Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2006/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 12 tháng 9 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng; trình tự lập, trình duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây của Ủy ban Nhân dân tỉnh trái với nội dung Quy định kèm theo Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Giao Giám đốc các Sở : Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp và các sở, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra việc thi hành Quy định kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở; ban; ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện; thị xã; thành phố trong tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG; TRÌNH TỰ LẬP, TRÌNH DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng).
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng thống nhất quản lý về chủ trương, nội dung lập, thẩm định và thủ tục trình duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh theo chức năng, quyền hạn và các quy định của pháp luật.
2. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) chịu trách nhiệm về thủ tục, trình tự, nội dung và chất lượng hồ sơ trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đối với các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và theo các quy định khác của pháp luật.
1. Đồ án quy hoạch xây dựng vùng trong tỉnh;
2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị;
3. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (tỷ lệ 1/2.000 và 1/500);
4. Đồ án quy hoạch xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt, khu chức năng thuộc khu công nghiệp, các khu bảo tồn, di sản văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, ...;
5. Đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Điều 3. Chủ trương lập quy hoạch xây dựng
1. Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng trong tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô thị; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 tại thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và huyện Đức Trọng; quy hoạch xây dựng các đô thị mới hoặc khu đô thị mới; quy hoạch xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt, khu chức năng thuộc khu công nghiệp, các khu bảo tồn, di sản văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, ... (kể cả điều chỉnh quy hoạch xây dựng các loại đồ án trên) trước khi tiến hành thực hiện phải được Ủy ban Nhân dân tỉnh chấp thuận về mặt chủ trương hoặc đã được đưa vào kế hoạch lập quy hoạch xây dựng hàng năm của tỉnh.
2. Quy hoạch xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu bảo tồn, di sản văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, ... trước khi tiến hành thực hiện phải được y ban Nhân dân tỉnh chấp thuận về quy mô và địa điểm.
3. Ủy ban Nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 tại các thị trấn (đô thị loại 5), tại các đô thị từ loại 4 trở lên đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được duyệt và quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.
Điều 4. Vốn cho công tác lập quy hoạch
1. Ngoài nguồn vốn ngân sách được bố trí hàng năm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (Ủy ban Nhân dân cấp huyện) chủ động bố trí nguồn kinh phí và huy động vốn từ các nguồn khác nhau để thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.
2. Việc lập dự toán quy hoạch, bố trí vốn, quản lý, tạm ứng, thanh quyết toán vốn cho công tác quy hoạch xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng các Điều 42, 43, 44 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2005/NĐ-CP) và các quy định hiện hành khác có liên quan.
3. Vốn ngân sách nhà nước không bố trí để lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức kinh doanh.
THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng của Ủy ban Nhân dân tỉnh
1. Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các vùng thuộc tỉnh; nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị trong tỉnh (trừ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 2 trở lên, quy hoạch chung xây dựng các khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ); nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 tại thành phố Đà Lạt; quy hoạch các khu chức năng thuộc các đô thị mới, quy hoạch các khu chức năng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt; quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, các khu bảo tồn, di sản văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, ... trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng các loại đồ án quy hoạch xây dựng nêu trên.
(Trong đó, thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng, với định hướng phát triển lên đô thị loại 4, quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập và trình duyệt với bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000).
2. Cơ quan trình duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh là Ủy ban Nhân dân cấp huyện, riêng quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng đô thị mới, ... do Sở Xây dựng trình duyệt.
Đối với quy hoạch xây dựng các khu chức năng thuộc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù, ... thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh, cơ quan trình duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là ban quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù, ....
3. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Hình thức thẩm định theo quy định tại mục IV khoản 2 Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2005/TT-BXD).
Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng của Ủy ban Nhân dân cấp huyện
Ủy ban Nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt một số nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng (kể cả điều chỉnh quy hoạch xây dựng) trên địa bàn cấp huyện, bao gồm :
1. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong thành phố tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 được duyệt.
Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 được duyệt, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sau khi đã được Sở Xây dựng xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về mặt chuyên môn.
2. Ủy ban Nhân dân thị xã Bảo Lộc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000, tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong thị xã tại các khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được duyệt.
Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 tại các khu vực chưa có quy hoạch chung xây dựng được duyệt, Ủy ban Nhân dân thị xã Bảo Lộc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sau khi đã được Sở Xây dựng xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về mặt chuyên môn.
3. Ủy ban Nhân dân các huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (bao gồm cả quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 đối với thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) các khu vực trong thị trấn tại các khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được duyệt.
Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tại các khu vực chưa có quy hoạch chung xây dựng được duyệt, Ủy ban Nhân dân các huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch sau khi đã được Sở Xây dựng xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về mặt chuyên môn.
4. Ủy ban Nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn, bao gồm : quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, ....
5. Về công tác trình duyệt, thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân cấp huyện :
- Cơ quan trình duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân cấp huyện là phòng có chức năng quản lý về xây dựng của cấp huyện (phòng quản lý đô thị, phòng hạ tầng kinh tế, ...). Riêng quy hoạch điểm dân cư nông thôn do Ủy ban Nhân dân xã trình duyệt.
- Đối với các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án xây dựng tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cơ quan trình duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là chủ đầu tư của dự án.
- Phòng có chức năng quản lý về xây dựng của cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Hình thức thẩm định theo quy định tại mục IV khoản 2 Thông tư số 15/2005/TT-BXD.
Điều 7. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
1. Trước khi tiến hành công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng, phải tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, phải tiến hành lập, thẩm định và phê duyệt dự toán quy hoạch.Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch là cấp phê duyệt nhiệm vụ và dự toán quy hoạch.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch, thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 22, Điều 33 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, Thông tư số 15/2005/TT-BXD và các quy định hiện hành có liên quan khác của nhà nước. Nhiệm vụ quy hoạch có thể được điều chỉnh trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng để phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Đối với nội dung quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn cần xác định ranh giới, quy mô đất xây dựng, dự báo quy mô dân số trên địa bàn xã và các điểm dân cư theo từng giai đoạn quy hoạch; các yêu cầu về bố trí mạng lưới điểm dân cư, mạng lưới công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối giữa các điểm dân cư, yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường trong các điểm dân cư. Nhiệm vụ quy hoạch phải xác định cụ thể danh mục bản vẽ quy hoạch.
Điều 8. Khảo sát, đo vẽ bản đồ địa hình để lập đồ án quy hoạch
1. Bản đồ khảo sát địa hình để lập đồ án quy hoạch xây dựng do cơ quan chuyên môn về khảo sát địa hình thực hiện. Đối với các khu vực đã có bản đồ địa hình phải tận dụng các bản đồ có sẵn, kết hợp với công tác đo đạc bổ sung (nếu cần thiết) để lập đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Đối với các điểm dân cư nông thôn, sử dụng bản đồ địa chính kết hợp với công tác xử lý thực địa để lập quy hoạch; trường hợp địa hình quá phức tạp hoặc chưa có bản đồ địa chính cần phải đo vẽ bản đồ địa hình, chủ đầu tư phải thuyết minh chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để được xem xét chấp thuận trước khi tổ chức đo vẽ.
3. Đối với các khu vực phải khảo sát, đo vẽ bản đồ địa hình để lập quy hoạch, phải tổ chức lập phương án khảo sát, dự toán khảo sát trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích đo vẽ phải phù hợp với quy mô diện tích lập quy hoạch. Phương án khảo sát phải do cơ quan chuyên môn về khảo sát địa hình thực hiện và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
1. Căn cứ để lập quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 23 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và Thông tư số 15/2005/TT-BXD.
2. Nội dung quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 24, Điều 34 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và Thông tư số 15/2005/TT-BXD. Trong đó, đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được quy định đối với từng ô phố, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật được xác định đến các trục đường phân khu vực; đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được quy định đối với từng lô đất, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật được xác định đến các đường vào nhà.
3. Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 26, Điều 34 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, Thông tư số 15/2005/TT-BXD và các quy định hiện hành có liên quan khác của nhà nước.
Tùy theo đặc điểm, tính chất, quy mô của từng đô thị hoặc của từng khu chức năng trong đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các cụm, điểm công nghiệp, các khu du lịch, khu văn hóa mà phải xác định cụ thể nội dung quy hoạch, thành phần hồ sơ cần thiết và phải được thể hiện rõ trong nhiệm vụ quy hoạch.
Đồ án quy hoạch chung xây dựng các thị trấn trong tỉnh (đô thị loại 5), bản đồ hiện trạng và quy hoạch chỉ thực hiện trên tỷ lệ 1/2.000 (riêng thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng được thực hiện trên tỷ lệ 1/5.000, với định hướng phát triển lên đô thị loại 4).
Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, phải xác định được mạng lưới các điểm dân cư trong toàn xã, và chỉ lập một loại đồ án tỷ lệ từ 1/500 đến 1/2.000, tùy theo quy mô diện tích quy hoạch. Trước khi tổ chức trình duyệt, đồ án phải được Hội đồng Nhân dân xã thông qua bằng nghị quyết.
4. Quy hoạch xây dựng cho các giai đoạn 5 năm, 10 năm hoặc dài hơn mang tính dự báo. Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, khi xuất hiện các yếu tố tác động làm thay đổi các dự báo thì phải tổ chức điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Đồ án quy hoạch điều chỉnh chỉ tập trung vào những nội dung điều chỉnh, các nội dung không điều chỉnh vẫn được giữ nguyên giá trị pháp lý để tiếp tục thực hiện.
5. Công tác thiết kế đô thị trong quy hoạch chỉ được thực hiện tùy theo từng trường hợp cụ thể; trước khi lập, phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận về chủ trương.
Điều 10. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
1. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, trong quá trình lập, tổ chức tư vấn phải phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; trước khi phê duyệt, đồ án phải được Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn phải phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực quy hoạch và báo cáo kết quả với cơ quan phê duyệt. Hình thức lấy ý kiến, thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 25 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP.
3. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trước khi phê duyệt, đồ án phải được Hội đồng Nhân dân xã thông qua..
Điều 11. Quản lý quy hoạch xây dựng
1. Sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt, cơ quan phê duyệt phải ban hành quy định về quản lý quy hoạch xây dựng. Nội dung của quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 35 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP.
2. Sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt, Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm công bố quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch vùng thuộc tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch vùng thuộc tỉnh, nội dung công bố theo quy định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, công bố toàn bộ nội dung quy hoạch và quy định về quản lý quy hoạch. Hình thức công bố, thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP.
3. Sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt, Ủy ban Nhân dân cấp huyện tổ chức để Ủy ban Nhân dân cấp xã thực hiện việc cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, gồm : mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng. Ủy ban Nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo vệ các mốc giới ngoài thực địa.
4. Sở Xây dựng và các phòng có chức năng quản lý về xây dựng của cấp huyện có trách nhiệm cung cấp các thông tin về quy hoạch, như : địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, ...trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý cho các tổ chức, cá nhân khi các tổ chức, cá nhân đó yêu cầu.
2. Giao Sở Xây dựng và Sở Tài chính thống nhất hướng dẫn việc lập nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí khảo sát, lập quy hoạch, dự toán chi phí công bố quy hoạch, kinh phí cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa và công tác thanh quyết toán.
3. Định kỳ 6 tháng và 1 năm, phòng có chức năng quản lý về xây dựng của cấp huyện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện và Sở Xây dựng về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng; các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt và tình hình quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 13. Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này và phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục theo đúng Luật Xây dựng, các Nghị định có liên quan của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, phải kịp thời có văn bản báo cáo gửi Sở Xây dựng và Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp đề xuất Ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét xử lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp./-
- 1Quyết định 2843/2007/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 1469/2007/QĐ-UBND quy định thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, thu hồi đất, quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định giá đất khu đô thị mới và điểm dân cư mới để bán đấu giá quyền sử dụng đất do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục chế độ báo cáo định kỳ bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, giữ nguyên thuộc thẩm quyền ban hành, thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 5Quyết định 2843/2007/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 1469/2007/QĐ-UBND quy định thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, thu hồi đất, quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định giá đất khu đô thị mới và điểm dân cư mới để bán đấu giá quyền sử dụng đất do tỉnh Ninh Bình ban hành
Quyết định 61/2006/QĐ-UBND Quy định về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng; trình tự lập, trình duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 61/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2006
- Ngày hết hiệu lực: 07/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra