- 1Quyết định 56/2003/QĐ-UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 81/2001/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố kèm theo Quyết định 15/2000/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 15/2000/QĐ-UB về Quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 53/2002/QĐ-UB triển khai Chương trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2005 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 53/2002/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 - 2005;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 1617/TTr-SNN-TS ngày 28 tháng 12 năm 2005;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình chuyển đổi đất trồng lúa một vụ năng suất thấp, sang nuôi tôm sú giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp các Sở ngành có liên quan cùng Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, các tổ chức kinh tế và nông, ngư dân của hai huyện triển khai chương trình được phê duyệt, đảm bảo các mục tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng : Xây dựng các đề án, dự án chi tiết, lập kế hoạch ngân sách hàng năm cho chương trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng kết hàng năm, phổ biến điển hình…
Điều 2. Quyết định nầy có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Nông nghiệp - Nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA MỘT VỤ NĂNG SUẤT THẤP SANG NUÔI TÔM SÚ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61 /2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
1.1- Diện tích mặt nước nuôi tôm là 4.100 ha, tăng 18% so với năm 2005, trong đó Cần Giờ 3.600 ha (tăng 800 ha so với 2005), Nhà Bè 500 ha (giảm 400 ha so với 2005).
+ Nuôi công nghiệp : 2.300 ha (tăng 1.300 ha so với 2005).
+ Nuôi bán công nghiệp 1.200 ha (giảm 300 ha so với 2005).
+ Nuôi ruộng : 600 ha (giảm 600 ha so với 2005).
+ Ngoài ra còn có khoảng 2.000 ha mặt nước nuôi tôm quảng canh chuyển sang nuôi tôm sinh thái.
1.2- Sản lượng : 15.000 tấn, tăng 1,76 lần so với 2005.
1.3- Sản xuất và thuần dưỡng giống : 1.500 - 2.000 triệu con, tăng gấp 3 lần so với 2005, trong đó khả năng sản xuất của các trại giống là 500 triệu con.
+ Huyện Cần Giờ : Diện tích đất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi sang nuôi tôm là 1.249,8 ha (trong đó có khoảng 600 là đất trồng lúa) tương đương 800 ha mặt nước nuôi tôm.
+ Huyện Nhà Bè : Diện tích nuôi tôm đến năm 2010 còn lại là 500 ha mặt nước, tập trung tại xã Hiệp Phước.
+ Đầu tư trung tâm thuần dưỡng giống tại Rạch Lá xã Bình Khánh.
+ Đầu tư trung tâm giống thủy sản lợ mặn tại xã Long Hòa, chủ đầu tư Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Công suất 200 triệu/năm.
+ Tăng cường công tác kiểm dịch thông qua Trạm kiểm dịch thủy sản An Nghĩa giúp cho bà con nông dân mua được giống tại địa phương với chất lượng cao và sạch bệnh.
2.3- Khoa học-Kỹ thuật và Khuyến nông :
+ Tập trung chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú từ bán công nghiệp sang công nghiệp, nuôi tôm ruộng sang nuôi tôm bán công nghiệp.
+ Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình ít thay nước, ít sử dụng thuốc và hoá chất.
+ Tập trung khuyến khích nuôi tôm sinh thái ở các đầm đập quảng canh, quảng canh cải tiến (2.280 ha).
+ Đối với mô hình nuôi tôm bán công nghiệp và nuôi ruộng sẽ tập huấn nông dân nuôi theo mô hình luân canh tôm sú-cá điêu hồng, tôm sú-rô đồng, tôm sú-cá kèo, tôm-muối và tôm sú-thủy sản khác nhằm tăng thêm hệ số sử dụng đất.
+ Tăng cường công tác quản lý cộng đồng môi trường vùng nuôi : tuyên truyền, vận động và tổ chức tập hợp tất cả các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, hội đoàn để nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong quản lý, nuôi trồng thủy sản bền vững.
+ Thường xuyên phối hợp Trung tâm quan trắc-cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản theo dõi môi trường, khuyến cáo rộng rãi trên thông tin đại chúng đến từ hộ gia đình.
+ Tập trung đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh theo tiểu vùng từ 30-50 ha để dễ quản lý và kiểm soát môi trường dịch bệnh.
+ Phấn đấu hoàn thành các công trình thủy lợi để đáp ứng cho 3.600 ha mặt nước nuôi tôm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai qui trình thực hành nuôi tốt (GAP), giảm thiểu tối đa rủi ro dịch bệnh cho nghề nuôi tôm.
+ Vận động nông dân tham gia dự án thủy lợi trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm.
2.5- Tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại :
+ Tổ chức lại hoạt động của Trung tâm Giao dịch thủy sản Cần Giờ theo hướng hình thành chợ đấu giá tôm trực tiếp tại chợ Thủy sản An Nghĩa hàng ngày, đồng thời tổ chức sơ chế, bảo quản sản phẩm tôm và thủy hải sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy, hải sản của nông dân, doanh nghiệp, thương nhân.
+ Tập hợp liên kết các doanh nghiệp, tiểu thương để hình thành chuỗi hệ thống thu mua, đóng gói sản phẩm thủy hải sản tươi sống hoặc qua sơ chế, chế biến cung cấp cho thị trường nội địa qua siêu thị, Metro, nhà hàng, các điểm kinh doanh dịch vụ, chợ đầu mối.
+ Từng bước xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm tôm sạch (kiểm soát chặt chẽ dư lượng chất kháng sinh trên tôm và các loài thủy, hải sản nuôi, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thú y thủy sản) gắn với sinh thái vùng ngập mặn - Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
+ Về lâu dài sản phẩm thủy sản nói chung và tôm nuôi tại Cần Giờ, Nhà Bè nói riêng được tiêu thụ qua Trung tâm thủy sản Mương Chuối.
Nghiên cứu, điều chỉnh và tuyên tuyền rộng rãi cơ chế, chính sách đã được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Công văn số 419/UB-CNN ngày 05 tháng 02 năm 2002 về việc Tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân thành phố phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp bù lãi suất 4 - 7%/năm. Quyết định số 81/2001/QĐ-UB ngày 19 tháng 9 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-UB ngày 17 tháng 4 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố bù lãi suất 100%. Quyết định số 56/2003 QĐ-UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất-kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố ngày 25 th¸ng 4 n¨m 2003.
III.- CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2006 - 2010 :
3.1- Trung tâm giống thủy sản lợ, mặn :
+ Đơn vị thực hiện : Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
+ Qui mô : 200 triệu giống tôm/năm.
+ Tổng kinh phí thực hiện : 14 tỷ đồng.
+ Thời gian 2005-2006 (đang thi công).
3.2- Đầu tư công trình thủy lợi (kèm phụ lục)
+ Chủ đầu tư : Ban Quản lý dự án huyện Cần Giờ.
+ Qui mô : 13 công trình phục vụ cho 1.000 ha mặt nước nuôi tôm.
+ Phối hợp : Phòng Kinh tế và Ủy ban nhân dân các xã.
+ Tổng kinh phí : 72 tỷ đồng.
+ Thời gian thực hiện năm 2006-2007.
3.3- Đề án ứng dụng thực hành qui trình nuôi tốt (GAP) :
+ Đơn vị thực hiện : Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Qui mô : 230 ha tại khu vực xã Lý Nhơn.
+ Phối hợp : Phòng Thủy sản, Phòng Kế hoạch-Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Khuyến nông, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Trung tâm Chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản vùng 4.
+ Tổng kinh phí : 1,5 tỷ đồng.
+ Thời gian thực hiện : 2006 - 2010.
3.4- Đề án thả tôm sú ra biển tái tạo nguồn lợi :
+ Đơn vị thực hiện : Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Qui mô đề án : hàng năm thả ra biển 1.000.000 tôm P45 để tái tạo nguồn lợi tôm giống ở ven biển Cần Giờ và các vùng lân cận.
+ Phối hợp : Phòng Thủy sản, Phòng Kế hoạch-Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
+ Tổng kinh phí : 1, 5 tỷ đồng.
+ Thời gian thực hiện : 2006 - 2010.
3.5- Chương trình Khuyến ngư :
+ Đơn vị thực hiện : Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Khuyến nông, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.
+ Nội dung : Xây dựng và tập huấn mô hình nuôi tôm sú với giá thành thấp hơn hiện nay 10 - 15%, mô hình nuôi tôm ít sử dụng hóa chất, tham quan, hội thảo, học tập trong và ngoài nước
+ Tổng kinh phí : 1,5 tỷ đồng.
+ Thời gian thực hiện : 2006 - 2010.
+ Đơn vị thực hiện : Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp, phối hợp Viện, Trường Đại học, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Khuyến nông, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.
+ Nội dung : Phối hợp đào tạo khuyến nông viên cơ sở chuyên ngành, n©ng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của các Trạm, cán bộ công chức các phòng ban chuyên môn.
+ Tổng kinh phí : 0,2 tỷ đồng.
+ Thời gian thực hiện : 2006 - 2010./.
- 1Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản hết hiệu lực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 119/2008/NQ-HĐND về việc giao Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tỉnh Thanh Hóa
- 1Quyết định 56/2003/QĐ-UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 53/2002/QĐ-UB triển khai Chương trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2005 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 81/2001/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố kèm theo Quyết định 15/2000/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 15/2000/QĐ-UB về Quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 119/2008/NQ-HĐND về việc giao Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 61/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình chuyển đổi đất trồng lúa một vụ năng suất thấp sang nuôi tôm sú giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 61/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/04/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/04/2006
- Ngày hết hiệu lực: 09/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực