BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 62/2003/QĐ-BVHTT | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XẾP HẠNG DI TÍCH QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN
Căn cứ Nghị định số 63/200/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa – Thông tin;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ hồ sơ di tích và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình Tiền Giang, Thái Nguyên, Quảng Bình, Bình Định, Tây Ninh, Sóc Trăng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Xếp hạng 08 di tích
Tỉnh Tiền Giang (02)
1. Di tích lịch sử: Địa điểm chiến thắng Giồng Dứa – xã Long Định, huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
2. Di Tích lịch sử: Địa điểm vụ thảm sát chợ Giữa (Vĩnh Hòa), xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Thái Nguyên (01)
3. Di tích lịch sử: Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên – phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Quảng Bình (02)
4. Di tích lịch sử: Mộ Nguyễn Dụng và đình Tượng sơn – xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5. Di tích lịch sử: Bến phà Quán Hàu – thị xã Quán Hàu và xã Võ Ninh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Tỉnh Bình Định (01)
6. Di tích kiến trúc: Thành Cha – xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tỉnh Tây Ninh (01)
7. Di tích lịch sử: Căn cứ lõm vùng ruột Gò Dầu – xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Tình Sóc Trăng (01)
8. Di tích lịch sử: Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Sóc Trăng (Miếu bà Chúa Xứ Mỹ Đông) – xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2: Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Điều 3: Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh theo luật định.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5: Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin các tỉnh Tiền Giang, Thái nguyên, Quảng Bình, Bình Định, Tây Ninh, Sóc Trăng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA THÔNG TIN |
- 1Quyết định 06/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 2Quyết định 16/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- 3Quyết định 3989/QĐ-BVHTTDL năm 2013 xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Quyết định 06/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 2Quyết định 16/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Nghị định 92/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Di sản văn hoá
- 5Nghị định 63/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá - Thông tin
- 6Quyết định 3989/QĐ-BVHTTDL năm 2013 xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định 62/2003/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- Số hiệu: 62/2003/QĐ-BVHTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/2003
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Vy Trọng Toán
- Ngày công báo: 10/12/2003
- Số công báo: Từ số 206 đến số 207
- Ngày hiệu lực: 25/12/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực