Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 659/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 23 tháng 05 năm 2016 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 596/TTr-KHĐT ngày 07/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Cánh đồng lớn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch các cánh đồng lớn phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo cho nông dân áp dụng thuận lợi tiến bộ kỹ thuật khi tham gia.
2. Quy hoạch các cánh đồng lớn đảm bảo gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu. Đảm bảo quy mô diện tích đối với cây lúa (trên 30ha với xã đồng bằng và 20ha với xã miền núi), cây lạc, cây ngô (từ 15ha trở lên). Thực hiện 3 cùng: cùng giống, cùng thời vụ và cùng áp dụng chung quy trình kỹ thuật thâm canh.
3. Quy hoạch các cánh đồng lớn góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
II. Quy hoạch các cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh
1. Định hướng phát triển sản xuất lúa, ngô, lạc giai đoạn 2020-2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt từ 2%/năm. Đến năm 2020 giá trị sản xuất/ha canh tác đạt trên 130 triệu đồng/ha. Đến năm 2025 giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 145 triệu đồng/ha.
- Sản xuất lúa: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh đạt 76.000 ha, năng suất bình quân đạt trên 64,8 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 492 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh còn 72.000ha. Diện tích đất trồng lúa giảm tại những vùng không chủ động nước, vùng ruộng trũng, một phần diện tích đất 2 lúa, đất lúa màu chuyển sang trồng các loại rau củ quả và cây dược liệu có hiệu quả cao và mô hình lúa - cá.
- Sản xuất ngô: Đến năm 2020, duy trì diện tích khoảng 6.000ha. Định hướng đến năm 2025, diện tích gieo trồng ngô cả năm còn khoảng 5.000ha. Tập trung vào khảo nghiệm tuyển chọn các giống ngô có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất ngô nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, giá trị của cây ngô.
- Cây lạc: Đến năm 2020, diện tích trồng lạc giảm còn 4000 ha. Sản lượng đạt trên 11,1 nghìn tấn vào năm 2020. Định hướng đến năm 2025, diện tích trồng lạc còn khoảng 3.600ha. Diện tích giảm ở những vùng có hiệu quả thấp, chuyển sang trồng các loại rau, củ quả có hiệu quả cao như: chuối tiêu hồng, thanh long...)
2. Tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn
- Xây dựng “Cánh đồng lớn” phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, chương trình xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, định hướng và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo cho nông dân áp dụng thuận lợi tiến bộ kỹ thuật khi tham gia.
- “Cánh đồng lớn” phải được quy hoạch gọn vùng, phát triển bền vững, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa, tưới tiêu cho sản xuất 3 vụ/năm hợp lý theo hướng: Vụ xuân muộn - Vụ mùa sớm, mùa trung - Vụ đông hàng hóa.
+ Vụ Xuân: Sử dụng lúa thuần, lúa chất lượng, áp dụng gieo thẳng, biện pháp canh tác tiên tiến, cơ giới hóa.
+ Vụ Mùa: Sử dụng lúa thuần, lúa chất lượng, áp dụng gieo thẳng, biện pháp canh tác tiên tiến, cơ giới hóa.
+ Vụ Đông: Phát triển cây trồng hàng hóa gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
- Quy mô diện tích:
+ Đối với cây lúa: trên 30ha/cánh đồng đối với xã đồng bằng, và trên 20ha/cánh đồng đối với xã miền núi
+ Đối với cây ngô, cây lạc: trên 15ha/cánh đồng
- Thực hiện 3 cùng: cùng giống, cùng thời vụ và cùng áp dụng chung quy trình kỹ thuật thâm canh.
- Mô hình cần có sự tham gia của các doanh nghiệp trong cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...), cung cấp tín dụng và tiêu thụ sản phẩm của nông dân có nhu cầu. Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm rủi ro do nguyên nhân khách quan.
- Nông dân được bàn bạc dân chủ từ đó tự nguyện tham gia và được bảo đảm quyền lợi, hoàn toàn tự giác và chủ động trong việc thực hiện mô hình và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và pháp lý.
- Tổ chức thực hiện các khâu dịch vụ cho nông dân theo hướng sản xuất tập trung và áp dụng cơ giới hóa: làm đất, làm mạ, cấy hoặc gieo thẳng, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.
3. Quy hoạch các cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
3.1. Đối với cây lúa
3.1.1. Quy mô xây dựng các cánh đồng lớn.
- Dự kiến đến năm 2020, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây lúa có diện tích 4.715ha, trong đó: huyện Hoa Lư 445ha; huyện Gia Viễn 400ha; huyện Kim Sơn 890ha; huyện Nho Quan 220ha; huyện Yên Mô 450ha; huyện Yên Khánh 2.310ha.
- Dự kiến đến năm 2025, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây lúa có diện tích 8.563ha, trong đó: huyện Hoa Lư 1.148ha; huyện Gia Viễn 1.080ha; huyện Kim Sơn 1.690ha; huyện Nho Quan 685ha; huyện Yên Mô 780ha; huyện Yên Khánh 3.180ha.
3.1.2. Quy hoạch cánh đồng lớn phân theo các huyện:
* Đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch 82 cánh đồng lớn đối với cây lúa với tổng diện tích là 4.715ha, gồm:
1) Huyện Hoa Lư: Quy hoạch 8 cánh đồng lớn với tổng diện tích 445ha.
2) Huyện Gia Viễn: Quy hoạch 12 cánh đồng lớn với tổng diện tích 400ha.
3) Huyện Kim Sơn: Quy hoạch 14 cánh đồng lớn với tổng diện tích 890ha.
4) Huyện Nho Quan: Quy hoạch 5 cánh đồng lớn với tổng diện tích 220ha.
5) Huyện Yên Mô: Quy hoạch 15 cánh đồng lớn với tổng diện tích 450 ha.
6) Huyện Yên Khánh: Quy hoạch 30 cánh đồng lớn với tổng diện tích 2.310ha.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo).
* Định hướng đến năm 2025: Toàn tỉnh Quy hoạch 140 cánh đồng lớn đối với cây lúa với tổng diện tích là 8.383ha
1) Huyện Hoa Lư: Quy hoạch 15 cánh đồng lớn với tổng diện tích 968ha.
2) Huyện Gia Viễn: Quy hoạch 27 cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.080ha.
3) Huyện Kim Sơn: Quy hoạch 25 cánh đồng lớn với tổng diện tích 1.690ha.
4) Huyện Nho Quan: Quy hoạch 17 cánh đồng lớn với tổng diện tích 685ha.
5) Huyện Yên Mô: Quy hoạch 26 cánh đồng lớn với tổng diện tích 780 ha.
6) Huyện Yên Khánh: Quy hoạch 30 cánh đồng lớn với tổng diện tích 3.180ha.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo).
3.2. Đối với cây ngô
3.2.1. Quy mô xây dựng cánh đồng lớn đối với cây ngô
- Đến năm 2020, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây ngô có diện tích 380ha, trong đó: huyện Gia Viễn 65ha; huyện Nho Quan 40ha; huyện Yên Mô 105ha; huyện Yên Khánh 170ha.
- Định hướng đến năm 2025, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây ngô có diện tích 305ha, trong đó: huyện Gia Viễn 20ha; huyện Nho Quan 40ha; huyện Yên Mô 105ha; huyện Yên Khánh 140ha.
4.2.2. Quy hoạch các cánh đồng lớn phân theo các huyện
* Đến năm 2020: Quy hoạch 18 cánh đồng lớn đối với cây ngô, với tổng diện tích 380ha, gồm:
1) Huyện Gia Viễn: 2 cánh đồng lớn với tổng diện tích 65ha.
2) Huyện Nho Quan: 2 cánh đồng lớn với tổng diện tích 40ha.
3) Huyện Yên Mô: 7 cánh đồng lớn với tổng diện tích 105ha.
4) Huyện Yên Khánh: 7 cánh đồng lớn với tổng diện tích 170ha.
* Định hướng đến năm 2025: Quy hoạch 16 cánh đồng lớn đối với cây ngô, với tổng diện tích 305ha:
1) Huyện Gia Viễn: 1 cánh đồng lớn với tổng diện tích 20ha.
2) Huyện Nho Quan: 2 cánh đồng lớn với tổng diện tích 40ha.
3) Huyện Yên Mô: 7 cánh đồng lớn với tổng diện tích 105ha.
4) Huyện Yên Khánh: 6 cánh đồng lớn với tổng diện tích 140ha.
3.3. Đối với cây lạc
3.3.1. Quy mô xây dựng cánh đồng lớn
- Đến năm 2020, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây lạc có diện tích 260ha, trong đó: huyện Nho Quan 80ha; huyện Yên Mô 100ha; huyện Yên Khánh 80ha.
- Định hướng đến năm 2025, quy hoạch cánh đồng lớn đối với cây lạc có diện tích 195ha, trong đó: huyện Nho Quan 60ha; huyện Yên Mô 75ha; huyện Yên Khánh 60ha.
3.3.2. Quy hoạch các cánh đồng lớn phân theo các huyện
* Đến năm 2020: Quy hoạch 13 cánh đồng lớn với cây lạc với tổng diện tích 260ha, gồm:
1) Huyện Nho Quan: 4 cánh đồng lớn với tổng diện tích 80ha.
2) Huyện Yên Mô: 5 cánh đồng lớn với tổng diện tích 100ha.
3) Huyện Yên Khánh: 4 cánh đồng lớn với tổng diện tích 80ha.
* Định hướng đến năm 2025: Quy hoạch 13 cánh đồng lớn với cây lạc với tổng diện tích 195ha:
1) Huyện Nho Quan: 4 cánh đồng lớn với tổng diện tích 60ha.
2) Huyện Yên Mô: 5 cánh đồng lớn với tổng diện tích 75ha.
3) Huyện Yên Khánh: 4 cánh đồng lớn với tổng diện tích 60ha.
5. Một số giải pháp chung thực hiện quy hoạch
5.1. Giải pháp về chính sách
5.1.1. Chính sách hỗ trợ vốn
- Đối với người dân: Tăng cường tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi của hệ thống tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho cánh đồng lớn; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho người dân được vay đủ vốn mua máy móc thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp: Thực hiện hiệu quả các chính sách tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân, tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đủ năng lực cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn sản xuất, vận chuyển, phơi sấy sản phẩm để tạo điều kiện thực hiện hợp đồng.
5.1.2. Chính sách đất đai: Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa; khuyến khích các Doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình có kinh nghiệm, có tiềm lực về lao động và vốn đầu tư tích lũy ruộng đất để thực hiện có hiệu quả quy hoạch.
5.2. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất
- Về thủy lợi: Đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thực hiện xây mới và nâng cấp các trạm bơm. Cần nâng cấp sửa chữa toàn bộ các công trình đã xuống cấp. Có cơ chế hỗ trợ cho việc nạo vét kênh mương nội đồng.
- Về giao thông: Thực hiện lồng ghép với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đồng thời tăng cường cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ hàng hóa nhất là hàng hóa trong các cánh đồng lớn.
5.3. Giải pháp về khuyến nông
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt mạng lưới khuyến nông, xây dựng mạng lưới đội ngũ kỹ thuật viên tại chỗ
- Tăng cường chương trình đào tạo, huấn luyện nông dân các kỹ năng sản xuất và phối hợp tiêu thụ sản phẩm.
- Tuyên truyền mục đích, tiêu chí và hướng dẫn thực hiện trong mô hình “cánh đồng lớn”
5.4. Giải pháp áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật như gieo thẳng bằng dụng cụ sạ hàng, hàng, bón phân cân đối, hợp lý, sử dụng bảng so màu lá để bón phân, điều tiết quá trình sinh trưởng của cây trồng đối với sản xuất lúa; các giải pháp làm đất tối thiểu với đậu tương, khoai tây, bí; áp dụng máy làm đất, máy gặt đập liên hợp để giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất.
- Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, đảm bảo thời gian cách ly; Tưới tiêu hợp lý theo nhu cầu nước của cây, chủ động sản xuất 3 vụ/năm; Ứng dụng các giống tiến bộ, có chất lượng cao, có hợp đồng tiêu thụ.
5.5. Giải pháp tăng cường liên kết 4 nhà trong xây dựng cánh đồng lớn
- Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, đưa ra dự báo về cung cầu và mở rộng qui mô thị trường. Tập trung xây dựng mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung theo “cánh đồng lớn”, hình thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của loại hình sản xuất hợp tác như tổ hợp tác, hợp tác xã; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng miền, với biến đổi khí hậu; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, quy trình bảo quản và chế biến nông sản...
- Đa dạng hóa các hình thức liên kết, có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia như: Doanh nghiệp liên kết với Nhà nước và nông dân; Doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong việc cung ứng đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; Doanh nghiệp liên kết với nhà khoa học, đơn vị chuyển giao kỹ thuật và nông dân; Nông dân liên kết với nông dân và doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hợp đồng trong liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Người nông dân cần sản xuất theo đúng quy trình của cánh đồng lớn, cam kết luôn đảm bảo đủ sản lượng nông sản theo đơn đặt hàng.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của tổ chức đại diện nông dân trong việc liên kết hộ nông dân đi lên sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản. Trong đó (HTX, THT) là cầu nối, giúp doanh nghiệp và nông dân hợp tác ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.
5.6. Giải pháp về thị trường
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành, huyện, tổ chức tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn, tổ chức cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho nông dân nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
- Các doanh nghiệp phải có cơ chế linh hoạt hỗ trợ cho người sản xuất, thực hiện đúng cam kết, hợp đồng đã ký với nông dân, cung ứng các loại vật tư đảm bảo chất lượng theo quy định của Nhà nước, tổ chức thu mua tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng ngay từ đầu vụ sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư vào cánh đồng lớn cần sớm có kế hoạch để các hợp tác xã chủ động trong sản xuất và vận động xã viên tham gia, yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, các phương tiện, thiết bị cần thiết để đảm bảo việc thu mua sản phẩm theo đúng hợp đồng ký kết.
6. Các chương trình, dự án ưu tiên
6.1. Các chương trình
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình sau
- Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng
- Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình an toàn dịch bệnh cây trồng
- Chương trình giống cây trồng
- Chương trình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) trong trồng trọt.
6.2. Các dự án ưu tiên
- Dự án phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa giống
- Tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất khảo nghiệm các giống lúa mới trước khi tiến hành nhân rộng ra sản xuất (mỗi vùng từ 20-30 ha).
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng một số cánh đồng sản xuất lúa xuất khẩu.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Có trách nhiệm công bố, công khai Quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt theo đúng quy định hiện hành của nhà nước;
- Phối hợp với các Sở, ban ngành và đơn vị chức năng của tỉnh, hướng dẫn UBND các huyện lập kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy hoạch của các đơn vị chức năng, phản ánh, đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức họp sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo có hiệu quả, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp trong việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đảm bảo sử dụng đất phù hợp, đúng quy hoạch, đạt hiệu quả cao.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Bố trí ngân sách hàng năm, lồng ghép các chương trình dự án để triển khai thực hiện quy hoạch.
4. Sở Công thương: Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở chế biến nông, lâm sản.
5. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình: Chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh xây dựng các đề án cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên và tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.
6. UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo các HTX làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, quản lý và kiểm tra ký kết và tổ chức thực hiện Hợp đồng kinh tế giữa các HTX nông nghiệp với Doanh nghiệp, chỉ đạo HTX Nông nghiệp, tổ dịch vụ và các hộ nông dân thực hiện đúng cam kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất.
- Xây dựng và chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động. Xác định quy mô, diện tích, giống cây trồng đưa vào sản xuất, các tổ chức, thành phần tham gia triển khai dự án; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN ĐỐI VỚI CÂY LÚA TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 659/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh)
STT | Tên huyện | Diện tích (ha) | Số lượng (cánh đồng) | Địa điểm (đến các xã) | |||
Quy hoạch đến năm 2020 | |||||||
1 | Hoa Lư | 445 | 8 | Trường Yên (110ha), Ninh Hòa (130ha), Ninh Mỹ 60ha, Ninh Giang (50ha), Ninh An (95ha) | |||
2 | Gia Viễn | 400 | 12 | Gia Thanh (35ha), Gia Xuân (30ha), Gia Trấn (30ha), Gia Vân (20ha), Gia Hòa (50ha), Gia Hưng (35ha), Gia Phú (70ha), Gia Vượng (50ha), Gia Phong (40ha), Gia Lạc (40ha) | |||
3 | Kim Sơn | 890 | 14 | Xuân Thiện (70ha), Quang Thiện (100ha), Ân Hòa (60ha), Đồng Hướng (70ha), Lai Thành (100ha), Yên Lộc (70ha), Tân Thành (70ha), Định Hóa (70ha), Văn Hải (70ha), Thượng Kiệm (70ha), Kim Tân (70ha), Cồn Thoi (70ha) | |||
4 | Nho Quan | 220 | 5 | Đức Long (50ha), Lạng Phong (30ha), Sơn Thành (50ha), Thượng Hòa (50ha), Yên Quang (40ha). | |||
5 | Yên Mô | 450 | 15 | Khánh Thượng (30ha), Yên Thắng (60ha), Yên Lâm (120ha), Yên Đồng (60ha), Yên Nhân (90ha), Yên Phong (90ha) | |||
6 | Yên Khánh | 2.310 | 30 | Thị trấn Yên Ninh (50ha), xã Khánh An (50ha), Khánh Cư (120ha), Khánh Lợi (100ha), Khánh Công (100ha), Khánh Hòa (110ha), Khánh Thủy (150ha), Khánh Vân (160ha), Khánh Hải (130ha), Khánh Tiên (180ha), Khánh Hồng (200ha), Khánh Hội (150ha), Khánh Cường (100ha), Khánh Trung (130ha), Khánh Thành (200ha), Khánh Mậu (200ha), Khánh Nhạc (200ha) | |||
Định hướng đến năm 2025 | |||||||
1 | Hoa Lư | 968 | 15 | Trường Yên (290ha), Ninh Hòa (130ha), Ninh Mỹ (68ha), Ninh Xuân (30 ha), Ninh Giang (100ha), Ninh Vân (100ha), Ninh Thắng (60ha), Ninh Hải (90ha), Ninh An (100ha) | |||
2 | Gia Viễn | 1.080 | 27 | Gia Thanh (60ha), Gia Xuân (40ha), Gia Trấn (40ha), Gia Vân (30ha), Gia Hòa (60ha), Gia Hưng (40ha), Gia Phú (90ha), Gia Vượng (60ha), Gia Phong (65ha), Gia Lạc (65ha), Gia Phương (60ha), Lân Sơn (60ha), Gia Thắng (60ha), Gia Tiến (60ha), Gia Lập (80ha), Gia Minh (50ha), Gia Thịnh (80ha), Gia Tân (80ha) | |||
3 | Kim Sơn | 1.690 | 25 | Xuân Thiện (70ha), Quang Thiện (100ha), Ân Hòa (70ha), Đồng Hướng (80ha), Lai Thành (100ha), Yên Lộc (80ha), Tân Thành (70ha), Định Hóa (70ha), Văn Hải (70ha), Thượng Kiệm (70ha), Kim Tân (70ha), Cồn Thoi (70ha), Kim Mỹ (100ha), Kim Chính (120ha), Hùng Tiến (70ha), Như Hòa (70ha), Hồi Ninh (70ha), Lưu Phương (70 ha), Chất Bình (100ha), Tân Thành (70ha) | |||
4 | Nho Quan | 685 | 17 | Đức Long (50ha), Lạng Phong (30ha), Sơn Thành (50ha), Thượng Hòa (50ha), Yên Quang (40ha), Đồng Phong (50ha), Quảng Lạc (35ha), Gia Tường (50ha), Gia Thủy (50ha), Sơn Hà (50ha), Văn Phú (40ha), Thịnh Bình (40ha), Phú Lộc (30ha), Quỳnh Lưu (30ha), Văn Phương (30ha), Văn Phong (30ha), Phú Sơn (30ha) | |||
5 | Yên Mô | 780 | 26 | Khánh Thượng (30ha), Yên Thắng (60ha), Yên Lâm (120ha), Yên Đồng (60ha), Yên Nhân (90ha), Yên Phong (90ha), Khánh Dương (30ha), Khánh (90ha), Khánh Dương (30ha), Khánh Thịnh (30ha), Yên Hòa (60ha), Yên Thái (90ha), Yên Mạc (60ha), Yên Mỹ (30ha), Yên Từ (30ha) | |||
6 | Yên Khánh | 3.180 | 30 | Thị trấn Yên Ninh (50ha), xã Khánh An (80ha), Khánh Cư (160ha), Khánh Lợi (130ha), Khánh Công (125ha), Khánh Hòa (170ha), Khánh Thủy (200ha), Khánh Vân (200ha), Khánh Tiên (200ha), Khánh Hải (180ha), Khánh Hội (200ha), Khánh Cường (150ha), Khánh Trung (175ha), Khánh Thành (300ha), Khánh Mậu (250ha), Khánh Hồng (300ha), Khánh Nhạc (270ha) | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN ĐỐI VỚI CÂY NGÔ TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
STT | Tên huyện | Diện tích (ha) | Số lượng (cánh đồng) | Địa điểm (đến các xã, thị trấn) |
Quy hoạch đến năm 2020 | ||||
1 | Gia Viễn | 65 | 2 | Gia Hưng (15ha), Gia Sinh (40ha) |
2 | Nho Quan | 40 | 2 | Phú Long (20ha), Xích Thổ (20ha) |
3 | Yên Mô | 105 | 7 | Khánh Dương (15ha), Yên Mạc (15ha), Yên Lâm (15ha), Yên Thắng (15ha), Khánh Thượng (15ha), Mai Sơn (15ha), Yên Phong (15ha). |
4 | Yên Khánh | 170 | 7 | Khánh Hòa (30ha), Khánh An (15ha), Khánh Lợi (30ha), Khánh Trung (25ha), Khánh Thành (30ha), Khánh Công (20ha), Khánh Hội (20ha). |
Định hướng đến năm 2025 | ||||
1 | Gia Viễn | 20 | 1 | Gia Hưng (20ha) |
2 | Nho Quan | 40 | 2 | Phú Long (20ha), Xích Thổ (20ha) |
3 | Yên Mô | 105 | 7 | Khánh Dương (15ha), Yên Mạc (15ha), Yên Lâm (15ha), Yên Thắng (15ha), Khánh Thượng (15ha), Mai Sơn (15ha), Yên Phong (15ha). |
4 | Yên Khánh | 140 | 6 | Khánh An (15ha), Khánh Lợi (30ha), Khánh Trung (25ha), Khánh Thành (30ha), Khánh Công (20ha), Khánh Hội (20ha). |
QUY HOẠCH CÁNH ĐỒNG LỚN ĐỐI VỚI CÂY LẠC TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
STT | Tên huyện | Diện tích (ha) | Số lượng (cánh đồng) | Địa điểm (đến các xã, thị trấn) |
Quy hoạch đến năm 2020 | ||||
1 | Nho Quan | 80 | 4 | Đồng Phong (20ha), Yên Quang (20ha), Văn Phong (20ha), Văn Phương (20ha). |
2 | Yên Mô | 100 | 5 | Thị trấn Yên Thịnh (20ha), và tại các xã Yên Mạc (20ha), Yên Lâm (20ha), Yên Thắng (20ha), Khánh Thượng (20ha) |
3 | Yên Khánh | 80 | 4 | Thị trấn Yên Ninh (20ha), tại các xã Khánh Vân (20ha), Khánh Hải (20ha), Khánh Lợi (20ha). |
Định hướng đến năm 2025 | ||||
1 | Nho Quan | 60 | 4 | Đồng Phong (15ha), Yên Quang (15ha), Văn Phong (15ha), Văn Phương (15ha) |
2 | Yên Mô | 75 | 5 | Thị trấn Yên Thịnh (15ha), và tại các xã Yên Mạc (15ha), Yên Lâm (15ha), Yên Thắng (15ha), Khánh Thượng (15ha) |
3 | Yên Khánh | 60 | 4 | Thị trấn Yên Ninh (15ha), tại các xã Khánh Vân (15ha), Khánh Hải (15ha), Khánh Lợi (15ha). |
- 1Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Nghị quyết 129/2015/NQ-HĐND Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển cánh đồng lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 658/QĐ-UBND về mức hỗ trợ cụ thể khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016
- 4Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8Nghị quyết 129/2015/NQ-HĐND Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển cánh đồng lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 658/QĐ-UBND về mức hỗ trợ cụ thể khi tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016
- 10Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2016 thực hiện dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Quyết định 659/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Cánh đồng lớn tỉnh Ninh Bình đến 2020, định hướng 2025
- Số hiệu: 659/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra