Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/2005/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VÙNG HOA TIÊU HÀNG HẢI BẮT BUỘC CỦA VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy dịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với:

1. Chủ tầu hoặc người khai thác tầu và thuyền trưởng của các loại phương tiện: tầu biển Việt Nam, tầu biển nước ngoài, tầu công vụ, tầu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và tầu quân sự nước ngoài đến Việt Nam, khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;

2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải Việt Nam;

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến vùng hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải Việt Nam;

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là vùng nước được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu vào bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển, cảng dầu thô ngoài khơi mà tầu biển khi ra, vào hoạt động phải sử dụng hoa tiêu dẫn tầu, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố.

2. Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu không bắt buộc) là vùng nước trong vùng biển Việt Nam mà tầu biển khi hoạt động không bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tầu.

3. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được xác định để tầu thuyền neo đậu đón, trả hoa tiêu.

Điều 4. Các vùng hoa tiêu bắt buộc

1. Vùng hoa tiêu bắt buộc Quảng Ninh:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

2. Vùng hoa tiêu bắt buộc Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng (bao gồm cả khu chuyển tải của cảng Hải Phòng tại tỉnh Quảng Ninh), tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định.

3. Vùng hoa tiêu bắt buộc từ Thanh Hóa đến Quảng Trị:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

4. Vùng hoa tiêu bắt buộc từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

5. Vùng hoa tiêu bắt buộc Bình Định – Phú Yên:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.

6. Vùng hoa tiêu bắt buộc Khánh Hòa:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

7. Vùng hoa tiêu bắt buộc thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Long An:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An.

8. Vùng hoa tiêu bắt buộc Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh dọc theo sông Tiền:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Đồng Tháp.

9. Vùng hoa tiêu bắt buộc thuộc các tỉnh dọc theo sông Hậu, các tỉnh Kiêng Giang và Cà Mau:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiêng Giang và Cà Mau.

10. Vùng hoa tiêu bắt buộc khu vực các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển phía Nam của Việt Nam:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến các vị trí tầu chứa dầu thô tại cảng dầu thô ngoài khơi, công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vủng biển phía Nam của Việt Nam.

Điều 5. HIệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 2917/QĐ-VT ngày 25 tháng 12 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính), Giám đốc Cảng vụ hhai, Giám đốc Công ty hoa tiêu hàng hải và cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG



 
Đào Đình Bình

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 64/2005/QĐ-BGTVT về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 64/2005/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/11/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đào Đình Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 12 đến số 13
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 12/01/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản