Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******* Số: 621/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******* Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2007 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại tờ trình số 2133/TTr-ĐS ngày 28 tháng 9 năm 2006, các văn bản số 422DS-KHĐT ngày 08 tháng 3 năm 2007 và số 576ĐS-KHĐT ngày 29 tháng 3 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Về mục tiêu phát triển:
Phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong nước và trong khu vực, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, trong đó vận tải đường sắt, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt giữ vai trò chủ lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Phấn đấu đến năm 2010, vận tải đường sắt chiếm 6%-8% về tấn km hàng hóa và 10% - 12% về hành khách, km trong ngành vận tải.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển:
a) Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt:
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng theo cấp kỹ thuật quy định đối với các tuyến đường sắt hiện có (ưu tiên tuyến đường sắt Thống Nhất và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng) nhằm nâng cao năng lực vận tải và an toàn chạy tàu.
Triển khai xây dựng đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi; xây dựng ga Hà Nội thành ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, vừa là trung tâm dịch vụ đa năng. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm tổng thầu thực hiện các dự án xây mới đường sắt; nghiên cứu, triển khai các dự án xây dựng đường sắt đến cảng biển, khu mỏ, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với mạng đường sắt hiện tại.
- Tập trung nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư và bước đầu triển khai xây dựng các tuyến đường sắt quan trọng chiến lược: Đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh; đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 mm Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội thành đường đôi.
(Danh mục các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2007 – 2010 nêu tại Phụ lục I kèm theo).
b) Phương tiện, thiết bị đường sắt:
- Đầu tư đầu máy: Nhập khẩu, lắp ráp, chế tạo đầu máy diesel hiện đại có công suất lớn 1.000 – 2.000 HP, loại bỏ đầu máy lạc hậu, công suất nhỏ; hoàn thành dự án đầu máy Đức và dự án lắp ráp, chế tạo 20 đầu máy diesel công suất 2.000 HP bằng vốn vay ưu đãi của nước ngoài và trong nước; tiếp tục triển khai chương trình chế tạo đầu máy diesel bằng vốn vay, ưu tiên huy động các thành phần kinh tế cùng tham gia.
- Đầu tư toa xe: Tiếp tục đóng mới các loại toa xe khách chất lượng cao, hiện đại, toa xe hàng nhiều chủng loại phù hợp với nhu cầu vận chuyển trong nước và xuất khẩu. Thực hiện các dự án đóng mới toa xe bằng vốn vay ưu đãi trong nước, dự án đóng mới toa xe xuất khẩu sang Campuchia: liên doanh, liên kết để chế tạo các loại xe cao cấp phục vụ cho đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao sau này.
- Đầu tư cơ sở công nghiệp: Củng cố phát triển mạng lưới cơ khí đường sắt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành. Từng bước hiện đại hóa các cơ sở bảo trì, đại tu, sửa chữa, đóng mới phương tiện. Tiếp tục huy động nguồn vốn vay trong nước, liên doanh, liên kết đầu tư dây chuyền sửa chữa đầu máy diesel, dây chuyền lắp ráp, chế tạo đầu máy, dây chuyền đóng mới toa xe, hệ thống xếp, dỡ hàng hóa.
(Danh mục các dự án đầu tư phương tiện, thiết bị đường sắt giai đoạn 2007 – 2010 nêu tại mục Phụ lục II kèm theo).
c) Nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp. Tiếp tục đầu tư, kêu gọi các cổ đông chiến lược cùng đầu tư thành lập một số Công ty cổ phần xây dựng đường sắt và kinh doanh bất động sản tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam có đủ khả năng tham gia xây dựng các dự án hiện đại hóa đường sắt, kinh doanh quỹ đất do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý. Chủ động tham gia đấu thầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông và các công trình dân dụng khác.
d) Dịch vụ đường sắt và các dịch vụ khác:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ vận tải, công nghiệp, vật tư thiết bị, thương mại, du lịch… Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp cho vận tải đường sắt như hệ thống nhà ga, kho, bãi hàng… nhằm phát triển mạnh sản xuất, tạo điều kiện phát triển vững chắc cho toàn ngành. Phấn đấu đến năm 2010, vận tải hàng hóa đạt 14,1 triệu tấn/năm, hành khách đạt 20,7 triệu lượt khách/năm.
- Tham gia đầu tư vào các ngành tài chính, chứng khoán, viễn thông, bất động sản, bảo hiểm; thành lập và phát triển các công ty cổ phần, liên doanh đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nhiên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo có hiệu quả và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh chính.
- Xây dựng cơ chế hoạt động theo hướng liên danh các doanh nghiệp cùng có lợi ích về kinh tế và thị trường, huy động được các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, công nghệ, lao động, trình độ tổ chức quản lý để tham gia thực hiện các dự án lớn với nhiều hình thức khác nhau.
đ) An toàn giao thông đường sắt:
Tiếp tục thực hiện mọi giải pháp và khẩn trương triển khai các dự án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
(Danh mục các dự án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt giai đoạn 2007 – 2010 nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo).
e) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đường sắt:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, đảm bảo về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty cũng như của ngành Đường sắt Việt Nam.
- Nghiên cứu phát triển các cơ sở đào tạo theo Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa và phát triển của ngành đường sắt trong từng giai đoạn.
- Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, ngoài nước, các tổ chức đường sắt quốc tế để đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cho ngành đường sắt tiếp cận công nghệ và quản lý đường sắt hiện đại.
3. Về tổ chức sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con và triển khai thực hiện, tiến tới thành lập Tập đoàn Đường sắt Việt Nam.
- Hoàn thành việc chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 03 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ Đường sắt.
4. Vốn cho đầu tư phát triển:
- Tổng vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 dự kiến khoảng 14.600 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt và vốn cho các dự án chiến lược phát triển đường sắt), bao gồm:
+ Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: khoảng 10.800 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển phương tiện, thiết bị phục vụ vận tải: khoảng 3.500 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các doanh nghiệp xây lắp đường sắt: khoảng 200 tỷ đồng.
+ Vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho các cơ sở đào tạo đường sắt và đầu tư phát triển cơ sở vật chất khác: khoảng 100 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, vốn ODA, vốn tự huy động thông qua khai thác quỹ đất, đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, liên doanh, liên kết góp vốn đầu tư, vốn tự có, vốn vay ưu đãi trong nước, vay thương mại, phát hành trái phiếu và các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Vốn cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt:
Căn cứ khả năng của ngân sách Nhà nước và nhu cầu thực tế, các bộ, ngành xem xét, cân đối mức vốn sự nghiệp kinh tế cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đảm bảo mục tiêu quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
- Bộ Giao thông Vận tải:
+ Theo dõi chỉ đạo, tạo điều kiện cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông và các nội dung của Quyết định này.
+ Thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; phối hợp với Bộ Tài chính bố trí đủ vốn cho công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng cơ chế tạo vốn đầu tư nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt theo tiêu chuẩn đường sắt khu vực và Kế hoạch phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010.
- Bộ Tài chính:
Hướng dẫn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng cơ chế huy động vốn: phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện công tác sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam:
+ Trên cơ sở Kế hoạch này, Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có Kế hoạch cụ thể để chủ động chỉ đạo thực hiện, trong đó lưu ý kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, kế hoạch phát triển phương tiện, trang thiết bị phục vụ vận tải và kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ xây dựng đường sắt, tạo điều kiện phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 đúng với yêu cầu phát triển của ngành đường sắt và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tranh thủ sự chỉ đạo của các Bộ, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo Chỉ thị số 22/2005/CT-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện Dự án đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi.
+ Phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, các Tổng công ty: Hàng hải, Hàng không, Hóa chất, Xi măng, Lương thực… thực hiện tốt kế hoạch vận chuyển hàng hóa, hành khách, hợp tác đầu tư các dự án lớn nhằm phát triển đồng bộ và đảm bảo lợi ích của quốc gia.
- Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, theo chức năng, thẩm quyền, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi và xem xét giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong quá trình triển khai Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 16 tháng 05 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự | Tên dự án | Quy mô đầu tư giai đoạn 2007 - 2010 |
A. | ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT |
|
I. | Dự án trên các tuyến đường sắt hiện có |
|
1 | Dự án Đường sắt thống nhất | 1.760 km |
2 | Cải tạo Đường sắt Hà Nội – Phô Lu | 261 km |
3 | Sửa chữa cầu Long Biên, giai đoạn II | 01 cầu |
4 | Đảm bảo an toàn các cầu Bình Lợi, Đồng Nai lớn, Đồng Nai nhỏ, Gò Dưa | 04 cầu |
5 | Cải tạo Đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn | 149 km |
6 | Mở ga Hải Vân, tuyến đường sắt Thống Nhất | 01 ga |
7 | Nâng cấp đường sắt kết hợp hàn ray, đoạn Km 1751000 – Km 1851000, tuyến đường sắt thống nhất | 10 km |
8 | Thay dầm cầu Đa Phúc, tuyến đường sắt Đông Anh – Quán Triều | 01 cầu |
9 | Nối mạng cáp quang từ trung tâm thông tin của Quân đội đến trung tâm thông tin Đường sắt, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng | 03 trung tâm - 5,5 km |
10 | Nâng cấp 10 cầu tuyến đường sắt Thống Nhất | 10 cầu |
11 | Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến: - Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội | Thông tin tín hiệu 68 ga và hạng mục khác |
12 | Nâng cao an toàn đường sắt, tuyến Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh | 44 cầu |
13 | Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh, giai đoạn I | Thông tin 36 ga, tín hiệu 03 ga |
14 | Khôi phục 04 hầm đường sắt khu vực đèo Hải Vân | 01 hầm |
15 | Hiện đại hóa một số ga tín hiệu trên đường sắt Thống Nhất | 07 ga |
16 | Thay tà vẹt bê tông K1, K2, tà vẹt sắt bằng tà vẹt bê tông dự ứng lực, kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với một số ga chỉ có 2 đường đoạn Vinh – Nha Trang | 200 km |
17 | Cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên – Lào Cai | 185 km |
18 | Di dời ga Phan Thiết | 01 ga – 10 km |
19 | Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh – Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất (cả 2 đoạn) | Thông tin 97 ga, tín hiệu 72 ga, giám sát 54 ga và hạng mục khác |
20 | Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội, Vinh, giai đoạn II | 21 ga |
21 | Khôi phục cầu Long Biên | 01 cầu |
22 | Nâng cấp, điện khí hóa tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng | Cải tạo nâng cấp 96 km |
23 | Gia cố các hầm xung yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất | 16 hầm |
24 | Cải tạo đường sắt khu vực Khe Nét | 11 km |
25 | Cải tạo, nâng cấp tải trọng các cầu còn lại trên tuyến đường sắt Thống Nhất | 65 cầu |
26 | Cải tạo thoát nước dọc đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh | 1.159 km |
27 | Hiện đại hóa trung tâm điều hành vận tải | 01 trung tâm |
28 | Vào cấp đường sắt đoạn Hà Nội – Vinh | 61 km |
29 | Vào cấp đường sắt đoạn Nha Trang – Sài Gòn | 59 km |
30 | Kiên cố hóa các cầu đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh | 52 cầu |
31 | Cải tạo đường sắt khu vực ga Nha Trang | 01 ga đầu mối |
32 | Nâng cấp đường sắt Đông Anh – Quán Triều | 11 km |
33 | Nâng cấp đường sắt Kép – Lưu Xá | 11 km |
II. | Dự án đường sắt đầu mối, đô thị |
|
1 | Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi | 25 km |
III. | Dự án xây dựng mới đường sắt nối cảng, khu mỏ, khu công nghiệp, khu kinh tế… | Theo khả năng |
IV. | Dự án chiến lược phát triển đường sắt |
|
1 | Đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh | 1.630 km |
2 | Xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435mm Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng và cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội thành đường đôi | 530 km |
B. | ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ GIẢNG DẠY CHO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐƯỜNG SẮT |
|
1 | Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy cho các cơ sở đào tạo đường sắt | 02 trường |
C. | ĐẦU TƯ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT |
|
1 | Đường ngang đường sắt Thống Nhất thuộc Dự án Đường sắt Thống Nhất | 1.122 đường ngang |
2 | Đường ngang các tuyến đường sắt phía bắc Sông Hồng và đường sắt vành đai Hà Nội | 95 đường ngang |
3 | Dự án cải thiện khẩn cấp hành lang an toàn giao thông đường sắt | 33 km |
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 621/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Số thứ tự | Tên dự án | Quy mô đầu tư giai đoạn 2007 - 2010 |
A. | DỰ ÁN ĐẦU TƯ TOA XE |
|
1 | Đóng mới toa xe khách bằng vốn ưu đãi trong nước | 260 toa xe |
2 | Đóng mới toa xe hàng bằng vốn vay ưu đãi trong nước | 2.000 toa xe |
3 | Đóng mới toa xe xuất khẩu | 100 toa xe |
B. | DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU MÁY |
|
1 | Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1 | 16 đầu máy |
2 | Mua 05 đầu máy 1.435 mm của Trung Quốc | 05 đầu máy |
3 | Lắp ráp, chế tạo đầu máy xe lửa trong nước (vốn vay ưu đãi Ngân hàng phát triển Việt Nam) | 20 đầu máy |
4 | Chế tạo đoàn tàu nhẹ bằng vốn cổ phần hóa hoặc vốn vay trong nước | 2 đoàn tàu (06 – 97 toa xe) |
5 | Mua đầu máy bằng các nguồn vốn nước ngoài | 12 đầu máy |
6 | Mua hoặc lắp ráp đầu máy bằng vốn vay trong nước | 17 đầu máy |
7 | Đóng mới đầu máy bằng vốn liên kết với chủ hàng | 08 đầu máy |
C. | DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP |
|
1 | Dây chuyền sửa chữa máy điện đầu máy bằng nguồn vốn ODA hoặc theo hợp đồng BOT | Công suất 100 đầu/năm |
2 | Dây chuyền đại tu đầu máy (động cơ diesel, hệ thống điều khiển) | Công suất 100 đầu/năm |
3 | Dây chuyền lắp ráp chế tạo đầu máy | Công suất 100 đầu/năm |
4 | Dây chuyền đóng mới toa xe |
|
5 | Cơ giới hóa xếp dỡ hàng hóa bằng nguồn vốn vay trong nước, vốn ODA hoặc theo hợp đồng BOT | Toàn bộ |
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Nghị định 109/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đường sắt
- 3Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 4Quyết định 34/2003/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 216/2003/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 69/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 175/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- 1Chỉ thị 22/2005/CT-TTg về xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng không và hàng hải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đường sắt 2005
- 3Nghị định 109/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đường sắt
- 4Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 5Quyết định 34/2003/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 216/2003/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 69/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 175/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Quyết định 621/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 621/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/05/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra