Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 609/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 13 tháng 02 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 92/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 139/TTr-STNMT ngày 30/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 92/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm, cây dược liệu và các giống cây đặc hữu có giá trị của địa phương; duy trì và phát triển dịch vụ chi trả môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương cùng chia sẻ lợi ích trong việc bảo tồn, gắn quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2020
- Bảo vệ và phát triển bền vững các Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh, hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loại và hỗn giao, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Hoàn thành việc xây dựng khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh núi Chứa Chan.
- Quy hoạch, nâng cấp hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ đa dạng sinh học (các vườn sưu tập cây thuốc, vườn động vật, vườn thực vật, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã).
- Xây dựng khu Safari (vườn thú hoang dã) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, kết hợp giữa hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch, nhằm tăng cường xã hội hóa công tác bảo tồn.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- Đến cuối năm 2026, hoàn thành việc quy hoạch chi tiết, thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh tại rừng phòng hộ Tân Phú. Bảo tồn, phát triển nguồn gen cây Trinh nữ hoàng cung (Crinium latifolium) tại xã Long Phước, huyện Long Thành.
- Đến cuối năm 2030, hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn, các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ đa dạng sinh học (các vườn sưu tập cây thuốc, vườn động vật, vườn thực vật, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã).
3. Nội dung quy hoạch
a) Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn:
- Giữ nguyên hiện trạng đối với Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (diện tích 100.535 ha bao gồn 68.015 ha rừng và đất lâm nghiệp; 32.520 ha mặt nước hồ Trị An).
- Thành lập mới đối với Khu bảo vệ cảnh quan Tân Phú (diện tích tự nhiên là 13.902,1 ha), Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh núi Chứa Chan (diện tích 2.025 ha).
- Đối với quy hoạch phần diện tích rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Cát Tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Quy hoạch hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ
- Vườn động vật:
Giữ nguyên hiện trạng vườn thú Khu du lịch Vườn Xoài.
Thành lập 01 Safari (vườn thú hoang dã) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, với tổng diện tích 412 ha.
- Vườn thực vật
Nâng cấp Vườn thực vật Trảng Bom (được thực hiện theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).
- Thành lập mới Vườn thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.
- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
Thành lập mới Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, trực thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.
Vườn sưu tập cây thuốc: Nâng cấp Vườn Quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Đông Nam Bộ; bảo tồn, phát triển nguồn gen cây Trinh nữ hoàng cung (Crinium latifolium) tại xã Long Phước, huyện Long Thành.
- Đối với việc quy hoạch cơ sở bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Cát Tiên) được thực hiện theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Các chương trình, dự án:
Tổ chức triển khai theo phân kỳ đầu tư gồm 03 nhóm với 20 chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch cho giai đoạn 2017 - 2030 gồm:
a) 02 chương trình, dự án thực hiện hàng năm và quan trắc định kỳ;
b) 13 chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2020;
c) 05 chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2030.
(Phụ lục I kèm theo).
5. Kinh phí thực hiện
Tổng vốn đầu tư để thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 478,15 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện 17 chương trình, dự án là 140,15 tỷ đồng, 02 dự án từ nguồn vốn xã hội hóa là 305 tỷ đồng và 01 dự án từ vốn tài trợ là 33 tỷ đồng.
(Phụ lục II kèm theo).
Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Phụ lục II kèm theo.
1. Giải pháp truyền thông
a) Tổ chức các lớp tập huấn cho các cấp lãnh đạo và cộng đồng địa phương. Đặc biệt ưu tiên cộng đồng dân cư vùng đệm các khu bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên, rừng phòng hộ và các hành lang sông rạch.
b) Khai thác hệ thống truyền thanh và truyền hình để truyền tải các chương trình mang ý nghĩa về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh Đồng Nai.
c) Triển khai các hoạt động tình nguyện.
d) Phổ biến rộng rãi cho cộng đồng trong và ngoài tỉnh về các dự án đã quy hoạch cho bảo tồn, cho phát triển du lịch sinh thái, cho bảo vệ cảnh quan, cho cơ sở bảo tồn cây thuốc,… nhằm mời gọi đầu tư.
đ) Tăng cường giám sát cộng đồng.
e) Thu thập, phát huy các kinh nghiệm cổ truyền và tri thức bản địa về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên đa dạng sinh học.
2. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch
a) Lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành. Mở rộng các hình thức bảo tồn, vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế, khuyến khích cộng đồng tham gia.
b) Sử dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES).
c) Vận dụng chính sách hỗ trợ thủ tục, hạn mức tín dụng, áp dụng các ưu đãi thuế, giảm hoặc cho nợ tiền thuê đất cho các nhà đầu tư tổng hợp có liên quan đến hoạt động bảo tồn.
d) Kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức, các hội và cá nhân, kể cả nước ngoài thực hiện các dự án liên quan về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh và ưu tiên đào tạo chuyên môn.
b) Đảm bảo đủ số lượng cán bộ công chức, viên chức gồm công chức trong biên chế và nhân viên hợp đồng từ nay đến năm 2030 phục vụ mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các cơ sở bảo tồn và thành lập khu bảo tồn.
c) Khai thác nguồn lực tri thức từ các trường đại học trong tỉnh Đồng Nai, phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước thông qua triển khai các dự án trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
d) Tăng cường công tác của các hội, quần chúng bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
a) Nâng cấp và phục hồi cấu trúc các quần thể tự nhiên bị suy thoái.
b) Những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của tỉnh Đồng Nai cần gắn liền với bảo tồn tính nguyên trạng (cấu trúc, diện tích, chất lượng) của hành lang thực vật ven sông, kênh rạch, các khu đất ngập nước, không gian mặt nước.
c) Điều tra, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai xâm hại; tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn đến các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
d) Trong quy hoạch thiết kế cảnh quan cần kết hợp với nội dung bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua việc ưu tiên chọn trồng những loài cây nằm trong danh sách cần được bảo tồn của Việt Nam và cây bản địa.
đ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kết nối dữ liệu khí tượng, môi trường, y tế với dữ liệu về đa dạng sinh học.
e) Nghiên cứu xây dựng mô hình đồng quản lý, các mô hình kinh tế hộ gia đình, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, phát triển giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao cho cộng đồng sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn.
g) Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hỗ trợ Nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ.
h) Nghiên cứu đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
a) Hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số văn bản, chính sách sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách chia sẻ lợi ích nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác bảo vệ phát triển các hệ thống tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái và đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học.
c) Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo sông và kênh rạch.
d) Xây dựng kế hoạch ứng phó với sự lây lan của sinh vật ngoại lai xâm hại, nhất là các là virus, bacteria, nấm, côn trùng lạ mới xâm nhập gây bệnh trên người và vật nuôi, cây trồng.
đ) Xây dựng bộ quy chế, hương ước và lấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng sống hợp pháp trong khu bảo tồn để quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong khu bảo tồn và vùng đệm.
6. Giải pháp về hợp tác liên tỉnh và Quốc tế
a) Tăng cường liên kết, phối hợp với các tỉnh trên lưu vực sông Đồng Nai để quy hoạch quản lý tổng thể lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong đó bao gồm hành lang sông Đồng Nai.
b) Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, phát triển, khai thác cảnh quan rừng ngập mặn cửa sông Đồng Nai; phối hợp với tỉnh Lâm Đồng thống nhất xây dựng hành lang đa dạng sinh học Cát Tiên - Cát Lộc.
c) Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh trong khai thác phát triển hệ thống du lịch trên sông Đồng Nai từ Cần Giờ đến đập Trị An để liên kết với Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (cảnh quan và hạ tầng du lịch chuyên nghiệp).
d) Chú trọng và đẩy mạnh sự thu hút tài trợ Quốc tế như: Quỹ Môi trường Toàn cầu, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên, các dự án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học khác. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đất nhiễm dioxin, trong đó có việc phủ lại thảm thực vật trên các vùng đất nhiễm dioxin.
đ) Tham gia các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên các nước trong khu vực ASEAN phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
7. Giải pháp sinh kế bền vững cho người dân sinh sống ở vùng đệm khu bảo tồn
a) Chủ động học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nâng cao kiến thức về các phương thức sản xuất. Thay đổi các tập quán sản xuất lạc hậu theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề.
b) Sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn vay từ chính sách hỗ trợ vốn dành cho vùng đệm để phát triển kinh tế.
c) Thực hiện nghiêm túc về chính sách kế hoạch hóa gia đình; chính sách về xóa mù chữ và đưa trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường.
d) Phát triển các ngành nghề phụ; tăng cường tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật như về trồng trọt, chăn nuôi; tham gia vào các tổ giao khoán bảo vệ rừng.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh, chịu trách nhiệm chủ trì các dự án thành phần được phân công trong quy hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong việc triển khai các dự án trong quy hoạch.
3. Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai chịu trách nhiệm quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn và chủ trì thực hiện các dự án được phân công trong quy hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thông tin cơ sở tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, góp phần vào việc bảo vệ, sử dụng, quản lý an toàn đa dạng sinh học.
5. Các huyện, thị trấn, phường, xã có diện tích nằm trong các dự án quy hoạch rà soát điều chỉnh quy hoạch cấp địa phương, hỗ trợ các đơn vị thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT | Tên chương trình, dự án | Thời gian thực hiện | Đơn vị thực hiện | |
Dự án | Dự án đã đề xuất hoặc đang thực hiện | |||
I | Các chương trình, dự án thực hiện hàng năm và quan trắc định kỳ |
|
|
|
1 | Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2030 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
2 | Kiểm kê, cập nhật tài nguyên đa dạng sinh học, xây dựng mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2019 2023 - 2024 2029 - 2030 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
II | Các chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2020 |
|
|
|
1 | Lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2016 - 2018 | Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
2 | Xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2018 - 2021 | Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
3 | Nghiên cứu đầu tư, xây dựng và phát triển vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2017 - 2019 | Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
4 | Kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương tại vùng bán ngập hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2016 - 2019 | Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
5 | Điều tra danh lục và hiện trạng một số loài quan trọng, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
| 2017 - 2018 | Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
6 | Bảo tồn các hệ sinh thái nước đặc hữu tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
| 2017 - 2020 | Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
7 | Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
| 2016 - 2018 | Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
8 | Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam | 2018 - 2023 |
| Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
9 | Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai | 2018-2020 |
| Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
10 | Xây dựng Khu Safari tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2020 |
| Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
11 | Điều tra khảo sát và xây dựng Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh núi Chứa Chan | 2018 - 2019 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
12 | Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai để quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2020 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
13 | Tập huấn, nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý cấp tỉnh Đồng Nai | 2020 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
III | Các chương trình, dự án giai đoạn 2020 - 2030 |
|
|
|
1 | Đề án kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương (Mimosa pigra) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai | 2021 - 2025 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
2 | Điều tra, khảo sát và xây dựng thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Tân Phú | 2025 - 2026 |
| Sở Tài nguyên và Môi trường |
3 | Bảo tồn, phát triển nguồn gen cây Trinh nữ hoàng cung (Crinium latifolium) xã Long Phước, huyện Long Thành |
| 2000 - 2030 | Doanh nghiệp |
4 | Xây dựng Vườn Quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Đông Nam Bộ | 2020 - 2022 |
| Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
5 | Xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Trị An | 2028 - 2030 |
| Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (ĐDSH) TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT | Tên chương trình, dự án | Thời gian thực hiện | Kinh phí (tỷ đồng) | Nguồn vốn | |||
DA đề xuất mới | DA đã đề xuất hoặc đang thực hiện |
|
| Ghi chú | |||
I | Các chương trình, dự án thực hiện hàng năm và quan trắc định kỳ |
|
| 32 |
|
|
|
1 | Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2030 |
| 26 | Sự nghiệp môi trường | Lồng ghép trong chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường |
|
2 | Kiểm kê, cập nhật tài nguyên ĐDSH, xây dựng mạng lưới quan trắc ĐDSH tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2019 |
| 6 | Sự nghiệp môi trường |
|
|
2023 - 2024 |
|
|
|
|
| ||
2029 - 2030 |
|
|
|
|
| ||
II | Các chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2020 |
|
| 398,15 |
|
|
|
1 | Lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2016 - 2018 | 1,6 | Sự nghiệp môi trường | Quyết định số 2277/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai 2012 - 2020” | Đã duyệt |
2 | Xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2018 - 2021 | 6 | Đầu tư xây dựng | Đang trình | |
3 | Nghiên cứu đầu tư, xây dựng và phát triển vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2017 - 2019 | 1,8 | Sự nghiệp lâm nghiệp | Đã duyệt | |
4 | Kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương tại vùng bán ngập Hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai |
| 2016 - 2019 | 2 | Sự nghiệp môi trường | Đã duyệt | |
5 | Điều tra danh lục và hiện trạng một số loài quan trọng, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
| 2017 - 2018 | 1 | Sự nghiệp môi trường | Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 25/02/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai 2015 - 2020 |
|
6 | Bảo tồn các hệ sinh thái nước đặc hữu tại Khu dự trữ sinh quyền Đồng Nai |
| 2017 - 2020 | 2,15 | Sự nghiệp môi trường |
| |
7 | Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai |
| 2016 - 2018 | 6 | Sự nghiệp khoa học công nghệ |
| Bộ KHCN chủ trì |
8 | Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam | 2018 - 2023 |
| 33 | Quỹ môi trường toàn cầu GEF (UNDP) |
| Kinh phí quốc tế |
9 | Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai | 2018 - 2020 |
| 8,4 | Sự nghiệp khoa học công nghệ |
| Bộ KHCN chủ trì |
10 | Xây dựng Khu Safari tỉnh Đồng Nai | 2018 - 2020 |
| 300 | Xã hội hóa |
|
|
11 | Điều tra khảo sát và xây dựng Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh núi Chứa Chan | 2018 - 2019 |
| 4 | Sự nghiệp môi trường |
|
|
12 | Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai để quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Đồng Nai. | 2018 - 2020 |
| 30 | Sự nghiệp môi trường |
|
|
13 | Tập huấn, nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý cấp tỉnh Đồng Nai | 2020 |
| 2 | Sự nghiệp môi trường | Lồng ghép trong chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường |
|
III | Các chương trình, dự án giai đoạn 2020 - 2030 |
|
| 48 |
|
|
|
1 | Đề án kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương (Mimosa pigra) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai | 2021 - 2025 |
| 25 | Sự nghiệp môi trường |
|
|
2 | Điều tra, khảo sát và xây dựng thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Tân Phú | 2025 - 2026 |
| 6 | Sự nghiệp môi trường |
|
|
3 | Bảo tồn, phát triển nguồn gen cây Trinh nữ hoàng cung (Crinium latifolium) xã Long Phước, huyện Long Thành. | 2000 - 2030 |
| 5 | Xã hội hóa |
|
|
4 | Xây dựng Vườn Quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Đông Nam Bộ | 2020 - 2022 |
| 6 | Sự nghiệp kinh tế |
|
|
5 | Xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Trị An | 2028 - 2030 |
| 6 | Sự nghiệp kinh tế |
|
|
Tổng cộng | 478,15 |
|
|
|
TT | Tên chương trình, dự án ưu tiên | Tổng kinh phí (tỷ đồng) | Phân kỳ đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn (tỷ đồng) | ||||||||||||||||||
2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | SNMT | SNĐTXD | SNKT | SNLN | XHH | Vốn Trung ương | Vốn quốc tế | |||
I | Các chương trình, dự án thực hiện hàng năm và quan trắc định kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai | 26 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 26 |
|
|
|
|
|
|
2 | Kiểm kê, cập nhật tài nguyên ĐDSH, xây dựng mạng lưới quan trắc ĐDSH tỉnh Đồng Nai | 6 | 1 | 1 |
|
|
| 1 | 1 |
|
|
|
| 1 | 1 | 6 |
|
|
|
|
|
|
II | Các chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT TN - VH Đồng Nai) | 1,6 | 1,6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1,6 |
|
|
|
|
|
|
2 | Xây dựng Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại KBT TN - VH Đồng Nai | 6 | 1,5 | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
|
|
|
|
|
3 | Nghiên cứu đầu tư, xây dựng và phát triển vùng đệm KBT TN - VH Đồng Nai | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
4 | Kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương tại vùng bán ngập hồ Trị An thuộc KBT TN - VH Đồng Nai | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
5 | Điều tra danh lục và hiện trạng một số loài quan trọng, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
6 | Bảo tồn các hệ sinh thái nước đặc hữu tại Khu dự trữ sinh quyền Đồng Nai | 2,15 | 0,7 | 0,7 | 0,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2,15 |
|
|
|
|
|
|
7 | Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai | 6 | 2 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
|
8 | Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam | 33 | 5,5 | 5,5 | 5,5 | 5,5 | 5,5 | 5,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 33 |
9 | Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại KBT TN - VH Đồng Nai | 8,4 | 2 | 3 | 3,4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 8,4 |
|
10 | Xây dựng Khu Safari tỉnh Đồng Nai | 300 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 300 |
|
|
11 | Điều tra khảo sát và xây dựng Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh núi Chứa Chan | 4 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 |
|
|
|
|
|
|
12 | Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai để quan trắc diễn biến đa dạng sinh học dưới tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Đồng Nai | 30 | 10 | 10 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 30 |
|
|
|
|
|
|
13 | Tập huấn, nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý cấp tỉnh Đồng Nai | 2 |
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
III | Các chương trình, dự án giai đoạn 2020 - 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đề án kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương (Mimosa pigra) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai | 25 |
|
|
| 5 | 5 | 5 | 5 | 5 |
|
|
|
|
| 25 |
|
|
|
|
|
|
2 | Điều tra, khảo sát và xây dựng thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Tân Phú | 6 |
|
|
|
|
|
|
| 3 | 3 |
|
|
|
| 6 |
|
|
|
|
|
|
3 | Bảo tồn, phát triển nguồn gen cây Trinh nữ hoàng cung (Crinium latifolium) xã Long Phước, huyện Long Thành. | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 5 |
|
|
4 | Xây dựng Vườn Quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Đông Nam Bộ | 6 |
|
| 2 | 2 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
|
|
|
|
5 | Xây dựng mô hình đồng quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Trị An | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 | 2 | 2 |
|
| 6 |
|
|
|
|
Tổng cộng | 478,15 | 131,3 | 129,7 | 129,15 | 16 | 14,5 | 13,5 | 8 | 10 | 5 | 2 | 4 | 5 | 5 | 105,75 | 6 | 12 | 2 | 305 | 14,4 | 33 |
- 1Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Kế hoạch 2112/KH-UBND năm 2019 về Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 4Nghị quyết 120/NQ-HĐND năm 2023 bãi bỏ Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 3Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị quyết 92/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Kế hoạch 2112/KH-UBND năm 2019 về Học tập kinh nghiệm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và Vườn quốc gia đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 10Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 11Nghị quyết 120/NQ-HĐND năm 2023 bãi bỏ Nghị quyết 90/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 609/QĐ-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 92/2017/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 609/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra