Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2004/QĐ-UB

Lai Châu, ngày 17 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU

V/V: BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBNĐ ban hành ngày 10/12/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh;

- Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 23/4/1991 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 30/5/1998;

- Căn cứ Nghị quyết số 25/2004/NQ-HĐ12 ngày 18/8/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII, kỳ họp thứ 3 (bất thường) về ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005 -2010.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Nay ban hành kèm theo Quyết định này quy định về một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp áp dụng trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005 - 2010.

Điều II: Chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp này thực hiện từ ngày 01/1/2005, các chính sách trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ (riêng huyện Than Uyên nếu còn tồn đọng chương trình, dự án theo chính sách của tỉnh Lào Cai, giao cho Sở Nông nghiộp & PTNT thống nhất cùng Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc chương trình hoặc dự án).

Điều III: Các ông: Chánh văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã, các đơn vị và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều III (T/H);
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các đ/c Uỷ viên BCH Tỉnh uỷ;
- TT Huyện uỷ- HĐND các huyện;
- Lãnh đạo văn phòng;
- Lưu VT, TH - NLN.

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2004/QĐ-UB, ngày 17/ 9 /2004 của UBND tỉnh Lai Châu)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Mục đích

Động viên mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp nâng cao nâng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi; tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng, thực hiện xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

II. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Chính sách hỗ trợ sản xuất Nông - Lâm nghiệp áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh (kể cả tổ chức nước ngoài đủ điều kiện theo luật đầu tư nước ngoài) trực tiếp tham gia sản xuất Nông - Lâm nghiệp theo kế hoạch, quy hoạch của Lai Châu.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

1. Về giống.

a. Mức hỗ trợ.

TT

Hỗ trợ giống

Mức hỗ trợ % trên giá bán của cơ quan cung ứng cho người dân

 

 

Vùng I

Vùng II

Vùng III

1

Lúa lai

10

30

60

2

Lúa nương

 

30

60

3

Lúa cấp I

10

30

60

4

Lúa chịu hạn

10

30

60

5

Ngô lai

10

30

60

6

Đậu tương

 

30

60

- Các xã vùng I nhưng có bản thuộc vùng II, vùng III và các xã vùng II nhưng có bản thuộc vùng III vẫn được hưởng theo chế độ hỗ trợ vùng tương ứng và ngược lại;

- Việc phân vùng theo hướng dẫn của Ban dân tộc, tiêu chuẩn hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội quy định tại các văn bản hiện hành.

b. Hỗ trợ giống lúa đối với vùng III tối thiểu phải đạt 20 kg/vụ/hộ. Riêng hộ đói nghèo (Trong 50 xã được UBND tỉnh ra quyết định thực hiện riêng), 3 năm đầu được hướng mức hỗ trợ 90%.

c. Hỗ trợ 100% giá mua giống cho việc áp dụng các giống mới lần đầu tiên ở Tỉnh nhà cho cả 3 vùng I, II, III (Theo kế hoạch chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ- thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, có sự thẩm định của các ngành chức năng). Nếu tiếp tục duy trì, mở rộng ở năm thứ 2 thì mức hỗ trợ các đối tượng tỉnh theo bảng trên;

d. Hỗ trợ 70% giá mua giống nguyên chủng để nhân giống cấp I cho các cơ sở được phép sản xuất giống.

2. Thuốc bảo vệ thực vật

- Hỗ trợ giá mua khi có dịch xảy ra:

Vùng I: 20%

Vùng II: 40%

Vùng III: 100%;

- Hỗ trợ 100% thuốc BVTV đối với các cá nhân, đơn vị được phép sản xuất giống.

3. Chăn nuôi, thú y

a. Chăn nuôi

Hỗ trợ 50% lãi suất trong 2 năm trên vốn vay tối đa là 5.000.000 đồng/1 hộ để phát triển chăn nuôi đại gia súc (Riêng hộ nghèo, hỗ trợ 70% lãi suất trên vốn vay tối đa 5.000.000 đồng/1 hộ trong 3 năm) cho cả 3 vùng.

b. Thú y

- Đối với văcxin phòng chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm:

+ Vùng I: Hỗ trợ 100% giá mua;

+ Vùng II, Vùng III: Hỗ trợ 100% giá mua và tiền công phòng chống dịch, bệnh;

- Đối với thuốc dập dịch: Hỗ trợ 100% giá mua thuốc và nhân công dập dịch.

4. Về công tác khuyến nông

Mỗi xã được hợp đồng một cán bộ khuyến nông (tiêu chuẩn do huyện thống nhất với Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Nội vụ, có hướng dẫn riêng, không tỉnh 50 xã đặc biệt khó khăn đã được UBND tỉnh ra quyết định thực hiện riêng) và được hưởng mức trợ cấp:

- Vùng I: 200.000 đồng/người/tháng

- Vùng II: 250.000 đồng/người/tháng

- Vùng III: 300.000 đồng/người/tháng.

5. Hỗ trợ cây chè

- Chè đốn hàng năm hỗ trợ 50% giá mua giống trồng bằng bầu giâm cành; 30% giá mua giống trồng bằng hạt (đối với chè trồng mới, trồng dặm và giống chè chất lượng cao);

- Chè cây cao (không đốn) hỗ trợ 100% giá mua giống;

- Đối với chè trồng mới: Mức cho vay vốn (có hỗ trợ lãi suất) tối đa là 25 triệu đồng/ha; với điều kiện: Trồng mới phải tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chức năng ban hành; diện tích tối thiểu là 3000m2 và thuộc vùng quy hoạch trồng chè được UBND tỉnh phê duyệt;

Phân bổ vốn cho vay trong 4 năm như sau:

+ Năm trồng mới: 13 triệu đồng

+ Năm thứ 2: 6 triệu đồng (Trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ)

+ Năm thứ 3: 4 triệu đồng (Trồng dặm, chăm sóc, báo vệ)

+ Năm thứ 4: 2 triệu đồng (Chăm sóc, bảo vệ);

- Nhà nước hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi người vay bắt đầu phải trả lãi theo quy định của ngân hàng (chưa phải trả gốc);

- Thu hồi vốn vay vào các năm thứ 5, 6, 7 quy định như sau:

+ Năm thứ 5 thu hồi 20% gốc cộng lãi;

+ Năm thứ 6 thu hồi 40% gốc cộng lãi trên số dư còn lại;

+ Năm thứ 7 thu hồi hết số gốc và lãi của vốn vay;

- Riêng đối với các hộ có diện tích chè kinh doanh phải giải toả do yêu cầu của nhà nước, nếu có nhu cầu trồng mới tại địa điểm đã được quy hoạch khác thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/1ha (diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giải toả và phải có thẩm định việc trồng mới của cơ quan chức năng);

- Hỗ trợ công tác khuyến nông đối với cây chè:

+ Chủ đầu tư (của kế hoạch được giao hoặc dự án) được hợp đồng cán bộ khuyến nông cho quá trình trồng mới và chăm sóc chè, với định mức 1 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo 10 ha và được hưởng phụ cấp 6 tháng/năm theo mức quy định:

Vùng I: 150.000 đồng/người/tháng Vùng II: 200.000 đồng/người/tháng Vùng III: 250.000 đồng/người/tháng

+ Đối với cán bộ khuyến nông trong biên chế Nhà nước theo dõi, chỉ đạo quá trình trồng và chăm sóc cây chè, thực hiện theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông.

6. Hỗ trợ phát triển cây thảo quả

Hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/1 ha trồng mới theo kế hoạch của UBND tỉnh giao với điều kiện phải thực hiện đúng quy trình, địa điểm, diện tích theo hướng dẫn của phòng Nông nghiệp địa chính huyện và được Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định.

II. Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

- Hỗ trợ 100% giá giống, thuốc BVTV và 500.000 đồng/ha trồng rừng tập trung cho các đối tượng cây trồng là Thông, Keo Lai, Luồng Thanh Hoá trong vùng quy hoạch nguyên liệu (Tập trung trên địa bàn huyện Sìn Hồ và Mường Tè). Mật độ, kỹ thuật gieo trồng, thời vụ trồng .v.v. theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT, các phòng Nông nghiệp địa chính huyện và Ban quản lý dự án 661 cơ sở.

- Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ với các loại cây trồng là Thông và Sa Mu hai bên ven quốc lộ 4D, đường đi Than Uyên ven lộ thị xã. Định mức hỗ trợ là 10 triệu đồng/1ha trong 3 năm trên đất của các hộ gia đình đã được cấp giấy sử dụng.

- Hỗ trợ 12.000 đồng/lha/năm cho khoanh nuôi tái sinh thuộc vùng quy hoạch nguyên liệu giấy.

Phần III

PHẦN CẤP QUẢN LÝ, NGUỒN VỐN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phân cấp quản lý và nguồn vốn

1. Phân cấp quản lý

- Việc hỗ trợ giá giống (tỉnh theo giá bán của cơ quan cung ứng cho người dân) cho cây trồng và vật nuôi nêu ở phần II, giao cho UBND các huyện quản lý, trên cơ sở kế hoạch thống nhất giữa Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính;

- Tất cả các giống cây trồng, vật nuôi được cung ứng tại các điểm bán theo quy định của UBND tỉnh;

- Hỗ trợ thuốc BVTV giao cho Chi cục BVTV tỉnh;

- Hỗ trợ thuốc thú y, tiền nhân công phòng và dập dịch giao cho Chi cục Thú y;

- Đối với dịch cục bộ hoặc những ổ sâu, bệnh phát sinh có nguy cơ lớn thành dịch; gây tác hại mạnh đến gia súc, gia cầm và năng suất, sản lượng cây trồng; Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT được quyết định chi trong nguồn dự trữ luân chuyển hàng năm của Chi cục Thú y và BVTV với mức dưới 10 triệu đồng để dập dịch, bệnh và báo cáo UBND tỉnh; nếu mức độ ảnh hưởng lớn, kinh phí để dập dịch trên 10 triệu đồng, Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND tỉnh quyết định;

- Hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến nông - khuyến lâm giao cho UBND các huyện quản lý và chi trả, trước khi hợp đồng sử dụng lao động huyện phải thống nhất tiêu chuẩn với Sở Nống nghiệp & PTNT và Sở Nội vụ;

- Bù lãi suất tiền vay: Căn cứ vào dư nợ của ngân hàng có xác nhận của huyện, Sở Tài chính kiểm tra và chi trả trực tiếp cho Ngân hàng theo định kỳ thoả thuận.

2. Nguồn vốn

- Vốn vay: Các chủ dự án, tổ chức, cá nhân vay tại các ngân hàng theo luật định.

- Vốn hỗ trợ và bù lãi suất do Ngân sách tỉnh cân đối bố trí;

II. Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì căn cứ vào nội dụng chính sách trên phối hợp với Sở Tài chính ra văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp. Hàng năm vào đầu quý IV kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách trên và báo cáo về HĐND - UBND tỉnh để có điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời những vấn đề chưa sát với thực tế.

UBND TỈNH LAI CHÂU

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 66/2004/QĐ-UB về chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005-2010

  • Số hiệu: 66/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/09/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Nguyễn Minh Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/09/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản