Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2022/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÁC KHU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC, ĐÔ THỊ, DU LỊCH, CÔNG NGHIỆP, DI TÍCH LỊCH SỬ; ĐIỂM DU LỊCH; ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN; CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, GIAO THÔNG, ĐIỆN LỰC, VIỄN THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 316/TTr-SNN ngày 26 tháng 9 năm 2022 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 287/BC-STP ngày 07 tháng 9 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ, CV VP UBND tỉnh;
- Trung tâm TH-CB tỉnh;
- Lưu: VT, K10.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

QUY ĐỊNH

BẢO ĐẢM YÊU CẦU PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÁC KHU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÁC, ĐÔ THỊ, DU LỊCH, CÔNG NGHIỆP, DI TÍCH LỊCH SỬ; ĐIỂM DU LỊCH; ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN; CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, GIAO THÔNG, ĐIỆN LỰC, VIỄN THÔNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số   /2022/QĐ-UBND ngày  tháng  năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định cụ thể về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật) trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố(gọi tắt là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã); các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh quy định tại Điều 1 Quy định này.

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng đối với cơ sở hạ tầng xã hội - kỹ thuật.

2. Hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai phải được chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản và công trình và không làm gia tăng rủi ro, phát sinh thiên tai mới.

3. Thực hiện đồng bộ, hài hòa các biện pháp bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

4. Tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác

a) Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai theo Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai số 33 2013 QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội.

b) Kiện toàn tổ, đội xung kích phòng, chống thiên tai của khu khai thác. Cung cấp dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

c) Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khu vực khai thác.

d) Kiểm tra, đánh giá các điều kiện khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác bảo đảm an toàn cho công trình lân cận: (i) Các khu khai thác đất, đá gần khu vực công trình thủy lợi phải đảm bảo phạm vi bảo vệ công trình theo Điều 40 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội; (ii) các khu khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thuộc các lòng sông phải đảm bảo phạm vi bảo vệ đê điều theo Điều 23 Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội.

đ) Rào chắn xung quanh khu vực khai thác đất, đá; cắm biển cảnh báo nơi nguy hiểm có nguy cơ sạt, trượt không cho người dân qua lại.

e) Tổ chức tuần tra, canh gác khu vực khai thác; khi phát hiện nguy cơ sạt, trượt lở đất, đá phải dừng ngay hoạt động khai thác. Xử lý tình huống sạt, trượt giờ đầu bảo đảm an toàn người lao động và phương tiện, thiết bị; báo cáo cơ quan thẩm quyền và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

g) Tổ chức neo giằng kèo cột, mái nhà làm việc, lán trại, kho vật tư khi được cảnh báo bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất.

h) Phá bỏ đường thi công, san lấp mặt bằng đối với khu khai thác cát, sỏi nhằm thông thoáng dòng chảy trên sông; thu dọn đất, đá thải nơi sườn dốc và dừng khai thác khoáng sản trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

i) Đối với khu vực sườn dốc có nguy cơ sạt lở đất, đá; vùng thấp trũng thường ngập lũ: sơ tán cán bộ, người lao động; di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị đến nơi an toàn khi nhận cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất.

k) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và khắc phục sự cố về môi trường sau bão, mưa lớn, ngập lũ theo hồ sơ khai thác.

2. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác

a) Triển khai thực hiện nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với khu khai thác. Trường hợp vượt khả năng phải báo cáo UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác.

c) Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm khai thác và phương án ứng phó thiên tai thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

d) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý đối với khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh.

4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng phương án ứng phó thiên tai; thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai trong sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm của các bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác theo thẩm quyền.

c) Hỗ trợ việc xử lý tình huống ứng phó với thiên tai đối với khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để được chi viện.

d) Định kỳ hàng năm UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường các trọng điểm khai thác và phương án ứng phó thiên tai thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 tháng 8.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra về nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng các khu khai thác trên địa bàn.

Điều 5. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa

a) Kiện toàn tổ, đội xung kích phòng chống thiên tai của khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa. Cung cấp dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Theo dõi diễn biến thời tiết nguy hiểm; ngừng phục vụ khách du lịch, tham quan; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và khách khi có cảnh báo thiên tai.

c) Kịp thời thông báo cho cán bộ, người lao động và khách về diễn biến của bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, đá để chủ động phòng, tránh và ứng phó.

d) Chủ động về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết đủ dùng trong 7 ngày bảo đảm an toàn về tính mạng cho người lao động và khách khi thiên tai xảy ra.

đ) Kiểm tra, đánh giá an toàn cơ sở hạ tầng: nhà phục vụ vui chơi, nhà nghỉ dưỡng, cơ sở tham quan, du lịch; nhà trưng bày, biểu tượng di tích, di tích. Triển khai công tác giằng chống, gia cố nhà nghỉ dưỡng, nhà trưng bày; tiêu thoát nước cống, mương, rãnh bảo đảm an toàn khi bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất.

e) Triển khai cắt tỉa cây xanh; rào chắn, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, kiểm tra an toàn hệ thống điện. Bố trí tổ, đội bảo vệ tuần tra, kiểm soát vùng nguy cơ sạt lở đất, đá; bờ sông, bờ suối, vách núi, vực sâu. Khi phát hiện dấu hiệu sạt, trượt lở; nguy cơ ngập lụt kịp thời triển khai xử lý giờ đầu; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã để được hỗ trợ.

g) Các điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích thuộc vùng nguy cơ sạt lở đất, đá; vùng ven sông, suối ảnh hưởng ngập lụt phải triển khai phương án sơ tán bảo đảm an toàn cho người lao động, khách tham quan; bảo vệ tài sản, vật thể di tích khi có lệnh của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã.

h) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

i) Tổ chức khắc phục hư hỏng, sự cố các hạng mục công trình, môi trường thuộc điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa sớm khôi phục hoạt động bình thường sau thiên tai.

2. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng điểm du lịch, khu du lịch và khu di tích lịch sử - văn hóa

a) Xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai và thực hiện đầy đủ nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về điểm du lịch, khu du lịch và khu di tích lịch sử - văn hóa.

3. Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao

a) Theo dõi và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa.

c) Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND tỉnh trong việc huy động nguồn lực, xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với khu di tích lịch sử - văn hóa theo thẩm quyền.

d) Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa. Chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp quản lý, sử dụng, tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý theo thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, sử dụng điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa.

b) Phân công trách nhiệm của bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

c) Tổ chức việc xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai đối với khu di tích lịch sử - văn hóa theo thẩm quyền. Trường hợp vượt khả năng, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để được chi viện.

d) Định kỳ hàng năm UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Văn hóa và Thể thao các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với khu di tích lịch sử - văn hóa trước ngày 20 tháng 8.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý điểm du lịch, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Điều 6. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp

a) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành và sử dụng khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

b) Cập nhật thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn công trình, hạng mục công trình; thông báo đến cán bộ, người lao động biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

c) Chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ”. Tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai nhằm rèn luyện kỹ năng của tổ, đội xung kích phòng, chống thiên tai.

d) Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ an toàn chịu lực, ổn định của nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, tường rào cổng ngõ nhất là các khung nhà tiền chế, các kho chứa vật tư, hoá chất trước mùa mưa, bão.

đ) Tiến hành các biện pháp giằng chống, gia cố bảo đảm an toàn cho công trình dân dụng và công nghiệp. Gia cường hệ thống mái tôn, vách tôn, trần nhựa, cửa kính khi cảnh báo bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, đá. Che chắn bảo vệ thiết bị máy móc, phân xưởng ngoài trời; khơi thông cống, rãnh tiêu thoát nước nội bộ chống ngập úng.

e) Bảo đảm an toàn cho công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu, cụm công nghiệp theo Điều 51, Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội.

g) Tổ chức kiểm tra hệ thống điện, thông tin liên lạc; triển khai biện pháp bảo đảm an toàn khi cảnh báo thiên tai. Tổ chức trực ban tiếp nhận thông tin chỉ huy, điều hành và xử lý giờ đầu các tình huống, sự cố do thiên tai gây ra.

h) Huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị xử lý giờ đầu sự cố : nứt, lún nhà xưởng, nhà kho; t c mái tôn, sập tường rào; sạt, trượt lở núi gần công trình dân dụng và công nghiệp. Kịp thời sơ tán cán bộ, người lao động; di chuyển phương tiện, tài sản theo phương án khi có lệnh.

i) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT-BNNPTNT-BKHĐT.

k) Chủ động khắc phục thiệt hại ban đầu về hư hỏng nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng, nhà ở tập thể sau thiên tai nhằm sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời số ng người lao động.

2. Trách nhiệm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quản lý, vận hành, sử dụng khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp

a) Xây dựng phương án ứng phó thiên tai và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý các sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp.

3. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

a) Theo dõi và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn lực, hỗ trợ xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế.

c) Định kỳ hàng năm đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

d) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành các khu công nghiệp, khu kinh tế. Chỉ đạo các nhà đầu tư, doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý theo thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của Sở Công Thương

a) Theo dõi và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với các cụm công nghiệp tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Tham mưu UBND tỉnh trong việc huy động nguồn lực, hỗ trợ xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với các cụm công nghiệp.

d) Định kỳ hàng năm đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với các cụm công nghiệp trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành các cụm công nghiệp. Chỉ đạo các nhà đầu tư, doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý theo thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc sử dụng cụm công nghiệp trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm của bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn.

c) Hỗ trợ xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với các cụm công nghiệp theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để được chi viện.

d) Định kỳ hàng năm UBND cấp huyện rà soát, đánh giá báo cáo UBND tỉnh và Sở Công Thương các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với các cụm công nghiệp trước ngày 20 tháng 8.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Điều 7. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn

a) Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai theo Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai.

b) Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Cung cấp đầy đủ phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

c) Tổ chức, hướng dẫn một số giải pháp về chằng, chống nhà cửa, cơ sở sản xuất bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão. Cảnh báo và yêu cầu người dân, chủ doanh nghiệp thực hiện gia cố , giằng chống nhà ở, cơ sở sản xuất khi cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất.

d) Tổ chức tháo dỡ các công trình tạm, vật cản; vận hành cửa cống, tràn, đập dâng trên sông nhằm thông thoáng dòng chảy, chống ngập úng khi cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt.

đ) Triển khai giải pháp xử lý sự cố về nhà ở, về điện, chống cháy khi thiên tai; tổ chức kiểm tra, vận hành an toàn nhà máy và bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân khi thiên tai.

e) Thực hiện việc nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, đào ao trữ nước,đào giếng nước, lắp đặt và vận hành các máy bơm dã chiến để cấp nước tưới phục vụ sản xuất khi hạn hán. Điều động nhân lực, phương tiện vận chuyển cấp nước sạch cho người dân tại các vùng thiếu nước nghiêm trọng do khô hạn kéo dài.

g) Thực hiện lắp đặt hệ thống cọc tiêu, biển cảnh báo nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại tại các cầu, cống, tràn, tuyến giao thông bị ảnh hưởng bão, ngập lũ, sạt lở đất, đá.

h) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT.

i) Tổ chức khắc phục thiệt hại ban đầu về nhà cửa, công trình đê kè, cấp nước sạch, giao thông nông thôn sớm khôi phục đời số ng và sản xuất nhân dân.

2. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng khu đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

a) Tổ chức thực hiện các quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này. b) Xây dựng phương án tiêu thoát nước đô thị và tổ chức thực hiện. Triển khai tu sửa, nạo vét, khơi thông dòng chảy trong các tuy nen, đường cống ngầm, hố thu nước, kênh dẫn nước bảo đảm tiêu thoát nước khi có bão, mưa lớn, lũ lụt.

c) Triển khai cắt tỉa cây xanh, cắt bỏ bộ phận mục rỗng; cắt tỉa tán cây mới trồng; gia cố cọc chống bảo đảm cây không bị đổ ngã do bão, mưa lớn, lũ lụt.

d) Kiểm tra, triển khai biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống điện chiếu sáng khu đô thị. Thực hiện cắt điện bảo đảm an toàn tính mạng người dân và hệ thống điện trước khi bão đổ bộ, mưa lớn và lũ lụt.

đ) Kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật: hào kỹ thuật, trạm biến áp; hệ thống cấp nước, xăng dầu, thông tin liên lạc, giao thông; panô, biển báo, cổng chào trước khi bão, mưa lớn và lũ lụt.

e) Thực hiện lắp đặt: rào chắn, cọc tiêu, biển cảnh báo nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại các tuyến giao thông đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật liền kề bị ảnh hưởng bão, ngập úng, sạt lở đất, đá.

g) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT.

h) Tổ chức khắc phục thiệt hại ban đầu về nhà cửa, công trình cấp nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị sớm khôi phục sản xuất và đời số ng nhân dân.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị liên quan trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

a) Xây dựng phương án ứng phó thiên tai, thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

b) Xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trường hợp vượt khả năng, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn trong vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; cập nhật phương án ứng phó thiên tai hàng năm; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

a) Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo thẩm quyền.

b) Chủ trì, tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và người dân kỹ thuật chằng chống, neo giằng bảo đảm an toàn công trình xây dựng, nhà cửa khi xảy ra bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, đá trong tỉnh.

c) Tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo thẩm quyền.

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra, đảm bảo an toàn khi bão, mưa lớn, sạt lở đất.

đ) Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu về công trình xây dựng và phương án ứng phó thiên tai theo thẩm quyền trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

e) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý theo thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1, khoản 2 Điều này; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm của bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng, cập nhật và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai hàng năm theo thẩm quyền.

c) Chỉ đạo xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Tổ chức xử lý sự cố giờ đầu, khắc phục thiệt hại do thiên tai tại điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo thẩm quyền. Trường hợp vượt khả năng, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để được chi viện.

d) Định kỳ hằng năm UBND cấp huyện đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng các trọng điểm xung yếu công trình xây dựng và phương án ứng phó thiên tai trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc phạm vi quản lý.

đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng điểm dân cư nông thôn, khu đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn.

Điều 8. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình giao thông

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình giao thông

a) Xây dựng, cập nhật Phương án ứng phó thiên tai công trình giao thông với nội dung chính: (i) Kiện toàn lực lượng chỉ huy, ứng phó của công trình; (ii) dự trữ vật tư, phương tiện, thiết bị để chủ động khắc phục hư hỏng ban đầu; (iii) biện pháp gia cố , neo, buộc, che chắn bảo vệ an toàn công trình, thiết bị, phương tiện; (iv) phương án sơ tán hành khách, di chuyển phương tiện, thiết bị, hàng hóa; (v) phương án phân luồng giao thông khi sự cố tắc đường và (vi) phương án khắc phục sự cố , hư hỏng ban đầu.

b) Tổ chức kiểm tra; đánh giá mức độ an toàn, ổn định của công trình giao thông: nền đường, mặt đường, lề đường, bó vỉa; hệ thống cầu, cống, trang thiết bị an toàn giao thông; taluy và rãnh thoát nước trước mùa mưa bão.

c) Theo dõi thường xuyên, cập nhật diễn biến thời tiết nguy hiểm: bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến công trình giao thông. Thông báo diễn biến thiên tai đến cán bộ, người lao động biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

d) Triển khai nạo vét, khơi thông dòng chảy trong rãnh thoát nước, cống qua đường. Tháo dỡ cây cối, vật cản, rác không để bám vào thân trụ, đáy dầm của cầu cản trở dòng chảy lũ.

đ) Trường hợp mực nước có nguy cơ dâng cao, gây ngập mặt đường và cầu kịp thời bố trí lực lượng canh gác và đóng đường, tạm dừng lưu thông. Thông báo phân luồng giao thông bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.

e) Trường hợp cấp gió trên cầu lớn hơn cấp gió thiết kế, kịp thời bố trí lực lượng canh gác và đóng cầu, tạm dừng lưu thông. Thông báo phân luồng giao thông bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.

g) Bố trí tổ, đội xung kích phòng, chống thiên tai tuần tra, canh gác các tuyến đường xung yếu thường bị ảnh hưởng thiên tai. Phát hiện sự cố lún, nứt, sạt lở, hư hỏng phải triển khai biện pháp xử lý, khắc phục giờ đầu. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã để được chi viện.

i) Thực hiện lắp đặt: rào chắn, cọc tiêu, biển cảnh báo nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại trên tuyến giao thông bị ảnh hưởng bão, ngập úng, sạt lở đất để chủ động phòng, tránh.

k) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT.

l) Tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai ban đầu, bảo đảm giao thông bước một để người và phương tiện lưu thông an toàn.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức sử dụng công trình giao thông

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình giao thông tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý các sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình giao thông. Trường hợp vượt quá khả năng, phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn công trình giao thông; cập nhật phương án ứng phó thiên tai thuộc phạm vi quản lý; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về công trình giao thông.

3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

a) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình giao thông trên địa bàn.

c) Tham mưu trong việc huy động nguồn lực, tổ chức xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với việc quản lý công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý.

d) Hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng công trình giao thông. Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý công trình giao thông.

4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, sử dụng công trình giao thông trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm các bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý công trình giao thông.

c) Tổ chức việc xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình giao thông theo thẩm quyền. Trường hợp vượt khả năng, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để được chi viện.

d) Định kỳ hàng năm UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Giao thông vận tải các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai công trình giao thông trước ngày 20 tháng 8.

đ) Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình giao thông trên địa bàn.

e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Điều 9. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình điện lực

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng công trình điện lực

a) Thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình điện lực bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

b) Tổ chức xây dựng, rà soát và trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành công trình điện lực theo quy định của pháp luật.

c) Quá trình thực hiện vận hành công trình điện lực phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành và tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định.

d) Xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp công trình điện lực: (i) Xây dựng, cập nhật và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai; (ii) xây dựng, cập nhật và phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp công trình thủy điện theo Điều 25, Điều 26 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

đ) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” và tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão.

e) Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ trang thiết bị theo quy định. Kiểm tra các vị trí xung yếu của lưới điện, trạm phân phối điện (vùng cửa sông, ven biển, hải đảo) lên kế hoạch nâng cấp, sữa chữa công trình, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất an toàn, đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai.

g) Xử lý kịp thời các tình huống vận hành làm gia tăng rủi ro thiên tai, nguy cơ sự cố công trình điện lực. Triển khai khắc phục sự cố giờ đầu, bảo đảm an toàn công trình và không làm gia tăng rủi ro thiên tai.

h) Đo đạc, quan trắc, theo dõi, giám sát an toàn công trình, khu vực chịu tác động khi vận hành. Chú trọng các khu vực trọng điểm, có nguy cơ cao gia tăng rủi ro thiên tai, xảy ra sự cố ; sẵn sàng triển khai phương án ứng phó.

i) Cập nhật diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến an toàn công trình điện lực. Thực hiện cảnh báo, thông báo nguy cơ gia tăng rủi ro thiên tai, sự cố công trình điện lực đến UBND cấp xã và người dân để chủ động ứng phó.

k) Triển khai phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai bảo đảm an toàn công trình điện lực. Công trình thủy điện thực hiện quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa bão. Riêng các công trình thủy điện thuộc lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, thực hiện quy trình vận hành theo Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh.

l) Xử lý sự cố công trình điện lực khi thiên tai: (i) Sửa chữa hư hỏng, sự cố lưới điện, trạm phân phối điện, nhà máy điện; (ii) ưu tiên khôi phục nguồn điện phục vụ thông tin liên lạc chỉ huy, điều hành của UBND các cấp; (iii) vận hành máy phát điện dự phòng của UBND các cấp, các sở, ngành để bảo đảm thông tin, liên lạc.

m) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT.

n) Tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu thiên tai và hồ sơ về quản lý, sử dụng công trình: (i) Loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro, phạm vi và thời gian ảnh hưởng; thiệt hại do ảnh hưởng đợt thiên tai; (ii) tài liệu thiết kế; tài liệu sửa chữa lớn, nâng cấp; tài liệu về kiểm định, bảo trì, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra mức độ an toàn và phòng chống thiên tai; phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; quy trình vận hành và các tài liệu khác liên quan.

o) Thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ quản lý, vận hành công trình phải được lưu trữ có hệ thống tại tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công trình điện lực.

p) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý công trình điện lực.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức vận hành, sử dụng công trình điện lực

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình điện lực quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý các sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình điện lực. Trường hợp vượt khả năng, phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn công trình điện lực; cập nhật phương án ứng phó thiên tai; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND xã hàng năm để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của Sở Công Thương

a) Theo dõi, đôn đốc và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình điện lực trên địa bàn.

c) Tham mưu trong việc huy động nguồn lực, tổ chức xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý.

d) Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai đối với công trình điện lực, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng công trình điện lực; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp quản lý, vận hành công trình tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý công trình.

4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, sử dụng công trình điện lực trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm các bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý công trình điện lực trên địa bàn.

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng công trình điện lực trên địa bàn.

Điều 10. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác

1. Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, sử dụng công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác

a) Thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.

b) Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương án được phê duyệt.

c) Cắm biển cảnh báo khu vực xảy ra sự cố lân cận công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình, người và phương tiện hoạt động trong phạm vi công trình.

d) Kiểm tra, đánh giá định kỳ về mức độ an toàn, ổn định công trình. Tổ chức duy tu bảo dưỡng, bảo trì thiết bị đảm bảo công trình hoạt động bình thường, đáp ứng yêu cầu an toàn trước thiên tai.

đ) Cập nhật diễn biến bão, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến an toàn công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; ghi chép đầy đủ vào nhật ký vận hành và tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định.

e) Thực hiện phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai: (i) Sửa chữa hư hỏng, sự cố nhà, trạm, cột, cống, bể; (ii) sửa chữa, thay thế thiết bị mạng; (iii) di chuyển thiết bị mạng đến nơi an toàn; (iv) cung cấp vật tư, phương tiện, trang thiết bị ứng phó với thiên tai.

g) ) Kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, UBND cấp xã theo Thông tư Liên tịch số 43 2015 TTLT- BNNPTNT-BKHĐT.

h) Tổ chức khắc phục thiệt hại do thiên tai, sớm khôi phục hoạt động của công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

k) Lập, lưu trữ cơ sở dữ liệu về thiên tai ảnh hưởng công trình và hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, gia cố , duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra, đánh giá định kỳ, kiểm định chất lượng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.

l) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý, sử dụng công trình

viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức vận hành, sử dụng công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình tại khoản 1 Điều này.

b) Xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình. Trường hợp vượt khả năng, kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để được hỗ trợ.

c) Rà soát, đánh giá mức độ an toàn công trình và cập nhật phương án ứng phó thiên tai đối với công trình thuộc phạm vi quản lý; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và UBND cấp xã để theo dõi, chỉ đạo.

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

a) Theo dõi và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1 Điều này theo thẩm quyền.

b) Tham mưu UBND tỉnh trong việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý và thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình viễn thông theo thẩm quyền.

c) Tổ chức xử lý sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình viễn thông theo thẩm quyền.

d) Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án ứng phó thiên tai công trình viễn thông theo thẩm quyền trước ngày 20 tháng 8 và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, sử dụng công trình viễn thông; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp quản lý, vận hành công trình tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý công trình.

4. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo thẩm quyền; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn.

b) Phân công trách nhiệm các bộ phận quản lý nhà nước đối với việc quản lý công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn.

c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý công trình viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn.

Điều 11. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

1. Thực hiện theo quy định tại Chương III của Thông tư số 13/2021/TT- BNNPTNT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan phổ biến rộng rãi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh việc phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý, vận hành, sử dụng đối với công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

4. Định kỳ hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý trước ngày 31 tháng 8.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Cơ quan tham mưu UBND tỉnh, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành; các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quy định này theo thẩm quyền.

2. Cơ quan phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành; các tổ chức liên quan kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo Quy định này.

3. Cơ quan chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; các sở, ban, ngành; các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo thẩm quyền.

4. Cơ quan chủ trì đánh giá, tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành đề xuất UBND tỉnh kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Điều 13. Sở Tài chính

1. Cơ quan tham mưu UBND tỉnh, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành; các các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất nguồn tài chính hàng năm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc Quy định này theo thẩm quyền.

2. Cơ quan chủ trì, đề nghị nguồn ngân sách tỉnh, nguồn kinh phí Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh, nguồn kinh phí hợp pháp khác hàng năm bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai thuộc Quy định này theo thẩm quyền.

3. Cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm tra, giám sát, quyết toán nguồn tài chính hàng năm bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc Quy định này theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh.

Điều 14. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh

1. Cơ quan tham mưu UBND tỉnh, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quy định này thuộc lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

2. Cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm tra, đánh giá, thống kê thiệt hại do đợt thiên tai gây ra thuộc lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền; đề xuất nhu cầu kinh phí khắc phục thiệt hại gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Chấp hành thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc Quy định này theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 15. UBND các huyện, thị xã, thành phố

1. Cơ quan chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quy định này thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.

2. Cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm tra, đánh giá, thống kê thiệt hại do đợt thiên tai gây ra theo thẩm quyền; đề xuất nhu cầu kinh phí khắc phục thiệt hại gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Chấp hành thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc Quy định này theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Điều khoản thi hành

1.Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc hoặc phát sinh, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ảnh kịp thời bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 65/2022/QĐ-UBND Quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 65/2022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản