- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 874-TTg năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 79/1997/TTLT-BTCCBCP-BKH-BTC-BGDĐT hướng dẫn Quyết định 874/TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Ban Tổ Chức,Cán Bộ Chính Phủ - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6151/QĐ-UB | Hải Dương, ngày 27 tháng 12 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ
về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước;
- Căn cứ Thông tư Liên bộ số 79/TTLT ngày 19/9/1997 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước;
- Xét đề nghị của Trưởng ban, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn” thuộc tỉnh quản lý.
Điều II: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 2163/1998/QĐ-UB ngày 4/9/1998 của UBND tỉnh Hải Dương; các quy định trước đây trái quy chế này đều bãi bỏ.
Điều III: Các ông (bà): Chánh văn phòng HĐND & UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| T/M UBND TỈNH HẢI DƯƠNG |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC; CÁN BỘ CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6151 ngày 27/12/2002 của UBND tỉnh Hải Dương)
Điều I: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều II: Đối tượng được áp dụng quy chế:
- Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh bao gồm cả những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của các hội, tổ chức phi chính phủ được giao biên chế.
- Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cán bộ cơ sở) bao gồm: Các chức danh được quy định trong Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23/1/1998 và các chức danh phó đoàn thể, xã đội phó, phó công an, bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, khu dân cư...
- Đại biểu HĐND các cấp.
- Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý.
Điều 3: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức, quy hoạch xây dựng đội ngũ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực để tạođiều kiện cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 4: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
1- Đối với cán bộ công chức hành chính:
+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng nghề nghiệp.
+ Đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu về hoạt động công vụ của công chức.
+ Đào tạo tiền công vụ cho những người mới được tuyển dụng về kiến thức hành chính nhà nước, pháp luật, kỹ năng thực hành công vụ, đạo đức công chức trước khi bổ nhiệm vào ngạch.
+ Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính.
2- Đối với công chức sự nghiệp:
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức công chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức và kỹ năng, phương pháp thực hành công vụ.
3- Đối với cán bộ cơ sở và dự nguồn của các chức danh này:
+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị.
+ Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, kiến thức quản lý chuyên ngành.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn của từng chức danh, ngạch công chức.
4- Đối với đại biểu HĐND:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức về Nhà nước và pháp luật, vai trò, nhiệm vụ, kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp.
5- Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế.
6- Đối tượng, nội dung chương trình bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, kiến thức quân sự thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 5: Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Điều 6: Nội dung quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Phân cấp việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Phân cấp quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Phân công cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện nội dung chương trình và phạm vi đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong phạm vi tỉnh theo thẩm quyền.
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Điều 7: UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành sau khi tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức gồm: kế hoạch mở lớp tập trung, kế hoạch cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng lẻ gồm cả dự toán kinh phí, gửi về Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tài chính – Vật giá trước ngày 15 tháng 10 hàng năm. Sở kế hoạch - Đầu tư chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 8: Phân cấp quyết định cử cán bộ, công chức đi học.
- UBND tỉnh ra quyết định cử cán bộ, công chức đi nghiên cứu học tập ở các trình độ: tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, cấp II và tương đương; đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài kể cả dài hạn và ngắn hạn.
- Ban Tổ chức chính quyền tỉnh ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ cơ sở đi học các lớp tập trung theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố quyết định cử cán bộ, công chức đi học, thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh.
Điều 9: Phân công đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như sau:
1- Trường chính trị tỉnh:
- Đối tượng do Trường chính trị đảm nhiệm gồm (cán bộ đương chức và dự nguồn) các chức danh sau:
+ Ở cấp cơ sở: Bí thư, phó bí thư đảng uỷ, chi uỷ cơ sở, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND, Trưởng các đoàn thể, Trưởng các ngành cấp xã và tương đương.
+ Ở cáp huyện, thành phố: trưởng, phó ban đảng, Trưởng, phó phòng, Trưởng, phó đoàn thể, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể.
+ Ở cấp tỉnh: Trưởng, phó phòng thuộc sở, ban, ngành tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc, Bí thư, phó bí thư đảng uỷ, Trưởng phó các đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, trường học trực thuộc, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể.
+ Bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
+ Bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
+ Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, hoạt động của các đoàn thể, quản lý hành chính nhà nước, công tác vận động quần chúng.
+ Đào tạo trung cấp lý luận chính trị.
+ Liên kết với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện hành chính quốc gia mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu, kế hoạch của tỉnh giao.
2- Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố:
- Nội dung và đối tượng bồi dưỡng gồm:
Tổ chức bồi dưỡng về lý luận chính trị, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức và nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, xây dựng và quản lý Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn cấp huyện, thành phố, cán bộ trong hệ thống chính trị ở sở không thuộc đối tượng và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh.
- Nhiệm vụ của trung tâm là:
+ Bồi dưỡng chương trình lý luận Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn các huyện.
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đảng (đảng uỷ viên, bí thư chi bộ, chi uỷ viên), cán bộ chính quyền và các đoàn thể chính trị ở cơ sơ, các chương trình về quản lý Nhà nước.
+ Bồi dưỡng đối tượng phát triển Đảng.
+ Tổ chức thông tin, thời sự, chính sách, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ báo cáo viên cơ sở.
+ Bồi dưỡng theo yêu cầu công tác của cấp uỷ.
3- Đối với các trường, trung tâm có chức năng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn (Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trung học nông nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh... ).
Được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên ngành, lĩnh vực theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
4- Trường quân sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, kiến thức quân sự cho cán bộ cơ sở.
5- Đối với các lĩnh vực, ngành nghề mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh đảm nhiệm được thì không được liên kết hoặc mới các trường, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài tỉnh tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tỉnh.
Điều 10: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm:
- Nguồn ngân sách do Chính phủ phân bổ theo chỉ tiêu, định suất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm cho tỉnh.
- Ngân sách của tỉnh cấp bổ sung đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Nguồn đóng góp của các cơ quan tổ chức cử cán bộ, công chức đi học và của cá nhân công chức.
- Nguồn tài trợ khác (nếu có).
Điều 11: Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức đi học áp dụng theo các quy định hiện hành.
Điều 12: Thực hiện quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như sau:
Sở Tài chính – Vật giá quản lý toàn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và xây dựng kế hoạch phân bổ, sử dụng theo các mục sau:
- Kinh phí mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tập trung của tỉnh, được cấp vào tài khoản của những đơn vị trực tiếp tổ chức lớp học.
- Kinh phí để thực hiện chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lẻ tại các trường trong và ngoài tỉnh được phân bổ vào kế hoạch ngân sách hàng năm của các cơ quan đơn vị.
- Kinh phí dự phòng để mở các lớp bổ sung kế hoạch theo yêu cầu nhiệm vụ được cấp khi có quyết định mở lớp của UBND tỉnh.
Điều 13: Quản lý, cấp phát kinh phí mở lớp như sau:
Sở Tài chính – Vật giá làm thủ tục cấp phát kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ quan, đơn vị tổ chức lớp học theo chỉ tiêu được phân bổ. Cơ quan tài chính chỉ làm thủ tục cấp phát kinh phí mở lớp học trong tỉnh khi có các thủ tục sau:
- Các lớp theo kế hoạch đã được phê duyệt; đối với các lớp bổ sung kế hoạch phải có quyết định mở lớp của UBND tỉnh; đối với các lớp liên kết phải có thêm hợp đồng đào tạo.
- Danh sách trích ngang học viên có xác nhận của cơ sở đào tạo và Ban tổ chức Chính quyền tỉnh.
- Dự toán kinh phí lớp học.
- Chương trình, nội dung, kế hoạch tổ chức lớp.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐI HỌC
Điều 14: Trách nhiệm của cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức có trách nhiệm thường xuyên học tập nâng cao nhận thức lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, trình độ kỹ năng hoạt động chuyên môn và các kiến thức hỗ trợ khác trong thi hành công vụ.
- Cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ theo quy định của Nhà nước.
- Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch nếu không đi học phải có lý do chính đáng và được Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức chấp thuận.
- Cán bộ, công chức được cử đi học sau khi kết thúc khoá học có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
Điều 15: Quyền lợi của cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức đi học được cơ quan quản lý, sử dụng công chức tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ kinh phí học tập trong quá trình đi học theo quy định hiện hành.
- Được hưởng nguyên lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) trong thời gian đi học; thời gian đi học vẫn được tính là thời gian công tác liên tục để xét nâng lương thường xuyên.
- Được bố trí công tác phù hợp với trình độ, khả năng sau khi hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng nếu cơ quan có nhu cầu và điều kiện.
Điều 16: Trách nhiệm các cấp, các ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1- Ban Tổ chức chính quyền tỉnh:
- Tham mưu và Thường trực giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, cán bộ cơ sở và kế hoạch mở lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp.
- Phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư... phân bổ chỉ tiêu, kinh phí mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tập trung của tỉnh.
- Thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngoài kế hoạch đã duyệt hàng năm.
- Theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh.
- Thẩm định trình UBND tỉnh các quyết định và quyết định theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức đi học các lớp tập trung theo kế hoạch của tỉnh.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với Bộ Nội vụ và UBND tỉnh theo định kỳ.
2- Sở Tài chính – Vật giá:
- Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Quản lý, phân bổ kiểm tra và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hàng năm.
3- Sở Kế hoạch - Đầu tư:
- Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tài chính – Vật giá tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong toàn tỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
4- Sở Giáo dục - Đào tạo:
Phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trong việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giám sát, kiểm tra việc mở lớp, thực hiện nội dung chương trình của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Phối hợp với các ngành liên quan trong việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo, chuyên ngành đào tạo cho các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý.
5- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Báo cáo dự kiến khả năng thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong năm với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh qua Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Ban Tổ chức chính quyền trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
- Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt đúng tiến độ.
- Đảm bảo nội dung, chương trình học tập.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác để mở các lớp mà trường hoặc trung tâm không thể đảm nhận được.
- Chấp hành việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đúng quy định tài chính.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo định kỳ quý (vào cuối quý), năm (vào đầu tháng 12 hàng năm) và báo cáo đột xuất đối với UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh).
6- Đối với UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành và tương đương.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của đơn vị bao gồm kế hoạch mở các lớp tập trung, kế hoạch cử cán bộ, công chức đi học gửi về Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tài chính – Vật giá trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành, đơn vị.
- Chấp hành việc quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định của tài chính.
- Quyết định cử cán bộ, công chức đi học theo thẩm quyền.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo định kỳ quý (vào cuối quý), năm (vào đầu tháng 12 hàng năm) và đột xuất đối với UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) và Bộ chủ quản nếu có.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 1304/2007/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 2Quyết định 2163/1998/QĐ-UB về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 3Quyết định 72/QĐĐC-CB đính chính Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 2415/QĐ-UBND về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- 5Quyết định 374/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- 1Quyết định 1304/2007/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 2Quyết định 2163/1998/QĐ-UB về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 874-TTg năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 79/1997/TTLT-BTCCBCP-BKH-BTC-BGDĐT hướng dẫn Quyết định 874/TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Ban Tổ Chức,Cán Bộ Chính Phủ - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 4Nghị định 09/1998/NĐ-CP năm 1998 sửa đổi Nghị định 50/CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
- 5Quyết định 72/QĐĐC-CB đính chính Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 2415/QĐ-UBND về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015
- 7Quyết định 374/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
Quyết định 6151/QĐ-UB về quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 6151/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Trọng Nhưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2002
- Ngày hết hiệu lực: 07/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực