Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66 /2002/QĐ-UBBT

Phan thiết, ngày 29 tháng 10 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

"V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001-2005"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) đã được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa;

 -Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005

-Căn cứ Kế họach số 07-KH/TU ngày 03/12/2001 của Tỉnh uỷ về về thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị ( Khóa VIII ) về việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

-Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại công văn số 568 KCM/CNTT ngày 27 tháng 9 năm 2002 .

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Bình thuận giai đoạn 2001-2005 ( có bảng chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, theo dõi, hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ các đề án ghi trong Chương trình phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình thuận giai đoạn 2001-2005.

Các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp có trách nhiệm cụ thể hóa Chương trình này, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp cụ thể để phấn đấu thực hiện trong năm 2002 và những năm tiếp theo; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
Như điều 3
Văn phòng Chính phủ 
Bộ Bưu chính-Viễn Thông
Bộ KH vàCN
Thường trực Tỉnh uỷ
TT.HĐND tỉnh
CT, các PCT .UBND tỉnh
Giám đốc các Sở,Ban, Ngành
Chủ tịchUBND các huyện ,thành phố
Lưu VP ,CN,TH

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

CHƯƠNG TRÌNH

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001-2005 THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 58-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ,QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2001/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HỌACH SỐ 07 CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ
( Ban hành kèm theo quyết định số : 66 /2002/QĐ- CTUBBT  ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Chủ tịch UBND tỉnh )

PHẦN 1 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 1995-2000

Trên cơ sở Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90". Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 03/8/1998 của Tỉnh uỷ về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, qua 5 năm thực hiện đã đạt được những kết quả như sau:

1/Những kết quả đạt được:

1.1 Về nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực CNTT:

 -Cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghệ thông tin ở tỉnh ta thời gian qua đã có những chuyển biến đáng kể, nhận thức của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước đã được nâng lên, CNTT đã trở thành công cụ gắn với các hoạt động quản lý điều hành trong hầu hết các lĩnh vực.

- Hiện có khoảng 6 cơ sở đào tạo tin học cho khoảng 4650 lượt người, riêng đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức nhà nước 2600 lượt người, cán bộ công chức biết sử dụng vi tính chiếm 15% tổng số CBVC khối hành chính sự nghiệp, có khỏang 160 cán bộ tin học từ trung cấp trở lên, sử dụng 230 chương trình ứng dụng khác nhau;

1.2 Truyền thông và mạng: Từ năm 1995 sau khi thành lập Ban chỉ đạo Chương trình CNTT, đã tập trung xây dựng và thực hiện một số đề án trọng điểm phục vụ quản lý nhà nước:

 Xây dựng bước đầu cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm hình thành mạng diện rộng (WAN) kế nối với 21 mạng cục bộ (LAN) ở 8/9 huyện thành phố và 13 sở ban ngành, mạng WAN này có thể kết nối mạng của diện rộng của Chính phủ (CPNet) thông qua điểm truy cập tại Văn phòng HĐND&UBND tỉnh. Từ mạng LAN; một số Sở, ngành đã hình thành mạng diện rộng kết nối với các đơn vị trực thuộc thông qua mạng điện thoại; một số cơ quan trực thuộc ngành dọc trung ương như Bưu điện, Kho bạc, Cục Thuế .v.v. cũng tham gia mạng diện rộng chuyên ngành như mạng diện rộng của Văn phòng Trung ương Đảng, mạng diện rộng của Bộ Thương mại,... số lượng máy vi tính tham gia mạng trên vài ngàn máy;

 Với mạng tin học diện rộng của Văn phòng HĐND&UBND,Văn phòng Tỉnh uỷ; các cơ quan Đảng và chính quyền đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản của Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công văn, khiếu nại tố cáo, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử..., bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, cùng với hệ thống mạng diện rộng của Bưu điện, Ngân hành, Thống kê,Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã tạo cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và trong các hoạt động quản lý nghiệp vụ chuyên ngành.

Đến nay có khoảng 300 đơn vị, cá nhân kết nối Internet; Bên cạnh các web site của Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, KCM web của sở KH,CN&MT, từ năm 2000 UBND tỉnh đã triển khai Đề án Intranet Bình thuận và chuẩn bị tham gia vào việc đưa thông tin lên mạng Internet, đến nay có trên 10.000 lượt truy cập intranet Bình Thuận với nhiều dịch vụ mới, nhiều thông tin được cập nhật kịp thời, phục vụ cho các đối tượng khác nhau .

1.3 ứng dụng CNTT trong quản lý hàng chính nhà nước, trong các cơ quan doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế xã hội:

Việc phát tiển ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành, ngoài cơ quan trung ương như Ngân hàng, Kho bac, Thống kê, Bưu điện,Thuế... đã bắt đầu đầu tư chiều sâu theo hướng quản lý toàn ngành và đã sử dụng các chương trình chuyên ngành phục vụ có hiệu quả trong chuyên môn nghiệp vụ; Các cơ quan, doanh nghiệp địa phương cũng đã chú trọng mua sắm hoặc tự phát triển các phần mềm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kế toán thống kê, tiền lương, cán bộ công chức, các phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giáo dục; riêng phát triển ứng dụng trong các cơ quan QLHCNN có trên 20 chương trình .

Ngoài ra từ 1998 đã đưa công nghệ thông tin địa lý (GIS) ứng dụng phục vụ quản lý kinh tế xã hội như quản lý cơ sở hạ tầng của tỉnh: qui hoạch hạ tầng, tạo CSDL nền bản đồ số hoá một số địa phương trên các lớp tài nguyên, thổ nhưỡng, địa giới hành chính, các loại địa hình..., đặc biệt đã đào tạo và chuyển giao hệ cơ sở dữ liệu cho các sở tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung theo chuyên ngành.

2/Những tồn tại: So với mục tiêu đề ra trong nghị quyết số 49/CP của Chính phủ và nghị quyết 19-NQ/TU của Tỉnh uỷ, kết quả đạt được trên thực tế còn rất khiêm tốn:

- ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ở tỉnh ta so với mặt bằng chung cả nước còn ở trình độ còn thấp, chưa trở thành công cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng và Chính quyền.

- Phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị mạng trong thời gian qua chưa đúng mức, đa số máy tính phục vụ những việc giản đơn trong văn phòng, chưa phát triển ứng dụng theo chiều sâu. Nhiều sở ngành tuy đầu tư mua sắm thiết bị tin học từ rất sớm nhưng việc ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ rất chế; Ngoài thành phố Phan thiết sau khi lập Web site 100 năm Phan thiết, đã chú trong phát triển mạng đến một số phường xã còn lại CNTT ở các huyện chỉ mới đầu tư ban đầu.

 Các doanh nghiệp chưa chú trọng ứng dụng CNTT gắn với cơ cấu sản xuất, kinh doanh, quản lý, tiếp thị...

- Trong khâu lập kế hoạch chưa bao quát được các ỵêu cầu phát triển CNTT trong đời sống kinh tế xã hội, thời gian qua chủ yếu tập trung trong cơ quan quản lý nhà nước.

3/Nguyên nhân của những tồn tại:

- Kinh phí cho công nghệ thông tin còn hạn chế, các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước chỉ đáp ứng 25 - 30% kinh phí các đề án được duyệt; thủ trưởng một số cơ quan còn lúng túng, chưa biết bắt đầu từ đâu, chờ chủ trương và kinh phí của cấp trên.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn tản mạn; chưa đáp ứng, thoả mãn các yêu cầu phát triển CNTT , đặc biệt khu vực ngoài cơ quan nhà nước.

- Nhận thức của các ngành, các cấp và địa phương chưa đầy đủ, chưa nhận rõ vai trò của công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; chưa kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý.

- Thông tin, dữ liệu các ngành chưa được tổ chức lưu trữ thành các CDSL chuyên dùng, chưa xác lập cơ chế tích hợp thông tin, dữ liệu phục vụ các nhu cầu đa dạng của đời sống, phục vụ hoặc cung cấp dữ liệu tổng hợp để các cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch và ra quyết định quản lý. Chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng công nghệ tin học với xử lý công việc hàng ngày, chưa cải cách hành chính đủ mạnh để đưa hệ thống ứng dụng tin học vào hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Về tổ chức bộ máy: Cán bộ tin học đa số là kiêm nhiệm,vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chưa có quy định chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, chức danh đối với cán bộ chuyên trách tin học trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, do vậy không thu hút được cán bộ giỏi tiếp thu công nghệ, kỹ thuật.

PHẦN 2: CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT  TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2005

I. Mục tiêu phát triển:

1. Nâng cao nhận thức về CNTT cho các tầng lớp trong xã hội, đặt biệt chú trọng cho đội ngũ viên chức và cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp.

 Đến năm 2005 công nghệ thông tin đạt được trình độ trung bình trong khu vực miền Đông Nam bộ, được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.

2. Coi hạ tầng thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng. Phát triển mạng thông tin đến tất cả các sở, ngành, huyện , thành phố với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, làm cơ sở kết nối mạng điện tử - tin học của Chính phủ.

3. Đào tạo với nhiều loại hình cán bộ tin học có trình độ đại học, cao đẳng trung cấp về CNTT, nâng cao trình độ tin học cán bộ công chức nhà nước bảo đảm sử dụng tốt các ứng dụng tin học phục vụ điều hành quản lý.

 4. Các cơ quan Đảng và Nhà nước xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước gắn với chương trình cải cách hành chính; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động nghiệp vụ bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Ưu tiên đầu t­ư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các chư­ơng trình, kế hoạch trọng điểm phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

II. Nhiệm vụ:

1. Phát triển, củng cố, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng tiên tiến; Đầu tư chiều sâu, phát huy đồng bộ, có hiệu quả mạng diện rộng của tỉnh phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan Đảng và cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tích cực thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính

2. Đẩy mạnh hoạt động triển khai và phát triển ứng dụng tin học trong các hoạt động quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh,. Xây dựng trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu từ các Sở, ngành làm thành hệ cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp của tỉnh. Từng bước tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ xã hội.

3. Đào tạo tin học: Xã hội hoá đào tạo tin học nhằm nâng cao kiến thức về CNTT; phổ cập CNTT cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học theo các chương trình của Bộ giáo dục; Chú trọng đào tao lực lượng quản trị hệ thống, chuyên viên kỹ thuật tại cơ quan để quản lý khai thác có hiệu quả hệ thống mạng nội bộ và diện rộng.Đào tạo lực lượng kỹ sư tin học bảo đảm phát triển các ứng dụng do yêu cầu quản lý, điều hành của cơ quan Đảng và Nhà nước.

III/ Nội dung chủ yếu của chương trình ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh bình thuận đến năm 2005

Nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ trên, công nghệ thông tin tỉnh ta đến năm 2005 cần đầu tư chọn lọc và ưu một số đề án cụ thề; Về tổng quan có thể chia thành các nhóm đề án sau:

A. /Nhóm Hạ tầng Công nghệ thông tin :

Xây dựng mới và hòan chỉnh mạng LAN các Sở,Ban Ngành và UBND các huyện,Thành phố

 Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

 Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin

 Xây dựng đường trục truyền thông hạ tầng thông tin tỉnh

B./Nhóm Phát triển nguồn nhân lực CNTT:

Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước

Đào tạo CNTT trong trường học

C./Nhóm Các hệ thống thông tin ứng dụng:

Các hệ thống thông tin phục vụ sự lãnh đạo của các cấp đảng

Các hệ thống thông tin phục vụ lãnh đạo, điều hành nhà nước

Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành

Các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công

Các hệ thông tin trên Internet

Hỗ trợ phát triển các hệ thống thông tin trong các doanh nhiệp và công đồng xã hội

A. nhóm dự án hạ tầng Công nghệ Thông tin

Nhằm đáp ứng nhu cầu về truyền thông cho ứng dụng và phát triển CNTT; Hạ tầng kỹ thuật CNTT phát triển trên qui mô 4 cấp Trung ương-Tỉnh-Huyện-Xã ; Với những nội dung trên cần thiết xây dựng các đề án sau:

Đề án 1: Xây dựng mới và hòan chỉnh mạng LAN các Sở,Ban Ngành và UBND các huyện,Thành phố

Yêu cầu, mục tiêu:

+ Mỗi đơn vị trực thuộc UBND tỉnh đều thiết lập mạng nội bộ và kết nối mạng CPnet của Chính phủ.

+ Hệ thống cáp mạng đạt chuẩn kỹ thuật hiện đại

+ Hệ thống phải đạt tốc độ tối thiểu 100MBits/s

+ Các thiết bị mạng cần phải có khả năng quản lý từ xa

+ áp dụng các công nghệ mới trong truyền dẫn cho phép tăng giải thông của các thiết bị trong mạng như lắp đặt cáp quang ở những nơi cần giải thông lớn và khoảng cách cho phép.

+Phần hạ tầng kỹ thuật phải được xây dựng thống nhất, đồng bộ bảo đảm tích hợp thông tin dữ liệu và là mội trường để các ứng dụng hoạt động thông suốt.

1.2 Nội dung kỹ thuật :

-Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện mạng LAN của Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, nối mạng đến các đơn vị cấp Sở, cấp huyện và sau này phát triển đến cấp xã.( xem phục lục 5)

-Đối với cấp Sở và tương đương: thiết lập mạng LAN nối đến mỗi chuyên viên thuộc Sở; các đơn vị trực thuộc Sở (đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp.v.v..) kết nối theo phương thức LAN to LAN hoặc LAN to PC qua Modem tùy đơn vi. Đến giai đọan 2004-2005 cấp Sở và tương đương kết nối với 100% đơn vị trực thuộc.

-Đối với cấp Huyện: Thiết lập mạng LAN đến tất cả các phòng trực thuộc, chọn

mỗi huyện 1 thị trấn hoặc 1 xã kết nối với huyện theo phương thức LAN to PC; Tương lai 115 xã phường sẽ kết nối trực tiếp với Trung tâm tích hợp CSDL tỉnh thông qua mạng cáp quang.

-Mạng LAN cấp huyện, thành phố kết nối với trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh qua modem.

-Các mạng được xây dựng phải dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất Ban chỉ đạo CTCNTT tỉnh quy định dưới sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên.

1.3 Cơ quan chỉ trì: Sở Khoa học,Công nghệ&Môi trường

 Cơ quan phối hợp : Các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh

1.4 Kinh phí: 6277 triệu đồng (Biểu chi tiết kèm theo phụ lục)

1.5 Thời gian và tiến độ:

TT

Hạng mục

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1

Đầu tư srever và hoà mạng cho 10 sở ngành

 

 

 

 

2

 Hoà chỉnh mạng Lan cho các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh

 

 

 

 

3

 Cấp sở nối với đơn vị trự thuộc và các huyện kết nối đến 115 xã phường.

 

 

 

 

Đề án 2 : Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

 2.1- Cơ quan chủ trì : Văn phòng HĐND&UBND tỉnh

2.2-Mục tiêu: Trung tâm này đặt tại VP HĐND&UBND cấp tỉnh, tạo một điểm truy cập CSDL duy nhất của tỉnh, các cơ quan hành chính cấp huyện và sau này chính quyền cấp xã sẽ truy nhập vào điểm truy cập này; mọi sự liên lạc tra cứu vào trang điện tử (Web Site) của các cơ quan hành chính trong tỉnh đều thông qua Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

2.3-Giải pháp: Về mặt hạ tầng sẽ nâng cấp, bổ sung hệ thống máy chủ, hệ thống cáp mạng, hệ thống tích hợp viễn thông và các yếu tố bảo đảm kỹ thuật liên quan khác nhằm đáp ứng các nhu cầu mới cao hơn, đa dạng hơn trong phục vụ điều hành và hoạt động bình thường của UBND cấp tỉnh cũng như các đơn vị cấp dưới và liên kết toàn quốc.

Các thiết bị, hạ tầng đã có vẫn sẽ được sử dụng kết hợp với các thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu mới, tăng chất lượng các dịch vụ tin học trên mạng LAN, tăng khả năng kết nối qua mạng truyền thông, tăng dung lượng số liệu và khả năng truy cập đến các số liệu này nhằm thoả mãn các yêu cầu sử dung sẽ tăng lên.

 2.4- Yêu cầu về đường truyền:

Vì tất cả các Sở, ban, ngành đều xây dựng, khai thác tài nguyên tại Trung Tâm tích hợp cơ sở dữ liệu nên đường truyền cần phải có tốc độ cao để tránh tắc nghẽn và đảm bảo việc mở rộng sau này.

Quản trị dữ liệu tập trung, nhưng quản lý người dùng (user) hay các tài nguyên khác như máy in, máy quét vv. vẫn là phân tán. Vì các máy chủ tại mạng LAN của các đơn vị vẫnhoạt động thường xuyên, đồng bộ với máy chủ tại Trung Tâm tích hợp cơ sở dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi về băng thông đường truyền.

2.5- Yêu cầu về an toàn hệ thống: Do tính chất tập trung dữ liệu nên an toàn hệ thống bao gồm sao lưu, bảo mật có vai trò đặc biệt quan trọng.

2.6- Nội dung hoạt động:

 -Tạo lập một Intranet tích hợp tự động CSDL cả tỉnh phục vụ việc tra cứu

-Kết xuất, tổng hợp từ các CSDL và web site khác nhau cuả các sở ngành các trang WEB theo từng lĩnh vực chuyên ngành hoặc tổng hợp

 -Thông tin trên trang WEB đ­ựơc kết xuất từ hệ CSDL các ngành, lĩnh vực một cách tự động theo các yêu cầu :

+Bảo đảm các thông tin để tra cứu, phục vụ quản lý nhà nư­ớc

+Phản ánh kịp thời những chủ tr­ương của trung ­ương và tỉnh

 + Cập nhật mọi biến động về nguồn lực trong tỉnh

+ Phản ánh tình hình thực hiện kế họach KT-XH, Tài chính, quốc phòng an ninh.

+ Các dự án đầu tư­, chính sách khuyến khích, thu hút đầu t­ư của tỉnh

 +Mỗi sở, ngành xây dựng web site riêng nh­ưng dữ liệu tích hợp trong hệ thống này

 2.7- Yêu cầu về tổ chức, nhân lực:

Chức năng nhiệm vụ:

 Trung tâm tích hợp CSDL của tỉnh đặt tại Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, quản lý hệ thống thiết bị mạng hiện có của Văn phòng, đồng thời quản lý hệ thống hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu của tỉnh .

 Biên chế : Từ 5- 10 cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành CNTT, điện tử.

 Loại hình hoạt động: Trước mắt đây là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, khi ổn định có thể tổ chức thành đơn vị sự nghiệp.

 2.8- Kinh phí: 3.670 ba tỉ sáu trăm bảy mươi triệu

 2.9- Thời gian và tiến độ:

TT

Hạng mục

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

1

 Hình thành tổ chức, nâng cấp thiêt bị sẳn có

 

 

 

2

 Xây dựng các nội dung ứng dụng

 

 

 

3

Đầu tư hoàn chỉnh

 

 

 

đề án 3: Xây dựng đường trục truyền thông hạ tầng thông tin tỉnh

 3.1/Cơ quan chủ trì : Văn phòng HĐND&UBND tỉnh

3.2/Mục tiêu: Xây dựng trục truyền thông tốc độ cao, bảo đảm an toàn và hiện đại.

3.3/ Yêu cầu: Xây dựng mạng diện rộng của UBND tỉnh bao gồm xây dựng các đuờng trục truyền thông kết nối các đơn vị với Trung tâm tích hợp dữ liệu của UBND tỉnh trên cơ sở giải pháp công nghệ hiện đại, bảo đảm sự quản lý tập trung của UBND cấp tỉnh, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của các mạng nội bộ ngay cả khi tham gia kết nối Internet.

Mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh đóng vai trò như là trục truyền thông

của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của HĐND và UBND các cấp.

3.4/ Nội dung:

 Mạng của tỉnh sẽ được nối với mạng CPnet qua đường leased line

Mạng diện rộng của tỉnh được đầu tư làm 2 bước:

+Bước 1:

 -Đầu tư mới đường trục truyền thông cáp quang nối Trung tâm tích hợp dữ liệu với các sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh trên địa bàn TP Phan thiết

 - Các huyện kết nối qua đường điện thoại công cộng, huyện đảo Phú qúi cách đất liền 120 km kết nối qua viba.

Bước 2 : Mang nội bộ cấp huyện(mạng LAN) sẽ kết nối qua cáp quang khi hệ thống cáp quang Bưu điện tỉnh phát trển đến các huyện.

3.7 /Kinh phí: 3296 triệu đồng (Biểu chi tiết kèm theo phụ lục)

 3.8/Thời gian và tiến độ:

TT

Hạng mục

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1

Kết nối cáp quang với các đơn vị dọc đường Nguyễn Tất thành

 

 

 

 

2

 Kết nối cáp quang với các đơn vị xung quanh VP HĐND&UBND tỉnh.

 

 

 

 

3

Hoàn chỉnh mạng cáp quang khu vực TP Phan thiết

 

 

 

 

Tổng hợp kinh phí nhóm dự án hạ tầng Công nghệ Thông tin

Đơn vị tính : Triệu đồng

STT

Hạng mục

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Cộng

1

Hạ tầng truyền thông

500

1318

659

330

3296

2

Mạng LAN

1500

1883

1883

1569

6277

3

Trung tâm tích hợp dữ liệu

450

2500

720

 

3670

4

Bảo trì

 

285.05

163.1

94.95

662.15

 

Tổng cộng

2450

5986

3425

1994

13905

B./ Nhóm dự án phát triển nguồn nhân lực cho cntt

 Mục tiêu:

-Từ 2001 đến 2005 phải bảo đảm đại bộ phận cán bộ, công chức được đào tạo về tin học, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính; ưu tiên cho các cán bộ, chuyên viên làm việc trực tiếp tạo nguồn thông tin dữ liệu trên mạng máy tính; chọn lọc đào tạo các chuyên viên, lập trình viên và kỹ thuật viên đáp ứng các yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT, phục vụ trước mắt cho quản lý nhà nước, phát triển ứng dụng chuyên ngành.

- Năm 2002-2004 liên kết với các trường đại học tổ chức đào tạo từ xa và đào tạo tại chỗ từ 80-100 kỷ sư tin học tại chức cho các đối tượng CBVC có trình độ đại học không chuyên ngành tin học.Phát triển ứng dụng tin học phục vụ công tác giảng dạy trong các cấp học trường phổ thông.

-Khuyến khích phát triển các loại hình đào tạo trong xã hội nhằm nâng cao mặt bằng xã hội về khai thác và ứng dụng CNTT trong họat động kinh tế xã hội.

 Yêu cầu :

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,xây dựng các chính sách khuyến khích để huy động mọi nguồn lực tham gia đào tạo CNTT với nhiều trình độ khác nhau. Xác định cơ chế , chính sách để cán bộ công chức có điều kiện tự đào tạo.

Đạo tạo phải đồng bộ: cán bộ lãnh đạo, cán bộ ứng dụng nghiệp vụ, quản trị mạng, lập trình viên...

 Trong thi tuyển và nâng ngạch công chức, tiêu chuẩn về trình độ tin học là yêu cầu bắt buộc.

Các đề án phát triển nguồn nhân lực:

Đề án 1: Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan:

1.1/ Chủ đề án: Sở Khoa học,Công nghệ&Mội trường

 Cơ quan phối hợp : Văn phòng Tỉnh uỷ,Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, sở Giáo dục,Đào tạo

 1.2/ Đối tượng đào tạo:

-Nhóm 1: Đào tạo khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống, nhằm mục tiêu khai thác sử dụng một cách hiệu quả các chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, Ban, Ngành , Đoàn thể trong tỉnh.

- Nhóm 2: Đào tạo chuyên sâu để tiếp nhận chuyển giao công nghệ và quản trị hệ thống mạng diện rộng (WAN) và quản trị CSDL trung tâm (DATA_CENTER).

-Nhóm 3 : Quản trị dự án ở cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường,

-Nhóm 4; Gồm các lãnh đạo phụ trách CNTT ( như một CIO)

1.3/ Chương trình đào tạo trong giai đoạn 2001 - 2005, bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Đào tạo cơ bản - Sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng.

Đào tạo chuyên sâu về quản trị hệ thống thông tin.

Đào tạo quản trị mạng.

Đào tạo về bảo mật hệ thống mạng.

Đào tạo quản trị CSDL.

Đào tạo quản trị Dự án.

Đào tạo ứng dụng CNTT trong trường phổ thông

1.3.1 Đào tạo cơ bản - Sử dụng, vận hành các chương trình ứng dụng

Tổng quan về mạng Diện rộng tỉnh Bình Thuận

Cơ bản về mạng máy tính: kỹ thuật truy nhập mạng, quay số qua dial-up, kết nối trực tiếp, kết nối Internet, cài đặt-thiết lập modem, ...

Sử dụng email để gửi thư, soạn thư, quản lý thư, danh sách hòm thư, tổ chức thư mục (outlook, webmail), và sử dụng khai thác email Internet.

Kỹ năng sử dụng và khai thác WEBSITE. Khai thác website UBND tỉnh Bình Thuận, các ngành LĐ-TB-XH, Văn hoá thông tin, Thương mại và Du lịch..vv (bản tin, tìm kiếm/tra cứu, download...) trên trình duyệt web.

Quy trình tổng hợp báo cáo, gửi thông tin qua mẫu báo cáo (forms) và thực hành kết xuất báo cáo định kỳ và không định kỳ. Khai thác các mẫu báo cáo tổng hợp, in ấn và tìm kiếm.

Sử dụng và khai thác các hệ phần mềm ứng dụng nghiệp vụ đối với từng Ban, Ngành cụ thể.

 1.3.2 Đào tạo chuyên sâu về quản trị hệ thống thông tin

 1.3.3 Đào tạo quản trị Dự án

Quản trị dự án là những người trực tiếp chỉ huy điều hành dự án CNTT nói chung. Kiến thức của người quản trị dự án yêu cầu phải bao gồm hiểu biết tất cả các hướng công nghệ mà dự án đang áp dụng.

Người quản trị dự án phải có một lượng kiến thức đủ để bao quát hệ thống và phán đoán, suy xét các trường hợp đã và có thể xảy ra cho hệ thống trong thời gian vận hành của hệ thống thông tin.

 1.3.4 Đào tạo cán bộ lãnh đạo về CNTT

Trong mỗi đơn vị đều có phân công 1lãnh đạo theo dõi CNTT, để có am hiểu về những yêu cầu ứng dụng CNTT trong cơ quan, đơn vị ngòai kiến thức tin học thuần túy (cơ bản hoặc chuyên sâu ), cần được bổ sung những kiến thức về các giải pháp công nghệ,những thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực CNTT để có thể yêu cầu các bộ phận chuyên môn xâu dựng các dự án nhằm giải quyết những yêu cầu trong quản lý, trong nghiệp vụ chuyện môn của đơn vị.

 Nội dung đào tạo chủ yếu gồm: Xu thế phát triển của CNTT, Khả năng của CNTT giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, vấn đề kỹ thuật

Qui trình lập các đề án, quản lý, triển khai đề án CNTT

Tổ chức bộ máy, bố trí nguồn lực để phát triển CNTT trong đơn vị, địa phương

Tham quan học hỏi, diễn đàn trao đổi...

Đề án 2: Đào tạo cán bộ CNTT và ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong các trường phổ thông

2.1/ Chủ đề án: Sở Giáo dục&Đào tạo

 Cơ quan phối hợp: Sở KH,CN&MT

2.2/ Đối tượng đào tạo:

 - Học sinh phổ thông

 - Các đơn vị trường học

Các Trung Tâm và các cơ quan quản lý trong ngành

Các đối tượng có nhu cầu học tập tin học.

2.3/ Mục tiêu:

Phối hợp và liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức đào tạo từ xa và tại chức.

Thiết lập mạng máy tính để tạo điều kiện cho người học tham gia học từ xa qua mạng tại TTGDTX tỉnh Bình Thuận.

- Nâng cấp các Phòng máy vi tính tại các trường THPT, các Trung tâm GDTX Tỉnh, TTGDTX-Học nghề-Dạy nghề Huyện để dạy Tin học cho hoc sinh phổ thông các cấp. Chuẩn bị bổ sung lực lượng giáo viên dạy tin học để triển khai việc đưa tin học vào giảng dạy trong trường phổ thông theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo.

Tổ chức các lớp học sinh giỏi về CNTT cho trường PTTH chuyên Trần Hưng Đạo, bồi dưỡng lực lượng học sinh giỏi tin học không chuyên tại các trường tiểu học,THCS và THPT nhằm phát hiện, chọn lọc các tài năng tin học để đào tạo chuyên sâu về CNT và tham gia dự thi các kỳ Olimpic tin học.

ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn trong các cấp học phổ thông.Có kế hoạch từng bước phát triển phương pháp giáo dục có kết hợp ứng dụng công nghệ đa phương tiện ( Mutimedia) trong các môn học.

Có kế họach đầu tư trang bị máy vi tính, và các thiết bị khác cho các trường phổ thông (từ tiểu học đến THPT) để đưa Internet vào trường học, nối mạng giữa Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các trường.

Tổng kinh phí đào tạo CNTT và tiến độ thực hiện

Đvt: triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Cộng

1

Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước

180

300

500

500

1480

2

Đào tạo cán bộ CNTT và ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong các trường phổ thông   

 

700

700

500

1900

 

Tổng cộng

180

1000

1200

1000

3380

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C/ Nhóm các hệ thống thông tin ứng dụng

 Mỗi Sở,ban, ngành xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng, giai đọan 2001-2003 các cơ quan Sở, ngành,UBND huyện, thành phố sau khi hình thành mạng cục bộ và kết nối với mạng diện rộng với UBND tỉnh, đưa các chương trình ứng dụng trong mạng quản lý công văn, thư tín điện tử, quản lý cán bộ công chức, kế toán hành chính sự nghiệp vào hoạt động, bảo đảm mọi cán bộ, chuyên viên có thể trao đổi thông tin trên mạng. Chú trọng tin học hoá nghiệp vụ đối với những ngành, lĩnh vực có khối lượng xử lý lớn, độ phức tạp cao, liên quan nhiều đầu mối như khiếu nại tố cáo,lao động thương binh - xã hội, kế hoạch &đầu tư, tài chính, nông nghệp, địa chính, nhà đất, y tế, giáo dục ... đến cuối năm 2004 phải tin học hoá được một số dịch vụ công như đăng ký, quản lý, cấp giấy phép về doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, quản lý dân cư, đăng ký các dịch vụ văn hoá, y tế... ,tuy đề án có chủ đề án chịu trách nhiệm xây dựng , trình duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng tiến độ

Các Sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Văn phòng HĐND&UBND tỉnh giữ nhiệm vụ trung tâm tích hợp thông tin, dữ liệu của các sở,ngành và UBND các huyện,thành phố tạo thành hệ thống cơ sỡ dữ liệu thống nhất, đây là nguồn tài nguyên thông tin chính thống của tỉnh; cung cấp cho mọi nhu cầu về thông tin, giao dịch trong tỉnh.

Trên tinh thần đó trong giai đoạn 2002-2005 tập trung các đề án sau:

C.1/. các hệ thông tin phục vụ sự lãnh đạo của các cấp đảng

 1: Hệ thống thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy

Chủ dự án: Văn phòng Tỉnh uỷ

Địa điểm thực hiện dự án: Văn phòng Tỉnh uỷ, các Ban đảng và Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ

Yêu cầu:

Tạo lập hệ thông tin nghiệp vụ theo dõi thình hình hoạt động các Ban đảng và Đảng bộ huyện, thành phố;Đảng uỷ các khối;

Quản lý trên mạng hoạt động các đoàn thể thuộc hệ thống chính trị của tỉnh : UBMTTQ, LĐLĐ , Hội Phụ nữ ,Đoàn TNCSHCM ,Hội cựu Chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội, các hội đoàn trong xã hội.

Tích hợp với hệ thông tin quản lý hành chính nhà nước phuc vụ sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh

Trao đổi thông tin, thư tín điện tử giữa 2 hệ thống

4. Mục tiêu:

- Đảm bảo đến năm 2005 nâng cao chất lượng công nghệ thông tin của Tỉnh ủy bảo đảm thông suốt, thống nhất và hiện đại

 - Từng bước tin học hóa các hoạt động chuyên môn trong các cơ quan đảng trực thuộc; Đảm bảo các khả năng hòa nhập hệ thống thông tin của Tỉnh ủy vào mạng thông tin quốc gia và nối mạng quốc tế.

- Đào tạo tin học cho cán bộ, chuyên viên, nhân viên của các cơ quan Đảng trực thuộc, tạo khả năng thường xuyên tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc.

 5. Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thành việc nối mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ tới tất cả các tổ chức Đảng, trong đó mỗi Ban Đảng tỉnh và mỗi huyện, thành ủy đều xây dựng được một mạng cục bộ (LAN), mỗi tổ chức cơ sở Đảng xã, phường đều được trang bị máy tính kết nối với mạng diện rộng của Đảng bộ tỉnh; tích hợp mạng thông tin diện rộng của tỉnh ủy với mạng tin học của UBND tỉnh. Từng bước phối hợp với UBND, HĐND, Cục Thống kê tỉnh xây dựng các CSDL dùng chung cho Websites của Tỉnh trên mạng Intranet Bình Thuận, nhằm tiếp nhận, trả lời đóng góp ý kiến, hỏi đáp, khiếu nại tố cáo bằng mạng máy tính.

- ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động Mạng máy tính diện rộng của Tỉnh uỷ; bảo đảm việc gửi nhận và quản lý công văn đi và đến, việc khai thác thông tin trên mạng thông suốt, nhanh chóng, kịp thời và chính xác với độ an toàn, bảo mật cao.

- Xây dựng các kho thông tin điện tử và hệ thống cơ sở dữ liệu được thường xuyên cập nhật, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cập nhật và tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; đảm bảo khả năng tra cứu, tổng hợp thông tin từ các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước để phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phục vụ các hoạt động chỉ đạo, điều hành tác nghiệp của từng cơ quan.

Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng, như thư tín điện tử, gửi nhận công văn, quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ, quản lý công việc, quản lý cán bộ, quản lý đảng viên, quản lý tài chính và tài sản, quản lý đơn thư khiếu tố.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các quy chế, quy trình công tác, các chuẩn thông tin bảo đảm tính thống nhất, an toàn và có hiệu quả.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức Tin học cho tất cả các đối tượng.

 2: Hệ thống thông tin các cơ quan Đảng :

Hệ thống được chia thành 4 phân hệ chính sau:

1- Phân hệ thông tin điều hành tác nghiệp:

áp dụng thống nhất các phần mềm phục vụ điều hành tác nghiệp được Văn phòng Trung ương Đảng và Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan Đảng xây dựng và chuyển giao như:

* Thư điện tử:

* Xử lý công văn đi và đến; Gửi nhận văn bản

* Theo dõi chương trình làm việc của cấp uỷ

* Quản lý đơn thư khiếu tố, khiếu nại

* Trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp

2- Phân hệ thông tin quản lý:

Quản trị các cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý, tổng hợp, cập nhật, lưu trữ và tổ chức cung cấp thông tin trợ giúp công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ mọi lĩnh vực của Đảng bộ.

3- Phân hệ thông tin nội bộ:

ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lý tài chính, tài sản Đảng, quản lý nhân sự, quản lý Đảng viên... trong công tác chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy. . .

4- Phân hệ thông tin trên mạng Intranet của Tỉnh:

Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các ban Đảng, các huyện, thành uỷ, các Đảng uỷ trực thuộc tổ chức xây dựng Website của Tỉnh uỷ Bình Thuận trên mạng Intranet của Tỉnh nhằm phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, nghị quyết và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Từng bước hình thành mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền các cấp của Tỉnh qua các thông tin và các cơ sở dữ liệu trên Website của Tỉnh.

5. Hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung: Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu dùng chung trong các cơ quan Đảng do Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan Đảng xây dựng, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng.Cập nhật dữ liệu thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ và quản lý khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu sau :

- CSDL văn kiện, tài liệu của Đảng bộ Tỉnh

- CSDL văn bản của Văn phòng cấp uỷ

- Các CSDL văn bản của các cơ quan trực thuộc cấp uỷ

- CSDL Mục lục hồ sơ lưu trữ

- CSDL thông tin tra cứu tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ

- CSDL thông tin tra cứu chuyên ngành của từng ban, cơ quan trực thuộc cấp uỷ.

- Quản lý tài chính, tài sản

- Quản lý cán bộ, đảng viên.

6- Xây dựng kết cấu Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

- Trước mắt, tập trung củng cố, nâng cấp và hoàn thiện Trung tâm mạng và cơ sở dữ liệu ở Văn phòng Tỉnh ủy, làm trung tâm kết nối với mạng thông tin diện rộng của Đảng và mạng tin học diện rộng của Chính phủ (qua Văn phòng UBND tỉnh)

-Bổ sung trang thiết bị tin học, phụ trợ và mở rộng kết nối mạng: Hoàn chỉnh mạng diện rộng của Tỉnh ủy trên cơ sở mở rộng kết nối mạng LAN tại hầu hết các Ban Đảng tỉnh và phát triển kết nối mạng diện rộng với các huyện, thành ủy và các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng mạng LAN tại các cơ quan này.Đảm bảo đến cuối năm 2002, xây dựng được mạng LAN tại Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và 9 huyện, thành uỷ.

7- Xây dựng Trung tâm mạng và cơ sở dữ liệu:

Việc tích hợp dữ liệu sẽ được xây dựng tại Trung tâm mạng và cơ sở dữ liệu của Văn phòng tỉnh ủy để đáp ứng các yêu cầu mới. Vì vậy, cần nâng cấp, bổ sung hệ thống máy chủ, hệ thống cáp mạng, hệ thống tích hợp viễn thông.

8- Các giải pháp về phần mềm và cơ sở dữ liệu:

Bao gồm: Hệ điều hành mạng , Hệ nền (phần mềm truyền thông), Các phần mềm điều hành tác nghiệp, Các cơ sở dữ liệu dùng chung.

Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các CSDL dùng chung trên nền Notes:

CSDL về Văn kiện đảng của Đảng bộ Tỉnh và các cấp ủy Đảng:

 2. CSDL về lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch sử Đảng bộ các cấp ủy đảng

Dự kiến sẽ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sau:

- Tổ chức cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ Đảng viên từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; cơ sở dữ liệu quản lý tài chính, tài sản Đảng.

- CSDL về công tác dân vận.

- CSDL về công tác khoa giáo, tuyên truyền để sử dụng CNTT trong hoạt động tuyên truyền thực hiện các đường lối chủ trương chính sách của Đảng.

9- Đào tạo ứng dụng tin học: Tham gia chung trong Đề án 5: Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan

10- Dự toán kinh phí: 5.800 triệu đồng

bảng chi tiết

Hệ thống thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy

TT

Nội dung

Tổng cộng

Kinh phí giai đoạn 2001-2005

Kinh phí giai đoạn 2004-205

TW

CS

TW

CS

1

Quản lý và điều hành dự án

105

 

50

 

55

2

Tiếp tục xây dựng dự án khả thi và thiết kế hệ thống thông tin

40

 

20

 

20

3

Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị

 16

 

12

 

4

4

Mua sắm thiết bị

2.303,8

 

1.439,6

 

864,2

5

Mua sắm các phần mềm hệ thống cho mạng

386

200

148

 

38

6

Lắp đặt và cài đặt hệ thống mạng

80

 

50

 

30

7

Xây dựng và mua sắm các chương trình ứng dụng và xây dựng các CSDL, tổ chức thông tin cho CSDL

2.293

 

1132

 

1151

8

Đào tạo cán bộ

209

42

83,5

 

83,5

9

Hội thảo đánh giá kết quả

 30

 

10

 

20

10

Chi phí khác

 60

 

40

 

20

 

 

5.522,8

242

2.995,1

 

2.285,7

 

Dự phòng 5%

276,14

 

 

 

 

 

Tổng cộng (lấy tròn)

5.800

 

 

 

 

C2. Các hệ thống thông tin phục vụ lãnh đạo, điều hành của nhà nước :

Xây dựng các phân hệ thông tin theo từng yêu cầu, Các hệ thống phục vụ quản lý điều hành, tác nghiệp (07 hệ thống):

Hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc

Hệ thống thư tín điện tử

Web-site UBND tỉnh Bình Thuận

Hệ thống thu thập-tổng hợp báo cáo và thông tin kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Hệ thống quản lý văn bản qui phạm pháp luật

Hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ

1. Hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc

Đây là hệ thông tin có tính nền tảng của một hệ thống thông tin tin học hoá phục vụ quản lý hành chính Nhà nước. Công việc quản lý và sử dụng văn bản là hoạt động bao trùm mọi đơn vị cũng như mọi cán bộ từ lãnh đạo cho đến các chuyên viên. Do vậy, việc tin học hoá công tác quản lý văn bản có ý nghĩa rất quan trọng. Khai thác thành công hệ thống này sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả trong luôn chuyển thông tin trong nội bộ các đơn vị và giữa các đơn vị với nhau, rút ngắn thời gian tra cứu tìm kiếm văn bản, từ đó nâng cao được chất lượng xử lý thông tin, gián tiếp cải thiện chất lượng thực hiện các dịch vụ hành chính công có liên quan.

Sử dụng thống nhất hệ thống này sẽ cho phép UBND tỉnh Bình Thuận chuẩn hoá được các chỉ tiêu thông tin của văn bản, đồng thời giúp lãnh đạo nắm bắt nhanh chóng, chính xác các thông tin liên quan đến qúa trình xử lý văn bản, giúp đỡ chuyên viên nâng cao năng lực xử lý văn bản của mình. Hơn nữa hệ thống này cũng tạo lập tiền đề cần thiết cho thực hiện qui trình chuyển-nhận văn bản bằng phương pháp điện tử giữa các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, giữa UBND tỉnh với Chính phủ và các cơ quan bên ngoài có liên quan.

Hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc đã được Văn phòng HĐND&UBND áp dụng từ 1997. Từ năm 2000, hệ thống này cũng đã được triển khai bước đầu cho 04 đơn vị: Sở tài chính-vật giá, Sở kế hoạch đầu tư, Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Sở khoa học công nghệ và môi truờng. Kết quả ứng dụng hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc cho đến nay là khá khả quan, cụ thể:

Toàn bộ công văn đi, công văn đến tại Văn phòng HĐND&UBND tỉnh đ­ược quản lý trên mạng. Các yêu cầu tra cứu, tìm kiếm văn bản của lãnh đạo và chuyên viên được thực hiện dễ dàng;

Kiểm tra đ­ựơc công văn đến, đi; qui trình xử lý theo từng công đoạn;

Giúp bộ phận văn thư­ không phải vào sổ công văn đến

Bên cạnh những kết quả kể trên, hệ thống hiện tại còn một số hạn chế như: chưa hỗ trợ toàn bộ qui trình xử lý văn bản, lập hồ sơ công việc; cách phân loại văn bản chưa hợp lý; việc in ấn không thuận tiện; phạm vi triển khai còn hẹp; … Trong khuôn khổ đề án “Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước Tình Bình Thuận giai đoạn 2001-2005”, cần mở rộng việc ứng dụng hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc và đạt đến mức độ theo dõi được quá trình xử lý văn bản, hình thành-lưu trữ hồ sơ công việc.

2. Hệ thống thư tín điện tử

Thiết lập và triển khai, vận hành hệ thống thư tín điện tử nội bộ là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Bình Thuận. Đối với mọi tổ chức sử dụng thông tin, thư điện tử luôn là một công cụ và phương tiện trao đổi thông tin hữu hiệu trong môi trường cộng tác chia xẻ thông tin. Thông tin trao đổi qua thư điện tử có thể là các thông tin cá nhân, công việc, dữ liệu, truyền số liệu, bản tin, văn bản, kế hoạch, công văn, giấy mời, thông báo... Mục tiêu chính của hệ thống thư tín điện tử nội bộ là nâng cao hiệu quả công việc bằng cách rút ngắn thời gian trao đổi, tiếp nhận thông tin; đồng thời tạo cho một số lượng lớn các cán bộ công chức thói quen làm việc với mạng máy tính và khai thác thông tin, tăng cường nhu cầu sử dụng thông tin và khả năng chia xẻ thông tin.

Hệ thống thư tín điện tử sẽ được sử dụng tại tất cả các đơn vị, cho mọi cán bộ, công chức.

3. Web-site UBND tỉnh Bình Thuận

Mục tiêu xây dựng Web-site UBND tỉnh Bình Thuận:

Tạo ra một phương tiện hiện đại để trao đổi, cung cấp, phổ biến thông tin trong UBND tỉnh và các đơn vị trực thuộc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và hoạt động tác nghiệp của chuyên viên.

Từng bước thiết lập một phương thức giao tiếp mới trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công của UBND tỉnh tới người dân. Theo đó, người dân có thể xem hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính; các mẫu đơn từ; và tiến tới thực hiện các dịch vụ công tại bất kỳ địa điểm nào, thời gian nào qua mạng Intranet hoặc Internet (khi điều kiện pháp lý và kỹ thuật cho phép).

Giới thiệu các thông tin về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, tài nguyên,…); du lịch-văn hoá; tình hình phát triển kinh tế xã hội; các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Bình Thuận nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh Bình Thuận tới nhân dân, các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh

Đối tượng phục vụ của Web-site UBND tỉnh Bình Thuận là: các cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh; nhân dân và các doanh nghiệp trong ngoài tỉnh.

Hiện tại, đã có một số Web-site được xây dựng và khai thác trên thực tế như Web-site của Văn phòng HĐND & UBND tỉnh; Web-site của Sở KHCN&MT và đặc biệt có một Web-site khá lớn do Cục thống kê quản lý theo sự phân công của UBND tỉnh. Nhìn chung, các Web-site nói trên đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với một Web-site của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, mặt hạn chế của các Webs-site này là thông tin chưa được cập nhật thường xuyên; còn thiếu sự nhất quán trong hình thức thể hiện cũng như về nội dung thông tin.

Trong khuôn khổ đề án “Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước Tình Bình Thuận giai đoạn 2001-2005”, cần xây dựng một Web-site chính thức của UBND tỉnh trên cơ sở kế thừa và nâng cấp các Web-site hiện có. Web-site mới sẽ thực hiện 3 chức năng:

Phổ biến thông tin

Tiếp nhận, cung cấp dịch vụ hành chính công

Hỗ trợ tác nghiệp

Về lâu dài Web-site UBND tỉnh sẽ là cổng duy nhất cho phép cung cấp/nhận phản hồi thông tin với nhân dân và các doanh nghiệp; hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Vì vậy Web-site này phải tích hợp chặt chẽ với Web-site của các Sở ban ngành theo một kiến trúc chung, đồng thời cũng tích hợp tốt với các phần mềm quản lý khác để cung cấp/khai thác số liệu.

4. Hệ thống thu thập-tổng hợp báo cáo và thông tin kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Việc tổng hợp báo cáo nói chung và tổng hợp thông tin kinh tế xã hội nói riêng cho các cấp Lãnh đạo là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Hiện tại, việc thực hiện nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn như: chưa chuẩn hoá được nội dung và hình thức của các báo cáo; chất lượng của báo cáo còn chưa cao (tính định lượng yếu, còn quá nhiều câu đánh giá chung chung); việc thu thập, tập hợp số liệu không chính xác, không nhất quán, mất nhiều thời gian kiểm chứng, đối chiếu, phân tích và tổng hợp thành báo cáo chính thức.

Tin học hoá quy trình thu thập-tổng hợp báo cáo và thông tin kinh tế xã hội mang lại các lợi ích sau đây:

Chuẩn hoá được các mẫu báo cáo.

Rút ngắn quá trình thu thập và lập báo cáo. Cung cấp các báo cáo chính xác và kịp thời theo nhiều tiêu thức, nhiều chỉ tiêu.

Tăng chất lượng của các báo cáo; hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo.

5. Hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Vấn đề khiếu nại tố cáo là vấn đề bức xúc đang được Đảng, Chính phủ và các địa phương quan tâm. Tỉnh Bình thuận ngoài tổ chức Thanh tra Nhà nước các cấp còn tổ chức thêm Tổ giải quyết tồn đọng và phòng tiếp công dân để tiếp nhận xử lý hàng ngày đơn thư khiếu nại, chưa kể hệ thống thanh tra Nhà nước tại các huyện, thành phố và sở ngành; tuy vậy số lượng đơn thư chưa được giải quyết còn rất lớn. Các tồn tại cụ thể gồm:

Việc luân chuyển đơn thư khiếu tố, khiếu nại còn dưới dạng công văn.

Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo phản ánh tình hình khiếu nại tố cáo của một số đơn vị chưa kịp thời đúng thời gian quy định, thậm chí không có báo cáo.

Có sai sót trong phân loại, xử lý, giải quyết đơn; tỷ lệ giải quyết đơn thấp; có nơi đã giải quyết đơn không đúng theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu cần đạt được khi tin học hoá công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:

Cập nhật toàn bộ đơn thư khiếu nại của cá nhân, cơ quan, đơn vị gửi tới.

Theo dõi được tiến trình xử lý đơn thư khiếu tố, hạn chế các trường hợp bỏ quên hoặc không kiểm soát được do khối lượng đơn thư khiếu tố quá nhiều như khi quản lý thủ công.

Theo dõi được tình trạng trùng lắp đơn thư khiếu tố.

Lãnh đạo có thể kiểm soát tình hình giải quyết đơn thư của cơ quan. Qua các biểu thống kê nắm được số lượng vụ việc, các vụ việc chưa giải quyết xong, các vụ việc quá hạn cần được giải quyết,...

Cung cấp số liệu thống kê, số liệu phân tích tình hình khiếu nại, tố cáo theo nhiều tiêu thức.

6. Hệ thống quản lý văn bản qui phạm pháp luật

Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật là hệ thống cung cấp các thông tin đầy đủ, cập nhật thường xuyên về các văn bản qui phạm pháp luật do Chính phủ, Quốc hội và các Bộ, ngành, UBND các tỉnh ban hành không chỉ cho các chuyên viên mà cho cả lãnh đạo các cấp.

Trong hoạt động chuyên môn, lãnh đạo và chuyên viên thường xuyên phải tra cứu các văn bản qui phạm pháp luật trên hệ thống lưu trữ dạng sổ sách và giấy tờ, do vậy rất tốn kém thời gian và hiệu quả thấp do không tìm thấy văn bản, hoặc có tìm thấy thì không đầy đủ và đôi khi khó đọc. Qua thực tế khảo sát, tất cả lãnh đạo và chuyên viên đều thể hiện mong muốn có hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật điện tử, qua đó cung cấp cho họ khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, đầy đủ và có hệ thống.

Hiện nay, việc tra cứu văn bản từ CSDL Công báo của Chính phủ đã trở nên khá phổ biến tại các cơ quan quản ký Nhà nước của tỉnh Bình Thuận. Điều đó cho thấy lợi ích thực sự của một CSDL về văn bản qui phạm pháp luật đối với công việc của cán bộ công chức. Tuy nhiên, các công cụ tra cứu, tìm kiếm văn bản do CSDL Công báo cung cấp còn khá nghèo nàn và không thuận tiện. Mặt khác, đa số các văn bản qui phạm pháp luật do tỉnh ban hành hiện nay chưa được quản lý một cách có hệ thống trên máy tính. Do đó cần xây dựng một hệ thống quản lý văn bản qui phạm pháp luật với 2 nội dung chủ yếu sau:

Bổ sung, cải tiến tính năng tra cứu, tìm kiếm văn bản cho CSDL Công báo của Chính phủ.

Xây dựng và cập nhật CSDL bao gồm toàn bộ văn bản qui phạm pháp luật do tỉnh ban hành với khả năng tra cứu, tìm kiếm văn bản dễ dàng thuận tiện.

CSDL văn bản qui phạm pháp luật sẽ được tích hợp chặt chẽ với Web-site UBND tỉnh và các phần mềm ứng dụng khác.

7. Hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ

Hiện nay, các nghiệp vụ quản lý lưu trữ tại Văn phòng HĐND & UBND tỉnh cũng như các đơn vị khác chủ yếu là thủ công hoặc dùng máy tính như công cụ chế bản. Trong khi đó khối lượng các hồ sơ cần quản lý theo quy định là rất lớn. Công tác thu gom hồ sơ từ các đơn vị chuyển sang lưu trữ là khá phức tạp; việc biên mục hồ sơ, cập nhật danh sách văn bản có trong mỗi hồ sơ; lập phiếu tra cứu phục vụ tìm kiếm văn bản mất rất nhiều thời gian và đôi khi không chính xác. Do vậy, đòi hỏi phải sớm xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hồ sơ lưu trữ.

Mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ gồm:

Chuẩn hoá qui trình thu thập-biên mục-lưu trữ-tìm kiếm hồ sơ

Rút ngắn thời gian lập danh sách thu gom hồ sơ từ các đơn vị thông qua việc tích hợp với hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc

Rút ngắn thời gian cập nhật danh sách văn bản, tài liệu có trong mỗi hồ sơ (việc này có thể thực hiện được nếu các chuyên viên phụ trách vụ việc thực hiện cập nhật đầy đủ các văn bản phát sinh trong quá trình xử lý vụ việc vào hệ thống quản lý văn bản-hồ sơ công việc).

Rút ngắn thời gian tra cứu, tìm kiếm hồ sơ, văn bản trong kho lưu trữ

C.3.Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chuyên môn thường xuyên của các cơ quan nhà nước, từ công tác qui hoạch, lập kế hoạch,tổ chức thực hiện, kiểm tra, báo cáo.v.v.; Để thực hiện nhiệm vụ trên, các cơ quan xác lập các chương trình tin học ứng dụng phục vụ chuyên môn phù hợp với đặc điểm và điều kiện về CNTT của từng cơ quan , sau đây chỉ đưa ra một số nội dung cần thiết tin học hóa có qui mô và nội dung liên quan đến yêu cầu chung của tỉnh: Các hệ thống quản lý và CSDL chuyên ngành (05 hệ thống):

Hệ thống quản lý cán bộ, công chức.

Hệ thống quản lý các dự án đầu tư

Hệ thông tin quản lý khu công nghiệp

Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường, tài nguyên khoáng sản, thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, địa chính tỉnh Bình Thuận dựa trên công nghệ GIS

Hệ thống thông tin Thư viện Tỉnh

1. Hệ thống quản lý cán bộ, công chức

Mục tiêu tin học hoá hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức là hình thành một cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ đầy đủ các thông tin về cán bộ, công chức trong toàn tỉnh nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhân sự, đồng thời cung cấp số liệu cho CSDL quốc gia về cán bộ, công chức.

Các lợi ích đạt được:

Thuận tiện trong công tác quản lý quỹ lương của các đơn vị

Thuận tiện trong công tác theo dõi, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

Hỗ trợ đắc lực cho việc đánh giá chất lượng công chức

Rút ngắn thời gian tra cứu, tìm kiếm thông tin về cán bộ, công chức

Theo dõi được tình hình biến động cán bộ, công chức

Hiện nay, hệ thống quản lý cán bộ, công chức do do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ cung cấp đã được triển khai tại Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và một số Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố. Hệ thống này cần tiếp tục triển khai mở rộng và nâng cấp để hình thành một CSDL cán bộ công chức toàn tỉnh tại Trung tâm tích hợp dữ liệu.

2. Hệ thống quản lý các dự án đầu tư

Hiện nay, quy trình quản lý các các dự án đầu tư, theo dõi kế hoạch và tiến độ thực hiện tại các cơ quan chức năng vẫn chưa được chuẩn hoá theo một quy trình chặt chẽ. Các công đoạn quản lý hiện nay đều được thực hiện trên sổ sách giấy tờ. Các báo cáo về hoạt động xây dựng cơ bản trong địa bàn tỉnh luôn chậm và thiếu thông tin cần thiết cho việc chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo đối với các hoạt động xây dựng cơ bản.

Mục tiêu tin học hoá công tác quản lý các dự án đầu tư nhằm cung cấp một công cụ hữu hiệu cho lãnh đạo và chuyên viên để quản lý các hồ sơ dự án đầu tư một cách có hệ thống hơn; có thể nhanh chóng kết xuất các thông tin tổng hợp và chi tiết về tình hình phê duyệt, thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; cải thiện quá trình trao đổi thông tin giữa các cơ quan hữu quan.

3. Hệ thống quản lý khu công nghiệp

Hiện nay, quy trình quản lý và cấp phép đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp Phan Thiết trên tất cả các công đoạn hiện nay đều được thực hiện bằng tay và quản lý trên sổ sách giấy tờ. Công tác vận động thu hút đầu tư, thu thập thông tin , trao đổi thông tin với các ngành đầu tư trong và ngoài nước còn khó khăn. Trong khi đó các quy trình cấp phép quản lý và cấp phép đầu tư , hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp đã được tổ chức thành một quy trình chuẩn rất thuận tiện cho công tác tin học hoá.

            Tin học hoá công tác quản lý khu công nghiệp nhằm cải tiến chất lượng thực thi các thủ tục trong vấn đề cấp phép đầu tư; quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp; cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động của khu công nghiệp cho các cấp lãnh đạo.

4. Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường, tài nguyên khoáng sản, thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, địa chính tỉnh Bình Thuận dựa trên công nghệ GIS

Mục tiêu xây dựng hệ thống này là nhằm hình thành một cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ đầy đủ các thông tin không gian và phi không gian về nguồn lực tự nhiên môi trường, rừng, biển, khóang sản, đất đai ... phục vụ công tác qui họach, lập kế hoạch, báo cáo hiện trạng, theo dõi diễn biến độ suy giảm, cạn kiệt của tài nguyên tự nhiên, từ đó dự báo các giải pháp tối ­ưu để quản lý, khai thác theo đúng yêu cầu qui hoạch, kế hoạch từng thời kỳ.

Hệ thống này dự kiến được phát triển dựa trên công nghệ GIS nhằm hỗ trợ khả năng theo dõi, nắm bắt thông tin một cách trực quan, sát với thực tế. Thông tin được tổ chức thành các lớp sau:

Phân hệ môi trường: các lớp về môi trường như lớp môi trường đô thị, biển, khí hậu, nông nghiệp,...

Phân hệ Khóang sản : Trữ lượng, hàm lưọng, qui hoạch khai thác các lọai khóang sản, diển biến trữ lượng còn lại hàng năm

Phân hệ Đất đai: có các lớp về đất nông nghiệp,lâm nghiệp,thổ cư,nước mặt, ao hồ đầm lầy...

Phân hệ Biển: có các lớp về thủy sản, trữ lượng, tọa độ các loại thủy hải sản, thủy triều, dòng chảy,vv...

5. Hệ thống thông tin Thư viện Tỉnh

Theo sự phát triển của đất nước, và nhu cầu phát triển trong tương lai cần đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng. Thư viện điện tử là hướng đi cần thiết để đáp ứng các nhu cầu trên cuả toàn xã hội tiến đến phục vụ xã hội hóa thông tin. Thư viện sẽ được mở rộng về qui mô lẫn phương pháp quản lý, khối lượng. Công việc quản lý Mục tiêu xây dựng hệ thống Thư viện điện tử là giải pháp tập trung lưu trữ đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

C.4 / Các hệ thống thông tin phục vụ dịch vụ công

 Tin học hoá trong quản ký hành chính hướng đến phục vụ việc phát triển kinh tế -xã hội, xoá bỏ khoản cách giữa nhân dân với các cơ quan công quyền, gắn với cải cách nền hành chính, nhất là các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực có giao dịch nhiều với nhân dân, với các nhà đầu tư .v.v.

Xác định các lĩnh vực cần thiết phải đưa CNTT vào quản lý điều hành:

+ Lĩnh vực đất đai: Hướng tới giải quyết các giao dịch trong việc cấp quyền sử dụng đất

+ Lĩnh vực tư pháp: Quản lý việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu, khai sinh, hộ tịch

+ Lĩnh vực nhà cửa :Quản lý việc cấp giấy phép xây dựng, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

+ Lĩnh vực Văn hoá, xã hội: Quản lý, cấp phép dịch vụ văn hoá; Quản lý, Cấp phép hành nghề Y D­ược

 +Lĩnh vực kinh tế : Quản lý đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế .

 Các đề án CNTT phục vụ các dịch vụ công được tổng hợp trong Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước , một số phần mềm dùng chung sẽ Ban điều hành đề án cấp trung ương xây dựng và áp dụng thống nhất. Tuỳ điều kiện hạ tầng CNTT được đầu tư, trong giai đoạn 2004-2005 sẽ đưa CNTT vào một số dịch vụ công như :Các hệ thống dịch vụ công (06 hệ thống):

Quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quản lý đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu

Quản lý cấp phép xây dựng

Quản lý cấp phép dịch vụ văn hóa

Quản lý cấp phép hành nghề Y Dược

Quản lý đăng ký kinh doanh kết hợp quản lý đăng ký thuế

1. Hệ thống quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Triển khai hệ thống quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay khi Quốc hội và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đất đai, nhà ở (đặc biệt là khu vực đất ở, đất nông lâm nghiệp) nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất đã được luật pháp quy định, nhất là việc chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất.

Triển khai hệ thống quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tạo ra được một cơ sở dữ liệu phản ánh đầy đủ các thông tin về từng mảnh đất, diện tích đất, mục đích sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất, . . . hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý đất đai như: chuyển nhượng, thế chấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,...

Giảm thiểu thời gian thống kê, tìm kiếm số liệu

Cải tiến chất lượng, các thủ tục trong vấn đề xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua khả năng tương tác, phản hồi thông tin với người dân qua mạng Internet hoặc Intranet (khi các điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép)

2. Hệ thống quản lý hộ tịch

Mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch nhằm hình thành nên một kho dữ liệu lưu trữ đầy đủ các thông tin cơ bản về mọi người dân trên địa bàn tỉnh, phản ánh kịp thời các biến động về dân cư, cung cấp dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho yêu cầu nghiên cứu, chỉ đạo, hoạch định chính sách trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội ở tất cả các cấp, các ngành. Một mục tiêu khác đối với việc xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch là nhằm cung cấp các công cụ mới hỗ trợ hoạt động tác nghiệp của cán bộ công chức cấp cơ sở trong quá trình giải quyết các thủ tục liên quan đến yếu tố hộ tịch của mỗi người dân như:

Khai sinh

Đăng ký kết hôn

Đăng ký khai tử

Đăng ký nhận nuôi con nuôi

Đăng ký giám hộ

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

Đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, xác định lại dân tộc

Đăng ký tạm trú, tạm vắng

Đăng ký hộ tịch quân đội nhân dân, công an nhân dân

Đăng ký quá hạn, đăng ký lại

Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài

Các lợi ích chính có thể đạt được như sau:

Với lĩnh vực dân số kế hoạch hoá gia đình:

Cung cấp phương pháp mới hỗ trợ quản lý dân số thuận lợi với các số liệu chính xác, kịp thời để giám sát, đánh giá, lập kế hoạch và chính sách quản lý lâu dài. Có cơ sở để đề ra các giải pháp hợp lý về tư vấn, truyền thông, cung cấp các dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình, ...

Với lĩnh vực an ninh-quốc phòng:

Đăng ký hộ khẩu, quản lý dân cư theo khu vực, tìm người cư trú bất hợp pháp, xác định nhân khẩu thường trú, truy tìm tội phạm.

Làm chứng minh thư

Danh sách tuyển quân

Với lĩnh vực tổ chức chính quyền các cấp:

Danh sách cử tri trong các cuộc bầu cử

Với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Danh sách tiêm chủng mở rộng, uống vắc xin cho trẻ em

Lập kế hoạch về giường bệnh, thầy thuốc phù hợp với dân cư từng địa bàn.

(Và một số lĩnh vực khác ...)

3. Hệ thống quản lý cấp phép xây dựng

Tin học hoá công tác cấp phép xây dựng thuộc trong nhóm các hệ thống thông tin tin học hoá về dịch vụ công mà Ban điều hành dự án 112 của Chính phủ khuyến nghị đưa vào khai thác. Mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý cấp phép xây dựng là nhằm cải tiến chất lượng thực thi các thủ tục trong vấn đề xin cấp phép xây dựng mới hoặc sửa chữa các công trình của nhân dân và các tổ chức; cho phép nhân dân, các tổ chức có thể xin cấp phép xây dựng hoặc xem kết quả qua mạng Internet hoặc Intranet (khi các điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép)

Các mục tiêu cần đạt được:

Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng

Tạo điều kiện cho người dân có khả năng giao tiếp thuận lợi hơn với các cơ quan hành chính, cụ thể người dân có thể xin cấp phép xây dựng qua mạng Internet (hoặc Intranet) và biết được tình trạng thụ lý hồ sơ mà không cần phải đến trụ sở các cơ quan hành chính.

Giảm thiểu thời gian thống kê, tìm kiếm số liệu. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về tình hình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

4. Hệ thống quản lý cấp phép dịch vụ văn hoá

Tin học hoá công tác quản lý cấp phép dịch vụ văn hoá nhằm cải tiến chất lượng thực thi các thủ tục trong vấn đề xin cấp phép hoạt động biểu diễn, các dịch vụ quảng cáo, karaoke, vũ trường, hoạt động kinh doanh băng đĩa,... tiến tới cho phép các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục qua mạng Internet hoặc Intranet (khi các điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép).

Các mục tiêu cần đạt được khi tin học hoá công tác quản lý cấp giấy phép dịch vụ văn hoá:

Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ xin cấp phép dịch vụ văn hoá do cải thiện được luồng luân chuyển thông tin nội bộ trong quá trình thụ lý, quản lý chi tiết và chính xác từng hồ sơ đã thụ lý.

Tạo điều kiện cho người dân có khả năng giao tiếp thuận lợi hơn với các cơ quan hành chính, cụ thể người dân có thể xin cấp phép qua mạng Internet (hoặc Intranet) và biết được tình trạng thụ lý hồ sơ mà không cần phải đến trụ sở các cơ quan hành chính.

Giảm thiểu thời gian thống kê, tìm kiếm số liệu. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về các hoạt động cung cấp dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh.

5. Hệ thống quản lý cấp giấy phép hành nghề y dược

Tin học hoá công tác quản lý cấp phép dịch vụ văn hoá nhằm cải tiến chất lượng thực thi các thủ tục trong vấn đề xin cấp phép các phòng khám tư, hiệu thuốc tư, công ty dược phẩm tư, ... tiến tới cho phép các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục qua mạng Internet hoặc Intranet (khi các điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép).

Các mục tiêu cần đạt được:

Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ xin cấp phép hành nghề y dược do cải thiện được luồng luân chuyển thông tin nội bộ trong quá trình thụ lý, kiểm tra xác minh thông tin thông qua việc truy cập các hệ CSDL dùng chung.

Tăng hiệu quả quản lý.

Giảm thiểu thời gian thống kê, tìm kiếm số liệu. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y dược trên địa bàn tỉnh.

6. Hệ thống quản lý đăng ký kinh doanh

Tin học hoá công tác quản lý đăng ký kinh doanh nhằm cải tiến chất lượng thực thi các thủ tục trong vấn đề đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh của nhân dân và các doanh nghiệp; cho phép nhân dân, các doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh hoặc xem kết quả qua mạng Internet hoặc Intranet (khi các điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép).

Các mục tiêu cần đạt được:

Rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh

Tạo điều kiện cho người dân có khả năng giao tiếp thuận lợi hơn với các cơ quan hành chính, cụ thể người dân có thể xin đăng ký kinh doanh qua mạng Internet (hoặc Intranet) và biết được tình trạng thụ lý hồ sơ mà không cần phải đến trụ sở các cơ quan hành chính.

Giảm thiểu thời gian thống kê, tìm kiếm số liệu. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

c.5. Hê thống thông tin trên Intranet , internet

Thông tin là nhu cầu thiết yếu, được mọi đối tượng quan tâm, việc tổ chức hệ thông tin dùng chung phục vụ nhiều đối tượng khác nhau và hệ thông tin tác nghiệp phục vụ có chọn lọc trong các cơ quan nhà nước trên công nghệ WEB có ý nghĩa quan trọng trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH. Là phương tiện để phổ biến rộng rãi và nhanh chóng các chủ trương chính sách của Trung ương và của UBND tỉnh đối với mọi đối tượng

 Yêu cầu : Xây dựng đề án : Intranet/ Internet BìnhThuận

Chọn lọc thông tin giới thiệu lên internet

Hoàn chỉnh Intranet Bình thuận, tạo ra nhiều thông tin cho mọi đối tượng truy cập gắn với việc giới thiệu các chủ trương mới của tỉnh, phát triển các dịch vụ trên mạng như quảng cáo, giới thiệu doanh nhiệp,các dịch vụ du lịch và dịch vụ khác.

 Phát triển trang WEB tích hợp dữ liệu từ các phân hệ phục vụ các cơ quan QLNN

Các sở ngành xây dựng riêng trang WEB để giới thiệu chuyên sâu các hoạt động chuyên môn

1/Chủ đề án : Cục Thống kê,

 Cơ quan phối hợp: Bưu điện tỉnh,Các Sở ngành và UBND các huyện, thành phố

 2/Mục tiêu :

 - Intranet Bình thuận là một kênh thông tin điện tử chính thống phổ biến, giới thiệu rộng rãi với khu vực và quốc tế mọi mặt đời sống kinh tế , văn hoá xã hội trong tỉnh

- Xây dựng nguồn tài nguyên thông tin tổng hợp, dùng chung, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp thị, thực hiện xã hội hoá thông tin, góp phần nâng cao dân trí

- Kết nối với internet bằng đư­ờng truyền có tốc độ cao để các đơn vị truy cập Internet thông qua Intranet .Kết nối với các website trên internet, trao đổi email

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu công cộng chuyên ngành phục vụ tra cứu theo chuyên đề như qui hoạch, đầu tư, giáo dục khoa học công nghệ môi trường, hệ thống văn bản pháp qui.. .

- Phát triển giao dịch thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến

3/ Yêu cầu

- Duy trì nội dung, phát triển hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ với các dự án, khác; chọn lọc giới thiệu lên Intrenet một số thông tin nhằm giới thiệu tiềm năng của địa ph­ương.

- Các sở ngành xây dựng Web site chuyên ngành giới thệu trên intranet

- Duy trì chế độ cập nhật thường xuyên về nội dung, ứng dụng các công nghệ mới trong tổ chức quản lý mạng, thiết kế các trang Web

4/Nội dung : Phát triển hệ thống thông tin :

Chú trọng kết nối phục vụ giao dịch kinh doanh, trao đổi Email,

Kết nối hệ thống cá trang Web chuyên dùng của các sở ngành, hệ thống báo, đài và cá cwebsite trong nước chuyên dùng

Từng bước phát triển thương mại điện tử

Giới thiệu toàn cảnh về kinh tế xã hội, văn hoá, lịch sử, địa lý,con người Bình thuận, về các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Các chính sách thu hút ưu đãi đầu tư, các dự án đầu tư

Hệ thống văn bản pháp luật và một số thông tin khác, bổ sung hệ thống thông tin kinh tế thương mại, dịch vụ , du lịch...

IV/dự toán kinh phí

dự toán kinh phí cho các hệ thống ứng dụng

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

 

2002

2003

2004

2005

Tổng cộng

 

A

Hệ thông tin QLHCNN

610

1625

1060

1680

4535

 

 I

 Hệ thống thông tin tác nghiệp

440

1680

1260

825

4205

 

1

Chư­ơng trình quản lý hồ sơ công việc

 

150

100

100

350

 

 

2

Intranet Bình Thuận

440

250

150

150

990

 

3

 WEB site điều hành tác nghiệp của UBND tỉnh

 

300

200

100

600

 

4

Ch­ơng trình báo cáo định kỳ tình hình kinh tế xã hội

 

150

100

50

300

 

5

 Hệ th­ tín điện tử trên địa bàn tỉnh:

 

80

60

 

140

 

6

Hệ thống thông tin l­u trữ

 

150

150

 

300

 

7

Quản lý đơn th­ khiếu nại tố cáo

 

250

50

10

310

 

 

8

Hệ CSDL qui phạm pháp luật tỉnh Bình Thuận

 

150

150

100

400

 

 

Hệ thông tinTh­ viện tỉnh

 

200

300

315

815

 

II 

 Các hệ thông tin phục vụ quản lý

170

1200

650

550

2570

 

9

Ưng dụng công nghệ GIS quản lý CSDL tài nguyên môi tr­ờng, tài nguyên khóang sản, thủy sản, công nghiệp,nông nghiệp, địa chính

170

500

400

400

1470

 

10

Hệ thống CSDL thông tin kinh tế xã hội

 

600

50

50

700

 

12

Hệ thông tin quản lý công chức trên phạm vi tỉnh Bình Thuận.

 

100

200

100

400

 

 

III

 Hệ thống các dịch vụ công

 

425

410

1130

1965

 

13

Quản lý, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

225

10

10

245

 

14

 Quản lý đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu

 

 

 

230

230

 

15

Quản lý, Cấp phép xây dựng

 

 

 

230

230

 

16

Quản lý, cấp phép dịch vụ Văn hoá

 

 

 

230

230

 

16

Quản lý, Cấp phép hành nghề Y Dư­ợc

 

 

 

230

230

 

17

Quản lý doanh nghiep kết hợp quản lý đăng ký thuế

 

50

150

100

300

 

 

18

Quản lý các dự án đầu tư­­

 

100

100

100

300

 

19

 Hệ thông tin quản lý khu công nghiệp

 

50

150

 

200

 

B

 Hệ thống thông tin phục vụ cấp ủy

250

1600

2000

1950

5800

 

 

 Tổng cộng A+B

860

3225

3060

3630

10335

 

Tổng dự toán kinh phí

Đơn vị tính: triệu đồng

Hạng mục

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Cộng

Chi phí thiết lập hạ tầng kỹ thuật CNTT

1102.5

4533.9

3054.5

1291.5

9982.4

Mạng LAN tại các đơn vị

600

1000

1000

900

3500

Trung tâm tích hợp dữ liệu

450

2000

1250

 

3700

Hạ tầng truyền thông

 

1318

659

330

2307

Bảo trì

52.5

215.9

145.45

61.5

475.35

Đào tạo

180

1000

1200

1000

3380

Thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành cấp ủy

250

1600

2000

1950

5800

Các hệ thống thông tin phục vụ điều hành, chuyên ngành, hệ thống dịch vụ công và Intranet.

610

1625

1060

1680

4975

Hỗ trợ phát triển CNTT cho các đối t­ợng đơn vị khác

 

800

900

1000

2700

Cộng

2142.5

9558.9

8214.45

6921.5

26837.35

Dự phòng 5%

107.125

477.945

410.7225

346.075

1341.868

Tổng cộng

2249.625

10036.85

8625.173

7267.575

28179.22

Làm tròn

2250

10037

8625

7268

28180

Hai mươi tám tỷ một trăm tám mươi triệu đồng

Phân bổ kinh phí theo các năm

 Đvt : triệu đồng

TT

Năm

Tổng số

 

Phân bổ kinh phí

Trung ư­ơng

Địa phư­ơng

1

2002

2250

450

1800

2

2003

10037

2500

7537

4

2004

8625

2000

6625

5

2005

7268

1062

6206

 

Tổng cộng :

28180

6012

22168

Căn cứ các mục tiêu của tỉnh được đề xuất như trên và chỉ đạo chung của Chính phủ từ chương trình tổng thể về phát triển ứng dụng CNTT thực hiện Chỉ thị 58 CT/TW của Bộ Chính trị; Ngân sách địa phương đầu tư cho ứng dụng và phát trển CNTT của tỉnh hàng năm khoảng 6 tỉ đồng bao gồm:

Kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách tỉnh cân đối hàng năm từ 0,5 đến 0,6 % so với tổng chi ngân sách ước đạt khoảng 3 tỉ đồng/năm

Kinh phí từ nguồn đầu tư XDCB khoảng gần 3 tỉ đồng/năm

Ngoài ra huy động từ các nguồn khác như:

 + Chi thường xuyên từ địa phưong , đơn vị

 + Nguồn kinh phí từ các ngành dọc

 + Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp

 + Nguồn tài trợ

 Nhu cầu ngân sách trung ương hỗ trợ hàng năm bình quân khoảng khoảng 2 tỉ đồng

VIII. Các biện pháp chủ yếu :

 1/ Nâng cao nhận thức về CNTT cho toàn xã hội, đặc biệt cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành, làm cho mọi hoạt động đời sống xã hội trong các tầng lớp dân cư có sự chuyển biến về nhận thức.

Việc nâng cao nhận thức sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

-Sử dụng các phương tiện truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí để giới thiệu, phổ biến kiến thức về CNTT, đài truyền hình địa phương có kế hoạch phát hình định kỳ chuyên mục CNTT để phổ biến các nội dung về CNTT, giới thiệu các ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, mở lớp tin hoc cơ bản trên truyền hình.

 - ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ngoài các hình thức trên, chọn Bưu điện Văn hoá xã trung tâm phổ biến các kiến thức về CNTT, sau năm 2003 làm điểm truy cập internet. Ngânsách cần đầu tư để cung cấp thông tin, không những nhằm nâng cao trình độ xã hội vùng nông thôn miền núi mà mà phục vụ thiết thực cung cấp các kiến thức về chăn nuôi trồng trọt tại các vùng dự án.

- Cung cấp các thông tin về Chiến lược và chính sách CNTT của các nước, của Việt Nam và kế hoạch phát triển CNTT của các trung tâm lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh cho lãnh đạo các cấp.

-Tạo điều kiện cho cán bộ của tỉnh có thể tiếp cận thông tin bên ngoài, tham quan các trung tâm CNTT trong nước và tham gia các hoạt động CNTT trong vùng, trong nước hoặc trong khu vực.

2/ Tổ chức quán triệt nội dung và tinh thần Chỉ thị 58-CT/TW, Kế họach số 07 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vị trí, vai trò của CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bồi dưỡng và cập nhật thông tin cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý. Đa dạng hoá các hình thức phổ biến kiến thức về CNTT để nâng cao nhận thức trong xã hội.

3/ Huy động mọi nguồn lực để tăng đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT.Tranh thủ nguồn vốn từ các dự án tài trợ, từ các dự án công nghệ thông tin quốc gia, vốn đầu tư từ các Bộ, ngành. Bảo đảm ngân sách thực hiện triệt để các dự án . Đầu tư cho công nghệ thông tin từ nguồn ngân sách tỉnh cân đối hàng năm từ 0,5 đến 0,6 % so với tổng chi ngân sách, ít nhất bằng 30% so với đầu tư cho sự nghiệp khoa học công nghệ.

4/ Xây dựng Trung tâm CNTT nhằm mục đích đẩy mạnh việc phát triển ứng dụng CNTT, tin học hoá các hoạt động trong lĩnh vực hành chính công và dịch vụ công; mở rộng mạng tin học của Sở, ngành và các địa phương đến các cơ quan cấp trên trên bảo đảm sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ, ngành đối với các Sở, Ban, ngành; chia xẻ thông tin chung với các cơ quan hành chính nhà nước khác.Tư vấn việc phát triển CNTT cho các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp,

5/ Xây dựng kế hoạch đào tạo theo hướng mở rộng qui mô,đa dạng hoá và xã hội hoá các hình thức và qui mô đào tạo, liên kết hợp tác với các truờng đại học, cao đẳng, trung học và các trung tâm đào tạo CNTT tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học gắn với ứng dụng trong quản lý nghiệp vụ, đào tạo chính qui, tại chức bậc đại học, trung học cho cán bộ công chức và doanh nghiệp, đào tạo chuyên viên lập trình đủ khả năng tổ chức phát triển và ứng dụng CNTT trong cơ quan, đơn vị. Phổ cập tin học trong các trường phổ thông, có kế hoạch bổ sung và bồi dưỡng giáo viên tin học, phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hội thi tin học trong nhà trường ,trong các địa phương nhằm chọn lọc, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng tin học.

6/ Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNTT:

 Ban hành các chính sách khuyến khích và ưu đãi trong việc : Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế xã hội; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ, tư vấn, sản xuất phần mềm, thiết bị ... thành lập chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất tại địa phương; thu hút chuyên gia tham gia phát triển, tư vấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT đạt trình độ ngang với khu vực miền Đông Nam bộ ; Xây dựng các quy chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các dự án CNTT.

- Hình thành Quĩ phát triển công nghệ thông tin.

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp được phép sử dụng khoảng chi thường xuyên 5% cho công nghệ thông tin.

- Doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT để đổi mới công tác quản lý được xem như đổi mới công nghệ cần có chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp nhà nước dùng quĩ phát triển sản xuất đầu tư cho CNTT coi như đầu tư đổi mới công nghệ.

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất phần mềm được hưởng 20%-50% so với giá trị sản phẩm, sản phẩm sản xuất có quyền sở hữu và được bảo hộ theo luât định.

Các tổ chức hoạt động dịch vụ CNTT được miễn, giảm thuế.

7. Đổi mới công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch về CNTT, đặc biệt là kế

hoạch tài chính. Hàng năm dựa vào hướng dẫn của các cơ quan ngành dọc trung ương, các cơ quan, ban ngành và địa phương phải xây dựng kế hoạch thể hiện các yêu cầu phát triển công nghệ thông tin cho xã hội cả trong và ngoài khu vực nhà nước.

IX.Tổ chức thực hiện:

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, các cơ quan đơn vị phải có kế họach cụ thể báo cáo cấp ủy để thống nhất chỉ đạo triển khai. Để thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ,cần tập trung thực hiện các yêu cầu sau:

1.Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình CNTT tỉnh, sửa đổi điều chỉnh qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo bảo đảm hoạt động thiết thực và hiệu quả; UBND huyện, thành phố thành lập tổ tư vấn giúp lãnh đạo trong lĩnh vực CNTT,

2. Sở KH,CN&MT giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về CNTT, theo dõi tiến độ thực hiện, xây dựng qui chế phối hợp giữa các cơ quan để triển khai đồng bộ các chương trình CNTT của tỉnh; qui chế quản lý và khai thác thông tin điện tử, phối hợp với cơ quan chuyên môn tham mưu trong việc xây dựng các chức danh, nhiệm vụ cán bộ CNTT tại các đơn vị.

Giúp UBND tỉnh tập hợp các lực lượng cá nhân, cán bộ làm tin học trong các cơ quan trong tỉnh, tổ chức và duy trì hoạt động của lực lượng nầy gắn với những nhiệm vụ, đề án cụ thể của tỉnh trong lĩnh vực CNTT, tiến tới thành lập Hội Tin học tỉnh để trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân những người làm tin học (hội viên), đồng thời giúp các cơ quan trong tỉnh tư vấn trong lĩnh vực CNTT.

3. Sở giáo dục đào tạo tham mưu chính sách phát triển nguồn nhân lực ,đào tạo và ứng dụng tin học trong trường phổ thông.

4. Sở Kế hoạch &đầu tư phối, Sở Tài chính- Vật giá tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách thu hút đầu tư phát triển sản xuất dịch vụ CNTT, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh.

 5. Các đơn vị chủ động thu hút cán bộ CNTT về làm việc tại cơ quan, cử cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách về CNTT, mỗi cơ quan thuộc tỉnh bố trí cán bộ kỹ thuật phụ trách về CNTT, xây dựng kế hoạch CNTT và báo cáo thực hiện kế hoạch đồng thời với kế hoạch chuyên môn của cơ quan đơn vị theo định kỳ.