoạn năm 2025 -2030: nâng công suất trạm lên 1x25MVA + 1x40MVA; Giai đoạn năm 2030 -2040: nâng công suất trạm lên 2x40MVA dây 110 kV từ Sơn Động đi Lục Ngạn để liên kết lưới điện 110kV khu vực.

- Trạm biếp áp 110KV Sơn Động NC (nối cấp): Giai đoạn năm 2025-2030: Xây dựng trạm 110 kV Sơn Động NC công suất 1x25MVA; Giai đoạn đến năm 2031-2040: nâng công suất trạm lên 2x25MVA.

- Nhà máy điện gió Sơn Động: Định hướng nghiên cứu đề xuất 2 khu vực phát triển Dự án Nhà máy điện gió tại 2 khu vực trên địa bàn huyện Sơn Động bao gồm: Khu vực 1 thuộc địa bàn các xã Vân Sơn, Phúc Sơn, Hữu Sản, Vĩnh An, Giáo Liêm, Yên Định. Khu vực 2 gồm thuộc địa bàn các xã Tuấn Đạo, An Bá, Long Sơn.

b) Mạng lưới:

- Lưới điện cao thế: Giữ nguyên đường dây 110KV giữ nguyên theo hiện trạng;

- Lưới điện trung thế và trạm biến áp:

+ Hệ thống lưới điện trung thế hiện trạng thị trấn sử dụng lưới điện 35Kv. Để phù hợp với quy hoạch mới những đoạn cắt qua khu vực quy hoạch mới sẽ được dỡ bỏ thay thế bằng đường 35kv mới hạ ngầm theo đường giao thông. Ngoài ra các tuyến 35kv khác vẫn được giữ nguyên;

+ Lưới điện 35kV hiện trạng vẫn vận hành bình thường, tuy nhiên hạn chế phát triển mới lưới điện 35kV tại các vùng đô thị.

- Trạm biến áp:

Nâng cấp, bảo dưỡng những trạm biến áp đã cũ và xuống cấp, tăng công suất gam máy cho những máy biến áp đang hoạt động quá tải;

Đối với những khu dân cư quy hoạch mới khang trang, sử dụng những loại trạm biến áp kiểu dạng kios nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, tăng mỹ quan cho đô thị, loại bỏ những trạm biến áp kiểu xây trong nhà gây lãng phí đất đai;

Giữ nguyên công suất TBA 220kV Sơn Động, công suất 1x250MVA; Xây dựng mới đường dây 220kV mạch kép Đồng Mỏ - Sơn Động.Giữ nguyên công suất TBA 110kV Sơn Động 1x25MVA. Nâng công suất TBA 110kV Sơn Động từ 1x25MVA lên 25+40MVA. Xây dựng mới TBA 110kV Sơn Động NC, công suất 1x25MVA;

Nâng công suất TBA 110kV Sơn Động từ 25+40MVA lên 2x40MVA. Nâng công suất TBA 110kV Sơn Động NC từ 1x25MVA lên 2x25MVA;

Định hướng lưới điện 0,4KV và chiếu sáng: Cải tạo sửa chữa hệ thống dẫn điện hạ thế, thay thế những loại cột bê tông cũ và các loại cột gỗ bằng hệ thống cột bê tông ly tâm đúc sẵn đồng bộ, cáp dẫn điện sử dụng loại cáp nhôm vặn xoắn bọc XLPE/PVC 3 pha 4 dây, tiến tới hạ ngầm đường dây. Nâng cấp, bảo dưỡng những trạm biến áp đã cũ và xuống cấp, tăng công suất gam máy cho những máy biến áp đang hoạt động quá tải.

8.6. Quy hoạch thông tin liên lạc

a) Phương án phát triển mạng bưu chính công cộng:

Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính. Chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số;

Triển khai cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích tại địa phương;

Xây dựng mạng vận chuyển bưu chính công cộng: Đến năm 2030, đảm bảo chất lượng phục vụ tối thiểu 2 lần/ngày, giảm thời gian đưa phát, nâng cao chất lượng chuyển phát, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

b) Phương án phát triển hạ tầng viễn thông - hạ tầng số: Việc phát triển hạ tầng viễn thông - hạ tầng số chủ yếu theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, bảo đảm mỹ quan đô thị, các doanh nghiệp cùng đầu tư một lần và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp không tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng phải chấp nhận mức giá cho thuê hạ tầng viễn thông - hạ tầng số theo quy định.

c) Phương án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin:

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bắc Giang kết nối hệ thống với giám sát giao thông, tín hiệu giao thông thông minh và tích hợp dữ liệu các ngành, lĩnh vực thành kho dữ liệu lớn và ứng dụng phần mềm, các hệ thống trí tuệ nhân tạo để phân tích, tổng hợp số liệu, hỗ trợ công tác quản lý.

8.7. Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải

a) Thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt:

Khu vực trung tâm thị trấn Tây Yên Tử, thị trấn An Châu, đô thị Long Sơn: Xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn với thoát nước mưa;

Khu vực các xã còn lại, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trong từng hộ dân sau đó đổ vào hệ thống thoát nước chung, thoát theo địa hình ra các ao, hồ, sông, suối;

Tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt khoảng 5.000m³/ngđ năm 2030; đến năm 2040 khoảng 7.830m3/ng.đ;

Nước thải công nghiệp: Tổng công suất xử lý nước thải công nghiệp cho 5 CCN đến năm 2030 khoảng 7.180m3/ngđ; đến năm 2040 khoảng 9.580m3/ng.đ. b) Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Chất thải rắn phát sinh từ khu ở, các công trình khác được phân loại tạ i nguồn rồi thu gom, vận chuyển đến trạm trung chuyển phân tán theo từng khu vực, từng xã. Tại trạm chung chuyển, rác thải sẽ được xử lý sơ bộ bằng cách nén, phân từng loại rác có thể tái chế, rác có thể đốt và rác không đốt được rồi được vận chuyển và xử lý chôn lấp cách xa khu dân cư;

Lấp đầy các bãi rác hiện trạng, rồi từng bước đóng cửa và chuyển sang xử lý tại các khu xử lý quy hoạch mới bao gồm Khu xử lý CTR Đại Sơn (phục vụ Đại Sơn, Phúc Sơn, Giáo Liêm, Vĩnh An); Khu xử lý CTR xã Vân Sơn ( phục vụ Hữu Sản, Lệ Viễn, Vân Sơn, An Lạc.); Khu xử lý CTR xã Cẩm Đàn ( phục vụ Cẩm Đàn, Yên Định, An Bá, An Châu); Nhà máy xử lý CTR thị trấn Tây Yên Tử ( phục vụ thị trấn Tây Yên Tử và các xã: Thanh Luận, Tuấn Đạo, Long Sơn, Dương Hưu);

Tổng công suất xử lý chất thải rắn toàn huyện đến năm 2040 là 78 tấn/ngày đêm với diện tích khoảng 13,3 ha.

8.8. Quy hoạch quản lý nghĩa trang

Quy hoạch nghĩa trang riêng cho từng xã chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng nghĩa trang hiện trạng (tại các vị trí không phát triển đô thị) để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đảm bảo khoảng cách an toàn từ nghĩa trang đến các khu dân cư;

Trước mắt, lấp đầy các nghĩa trang nhỏ lẻ, rồi đóng cửa, tiến tới an táng tại các nghĩa trang tập chung của từng xã. Các nghĩa trang hiện trạng sẽ từng bước đóng cửa và trồng cây xanh cách ly;

Nghĩa trang liệt sỹ: Các nghĩa trang liệt sỹ giữ nguyên mô hình quản lý, phân cấp quản lý hiện có. Phát triển dịch vụ an táng tại nghĩa trang thị trấn An Châu diện tích 5ha, quy hoạch xây dựng 1 nhà tang lễ với diện tích 0,3ha;

Đầu tư phát triển dịch vụ an táng đáp ứng nhu cầu an táng trên địa bàn huyện, cho phép các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm trên địa bàn huyện. Các nhà đầu tư được phép đầu tư xây dựng, vận hành nghĩa trang theo mô hình được pháp luật quy định. Khuyến khích nhân dân áp dụng hình thức an táng hiện đại, văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường như hỏa táng, an táng một lần;

Đến năm 2030 với diện tích mở rộng khoảng 11,58 ha, đến giai đoạn 2040 sẽ đầu tư mở rộng diện tích thêm khoảng 12,6 ha;

Đến năm 2040 sẽ tăng tỷ lệ hỏa táng lên 30% hướng tới phát triển đô thị trong tương lai theo hướng văn minh, bảo vệ môi trường sinh thái.

8.9. Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường

Phân vùng bảo vệ môi trường: Phân vùng bảo vệ môi trường của khu vực phát triển đô thị; khu vực nông thôn; khu vực phát triển công nghiệp; khu vực phát triển văn hóa, du lịch; khu vực nông nghiệp; khu vực đất lâm nghiệp.

Quy định về môi trường đối với từng khu vực:

- Cụm công nghiệp, diện tích cây xanh được bố trí trong từng cơ sở công nghiệp với diện tích lớn, tạo khoảng cách ly vệ sinh với khu dân cư;

- Khu vực xây dựng nghĩa trang tập trung, khu vực xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường;

- Hệ thống xử lý nước thải: vùng đệm khu xử lý nước thải sẽ xây dựng hàng rào quanh công trình, trồng cây xanh với chiều rộng tối thiểu 10m.

9. Các nhóm dự án ưu tiên đầu tư

Ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới đối với các xã chưa đạt chuẩn, các tiêu chí huyện nông thôn mới và các dự án hạ tầng khung diện rộng, các công trình đầu mối đảm bảo kết nối các khu vực phát triển đô thị và nông thôn; Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển cho khu vực đô thị giữ vai trò chủ chốt (thị trấn An Châu, thị trấn Tây Yên Tử, đô thị mới Long Sơn….) khu vực các xã có CCN, khu di tích lịch sử... để làm động lực phát triển kinh tế của huyện. Các dự án chỉnh trang, nâng cấp công trình hạ tầng xã hội (công trình công cộng, công viên, cây xanh...) nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo…

10. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.

Có quy định quản lý quy hoạch kèm theo hồ sơ quy hoạch.

Điều 2. Sở Xây dựng, UBND huyện Sơn Động chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định, có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Sơn Động và các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐ, TH, KTN;
- Lưu: VT; XD.Trung.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ô Pích

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 66/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000

  • Số hiệu: 66/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/01/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lê Ô Pích
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản