Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 60/2006/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 31 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN GTVT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Căn cứ Thông tư số 15/ 2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 16 ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sông Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 162 ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020; Quyết định số 323/QĐ-BGTVT ngày 27/01/2006 của Bộ trưởng GTVT, phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống Cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ trưởng GTVT ban hành tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa;

Căn cứ Nghị quyết “V/v phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển GTVT bộ Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2010 và định hướng đến năm 2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 14; Quyết định số 1686 ngày 31/5/2004; Quyết định số 3270 ngày 6/9/2002 phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc;

Xét tờ trình số 876/TT - GTVT ngày 07/8/2006 của sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Duyệt đồ án quy hoạch, như sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết phát triển GTVT đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

2. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh phúc.

3. Nội dung cơ bản của quy hoạch:

3-1. Về luồng tuyến

- Nâng cấp sông Hồng đạt tiêu chuẩn hoàn chỉnh sông cấp II (đảm bảo luồng lạch tối thiểu rộng 50m, xâu 2,5m cho tàu 1000T lưu hành được). Sông Lô đạt tiêu chuẩn hoàn chỉnh sông cấp III (đảm bảo luồng lạch tối thiểu rộng 45m, xâu 1,8m cho tàu 600T lưu hành được). Việc nâng cấp hai tuyến sông này do ngành TW thực hiện (theo QH của Bộ Giao thông vận tải đã được phê duyệt nêu trên).

3-2. Về cảng và dự báo hàng hóa thông qua

Theo số liệu thống kê thu thập được từ năm 2000 đến năm 2005 vận tải thủy có tốc độ tăng trưởng bình quân: 9,5% (tấn hàng) và 8,5% (Tấn.Km).

Từ tốc độ tăng trưởng trên dự báo nhu cầu vận tải thủy cho những năm sau. Lượng hàng này hầu hết thông qua các cảng, bến trong tỉnh.

Căn cứ khối lượng vận tải trên; dự báo lượng hàng hóa thông qua các Cảng đến năm 2010 và đến năm 2020 như sau:

Cảng Chu Phan đến năm 2010 là (229.000tấn/năm) và năm 2020 là (630.000tấn/năm)

Cảng Vĩnh Thịnh đến năm 2010 là (196.000tấn/năm) và năm 2020 là (588.000tấn/năm)

Cảng Như Thụy đến năm 2010 là (111.000tấn/năm) và năm 2020 là (305.000tấn/năm).

Cảng Đức Bác đến năm 2020 là (408.000tấn/năm).

Các bến còn lại năm 2010 có lượng hàng từ (29.000 – 77.000tấn/năm) và năm 2020 có lượng hàng từ (140.000 – 154.000tấn/năm).

Hàng hóa thông qua các Cảng trong giai đoạn này chủ yếu là: vật liệu cát, sỏi, đá, xi măng, tài nguyên khoáng sản, hàng hóa phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn và hành khách.

3-3. Cở sở đưa ra các cấp Cảng

- Căn cứ vào dự báo nhu cầu lượng hàng hóa thông qua các Cảng, bến nêu trên; Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ trưởng GTVT quy định cấp kỹ thuật Cảng thủy nội địa.

- Theo số liệu cốt nước trên sông bình quân trong thời gian gần đây:

Sông Hồng mực nước kiệt ở cốt 5,65, độ xâu dòng sông 3,9m, mức báo động cấp 3 ở cốt 15,4 (tại Đại Định);

Sông Lô mực nước kiệt ở cốt 7,4, độ sâu dòng sông 1,4m, mức báo động cấp 3 ở cốt 17,0 (tại Then-Yên Thạch);

Trong giai đoạn này (đến năm 2010) đầu tư xây dựng:

+ 02 cảng cấp Tỉnh là cảng Chu Phan và cảng Vĩnh Thịnh bên sông Hồng; đạt tiêu chuẩn cảng cấp IV, có độ xâu nước từ 1,8-2,5m cho tàu 1000T cập cảng 9 tháng mùa nước và tàu 600T cập cảng 3 tháng mùa khô.

Lượng hàng thông qua cảng từ 300.000 – 600.000 tấn/năm, cơ giới hóa bốc xếp trên 50%, diện tích sử dụng 15.000m2; bao gồm nhà kho, bãi để vật liệu rời, nhà điều hành…). Tổng mức đầu tư cho 1 cảng ước 20 tỷ đồng.

- Cảng Chu Phan phục vụ cho khu vực huyện Mê Linh đặc biệt là các khu Công Nghiệp, khu đô thị trong huyện. Đường dẫn từ Cảng nối vào ĐT 308 và đường trục (theo quy hoạch) 36m nối với KCN Quang Minh. Cảng Chu Phan có mối liên hệ với cảng Phù Đổng và cảng Chèm - Hà Nội.

Hàng thông qua Cảng chủ yếu là: vật liệu cát, sỏi, đá, hàng phục vụ cho các khu công nghiệp, tài nguyên khoáng sản và hành khách.

- Cảng Vĩnh Thịnh phục vụ cho khu vực huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Đường dẫn từ Cảng nối vào quốc lộ 2C. Cảng Vĩnh Thịnh có mối liên hệ với cảng Sơn Tây và cảng Hồng Vân - Hà Tây.

Hàng hóa thông qua Cảng chủ yếu là: vật liệu cát, sỏi, đá, hàng hóa phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng nông sản và hành khách.

+ 04 cảng cấp Huyện

Đó là cảng Đông Cao, Trung Hà, Phú Hậu và Cao Phong đạt tiêu chuẩn Cảng cấp 5 (tiếp nhận phương tiện tới 200T, mớn nước 1,5m). Mỗi cảng: có lượng hàng thông qua nhỏ hơn 300.000 tấn/năm, cơ giới hóa bốc xếp 50%, diện tích sử dụng 6.000m2; bao gồm nhà kho, bãi để vật liệu rời, nhà điều hành…). Tổng mức đầu tư ước 10 tỷ đồng (4 cảng = 40tỷ).

Hàng hóa thông qua Cảng chủ yếu là: vật liệu cát, sỏi, đá, xi măng, tài nguyên khoáng sản, hàng nông sản và hành khách.

+ 01 cầu tàu cho lực lượng CSGT đường thủy, tại vị trí trước trụ sở đội CSGT đường thủy, gần bến phà Vĩnh Thịnh (để có nơi neo giữ phương tiện, hàng hóa vi phạm). Kinh phí ước tính 2,5 tỷ.

+ Cải tạo, nâng cấp 3 bến phà: Phú Hậu, Đức Bác và Phà Then. Tổng mức đầu tư cho 3 bến phà là 4,25 tỷ đồng.

Việc nâng cấp, cải tạo các bến cấp xã và bến khách ngang sông do các hộ chủ quản và địa phương thực hiện.

Nhu cầu tổng mức đầu tư cho giai đoạn đến 2010 là 86,75 tỷ.

4. Định hướng đến năm 2020

4-1. Xây dựng tiếp 2 cảng cấp Tỉnh:

+ Cảng Đức Bác: đường dẫn từ cảng nối vào ĐT 306 và đường cao tốc qua Vĩnh Phúc; cảng này có mối liên hệ với cảng Việt Trì, cảng An Đaọ thuộc tỉnh Phú Thọ và cảng Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang

+ Cảng Như Thuỵ: đường dẫn từ Cảng nối với ĐT 307B; cảng này có mối liên hệ với cảng Việt Trì, cảng An Đạo thuộc tỉnh Phú Thọ và cảng Tuyên Quang của tỉnh Tuyên Quang.

Xây dựng 2 cảng trên đạt tiêu chuẩn cảng cấp IV, có độ xâu nước 1,5-1,8m cho tàu 600T cập cảng 9 tháng mùa nước và tàu 400T cập cảng 3 tháng mùa khô. Lượng hàng thông qua từ 300.000 – 500.000 tấn/năm, cơ giới hóa bốc xếp trên 50%, diện tích sử dụng 15.000m2; bao gồm nhà kho, bãi để vật liệu rời, nhà điều hành…). Tổng mức đầu tư cho 1 cảng là 25 tỷ đồng.

Phục vụ chủ yếu cho khu vực huyện Lập Thạch và khu vực lân cận. Hàng hóa thông qua Cảng chủ yếu là: Tài nguyên khoáng sản, hàng nông lâm sản, vật liệu cát, sỏi, đá, xi măng và hành khách.

4-2.Xây dựng tiếp 2 cảng cấp Huyện.

Đó là cảng Cao Đại, Hải Lựu đạt tiêu chuẩn Cảng cấp 5.

Quy mô như các cảng cấp huyện xây dựng ở giai đoạn đến 2010 nêu trên. Hàng hóa thông qua Cảng chủ yếu là: vật liệu cát, sỏi, đá, xi măng, tài nguyên khoáng sản, hàng nông sản và hành khách.

4-3. Xây dựng trụ sở trạm CSGT đường thủy.

Vị trí xây dựng liền kề cảng Như Thuỵ, chỉ xây dựng trụ sở, còn cầu tàu để nơi neo giữ phương tiện, hàng hóa vi phạm thì kết hợp, tận dụng công trình của cảng.

Điều 2. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về vốn đầu tư:

1.1. Đầu tư xây dựng cho giai đoạn đến năm 2010:

+ Xây dựng 2 Cảng cấp Tỉnh (cấp IV). Đề nghị Trung ương hỗ trợ 50%, Tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư 50%;

(Dựa trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó Vĩnh Phúc có Cảng Chu Phan và Cảng Đức Bác);

+ Xây dựng 4 Cảng cấp Huyện, đề nghị Tỉnh hỗ trợ 40%, Huyện huy động các nguồn vốn đầu tư 60%;

+ Xây dựng cầu tàu cho CSGT đường thủy, đề nghị tỉnh cấp 100% vốn;

+ Cải tạo, nâng cấp 3 bến Phà (Phú Hậu, bến Đức Bác và bến Then); Đề nghị tỉnh đầu tư từ nguồn ngân sách. Hiện tại các bến phà này đều đã hư hỏng, gây khó khăn và không đảm bảo an toàn cho các phương tiện và nhân dân qua lại.

1.2. Đầu tư xây dựng cho giai đoạn từ năm 2011 - 2020:

Cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư như giai đoạn trên, cụ thể:

- Trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cấp tỉnh 50%;

- Tỉnh đầu tư cho cảng cấp tỉnh 50%, cảng cấp huyện 40%, cho xây dựng trụ sở CSGT đường thủy 100%;

- Huyện huy động đầu tư cho cảng huyện 60%.

1.3. Đầu tư cho phát triển phương tiện vận tải thủy:

Khuyến khích các chủ phương tiện (hầu hết là các HTX và các hộ tư nhân) trong và ngoài tỉnh đầu tư cải tạo, mua sắm thêm phương tiện có tải trọng lớn phù hợp với cấp cảng, cấp sông để tham gia hoạt động giao thông vận tải thủy đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh và đem lại hiệu quả cao.

2. Giải pháp về hình thức tổ chức quản lý cảng

+ Sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng phần cơ sở hạ tầng, tiến hành giao cho các đơn vị quản lý (cảng vụ), tổ chức đấu thầu thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, tham gia quản lý khai thác theo kế hoạch chung có sự quản lý thống nhất của đơn vị chủ quản. Tuy nhiên giai đoạn đầu có khó khăn, ngân sách hỗ trợ chi phí công tác quản lý ở giai đoạn này.

+ Từng bước đưa công tác quản lý cảng vào nề nếp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động vận tải, bốc xếp dỡ hàng hóa. Xây dựng và điều chỉnh các cơ chế chính sách hiện có về nghĩa vụ trích nộp thuế, phí, thể lệ xếp dỡ hàng hóa... nhằm tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh sản xuất để kiểm soát về giá cả, tránh tình trạng độc quyền trong kinh doanh.

3. Giải pháp phát triển nguồn lực

Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực hiện có và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho các giai đoạn 2010-2020, đề ra các chương trình đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho ngành đường sông để phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn mới.

Chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực. Bố trí công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, và các chế độ tiền lương của người lao động.

4. Giải pháp khoa học công nghệ

Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, quy phạm chuyên ngành.

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hệ thống liên lạc, đảm bảo tính thống nhất tập trung.

Hiện đại hóa hệ thống phao tiêu, báo hiệu, áp dụng các công nghệ, vận tải và bốc xếp tiên tiến,...

Khuyến khích việc mua máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại. Cấm nhập phương tiện, thiết bị hoặc công nghệ lạc hậu.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.

Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan trong tỉnh căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hoà

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 60/2006/QĐ-UBND về Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020

  • Số hiệu: 60/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/08/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Văn Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản