Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 651/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT: HỒ CHỨA NƯỚC ĐĂK HNIA, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyên địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội khóa XIII;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về việc Quản lý an toàn đập;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành Luật Tài Nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày  07/5/2007 của Chính phủ về việc Quản lý an toàn đập;

Căn cứ Quyết định số 48/2002/QĐ-BNN ngày 10/6/2002 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn về việc ban hành 14 TCN 121 - 2002: Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi quy định về lập và ban hành quy trình điều tiết;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 129/TTr-SNN ngày 08/6/2016 về việc phê duyệt và ban hành Quy trình vận hành điều tiết: Hồ chứa nước Đăk Hnia, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (kèm theo Báo cáo thẩm định số 109/BCKQTĐ-SNN ngày 08/6/2016),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy trình vận hành điều tiết: Hồ chứa nước Đăk Hnia, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành; những quy định trước đây trái với Quy trình này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, Giám đốc Ban quản lý - khai thác các công trình thủy lợi tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (thay b/c);
- TT HĐND tỉnh (thay b/c);
- VP ƯPBĐKH Trung ương;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC ĐĂK HNIA, HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của UBND tỉnh Kon Tum)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình: Hồ chứa nước Đăk Hnia đều phải tuân thủ:

1. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21/6/2012;

2. Luật phòng chống thiên tai 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

3. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10, ngày 04/4/2001;

4. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

5. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Tài Nguyên nước;

6. Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

7. Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

8. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

9. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện;

10. Thông tư số 33/2008/TT-BNN, ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP;

11. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành: Tiêu chuẩn 14TCN 121-2002: Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết; Tiêu chuẩn TCVN 8414-2010: Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước; Tiêu chuẩn TCVN 8304:2009: Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông và các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.

Điều 2. Việc vận hành điều tiết Hồ chứa nước Đăk Hnia phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P=1,5% tương ứng với mực nước dâng gia cường là +780.00m; tần suất lũ kiểm tra P=0.5% tương ứng với mực nước lũ kiểm tra là +780.55m.

2. Cấp nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt theo nhiệm vụ thiết kế được duyệt gồm: Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 85,0 ha lúa 2 vụ và đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 593 người.

Điều 3. Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình này.

Điều 4. Vận hành điều tiết Hồ chứa nước:

1. Quy trình vận hành điều tiết Hồ chứa nước Đăk Hnia, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý để Ban quản lý - Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum (BQL-KT các CTTL) vận hành, điều tiết hồ chứa nước Đăk Hnia bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ, phòng chống hạn trong mùa kiệt.

2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình thì Giám đốc BQL-KT các CTTL phải tổ chức triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp, đồng thời báo ngay UBND huyện Tu Mơ Rông, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện Tu Mơ Rông, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương các cấp kịp thời phối hợp và ứng phó khi cần thiết.

Chương II

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Trước mùa mưa lũ hàng năm, BQL-KT các CTTL phải thực hiện:

1. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đóng, mở cửa tràn xả lũ ở đập phụ. Tổ chức vận hành thử các cánh cửa tràn xả lũ ở đập phụ. Kiểm tra trước lũ toàn bộ cụm đầu mối để phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ, tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum (thời gian thực hiện kiểm tra công trình vào tháng 4 trước lũ và tháng 12 sau lũ theo quy định tại mục 4.2.2 - TCVN 8414:2010).

2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa mưa lũ hàng năm và Quy trình vận hành, lập kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ, làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích nước phục vụ các nhu cầu dùng nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum (Sở NN và PTNT).

3. Lập phương án phòng chống lụt bão, phương án phòng chống ngập lụt vùng hạ du đập công trình Hồ chứa nước Đăk Hnia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

1. Điều tiết giữ mực nước hồ đập chính trong mùa lũ: Công trình tràn xả lũ đập chính là tràn tự do nên về mùa lũ khi mực nước hồ cao hơn ngưỡng tràn sẽ tự qua tràn.

1.1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại"; cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối kho nước kèm theo quy trình này.

1.2. Mực nước hồ cao nhất ở cuối các tháng trong mùa lũ được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

31/5

30/6

31/7

31/8

30/9

31/10

Mực nước cao nhất (m)

772.89

776.29

778.34

779.00

779.00

779.00

Dung tích hồ (triệu m3)

0.295

0.684

1.024

1.147

1.147

1.147

Cột nước so với đáy cống (m)

2.69

6.09

8.14

8.80

8.80

8.80

1.3. Căn cứ vào biểu đồ điều phối, BQL-KT các CTTL linh hoạt điều tiết để bảo đảm an toàn công trình và giảm thiểu ngập lụt cho vùng hạ du hồ chứa.

2. Điều tiết giữ mực nước hồ đập phụ trong mùa lũ: Công trình xả lũ là tràn có cửa van, nên vào mùa mưa lũ cửa van phải vận hành phù hợp để vừa tích đủ nước cho hồ đập chính và xả lũ an toàn cho công trình và hạ du. Cụ thể:

2.1. Trong mùa mưa lũ khi mực nước hồ đập chính bằng mực nước ở khoản 1.2 - Điều 6 các cửa van tràn phải được kéo lên hoàn toàn để khi lũ về xả tự do qua tràn.

2.2. Trong mùa mưa lũ khi mực nước hồ đập chính thấp hơn ở khoản 1.2 - Điều 6, tùy theo tình hình thời tiết, BQL-KT các CTTL linh hoạt điều tiết đóng mở các cửa van tràn để dẫn nước qua đường ống kênh thông dòng tích nước hồ đập chính đến cao trình mực nước dâng bình thường (779.00m) nhằm đảm bảo lượng nước tưới của công trình. Trong giai đoạn này cần theo dõi tình hình thời tiết, nếu có trường hợp mưa lớn xảy ra bất thường cần mở toàn bộ các cánh cửa tràn để xả tự do qua tràn.

2.3. Khi tràn bắt đầu xả lũ, BQL-KT các CTTL phải thường xuyên theo dõi, thông báo chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ, đảm bảo an toàn cho con người, tài sản vùng hạ du đập khi xả lũ.

Điều 7. Vận hành trong mùa mưa lũ:

Khi mực nước hồ đập chính đạt đến giới hạn quy định tại khoản 1.2 - Điều 6, BQL-KT các CTTL phải sẵn sàng xả lũ ở tràn đập phụ. Trước khi tiến hành xả lũ, BQL-KT các CTTL phải:

1. Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, hiện trạng các công trình đầu mối, vùng hạ du hồ chứa và Quy trình vận hành này để tính toán và quyết định việc xả lũ đến hạ du (lưu lượng, độ cao mở cửa van tràn và thời gian mở…).

2. Trực lũ 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên cho UBND huyện Tu Mơ Rông; Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tu Mơ Rông; Sở NN và PTNT; Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về diễn biến mực nước hồ để kịp thời nắm bắt, lên phương án đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du công trình.

3. Thông báo UBND huyện Tu Mơ Rông; Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tu Mơ Rông; UBND xã Đăk Tờ Kan để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc dự kiến lũ qua tràn và mực nước dâng ở hạ du cũng như việc xả lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản vùng hạ du đập khi xả lũ.

4. Vận hành tràn xả lũ:

4.1. Tràn xã lũ đập chính: Tràn gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 3,7m, cao trình ngưỡng tràn là +779.00m, bằng cao trình MNDBT. Hình thức xả tràn là tràn tự do không điều tiết, khi mực nước hồ vượt MNDBT thì nước tự động qua tràn.

4.2. Tràn xả lũ đập phụ: Tràn gồm 3 khoang có cánh cửa van thép với kích thước mỗi cánh là BxH=(2,2*1,7)m, cao trình ngưỡng tràn là +777.60m, thấp hơn cao trình MNDBT đập chính là 1,4m. Việc vận hành cánh cửa tràn tuân thủ theo khoản 2 - Điều 6 nêu trên.

5. Hiệu lệnh thông báo xả lũ qua tràn đập phụ công trình Hồ chứa nước Đăk Hnia như sau:

- Hiệu lệnh bắt đầu lũ có lũ qua tràn: Đánh 2 hồi kẻng, mỗi hồi dài 20 giây, cách nhau 10 giây. Sau đó sẽ Thông báo chính quyền địa phương lưu lượng lũ qua tràn khi cột nước qua tràn 1,0m; 1,5m; 2,0m.

- Hiệu lệnh xả lũ ứng với cấp báo động cấp 1: Đánh 3 hồi kẻng, mỗi hồi dài 20 giây, cách nhau 10 giây. Hiệu lệnh thực hiện khi mực nước lũ qua tràn 2,4m (bằng mực nước lũ thiết kế: 780.00m, lưu lượng lũ 25,63 m3/s). Đây là hiệu lệnh cảnh báo lũ để chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân vùng hạ du đập dọc theo tuyến thoát lũ.

- Hiệu lệnh xả lũ ứng với cấp báo động cấp 2: Đánh 4 hồi kẻng, mỗi hồi dài 20 giây, cách nhau 10 giây. Hiệu lệnh thực hiện khi mực nước lũ qua tràn: 2,4m < Htr < 2,96m (MNLTK: 780.00m < MNL < MNLKT: 780.56m). Đây là hiệu lệnh cảnh báo lũ để chuẩn bị phương án di dời con người và tài sản vùng hạ du đập theo phương án phòng chống lũ bão cho đập, phương án phòng chống lũ, lụt cho khu vực nằm ở phía hạ du đập được cấp có thẩm phê duyệt.

- Hiệu lệnh xả lũ ứng với cấp báo động cấp 3: Đánh 5 hồi kẻng, mỗi hồi dài 20 giây, cách nhau 10 giây. Hiệu lệnh thực hiện Khi mực nước lũ qua tràn (Htr) xấp xỉ mực nước lũ kiểm tra là 2,96m (MNLKT: 780.56m). Đây là hiệu lệnh cảnh báo lũ khẩn cấp có nguy cơ vỡ đập cân phải tổ chức thực hiện ngay phương án di dời con người và tài sản vùng hạ du đập theo phương án phòng chống lũ bão cho đập, phương án phòng chống lũ, lụt cho khu vực nằm ở phía hạ du đập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Trình tự thao tác vận hành đóng mở của van tràn xả lũ đập phụ quy định như sau:

6.1. Tràn xả lũ đập phụ có 3 cửa van thép kích thước (2,2x1,7)m, vận hành bằng quay tay, được đánh số thứ tự từ 1 đến 3 theo thứ tự từ trái sang phải nhìn từ thượng lưu (số thứ tự cửa tràn ghi trong bản vẽ kèm theo).

6.2. Với mỗi cửa van áp dụng chế độ mở từ thấp đến cao theo độ mở a =0,3m; 0,6m; 0,9m; 1,2m; 1,5m và mở hoàn toàn.

6.3. Trình tự thao tác mở các cửa van tràn đập phụ hồ chứa nước Đăk Hnia được quy định tại Bảng 1, thứ tự mở sau được thực hiện sau khi hoàn thành thứ tự mở trước đó. Trình tự đóng được thực hiện ngược với trình tự mở, thứ tự đóng sau được thực hiện sau khi hoàn thành thứ tự đóng trước đó.

Bảng 1. Trình tự, phương thức mở các cửa van tràn đập phụ hồ chứa Đăk Hnia

Độ mở a

Trình tự mở cửa van

(m)

Cửa van số 1

Cửa van số 2

Cửa van số 3

0,3

2

1

2

0,6

4

3

4

0,9

6

5

6

1,2

8

7

8

1,5

10

9

10

Cửa van mở hoàn toàn

12

11

12

- Bước 1: Mở cửa van số 2, độ mở a =0,3m;

- Bước 2: Vận hành mở đồng thời 2 cửa van số 1 và 3, độ mở a= 0,3m;

- Bước 3: Tiếp tục vận hành cửa van số 2, độ mở tăng thêm a=0,3m, sau đó vận hành 2 cửa van số 1 và 3, độ mở tăng thêm a= 0,3m và cứ tuần tự như thế đến khi của van mở hoàn toàn.

6.4. Thao tác và bố trí nhân lực

- Đặt tay quay vào vị trí chốt quay trên hộp máy vít.

- Bố trí nhân lực quay bố trí 1 người/1 máy.

Điều 8. Vận hành xả lũ trong một số trường hợp đặc biệt

1. Khi mực nước hồ đập phụ đạt cao trình +780.00m (mực nước lũ thiết kế) và đang lên, BQL-KT các CTTL phải vận hành tối đa tràn xả lũ, và giữ mực nước hồ không vượt quá +780.00m. Báo cáo diễn biến mực nước xả lũ qua tràn về Sở NN và PTNT, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tu Mơ Rông và Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định triển khai phương án bảo vệ vùng hạ du hồ chứa.

2. Khi mực nước hồ xấp xỉ cao trình +780.56m (mực nước lũ kiểm tra), BQL-KT các CTTL báo cáo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét tham mưu UBND tỉnh Kon Tum quyết định phương án xả lũ khẩn cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa.

Chương III

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT

Điều 9. Trước mùa kiệt hàng năm, BQL-KT các CTTL phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước, lập Phương án cấp nước trong mùa kiệt, báo cáo Sở NN và PTNT, UBND huyện Tu Mơ Rông, UBND xã Đăk Tờ Kan, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống để chủ động trong sản xuất, sinh hoạt.

Điều 10. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ Đường hạn chế cấp nước trên biểu đồ điều phối tại phụ lục kèm theo quy trình này.

2. Mực nước và dung tích hồ thấp nhất ở cuối các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:      

Thời gian (ngày, tháng)

30/11

31/12

31/01

28/02

31/3

30/4

Mực nước thấp nhất (m)

778.19

778.19

776.99

775.25

771.59

771.50

Dung tích hồ (triệu m3)

0.997

0.997

0.792

0.542

0.192

0.190

Cột nước so với đáy cống (m)

7.99

7.99

6.79

5.05

1.39

1.30

Điều 11. Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt

1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ Đường hạn chế cấp nước và cao hơn mực nước chết, BQL-KT các CTTL thực hiện các biện pháp cấp nước tiết kiệm và thông báo các hộ dùng nước phải sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế trường hợp thiếu nước vào cuối mùa kiệt.

2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, BQL-KT các CTTL phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở NN và PTNT quyết định và tổ chức thực hiện.

Chương IV

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ

Điều 12. Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, BQL-KT các CTTL phải thực hiện ngay phương án ứng cứu đồng thời báo cáo, đề xuất Sở NN và PTNT, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét tham mưu UBND tỉnh Kon Tum quyết định xả nước, hạ mực nước hồ xuống để đảm bảo an toàn công trình.

Điều 13. Khi cửa tràn xả lũ, cửa cống lấy nước bị sạt lở, bồi lấp, có sự cố không vận hành được, BQL-KT các CTTL phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cố, đồng thời báo cáo Sở NN và PTNT, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét tham mưu UBND tỉnh quyết định biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn công trình.

Điều 14. Trường hợp xuất hiện các sự cố khẩn cấp có nguy cơ vỡ đập, BQL-KT các CTTL phải báo cáo Sở NN và PTNT, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tu Mơ Rông, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh để chỉ đạo việc triển khai phương án bảo vệ vùng hạ du hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.

Chương V

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Điều 15. BQL-KT các CTTL phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác có liên quan theo các các Quy phạm, Tiêu chuẩn hiện hành..

Điều 16. Hàng năm, BQL-KT các CTTL phải tính toán và dự báo lượng mưa của các trạm đo mưa trong lưu vực, lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch tích, cấp, xả nước.

Điều 17. Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt.

1. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, BQL-KT các CTTL tiến hành đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, thời gian xả, diễn biến mực nước thượng lưu hồ, các ảnh hưởng đối với vùng hạ du...).

2. Hàng năm, BQL-KT các CTTL tiến hành thu thập, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng lũ đến hồ; đo đạc kiểm tra lưu lượng và tổng lượng nước đến mùa kiệt của hồ; ghi chép, lưu trữ các tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý, khai thác hồ.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

A. BAN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH KON TUM

Điều 18. Trách nhiệm

1. Giám đốc BQL-KT các CTTL chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ chứa nước Đăk Hnia đảm bảo an toàn công trình và đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước, cụ thể:

- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối.

- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối và cao hơn mực nước chết; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý công trình), Sở NN và PTNT theo dõi, chỉ đạo.

- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo phương án, kế hoạch sử dụng dung tích được cấp có thẩm quyền chấp thuận (theo phân cấp quản lý công trình).

- Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tham mưu UBND tỉnh Kon Tum khi xảy ra tình huống như quy định Điều 8, Điều 12 và Điều 13 của Quy trình.

2. Trong quá trình quản lý khai thác, hàng năm BQL-KT các CTTL phải tổng kết đánh giá việc vận hành điều tiết hồ và việc thực hiện Quy trình. Nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung Quy trình, BQL-KT các CTTL báo cáo Sở NN và PTNT xem xét, quyết định.

Điều 19. Quyền hạn

1. Lập Biên bản xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kịp thời các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình.

2. Đề nghị các cấp chính quyền, các ngành có liên quan giải quyết và phối hợp giải quyết các phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy trình.

B. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM

Điều 20.

1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc BQL-KT các CTTL thực hiện đúng Quy trình, đặc biệt là việc vận hành tràn xả lũ.

2. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.

3. Trình UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình theo thẩm quyền quy định.

4. Theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa nêu tại Điều 10 và Điều 11 của Quy trình.

C. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Điều 21.

1. Quyết định việc vận hành điều tiết, xả lũ hồ chứa nước Đăk Rơ Wa khi xảy ra tình huống như quy định tại khoản 2 Điều 4; khoản 2 Điều 8; Điều 12 và Điều 13 của Quy trình.

2. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, BQL-KT các CTTL; Sở NN và PTNT và các ngành; các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 Điều 4, Điều 8, Điều 12; Điều 13 và Điều 14 của Quy trình.

3. Xử lý (hoặc ủy quyền xử lý) các hành vi ngăn cản việc thực hiện hoặc vi phạm các quy định của Quy trình này theo thẩm quyền.

4. Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước Đăk Hnia.

D. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TU MƠ RÔNG

Điều 22.

1. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện Tu Mơ Rông, UBND xã Đăk Tờ Kan phối hợp cùng BQL-KT các CTTL thực hiện đúng Quy trình.

2. Ngăn chặn, xử lý những hành vi ngăn cản, xâm hại việc thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.

3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa có sự cố, trong mùa mưa lũ.

Điều 23.

1. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy trình, nhất là vào mùa mưa lũ hàng năm.

2. Tổ chức huy động nhân lực, vật lực để phối hợp cùng BQL-KT các CTTL thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão và xử lý khi xảy ra sự cố công trình.

3. Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn cho công trình hồ chứa nước Đăk Hnia.

E. CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC

Điều 24.

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình.

2. Hàng năm, phải ký hợp đồng với BQL-KT các CTTL, để lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.

3. Thực hiện đúng các quy định tại Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Đăk Hnia.

4. Tham gia ứng cứu xử lý sự cố, bảo vệ công trình và vùng hạ du đập.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Trong quá trình thực hiện Quy trình, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, BQL-KT các CTTL báo cáo Sở NN và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh Kon Tum xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.

Điều 26. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

 

PHỤ LỤC I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC ĐĂK HNIA

1. Tên công trình: Hồ chứa nước Đăk Hnia.

2. Địa điểm xây dựng: Xã Đăk Tờ Kan, Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.

3. Nhiệm vụ công trình: Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 85,0 ha lúa 2 vụ và đảm hảo cấp nước sạch sinh hoạt cho 593 người.

4. Cấp công trình đầu mối và các chỉ tiêu thiết kế:

- Cấp công trình đầu mối: Cấp III.

- Tần suất đảm bảo tưới: P = 85%.

- Tần suất lũ thiết kế : P = 1,5%.

- Tần suất lũ kiểm tra : P = 0,5%.

5. Hạng mục công trình và các thông số kỹ thuật chính của công trình:

TT

Hạng mục công trình- tên thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

I

Hồ chứa nước

 

 

 

1

- Dung tích hồ (ứng với MNDBT)

Vh

103 m3

1.142,08

2

- Dung tích hiệu dụng

Vhd

103 m3

952,08

3

- Dung tích chết

Vc

103 m3

190,00

4

- Cao trình mực nước lũ thiết kế

MNLTK

m

780.00

5

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra

MNLKT

m

780.56

6

- Cao trình mực nước dâng bình thường

MNDBT

m

779.00

7

- Cao trình mực nước chết

MNC

m

771.50

II

Đập đất

 

 

 

II.1

Đập chính

 

 

 

1

- Chiều cao đập max

Hđ

m

16,80

2

- Chiều dài mặt đập

Lđ

m

190,65

3

- Chiều rộng mặt đập

Bđ

m

5,00

4

- Cao trình đỉnh đập

Zđđ

m

781.00

5

- Chiều rộng cơ đập

Bc

m

2,50

6

- Hệ số mái thượng lưu

mt

 

3,00 ; 2,75

7

- Hệ số mái hạ lưu

mh

 

2,50 ; 2,25

II.2

Đập phụ

 

 

 

1

- Chiều cao đập max

Hđ

m

8,80

2

- Chiều dài mặt đập

Lđ

m

191,55

3

- Chiều rộng mặt đập

Bđ

m

4,00

4

- Cao trình đỉnh đập

Zđđ

m

781.00

5

- Hệ số mái thượng lưu

mt

 

2,50

6

- Hệ số mái hạ lưu

mh

 

2,00

III

Tràn xả lũ

 

 

 

III.1

Tràn xả lũ đập chính (tràn tự do)

 

 

 

1

- Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

10,82

2

- Cao trình ngưỡng tràn

Zng

m

779.00

3

- Cột nước tràn thiết kế

Htk

m

1,00

4

- Tổng chiều rộng các khoang tràn (không kể trụ pin)

Btr

m

7,40

5

- Số khoang tràn

n

 

02

6

- Chiều dài mặt cầu giao thông qua tràn

Lmc

m

8,60

7

- Chiều rộng mặt cầu giao thông

Bc

m

5,00

8

- Cao trình mặt cầu giao thông

Zc

m

781.30

9

- Chiều dài đoạn thu hẹp

Lth

m

12,00

10

- Tổng chiều dài đoạn dốc nước

Ld

m

182,00

11

- Chiều rộng đoạn dốc nước

Bd

m

3,80

III.2

Tràn xả lũ đập phụ (Tràn có cánh cửa van)

 

 

 

1

- Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

25,63

2

- Cao trình ngưỡng tràn

Ztk

m

777.60

3

- Cột nước tràn thiết kế

Htk

m

2,40

4

- Tổng chiều rộng các khoang tràn (không kể trụ pin)

Btr

m

6,60

5

- Số khoang tràn

n

 

03

6

- Chiều dài mặt cầu giao thông qua tràn

Lmc

m

8,60

7

- Chiều rộng mặt cầu giao thông

Bc

m

4,00

8

- Cao trình mặt cầu giao thông

Zc

m

781.00

9

- Chiều rộng mặt cầu công tác

Bct

m

2,00

10

- Cao trình mặt cầu công tác

Zct

m

783.60

11

- Chiều dài đoạn thu hẹp

Lth

m

8,50

12

- Tổng chiều dài đoạn dốc nước

Ld

m

79,30

13

- Chiều rộng; đoạn dốc nước

Bd

m

6,00

IV

Cống lấy nước đầu mối

 

 

 

IV.1

Cống lấy nước đập chính

 

 

 

1

- Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

0,25

2

- Đường kính trong thân cống

D

m

0,60

3

- Chiều dài cống

Lc

m

78,30

IV.2

Cống lấy nước đập phụ

 

 

 

1

- Lưu lượng thiết kế

Qtk

m3/s

0,01

2

- Đường kính trong thân cống

D

m

0,25

3

- Chiều dài cống

Lc

m

30,95

V

Kênh thông dòng (Đường ống)

 

 

 

1

- Chiều dài kênh

Lk

m

276,0

2

- Đường kính trong ống cống

D

cm

100

3

- Cao trình đáy cửa vào

Zcv

m

775.30

4

- Cao trình đáy cửa ra

Zcr

m

773.60

VI

Hệ thống kênh và công trình trên kênh

 

 

 

 

- Chiều dài kênh chính

Lk

m

1.406,0

 

- Kích thước mặt cắt ngang

BxH

m

0,6x0,8

 

- Tổng số công trình trên kênh chính

 

Cái

09

 

- Tổng chiều dài kênh nhánh

Lkn

m

6.441,0

 

- Chiều rộng kênh nhánh

Bkn

m

0,30 - 0,50

 

- Chiều cao kênh nhánh

Hkn

m

0,40 - 0,70

 

- Tổng số công trình trên kênh nhánh

 

Cái

92

VII

Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt

 

 

 

 

- Tổng chiều dài đường ống

Lk

m

2.323,0

 

- Tổng số bể chứa khu vực (bồn 2m3)

 

Cái

20

 

PHỤ LỤC II

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC ĐĂK HNIA

I. Các văn bản pháp quy:

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 21/6/2012;

Luật phòng chống thiên tai 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013;

Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10, ngày 04/4/2001;

Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, ngày 28/11/2003 Quy định chi tiết thi hành một số của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Tài Nguyên nước;

Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện;

Thông tư số 33/2008/TT-BNN, ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP.

Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành: Tiêu chuẩn 14TCN 121-2002: Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết; Tiêu chuẩn TCVN 8414-2010: Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước; Tiêu chuẩn TCVN 8304:2009: Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông và các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.

Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật Công trình Hồ chứa nước Đăk Hnia, huyện Tu Mơ Rông.

II. Các tài liệu, số liệu khí tượng thủy văn

- Hồ sơ thiết kế công trình hồ chứa nước Đăk Hnia năm 2005; Hồ sơ thiết kế sửa chữa nâng cấp năm 2011.

- Các tài liệu khí tượng thủy văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Đăk Hnia và cập nhật các tài liệu hiện hành.

- Các tài liệu mưa lấy theo tài liệu của Trạm thủy văn Đăk Tô (Sổ tay tính toán thủy văn thiết kế) trạm Đăk Tô.

- Đường đặc tính lòng hồ xây dựng lại trên cơ sở tài liệu khảo sát năm 2005 và tài liệu khảo sát bổ sung năm 2011.

III. Mục tiêu và nhiệm vụ:

1. Mục tiêu:

Lập Quy trình vận hành điều tiết hồ Đăk Hnia để làm cơ sở quản lý, vận hành công trình, nhằm bảo đảm an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ, khi công trình có sự cố và bảo đảm đáp ứng tốt các nhiệm vụ của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhiệm vụ:

- Về phòng chống lũ: Phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất lũ thiết kế P = 1,5% và lũ kiểm tra P = 0,5%.

- Về cấp nước: Đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 85,0 ha lúa 2 vụ và đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt cho 593 người.

 

PHỤ LỤC III

CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG TRA

Phụ lục III-1: Bảng kết quả tính phân phối dòng chảy đến hồ năm thiết kế.

Phụ lục III-2: Bảng tổng hợp lượng nước yêu cầu tại đầu mối.

Phụ lục III-3: Tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ.

Phụ lục III-4: Biểu đồ điều phối hồ chứa nước.

Phụ lục III-5: Bảng tra và biểu đồ quan hệ mực nước - dung tích hồ chứa nước

 

Phụ lục III-1

KẾT QUẢ TÍNH PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ NĂM THIẾT KẾ

Tháng

Số ngày trong tháng

Hệ số PP Bi

Qi85% (m3/s)

Wi85% (m3)

1

31

0,420

0,048

129,25

2

28

0,284

0,033

78,94

3

31

0,203

0,023

62,47

4

30

0,240

0,028

71,48

5

31

0,336

0,039

103,40

6

30

1,200

0,138

357,38

7

31

1,700

0,195

523,16

8

31

2,590

0,298

797,05

9

30

1,882

0,216

560,49

10

31

1,520

0,175

467,77

11

30

0,957

0,110

285,01

12

31

0,668

0,077

205,57

 

Phụ lục III-2

BẢNG TỔNG HỢP LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU TẠI ĐẦU MỐI

Tháng

Qiyc (m3/s)

Wiyc(103m3)

1

0,142

343,69

2

0,158

327,96

3

0,173

418,23

4

0,099

90,28

5

0,003

6,96

6

0,113

102,21

7

0,125

165,32

8

0,003

6,96

9

0,003

6,74

10

0,082

62,04

11

0,003

6,74

12

0,003

6,96

 

Phụ lục III-3

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TIẾT LŨ

1. TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN

- Tần suất lũ thiết kế: P = 1,5%

- Tần suất lũ kiểm tra: P = 0,5%

- Hồ gồm 2 tràn xả lũ có cấu tạo và hình thức xả tràn như sau:

+ Tràn xã lũ đập chính: Tràn gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 3,7m, cao trình ngưỡng tràn là +779.00m, bằng cao trình MNDBT. Hình thức xả tràn là tràn tự do không tiết, khi mực nước hồ vượt MNDBT thì nước tự động qua tràn.

+ Tràn xã lũ đập phụ: Tràn gồm 3 khoang có cánh cửa van thép với kích thước mỗi cánh là BxH=2,2m*1,7m, cao trình ngưỡng tràn là +777.60m, thấp hơn cao trình MNDBT 1,4m. Khi lũ đến, tiến hành kéo hết các cánh cửa van tràn sao cho lũ chảy tự do qua các khoang tràn; Khi lũ xuống và mực nước hồ gần ngang MNDBT thì tiến hành đóng dần các cánh cửa van để giữ nước hồ ngang MNDBT.

2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TIẾT LŨ VÀ VẬN HÀNH TRÀN XẢ LŨ

2.1. Bảng kết quả tính lũ thiết kế:

Thời gian lũ

t (h)

Qđến

(m3/s)

qxả

(m3/s)

Vhồ

(103m3)

Zhồ

(m)

Độ mở cửa

1

2

3

4

5

6

0,00

0,00

0,00

1.142,08

779.00

Cửa đang đóng

0,60

10,44

15,98

1.136,09

779.00

Mở cửa hoàn toàn

1,20

20,88

15,98

1.135,39

779.00

Mở cửa hoàn toàn

1,80

31,31

16,44

1.156,73

779.08

Mở cửa hoàn toàn

2,40

41,75

19,26

1.197,08

779.30

Mở cửa hoàn toàn

3,00

52,19

25,25

1.250,46

779.59

Mở cửa hoàn toàn

3,60

46,97

31,74

1.296,00

779.84

Mở cửa hoàn toàn

4,20

41,75

35,53

1.319,17

779.97

Mở cửa hoàn toàn

4,80

36,53

36,44

1.325,99

780.00

Mở cửa hoàn toàn

5,40

31,31

35,83

1.321,20

779.98

Mở cửa hoàn toàn

6,00

26,09

33,60

1.308,21

779.91

Mở cửa hoàn toàn

6,60

20,88

30,62

1.289,58

779.80

Mở cửa hoàn toàn

7,20

15,66

27,46

1.266,31

779.68

Mở cửa hoàn toàn

7,80

10,44

23,88

1.239,05

779.53

Mở cửa hoàn toàn

8,40

5 22

20,40

1.208,14

779.36

Đóng dần cửa

9,00

0,00

17,42

1.172,93

779.17

Đóng kín cửa

 

2. Bảng kết quả tính lũ kiểm tra:

Thời gian lũ

t(h)

Qđến

(m3/s)

qxả

(m3/s)

Vhồ

(103m3)

Zhồ

(m)

Độ mở cửa

1

2

3

4

5

6

0,00

0,00

0,00

1.142,08

779.00

Cửa đang đóng

0,52

15,24

15,98

1.141,27

779.00

Mở cửa hoàn toàn

1,04

30,47

16,36

1.155,71

779.07

Mở cửa hoàn toàn

1,56

45,71

19,51

1.199,24

779.31

Mở cửa hoàn toàn

2,08

60,94

27,08

1.264,10

779.67

Mở cửa hoàn toàn

2,60

76,18

38,95

1.340,88

780.08

Mở cửa hoàn toàn

3,12

68,56

49,88

1.401,26

780.40

Mở cửa hoàn toàn

3,64

60,94

55,09

1.427,76

780.54

Mở cửa hoàn toàn

4,16

53,32

55,85

1.431,35

780.56

Mở cửa hoàn toàn

4,68

45,71

53,58

1.420,12

780.50

Mở cứa hoàn toàn

5,20

38,09

49,52

1.399,28

780.39

Mở cửa hoàn toàn

5,72

30,47

44,41

1.371,88

780.25

Mở cửa hoàn toàn

6,24

22,85

38,63

1.339,79

780,08

Mở cửa hoàn toàn

6,76

15,24

32,87

1.303,70

779,88

Mở cửa hoàn toàn

7,28

7,62

26,95

1.263,77

779,66

Mở cửa hoàn toàn

7,80

0,00

21,55

1.219,61

779,42

Mở cửa hoàn toàn

 

Đóng dần cửa

 

 


Phụ lục III-4

BIỂU ĐỒ PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC

Ghi chú: [1] - Đường phòng phá hoại; [2] - Đường hạn chế cấp nước; (A) - Vùng hạn chế cấp nước; (B) - Vùng cấp nước bình thường; (C) - Vùng cấp nước gia tăng.

BẢNG TUNG ĐỘ CÁC ĐƯỜNG [1] VÀ [2]

Ngày/tháng

1/V

1/VI

1/VII

1/VIII

1/IX

1/X

1/XI

1/XII

1/I

1/II

1/III

l/IV

1/V

Z[1](m)

771.50

772.89

776.29

778.34

779.00

779.00

779.00

779.00

779.00

777.63

775.76

772.08

771.50

Z[2](m)

771.50

772.43

774.26

776.13

778.19

778.19

778.19

778.19

778.19

776.99

775.25

771.59

771.50

 


Phụ lục III-5

BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG TRA QUAN HỆ MỰC NƯỚC ~ DUNG TÍCH, MỰC NƯỚC ~ DIỆN TÍCH MẶT HỒ

1. BẢNG TRA QUAN HỆ (Z~V)

Z(m)

V(103m3)

765,00

0

766,00

0,033

767,00

7,663

768,00

23,593

769,00

51,133

770,00

93,593

771,00

150,403

772,00

220,993

773,00

304,373

774,00

399,553

775,00

509,148

776,00

640,586

777,00

793,283

778,00

962,408

779,00

1.142,076

780,00

1.325,566

781,00

1.514,592

782,00

1.737,988

 


2. ĐƯỜNG QUAN HỆ (Z ~ V)

3. ĐƯỜNG QUAN HỆ (Z-F)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2016 về Quy trình vận hành điều tiết: Hồ chứa nước Đăk Hnia, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 651/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản