- 1Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 3Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Thông tư 32/2011/TT-BKHCN quy định việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 8Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 9Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 11Quyết định 19/2015/QĐ-TTg Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư liên tịch 90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Thông tư 55/2015/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 14Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020
- 15Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 16Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 5Quyết định 26/2012/QĐ-TTg về Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật đất đai 2013
- 7Luật bảo vệ môi trường 2014
- 8Luật Đầu tư 2014
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 1Quyết định 64/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 59/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 59/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2016/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 25 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/01/2013;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2285/TTr-SCT ngày 25/7/2016 và Tờ trình số 3179/TTr-SCT ngày 30/9/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành: Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Cục Thuế Đồng Nai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Phạm vi áp dụng: Các dự án đầu tư thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực, được đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm:
a) Ngành công nghiệp mũi nhọn, được xác định gồm:
- Ngành công nghiệp công nghệ cao.
- Công nghiệp hỗ trợ.
(Chi tiết danh mục sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ theo phụ lục đính kèm).
b) Ngành công nghiệp chủ lực, được xác định gồm:
- Ngành công nghiệp cơ khí.
- Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.
- Ngành công nghiệp hóa chất.
- Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
- Ngành công nghiệp dệt may - giày dép.
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi theo Quy định này nếu khai báo không trung thực và sử dụng các chính sách ưu đãi không đúng mục đích thì bị thu hồi các ưu đãi được hưởng.
2. Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi cùng loại thì chỉ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành.
3. Thứ tự ưu tiên hỗ trợ: Thực hiện ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo thứ tự sau:
a) Về ngành công nghiệp: Ưu tiên hỗ trợ theo thứ tự sau:
- Ngành công nghiệp mũi nhọn.
- Ngành công nghiệp chủ lực.
b) Về địa bàn đầu tư: Ưu tiên địa bàn đầu tư thuộc Vùng II (gồm các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, thị xã Long Khánh).
c) Về quy mô doanh nghiệp: Ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4. Doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chủ lực: Phải có doanh thu sản xuất công nghiệp của các sản phẩm công nghiệp chủ lực tối thiểu bằng 50% tổng doanh thu sản xuất công nghiệp của chính doanh nghiệp.
Điều 3. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Thực hiện hỗ trợ xúc tiến đầu tư theo Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
1. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, cụ thể:
a) Tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư.
b) Xây dựng định hướng, chính sách xúc tiến đầu tư.
c) Tổ chức chương trình vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài theo chủ đề, lĩnh vực để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đối với một số lĩnh vực phù hợp.
d) Tập huấn, đào tạo.
đ) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, gồm tổ chức các cuộc đối thoại chính sách, hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ tối đa 70% đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư; cụ thể:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước theo ngành lĩnh vực.
b) Hỗ trợ 70% kinh phí đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
- Tổ chức hoặc tham gia triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm giới thiệu môi trường đầu tư và kết quả đầu tư tại Việt Nam.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước theo ngành lĩnh vực.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thu hút đầu tư và doanh nghiệp, kể cả việc mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài vào giảng dạy.
3. Mức chi cụ thể cho từng nội dung hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15/6/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.
2. Hỗ trợ thuê tư vấn lập dự án đầu tư: Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 52,5 triệu đồng/cơ sở.
3. Hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện hồ sơ xin phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư mới thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, tổng mức hỗ trợ tối đa cho 01 cơ sở không quá 15 triệu đồng.
4. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để thực hiện sản xuất kinh doanh: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 06/8/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đồng Nai.
5. Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư các hạng mục công trình bảo vệ môi trường: Ưu tiên hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi (hỗ trợ tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam công bố vào cùng thời kỳ) từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, để đầu tư các công trình xử lý chất thải, nhằm mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở thân thiện với môi trường.
6. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp
Thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định, trình tự, thủ tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 5. Hỗ trợ phát triển thị trường
Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể:
1. Hỗ trợ phát triển thị trường trong nước
a) Hỗ trợ 100% chi phí điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống phân phối, xuất bản các ấn phẩm, đề án.
b) Hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến khác, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước.
c) Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, đi lại, ăn, ở cho học viên tham gia; chi phí đi lại, ăn, ở của báo cáo viên (không bao gồm tiền làm thêm ngoài giờ).
d) Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm:
- Tổ chức gian hàng tỉnh Đồng Nai: Hỗ trợ 100% chi phí, gồm các chi phí cấu thành gian hàng (kể cả chi phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng, trang trí, vận chuyển, bốc xếp) chi phí bảo vệ, thuyết minh gian hàng; chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì; chi phí công tác tổ chức và quản lý.
- Doanh nghiệp tự tổ chức gian hàng tham gia hội chợ triển lãm: Hỗ trợ tối đa 80% chi phí, gồm chi phí thuê gian hàng (kể cả chi phí thuê mặt bằng). Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm tối đa 02 lần/năm, số gian hàng được hỗ trợ tối đa 04 gian/lần.
e) Hỗ trợ đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, gồm: thuê tư vấn thiết kế, kệ trưng bày, tủ trưng bày, thiết bị chuyên dùng trưng bày sản phẩm. Mức hỗ trợ 30% chi phí, nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu
a) Hỗ trợ 100% các chi phí liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu các thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường; tuyên truyền xuất khẩu.
b) Hỗ trợ 100% thuê chuyên gia trong và ngoài nước để hướng dẫn hoạt động thiết kế mẫu mã sản phẩm, tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm (kể cả nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường), phát triển xuất khẩu (kể cả hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xuất khẩu), thâm nhập thị trường nước ngoài, gồm: Chi phí thù lao, ăn, ở, đi lại của chuyên gia trong và ngoài nước, thuê hội trường, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì, chi phí tổ chức và quản lý hoặc chi phí hợp đồng trọn gói thuê chuyên gia phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ trang trại, hộ nông dân.
c) Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm ngoài nước:
- Tổ chức gian hàng tỉnh Đồng Nai tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài: Hỗ trợ 100% các chi phí, bao gồm chi phí cấu thành gian hàng (kể cả chi phí thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng, trang trí, vận chuyển, bốc vác, điện thoại), chi phí bảo vệ, thuyết minh gian hàng, tổ chức lễ khai mạc, tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm, chi phí tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến giao dịch, chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì; chi phí công tác tổ chức và quản lý…
- Doanh nghiệp tự tổ chức gian hàng tham gia vào các hội chợ triển lãm tại nước ngoài: Hỗ trợ tối đa 70% các chi phí, bao gồm các chi phí cấu thành gian hàng, kể cả chi phí thuê mặt bằng và các khoản chi phí khác (nếu có).
d) Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, bao gồm: 01 vé máy bay khứ hồi/01 đơn vị tham gia; phương tiện đi lại (ô tô) tham dự hội nghị, hội thảo; thuê hội trường, thiết bị, phí tuyên truyền mời khách đến tham dự hội nghị, tài liệu hội nghị, tiệc giữa giờ, phí thuê phiên dịch, người dẫn chương trình; công tác phí, điện thoại liên hệ cho cán bộ tổ chức chương trình; các khoản chi phí khác (nếu có).
đ) Tổ chức hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước:
- Tổ chức tại tỉnh Đồng Nai: Hỗ trợ 100% chi phí, bao gồm các chi phí tổ chức hội thảo và gặp gỡ giao dịch thương mại; thù lao báo cáo viên, tài liệu, biên dịch, phiên dịch; chi phí đi lại, ăn, ở của đối tác nước ngoài và báo cáo viên; chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì; chi phí công tác tổ chức và quản lý.
- Tổ chức đoàn Đồng Nai tham gia hội nghị giao thương với doanh nghiệp nước ngoài tại tỉnh, thành phố khác: Hỗ trợ 100% chi phí, bao gồm 01 vé máy bay khứ hồi/01 đơn vị tham gia hoặc phương tiện đi lại (ô tô) tham dự hội nghị, hội thảo (doanh nghiệp tự chịu các khoản ăn, ở); chi phí cho cán bộ của đơn vị chủ trì; chi phí công tác tổ chức và quản lý.
e) Tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm tại nước ngoài:
- Mức chi áp dụng theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.
- Đối với doanh nghiệp tham gia đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài: Được hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho đại diện doanh nghiệp (01 người).
- Số người tham gia đoàn khảo sát theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Ưu tiên hỗ trợ thiết kế, xây dựng website; xây dựng hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Đồng Nai” theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh, nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.
Điều 6. Hỗ trợ đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
1. Hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực: Tư vấn đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; tư vấn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong thực tế sản xuất, kinh doanh; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 52,5 triệu đồng/cơ sở.
2. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến: Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn; xây dựng, ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng vào trong sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tiến hành thực hiện kiểm toán năng lượng và lập báo cáo khả thi đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ đào tạo các cán bộ kiểm toán năng lượng, chuyên gia quản lý tiết kiệm năng lượng.
4. Ưu tiên hỗ trợ từ “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai”, gồm:
a) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có hiệu quả và tiện ích, nghiên cứu cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu việc sử dụng nguyên vật liệu mới hoặc sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu thân thiện với môi trường.
b) Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý an ninh thông tin ISO/IEC 27001, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội ISO 26000, SA 8000; hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001; hệ thống quản lý phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn ISO/IEC 17025; tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000; tiêu chuẩn ISO 9004; các công cụ khác như Kaizen, 07 công cụ thống kê, 5S,….
c) Hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng suất chất lượng và xây dựng các giải pháp cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
d) Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm; hỗ trợ thực hiện đánh giá hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm đặc thù và hỗ trợ thực hiện thiết lập kế hoạch đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp phù hợp và tuân thủ theo tiêu chuẩn đã đề ra.
Điều 7. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
1. Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, đào tạo cán bộ quản lý của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Mức hỗ trợ theo chương trình khuyến công hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề: Mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/khóa/người (03 tháng).
3. Hỗ trợ kết nối các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình hợp tác đào tạo nghề với các doanh nghiệp đầu tư hoạt động sản xuất thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh, với mức hỗ trợ như sau: Nhà đầu tư ký hợp đồng với người lao động (quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ) trong các dự án công nghệ cao có xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên và gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh, có chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên được tỉnh hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo tương ứng 02 lần mức lương tối thiểu vùng/người.
Điều 8. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ
1. Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao: Ngoài được hưởng các chính sách nêu trên, còn được hưởng chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Chương III Quy định này.
2. Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: Ngoài được hưởng các chính sách nêu trên, còn được hưởng chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Chương IV Quy định này.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Điều 9. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ cao phải được cấp giấy chứng nhận “Hoạt động ứng dụng công nghệ cao”, hoặc giấy chứng nhận “Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao”; hoặc giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao”.
Điều 10. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận
1. Doanh nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định sau:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Đầu tư, cụ thể:
- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức Quốc tế chuyên ngành.
b) Đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, gồm:
- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.
- Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
c) Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.
2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao
a) Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao đã hoặc đang triển khai, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sản phẩm được tạo ra từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu.
- Dây chuyền công nghệ của dự án phải đạt trình độ tiên tiến và được điều khiển theo chương trình. Các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ được cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực hoạt động của dự án cách thời điểm đầu tư không quá 05 năm.
- Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, CMM hoặc GMP (tùy theo đặc thù dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc Quốc tế).
- Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
b) Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao chưa triển khai, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận phải cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
3. Ứng dụng công nghệ cao
a) Dự án đã hoặc đang triển khai khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
- Công nghệ được sử dụng trong dự án ứng dụng công nghệ cao phải là công nghệ thế hệ mới và thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Dự án ứng dụng công nghệ cao phải thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm góp phần hiện đại hóa hoặc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới tại Việt Nam.
+ Sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao nhằm hoàn thiện công nghệ.
+ Làm chủ, thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu.
- Số lao động có bằng đại học trở lên trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động của dự án.
- Tổng chi bình quân cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam hàng năm phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu của dự án. Nội dung chi hoạt động nghiên cứu và phát triển bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp cho cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu; thù lao cho chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả nghiên cứu; tiền công cho các đối tượng lao động khác tham gia và phục vụ nghiên cứu; chi hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu của dự án; chi cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nghiên cứu.
+ Mua và vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, nhiên liệu, năng lượng, phục vụ cho nghiên cứu.
+ Mua sản phẩm mẫu, tài liệu, số liệu quan trắc, số liệu điều tra, thông tin điện tử, văn phòng phẩm, vật dụng bảo hộ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho nghiên cứu.
+ Thuê cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm.
- Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, CMM hoặc GMP (tùy theo đặc thù dự án ứng dụng công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia hoặc Quốc tế).
- Dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích dự án đạt được các tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường như ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
b) Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao chưa triển khai, khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động phải cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
Điều 11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận lĩnh vực công nghệ cao
1. Nơi tư vấn và tiếp nhận hồ sơ
a) Tư vấn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận: Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai.
b) Nơi tiếp nhận, thẩm định hồ sơ: Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao).
c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ photo.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao”
a) Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao (Biểu B1-DNCNC ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
b) Thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật Công nghệ cao (Biểu B2-TMDNCNC ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao”
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao (Biểu B1-DNTLM ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
b) Thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao (Biểu B2-TMDNTLM ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận “Hoạt động ứng dụng công nghệ cao”
a) Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao dành cho tổ chức, cá nhân (Biểu B1-TCHĐUD, CNHĐUD ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
b) Mẫu thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (Biểu B2-TMDAUD ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Mẫu đơn đề nghị xác nhận thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (Biểu B3-XNDAUD ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
1. Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao. Cụ thể các loại giấy chứng nhận gồm:
a) “Hoạt động ứng dụng công nghệ cao”.
b) “Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao”.
c) “Doanh nghiệp công nghệ cao”.
2. Chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2; Điểm a, c, Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Cụ thể:
- Trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.
- Khi dự án đi vào hoạt động:
+ Dự án sản xuất công nghệ cao thuộc Danh mục lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư (Mục A, Phụ lục 01): Miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
+ Dự án sản xuất công nghệ cao thuộc Danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư (Mục B, Phụ lục 1): Miễn 03 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
Cụ thể như sau:
- Được miễn thuế 04 năm đầu.
- Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
- Được áp dụng thuế suất 10% trong 02 năm tiếp theo.
- Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao.
c) Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, bao gồm:
+ Thiết bị, máy móc.
+ Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
+ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
+ Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc.
+ Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, được nhập khẩu để phục vụ sản xuất: Được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
d) Ngoài ra, các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ các ưu đãi khác về thuế khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Điều 13. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp phải được cấp giấy xác nhận ưu đãi “Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ”.
Điều 14. Điều kiện được cấp giấy xác nhận ưu đãi “Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ”
1. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy định tại Phụ lục Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ và không thuộc Phụ lục 01 Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trong nước đã sản xuất được trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương.
2. Trường hợp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đáp ứng thêm điều kiện: Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển trong nước đã sản xuất được trước ngày 01/01/2015 (Phụ lục 01 kèm Thông tư số 55/2015/TT-BCT - đính kèm phụ lục) và có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu hoặc tương đương (nếu có).
Điều 15. Thành phần hồ sơ, nơi tiếp nhận hồ sơ
1. Thành phần hồ sơ: Doanh nghiệp nộp 06 bản hồ sơ, trong đó có 01 bản chính và 05 bản sao. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận ưu đãi (Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển).
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Thuyết minh dự án:
- Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập: Báo cáo (dự án) đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
- Trường hợp dự án đang sản xuất:
+ Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng…); công suất sản xuất; báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính).
+ Thuyết minh đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
d) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).
đ) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.
2. Nơi tiếp nhận hồ sơ
a) Nộp hồ sơ tại Sở Công Thương Đồng Nai: Đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương (địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội): Các doanh nghiệp còn lại.
1. Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, hồ sơ cấp giấy xác nhận ưu đãi “Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” theo quy định tại Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ xác nhận ưu đãi “Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
2. Chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, phân khu công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
a) Thời hạn thuê đất: Được giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm.
b) Miễn, giảm tiền thuê đất: Được miễn tiền thuê đất đến 20 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng, đưa dự án vào hoạt động (nhà đầu tư có trách nhiệm hạch toán số tiền thuê đất được miễn để miễn, giảm giá cho thuê lại đối với các dự án đầu tư sản xuất).
3. Chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
a) Miễn, giảm tiền thuê đất: Nhà đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.
- Điều kiện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
+ Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: Dệt - may; da - giày; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Miễn thuế 04 năm đầu.
+ Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
+ Được áp dụng thuế suất 10% trong 02 năm tiếp theo.
+ Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp: Được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 03 (ba) năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
c) Ưu đãi về thuế nhập khẩu
Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, bao gồm các loại hàng hóa theo quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ, Khoản 6, Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể:
- Thiết bị, máy móc.
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
- Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc.
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Điều 17. Nhiệm vụ các sở, ban ngành, địa phương
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai Quy định này đến các đơn vị, đối tượng có liên quan. Đề xuất UBND tỉnh các biện pháp phối hợp thực hiện, xử lý, thu hồi nguồn hỗ trợ sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hỗ trợ.
b) Chủ trì hướng dẫn thực hiện thủ tục hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, chính sách khuyến công, xúc tiến thương mại.
c) Chủ trì xây dựng các nội dung hỗ trợ xúc tiến đầu tư theo quy định, đăng ký vào Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh.
d) Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính
a) Cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng tham gia, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ và thực hiện quản lý tài chính đúng theo quy định của Nhà nước.
b) Phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ban ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này, đề xuất UBND tỉnh xử lý, thu hồi nguồn hỗ trợ sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hỗ trợ.
c) Hướng dẫn các đơn vị được hỗ trợ lập dự toán và quyết toán tài chính theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch Đầu tư:
a) Chủ trì hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư.
b) Tổng hợp các nội dung về xúc tiến đầu tư theo đề nghị của Sở Công Thương vào Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng tham gia.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư các hạng mục công trình bảo vệ môi trường.
b) Hướng dẫn lập thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư mới thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
c) Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, giao đất trên thực địa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì hướng dẫn thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.
6. Sở Xây dựng: Hướng dẫn thủ tục thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân.
7. Cục Thuế tỉnh: Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... cho các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,... theo quy định hiện hành.
8. Ban Quản lý các Khu công nghiệp: Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp liên hệ các sở ngành, đơn vị liên quan trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, thủ tục ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.
9. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh: Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ nguồn Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương liên quan
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này.
b) Định kỳ 06 tháng, năm thông báo về Sở Công Thương kết quả triển khai thực hiện Quy định này và kết quả quản lý, thực hiện nguồn hỗ trợ do đơn vị mình quản lý.
Điều 18. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia Chương trình có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí theo đúng nội dung hỗ trợ và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan được quy định trong Quy định này.
Điều 19. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo về các cơ quan, đơn vị chủ trì, để Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam./.
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
A. NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học.
5. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
6. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
7. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
B. NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
3. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.
4. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
5. Sản xuất hóa dược, hóa chất cơ bản, linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật.
6. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
7. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.
8. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử không thuộc Danh mục A Phụ lục này.
9. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.
10. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu amiăng./.
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Hệ điều hành cho máy tính, các thiết bị di động; hệ quản trị cơ sở dữ liệu; phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.
2. Phần mềm đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao.
3. Phần mềm và giải pháp xác thực đa yếu tố.
4. Phần mềm nhận dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ và sinh trắc học.
5. Phần mềm điều khiển thiết bị đầu cuối mạng thế hệ sau. Soft phone và codecs hỗ trợ đa dịch vụ trên nền mạng thế hệ sau.
6. Phần mềm cho hệ thống ứng dụng RFID.
7. Phần mềm xử lý thông tin y - sinh.
8. Phần mềm nền chuyên dụng cho đo lường và điều khiển.
9. Phần mềm và dịch vụ ứng dụng trong hệ thống giao thông thông minh.
10. Dịch vụ thiết kế và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông Quốc gia.
11. Dịch vụ tích hợp hệ thống điện toán đám mây.
12. Dịch vụ tích hợp hệ thống ứng dụng internet IPv6, internet di động, Web thế hệ mới.
13. Thiết bị kỹ thuật số xử lý và truyền dữ liệu tự động.
14. Thiết bị lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn.
15. Thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh.
16. Thẻ RFID, thiết bị đọc thẻ RFID.
17. Thiết bị nhận dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh, cử chỉ, chuyển động, ý nghĩ và sinh trắc học.
18. Thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao.
19. Hệ thống thiết bị ngôi nhà thông minh.
20. Hệ thống thiết bị điều khiển thông minh cho nhà lưới, nhà kính.
21. Hệ thống điều khiển giao thông thông minh.
22. Thiết bị, phần mềm, phụ kiện mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A, IMT-advanced).
23. Webcam thế hệ mới; thiết bị khuếch đại âm tần kỹ thuật số; bộ tăng âm kỹ thuật số.
24. Thiết bị đầu cuối di động thông minh thế hệ mới.
25. Các thiết bị thu, phát và chuyển đổi tín hiệu sử dụng trong truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau.
26. Thiết bị truy cập vô tuyến indoor/outdoor thế hệ mới.
27. Máy tính song song, máy tính hiệu năng cao.
28. Màn hình độ phân giải cao.
29. Linh kiện bán dẫn điện tử công suất thế hệ mới.
30. Vi mạch điện tử tích hợp (IC).
31. Cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh.
32. Chip sinh học; cảm biến sinh học.
33. Sản phẩm, mạch điện tử linh hoạt (FE).
34. Hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), nano cơ điện tử (NEMS) và các thiết bị ứng dụng.
35. Động cơ điện cỡ nhỏ có tính năng và chất lượng cao.
36. Tổ máy phát điện có công suất từ 50 MW trở lên.
37. Máy phát cho nhà máy nhiệt điện công suất 600 MW trở lên.
38. Hệ thống phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, sóng biển, địa nhiệt.
39. Máy biến áp 500 KV trở lên.
40. Hệ SCADA cho lưới điện. Bộ bảo vệ rơ le kỹ thuật số cho hệ thống điện.
41. Bộ biến đổi điện năng thông minh từ năng lượng gió và mặt trời; tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao và thân thiện môi trường.
42. Thiết bị biến đổi điện tử công suất dùng cho trạm phát điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện thông minh, các hệ truyền động điện công nghiệp, các bộ nguồn điện phân dòng điện lớn dùng trong công nghiệp hóa chất và tuyển quặng.
43. Pin, ắc quy có hiệu năng cao, dung lượng lớn; các bộ tích lũy điện năng dùng siêu tụ điện.
44. Thiết bị và dụng cụ đo đạc, quan trắc kỹ thuật số.
45. Máy đo khoảng cách bằng laser.
46. Thước cặp các loại với độ chính xác đến 10 micromet (microns); panme các loại có độ chính xác cao.
47. Máy chiếu biến dạng.
48. Máy và dụng cụ kỹ thuật số đo lưu lượng, áp suất của chất lỏng, chất khí.
49. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số phân tích lý hóa.
50. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng bề mặt.
51. Thiết bị và dụng cụ kỹ thuật số đo nhiệt lượng, âm lượng và ánh sáng.
52. Máy hiện sóng, máy phân tích phổ, máy đo bức xạ sử dụng kỹ thuật số.
53. Các bộ điều khiển, giám sát tự động và các cơ cấu chấp hành cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng lò quay, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và công trình thủy.
54. Bộ điều khiển số (CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế tạo.
55. Thiết bị điều khiển và hệ thống tự động cho các loại máy nâng hạ có trọng tải lớn.
56. Hệ thống tự động cân bằng trong tàu thủy.
57. Cần cẩu tàu thủy cỡ lớn, cần trục tải trọng lớn.
58. Thiết bị nâng hạ tải trọng lớn.
59. Giàn khoan tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm cho khai thác dầu khí.
60. Máy trung tâm gia công cơ khí độ chính xác cao thế hệ mới.
61. Robot công nghiệp chuỗi hở, robot song song có 03 bậc tự do trở lên.
62. Động cơ AC servo chuyên dụng, hệ truyền động servo nhiều trục, hộp giảm tốc có độ chính xác cao cho robot và máy CNC.
63. Khuôn mẫu kỹ thuật có độ chính xác cao.
64. Máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới.
65. Hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm có quy mô công nghiệp.
66. Thiết bị chẩn đoán hình ảnh.
67. Hệ thống lưu giữ và truyền hình ảnh cho y tế (PACS).
68. Hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ.
69. Thiết bị thăm dò chức năng.
70. Thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư, tim mạch.
71. Thiết bị laser y tế.
72. Thiết bị vi phẫu kỹ thuật số.
73. Thiết bị nội soi chẩn đoán và điều trị.
74. Thiết bị tiêm truyền tự động.
75. Hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ.
76. Vật liệu và sản phẩm cấy ghép, can thiệp vào cơ thể con người.
77. Kính hiển vi quang học phức hợp.
78. Thấu kính, lăng kính, kính áp tròng chất lượng cao.
79. Thiết bị tạo tia laser công suất lớn (trừ điốt laser).
80. Vệ tinh và thiết bị vệ tinh.
81. Thiết bị và trạm thu phát đầu cuối của vệ tinh.
82. Thiết bị ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu.
83. Thiết bị bay và phần mềm xử lý dữ liệu thu nhận từ thiết bị bay.
84. Giống cây trồng vật nuôi xuất khẩu chủ lực mới được tạo ra trên nền công nghệ tế bào có năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao được sản xuất ở quy mô công nghiệp.
85. Giống các loại thủy, hải sản có chất lượng cao, sạch bệnh, tăng trưởng tốt và khả năng kháng bệnh cao với quy mô công nghiệp.
86. Chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
87. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
88. Thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng; thuốc kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
89. Bộ KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng, vật nuôi.
90. Các hormone tự nhiên, tổng hợp và dược phẩm chứa hormone.
91. Vắc-xin ADN tái tổ hợp, vắc-xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản.
92. Vắc-xin đa liên, đa giá.
93. Tế bào, mô và các cơ quan thay thế được tạo ra từ tế bào gốc.
94. Bộ KIT chẩn đoán các loại bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm cho người.
95. Dịch vụ giám định gen.
96. Vật liệu bán dẫn cho chế tạo vi mạch điện tử tích hợp (IC).
97. Vật liệu cho chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và cảm biến theo nguyên lý mới.
98. Vật liệu quang điện tử và quang tử.
99. Vật liệu có độ tinh khiết cao sản xuất bằng công nghệ chiết với quy mô công nghiệp.
100. Vật liệu siêu dẻo, siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường.
101. Vật liệu composite nền kim loại, composite nền cao phân tử ứng dụng trong kỹ thuật điện - điện tử sử dụng trong môi trường khắc nghiệt, trong xây dựng bền với khí hậu nhiệt đới.
102. Vật liệu polyme sinh học có khả năng tự phân hủy; polyme siêu hấp thụ nước sử dụng nguyên liệu nội địa.
103. Sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.
104. Vật liệu cao su kỹ thuật, cao su tổng hợp chuyên dụng phục vụ cho ngành chế tạo máy, điện, điện tử.
105. Vật liệu gốm sứ kỹ thuật cho công nghiệp điện, điện tử.
106. Sợi cácbon cường độ cao dùng cho vật liệu composite.
107. Vật liệu tích trữ và chuyển hóa năng lượng mới.
108. Vật liệu từ cao cấp sử dụng trong lĩnh vực năng lượng.
109. Vật liệu nano cao cấp cho công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và môi trường.
110. Sản phẩm phủ màng mỏng bằng công nghệ lắng đọng vật lý từ pha hơi (PVD) và lắng đọng hóa học từ pha hơi (CVD).
111. Ống composite, các phụ kiện ghép nối chịu áp lực cao và chống ăn mòn hóa chất ứng dụng trong công nghiệp.
112. Thép hợp kim đặc biệt có độ bền cao dùng trong công nghiệp và xây dựng.
113. Thép tấm, thép hình khổ lớn, thép ống không hàn chất lượng cao.
114. Nhôm phẩm cấp cao sản xuất bằng công nghệ điện phân với dòng điện 500 KA./.
DANH MỤC CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Công nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC).
2. Công nghệ thiết kế, chế tạo màn hình độ phân giải cao.
3. Công nghệ phát triển hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng;
4. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống nhúng.
5. Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin ở mức cao.
6. Công nghệ trí tuệ nhân tạo.
7. Công nghệ tính toán phân tán và tính toán hiệu năng cao.
8. Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn.
9. Công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, LTE-A, IMT-advanced).
10. Công nghệ ảo hóa và tính toán đám mây.
11. Công nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau.
12. Công nghệ truyền hình tương tác, công nghệ truyền hình lai ghép.
13. Công nghệ điện tử linh hoạt (FE).
14. Công nghệ tin sinh học.
15. Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điện tử công suất dùng cho ngành điện, ngành cơ khí chế tạo.
16. Công nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo.
17. Công nghệ hàng không, vũ trụ.
18. Công nghệ thiết kế, chế tạo các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và công trình thủy.
19. Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị và dụng cụ đo lường thế hệ mới.
20. Công nghệ thiết kế, chế tạo robot.
21. Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM/CAE), công nghệ sản xuất linh hoạt (FMS), công nghệ sản xuất tích hợp (CIM) để sản xuất sản phẩm có độ phức tạp cao.
22. Công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí.
23. Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan và các kết cấu siêu trường siêu trọng phục vụ ngành dầu khí.
24. Công nghệ khoan thế hệ mới trong thăm dò dầu khí.
25. Công nghệ thiết kế, chế tạo tàu thủy cỡ lớn và tàu có tính năng phức tạp.
26. Công nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp thế hệ mới.
27. Công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn mẫu kỹ thuật độ chính xác cao.
28. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị quang học tiên tiến.
29. Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị bằng hình ảnh dùng trong y tế, thiết bị y tế sử dụng công nghệ hạt nhân, thiết bị tiêm truyền dịch tự động.
30. Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, tia lửa điện, plasma, laser.
31. Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt.
32. Công nghệ tiệt khuẩn nhiệt độ thấp; công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng microwave, plasma.
33. Công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nanô cơ điện tử (NEMS) và cảm biến theo nguyên lý mới.
34. Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định, điều trị.
35. Công nghệ chế tạo, sản xuất vắc-xin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp.
36. Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong tái tạo mô và cơ quan.
37. Công nghệ tế bào mô, phôi động vật; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
38. Công nghệ chế tạo, sản xuất kháng thể đơn dòng.
39. Công nghệ Genomics, Proteomics, Metabolomics.
40. Công nghệ vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường.
41. Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm sinh học thế hệ mới phục vụ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu.
42. Công nghệ sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích dục tố thủy sản, phân bón thế hệ mới đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
43. Công nghệ chế tạo vật liệu bán dẫn, quang điện tử, quang tử và siêu vật liệu biến hóa (metamaterials).
44. Công nghệ chế tạo vật liệu từ cao cấp.
45. Công nghệ sản xuất hợp kim đặc biệt.
46. Công nghệ điện phân nhôm với dòng điện 500 KA.
47. Công nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch ở quy mô công nghiệp.
48. Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
49. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và composite nền cao phân tử chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới.
50. Công nghệ sản xuất polyme sinh học có khả năng tự phân hủy.
51. Công nghệ chế tạo sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.
52. Công nghệ vật liệu xúc tác, hấp thụ để tái chế cặn dầu và dầu thải tạo ra các sản phẩm dầu gốc có phẩm cấp từ API nhóm II (hoặc tương đương) trở lên.
53. Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng.
54. Công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy.
55. Công nghệ chế tạo vật liệu sợi thủy tinh đặc biệt, sợi cácbon.
56. Công nghệ vật liệu nanô.
57. Công nghệ chế tạo vật liệu và sản phẩm cấy ghép can thiệp vào cơ thể con người.
58. Công nghệ sản xuất hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ./.
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
I. NGÀNH DỆT - MAY
1. Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm.
2. Xơ tổng hợp: PE, viscose.
3. Sợi dệt kim, sợi dệt thoi; sợi polyester có độ bền cao, sợi spandex, nylon có độ bền cao.
4. Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi.
5. Chỉ may trong ngành dệt may.
6. Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.
II. NGÀNH DA - GIÀY
1. Vải giả da.
2. Đế giày, mũi giày, dây giày.
3. Chỉ may giày.
4. Keo dán giày, phụ liệu trang trí như khóa, khoen, móc...
III. NGÀNH ĐIỆN TỬ
1. Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor.
2. Linh kiện thạch anh.
3. Vi mạch điện tử.
4. Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực.
5. Linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính.
6. Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động.
7. Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa.
8. Sạc pin điện thoại.
9. Màn hình các loại.
IV. NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ
1. Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ.
2. Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van.
3. Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước.
4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu.
5. Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe.
6. Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn.
7. Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm.
8. Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng.
9. Hệ thống lái.
10. Hệ thống phanh.
11. Linh kiện điện - điện tử
a) Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện.
b) Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp.
c) Rơle khởi động, động cơ điện khởi động.
d) Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý.
12. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại.
13. Hệ thống xử lý khí thải ô tô.
14. Linh kiện nhựa cho ô tô.
15. Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn.
16. Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.
V. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO
1. Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra.
2. Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan.
3. Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn.
4. Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu.
5. Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối.
6. Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 03 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn.
7. Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực.
8. Thép chế tạo.
VI. CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
1. Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao.
2. Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp.
3. Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển (bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC,...).
4. Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
5. Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa.
6. Cảm biến các loại: Cảm biến khí, cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường; cảm biến sinh học, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến áp suất....
7. Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính.
8. Các cơ cấu chấp hành có độ chính xác cao./.
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRONG NƯỚC ĐÃ SẢN XUẤT ĐƯỢC TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai)
I. NGÀNH DỆT - MAY
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Xơ tổng hợp: PE, Viscose | Xơ polyester PSF | 5503 | 20 | 00 |
|
2 | Sợi dệt kim, sợi dệt thoi; sợi polyester có độ bền cao, sợi spandex, nylon có độ bền cao | Sợi | 5205 |
|
| Gồm các mã HS: 52053300, 52052200, 52054200, 52052300, 52054300, 52051200, 52051400, 52053200, 52051300, 52051100, 52052300, 52052400 |
Sợi | 5404 |
|
| Gồm các mã HS: 54041900, 54041200 | ||
Sợi polyester filament | 5402 | 33 | 00 |
| ||
Sợi | 5509 |
|
| Gồm các mã HS: 55091100, 55091200, 55092100, 55092200, 55095100, 55095300, 55096200 | ||
Sợi | 5510 |
|
| Gồm các mã HS: 55101100, 55103000, 55101200 | ||
3 | Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi | Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2 | 5208 |
|
| Gồm các mã HS: 52081100, 52081200, 52081300, 52081900 |
Vải jean các loại | 5209 | 22 | 00 | Vải dệt bằng nguyên liệu 100% cotton, cotton polyester, cotton polyester pandex... trọng lượng từ 07 đến 15 OZ, khổ vải 55 inches đến 63 inches, chỉ số sợi 06 đến 16 Ne | ||
Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200 g/m2 | 5209 |
|
| Gồm các mã HS: 52091100, 52091200 | ||
Kate 65/35, 83/17 | 5210 | 11 | 00 |
| ||
Vải dệt thoi khác từ bông | 5212 |
|
| Bao gồm mã HS: 52121300, 52122300, 52129000 | ||
Vải dệt polymer | 5407 | 72 | 00 |
| ||
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2 | 5513 |
|
| Bao gồm mã HS: 55132300, 55133100 | ||
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170 g/m | 5514 |
|
| Bao gồm mã HS: 55142100, 55142200 | ||
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp, được pha duy nhất với xơ visco rayon | 5515 | 11 | 00 | Vải may áo, may quần dệt vân chéo, vân điểm nhuộm màu | ||
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp, được pha duy nhất với len lông cừu hoặc lông động vật loại mịn | 5515 | 13 | 00 | Vải may đồng phục, thời trang kiểu dệt vân điểm, vân chéo | ||
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp, được pha với len lông cừu và xơ visco rayon | 5515 | 19 | 00 | Vải may đồng phục, thời trang kiểu dệt vân điểm, vân chéo | ||
Vải bạt đã được xử lý | 5901 | 90 | 20 |
| ||
Vải dệt đã được hồ cứng | 5901 | 90 | 90 |
| ||
Vải được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ bằng các vật liệu khác | 5907 | 0 | 90 | Vải dệt được tráng chống thấm | ||
Vải dệt kim từ bông | 6006 | 22 | 00 | Đã nhuộm | ||
4 | Chỉ may trong ngành dệt may | Chỉ xơ dừa | 5308 | 10 | 00 | Chỉ rối, chỉ suôn |
Chỉ khâu làm từ xơ staple tổng hợp | 5508 |
|
|
| ||
5 | Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun | Nhãn dệt các loại | 5807 | 10 | 00 |
|
II. NGÀNH DA - GIÀY
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Đế giày, mũi giày, dây giày | Dây giày coton và polyeste | 5609 |
|
|
|
Mũ giày và các bộ phận của chúng, trừ miếng lót bằng vật liệu cứng trong mũ giày | 6406 | 10 |
|
| ||
Các bộ phận của giày, dép (kể cả mũi giày đã hoặc chưa gắn đế trừ đế ngoài); miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, quần ôm sát chân và các sản phẩm tương tự, và các bộ phận của chúng | 6406 |
|
|
|
III. NGÀNH ĐIỆN TỬ
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor | Phụ tùng, phụ kiện dùng cho máy truyền dẫn | 8529 | 10 | 40 | Sử dụng trong phát thanh, truyền hình: Bộ chia, bộ cộng, bộ lọc, bộ cộng kênh |
Tụ nhôm | 8532 | 22 | 00 | Tụ điện, loại có điện dung cố định, biến đổi hoặc điều chỉnh được (theo mức định trước) | ||
Tụ gốm | 8532 | 24 | 00 | Tụ điện, loại có điện dung cố định, biến đổi hoặc điều chỉnh được (theo mức định trước) | ||
Tụ nhựa | 8532 | 29 | 00 | Tụ điện, loại có điện dung cố định, biến đổi hoặc điều chỉnh được (theo mức định trước) | ||
Bo mạch in | 8534 | 0 | 10 | Mạch in | ||
Đầu nối cao tần RF | 8536 | 69 | 19 | Đầu nối vào - ra | ||
Đầu nối FPC cho điện thoại di động | 8536 | 69 | 19 |
| ||
Điốt, trừ loại cảm quang hay điốt phát quang | 8541 | 10 | 00 |
| ||
Bóng bán dẫn, trừ bóng bán dẫn cảm quang | 8541 | 21 | 00 |
| ||
Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang | 8541 | 30 | 00 |
| ||
Mạch điện tử tích hợp | 8542 |
|
|
| ||
2 | Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa | Dây điện từ dẹt | 7408 | 11 | 00 | Tiết diện lớn nhất 50 mm2 |
Dây cáp đồng trần | 7413 |
|
|
| ||
Cáp điện tử | 8544 | 42 | 99 |
| ||
Cáp (cable) sợi quang | 8544 | 70 |
| TCVN 8665:2011 (Truyền dẫn bằng công nghệ quang bao gồm cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển) | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển | 8544 | 42 | 11 | Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V | ||
Cáp điện bọc plastic, tiết diện không quá 300 mm2 | 8544 | 42 | 19 | Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp chuyển tiếp vô tuyến | 8544 | 42 | 19 | Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V | ||
Cáp điện thoại, điện báo, cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển | 8544 | 42 | 20 | Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V | ||
Cáp cách điện bằng plastic, tiết diện không quá 300 mm2 | 8544 | 42 | 90 | Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V | ||
Dây dẫn điện bọc plastic | 8544 | 42 | 90 | Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến, ngầm dưới biển | 8544 | 49 | 11 | Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến | 8544 | 49 | 19 | Dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp dùng cho trạm chuyển tiếp sóng vô tuyến, ngầm dưới biển | 8544 | 49 | 31 | Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V | ||
Cáp điện thoại, cáp điện báo và cáp chuyển tiếp vô tuyến | 8544 | 49 | 39 | Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V | ||
Cáp điều khiển | 8708 | 29 | 12 |
| ||
Sợi quang, bó sợi quang và cáp sợi quang | 9001 | 10 | 10 | Sử dụng cho viễn thông hoặc cho ngành điện khác | ||
Tai nghe có khung choàng đầu | 8518 | 30 | 10 |
| ||
Tai nghe không có khung choàng đầu | 8518 | 30 | 20 |
| ||
Loa thùng | 8518 | 21 | 10 | Và mã HS 85182210 | ||
Loa đơn, đã lắp vào hộp loa | 8518 | 21 |
|
| ||
Bộ loa, đã lắp vào cùng một thùng loa | 8518 | 22 |
|
| ||
Loa, không có hộp | 8518 | 29 | 20 | Có dải tần số 300 Hz đến 3.400 Hz, có đường kính không quá 50 mm, sử dụng trong viễn thông | ||
3 | Màn hình các loại | Màn hình sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt | 8528 | 41 |
| Hoặc mã HS 852849 |
IV. NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe | Biển báo bằng nhôm phản quang | 9405 | 60 | 90 | Dùng cho ôtô, môtô, biển giao thông |
Nhãn hàng hóa | 3919 | 90 | 90 |
| ||
Thanh chắn chống va đập và linh kiện | 8708 | 10 | 90 |
| ||
Mảng khung xương sàn trước | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sàn giữa | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sàn trước bên trái | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sàn trước bên phải | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sàn sau | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sàn trước ở giữa | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sườn xe phía ngoài bên trái | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Mảng khung xương sườn xe phía ngoài bên phải | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Cột giữa xe phía trong bên trái | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Cột giữa xe phía trong bên phải | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Cột giữa xe phía trong bên trái phía dưới | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Cột giữa xe phía trong bên phải phía dưới | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Thanh tăng cứng bảng táp lô | 8708 | 29 | 95 |
| ||
Thân vỏ chưa hàn CKD (của xe con) | 8708 | 29 | 93 |
| ||
Cabin đã hàn | 8707 | 90 | 90 | Loại xe tải trọng đến dưới 20 tấn | ||
Cabin CKD | 8708 | 29 | 99 | Loại xe tải trọng đến dưới 20 tấn | ||
Chassis | 8708 | 99 | 90 | Của xe tải, loại đến dưới 20 tấn | ||
Khung gầm xe | 8708 | 99 | 62 |
| ||
2 | Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn | Nhíp lá và lò xo | 7320 | 10 | 11 | Tiêu chuẩn chất lượng DIN2094:2006 |
Lò xo kéo, nén | 7320 | 20 | 00 | Lắp cho ôtô, máy công trình Đường kính dây 8 - 30 mm, đường kính lò xo 50 -300 mm | ||
Bạc nhíp | 8483 | 30 | 30 | Dùng cho xe từ 1,25 tấn trở lên | ||
Bạc phụ tùng | 8483 | 40 | 00 | Dùng cho bộ bánh răng và cụm bánh răng ăn khớp, trừ bánh xe có răng, đĩa xích và các bộ phận truyền chuyển động ở dạng riêng biệt; vít bi hoặc vít đũa; hộp số và các cơ cấu điều tốc khác, kể cả bộ biến đổi mômen xoắn | ||
Bạc cân bằng | 8483 | 99 | 93 | Lắp cho xe tải có tải trọng từ: (8 - 70) tấn | ||
Nhíp ô tô | 8708 | 99 | 93 | Lắp cho xe tải có trọng lượng từ: 0.5 - 70 tấn Lắp cho xe khách, buýt từ: 12 - 80 ghế Lắp cho xe con từ: 01- 09 ghế. Chiều rộng nhíp: 40-150 mm. Chiều dày nhíp: 5 - 45mm. | ||
3 | Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm | Lốp ô tô tải nặng | 4011 | 20 |
| Tải trọng lớn nhất từ 1.750 kg đến 5.525 kg, đường kính ngoài từ 880 mm đến 1.230 mm |
Lốp ô tô đặc chủng | 4011 |
|
| Tải trọng lớn nhất từ 2.937 kg - 61.500 kg, đường kính ngoài từ 1.220 mm -3.045 mm | ||
Lốp ô tô tải nhẹ | 4011 |
|
| Tải trọng lớn nhất từ 410 kg - 3.050 kg, đường kính ngoài từ 475 mm - 972 mm | ||
Săm ô tô tải nhẹ | 4013 | 10 |
| Đường kính mặt cắt từ 104 mm đến 160 mm, đường kính trong từ 305 mm đến 385 mm | ||
Vành bánh xe | 8708 | 70 | 32 |
| ||
4 | Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng | Hộp số | 8708 | 40 |
| HS14, HS19, GT10, GT2, HDC |
Ống dẫn | 8708 | 40 | 92 | Sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô | ||
Linh kiện bộ ly hợp | 8714 | 93 | 10 |
| ||
Bánh răng | 8714 | 93 | 90 |
| ||
Ống nối | 7326 | 90 | 99 | Sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô | ||
Thanh trượt | 7616 | 99 | 99 | Sử dụng cho điều chỉnh dầu hộp số ôtô | ||
Ống xi lanh | 8409 | 99 | 44 | Sử dụng cho dẫn dầu hộp số ô tô | ||
5 | Hệ thống phanh | Ống dầu phanh | 8708 | 30 | 29 |
|
Chân ga/phanh/ côn | 8708 | 99 | 30 |
| ||
6 | Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện | Ắc quy chì a xít | 8507 | 20 | 99 | Loại dùng để khởi động động cơ piston |
Bình ắc quy chì axit bản cực ống | 8507 |
|
| Chuyên dùng cho xe nâng hàng chạy điện: dung lượng từ 2V-100Ah đến 2V-1000Ah; | ||
Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý | Cáp điều khiển | 8708 | 29 | 12 |
| |
Anten dùng cho ô tô | 8529 | 10 | 30 |
| ||
Bộ dây dẫn điện | 8544 | 30 | 12 |
| ||
7 | Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại | Đèn pha xe con | 8512 | 20 | 10 |
|
Đèn pha xe tải loại dưới 1 tấn | 8512 | 20 | 99 |
| ||
Còi xe ôtô | 8512 | 30 | 10 |
| ||
Loa ôtô | 8518 | 21 |
| Hoặc mã HS 851829 | ||
Tăng âm còi ú | 8518 | 50 |
|
| ||
8 | Hệ thống xử lý khí thải ô tô | Ống xả | 8708 | 92 | 20 |
|
9 | Linh kiện nhựa cho ô tô | Các sản phẩm bằng nhựa | 3917 | 29 | 00 | Nội thất và ngoại thất |
10 | Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn | Ống dẫn bằng cao su | 4009 | 42 | 90 |
|
Miếng đệm | 4016 | 93 | 20 |
| ||
Các sản phẩm khác bằng cao su | 4016 | 99 | 14 |
| ||
Vải túi khí cho xe ôtô | 5911 | 90 | 90 |
| ||
11 | Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe | Sản phẩm da dùng cho xe ôtô | 4205 | 0 | 40 |
|
Kính tôi nhiệt an toàn | 7007 |
|
| Là loại kính cường lực (chịu lực cao, độ bền va đập gấp 5-8 lần, độ bền sốc nhiệt gấp 3 lần so với kính thường) | ||
Kính chắn gió phía trước, sau; Kính cửa cạnh | 7007 |
|
| QCVN 32:2011/BGTVT | ||
Gương chiếu hậu | 7009 |
|
|
| ||
Cần gạt nước cho xe ôtô | 8512 | 90 | 20 |
| ||
Bộ phận của dây đai an toàn | 8708 | 29 | 20 |
| ||
Vỏ ghế ô tô | 9401 | 90 | 10 |
| ||
Tấm giữ ghế | 9401 | 90 | 39 |
| ||
Bộ ghế | 9401 | 20 |
|
| ||
Ghế hành khách | 9401 | 20 | 10 | Dùng cho xe có động cơ |
V. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu | Lốp xe nông nghiệp | 4011 | 61 | 10 |
|
Lốp xe công nghiệp | 4011 | 62 | 10 |
| ||
Lốp bánh đặc | 4011 | 69 | 00 |
| ||
Săm xe công nghiệp | 4013 | 90 | 99 |
| ||
Động cơ điện một pha (không kín nước) | 8501 | 10 |
| Công suất đến 2,2 kW, động cơ tụ điện không đồng bộ, rô to ngắn mạch | ||
Động cơ điện ba pha (không kín nước) | 8501 |
|
| Công suất đến 1.000 KW, động cơ không đồng bộ, rôto ngắn mạch từ 750 vg/ph đến 3.000 vg/ph | ||
Phục vụ cho đóng tàu: | ||||||
Tấm tường | 3925 | 90 | 00 | BM25, BM50 (cấp chống cháy B-15) | ||
Tấm trần | 3925 | 90 | 00 | CC25, CC75 (cấp chống cháy B-0; B-15) | ||
Đệm chống va cho tàu thuyền hoặc ụ tàu | 4016 | 94 | 00 |
| ||
Xích neo tàu | 7315 | 82 | 00 | Có ngáng cấp 2 đường kính từ 13 đến 36 mm | ||
Dây hàn | 8311 |
|
| Loại NAEH14 kích cỡ f2,4; f3,2; f4,0 mm | ||
|
|
|
| Loại NA71T-1 kích cỡ f1,0; f1,2; f1,6 mm | ||
|
|
|
| Loại NA71T-5 kích cỡ f1,0; f1,2; f1,6 mm | ||
|
|
|
| Loại NA71T-G kích cỡ f1,0; f1,2; f,6 mm | ||
|
|
|
| Loại NA70S kích cỡ f0,8 - f1,6 mm | ||
Que hàn | 8311 |
|
| Loại NT6013, NB6013, NA6013, NA7016, NA7018 có các kích thước f2,5; f3,25; f4,0; f5,0 - f5,4 mm | ||
Nồi hơi tàu thủy | 8402 | 12 |
| Công suất hơi từ 0,5-35 tấn hơi/giờ | ||
Động cơ diesel | 8408 |
|
| Công suất đến 50 Hp | ||
Hệ trục và chân vịt tàu thủy | 8410 | 90 | 00 | Chân vịt đường kính đến 02 m | ||
Cẩu trên tàu biển, tàu sông | 8426 | 11 | 00 | Sức nâng đến 540 tấn | ||
Cụm hộp số thủy | 8483 | 40 | 20 | Gắn động cơ diesen đến 15 CV | ||
Ụ nổi | 8905 | 90 | 10 | Sức nâng đến 20.000 tấn | ||
Vỏ xuồng hợp kim nhôm | 8906 |
|
|
| ||
Vỏ tàu sông biển | 8906 |
|
| Đến 12.500 DWT | ||
Vật liệu compozit chất lượng cao | 7019 | 90 | 90 | Compozit được chế tạo từ prepreg sợi thủy tinh loại E, ứng dụng trong công nghiệp làm tàu | ||
2 | Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực | Vòng bi | 8482 | 80 | 00 | Vòng loại 24k và 30k |
Bạc, găng đồng | 7411 | 22 | 00 | Đến Ø 1.500 mm | ||
Van điện nhiệt độ cao | 8417 | 10 | 00 | Thuộc máy chính lò quay | ||
Van tấm điện | 8417 | 10 | 00 | Thuộc máy chính lò quay | ||
Van các loại | 8481 | 20 | 90 |
| ||
Van đồng | 8481 | 30 | 20 |
| ||
Van một chiều | 8481 | 30 | 20 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van cửa đồng | 8481 | 80 | 61 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van bi đồng | 8481 | 80 | 63 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van bi liên hợp đồng | 8481 | 80 | 63 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van góc đồng | 8481 | 80 | 63 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van góc liên hợp đồng | 8481 | 80 | 63 | Áp lực làm việc max 16kg/cm2. Nhiệt độ làm việc max 120 độ C | ||
Van một chiều, máy bơm đường ống cút nối và các thiết bị phụ trợ của hệ thống cấp nước làm mát cho các thiết bị của lò hơi | 8481 | 80 | 99 |
| ||
Chi tiết van các loại | 8481 | 90 | 29 |
| ||
Các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối, loại có đường kính từ 2 inches đến 36 inches | 7307 | 22 |
| Bằng thép | ||
Các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối, loại có đường kính từ 2 inches đến 36 inches | 7307 | 92 |
| Bằng thép | ||
3 | Thép chế tạo | Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên | 7225 | 30 | 90 | Sản xuất từ 2016 |
Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều | 7227 | 90 | 0 | Sản xuất từ 2016 | ||
Thép hình có hợp kim | 7228 | 70 | 90 | SS400, SS540 từ L80 đến L130; Q235 từ C80 đến C180 |
VI. CÁC SPCN HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TT | Sản phẩm ưu tiên phát triển | Sản phẩm trong nước đã sản xuất được | ||||
Tên gọi | Mã HS | Mô tả | ||||
1 | Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển (Bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC,...); | Tấm Module năng lượng mặt trời | 8541 | 40 | 22 | Dùng để hấp thu năng lượng mặt trời để biến đổi điện năng |
Ổ đĩa quang | 8471 | 70 | 40 | Kể cả ổ CD-ROM, ổ DVD và ổ CD có thể ghi được (CD-R) | ||
2 | Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính | Mô-tơ rung điện thoại di động | 8501 | 10 | 60 |
|
Mô tơ chổi than | 8501 | 10 | 91 | QK1-5868-000A, S8-71961, S8-71957, S8-71958, S8-71969, S8-71983, SS8-71974 (dùng cho máy in) |
- 1Quyết định 1379/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Bình Phước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020
- 3Quyết định 1168/QĐ-UBND.HC năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Kế hoạch 6913/KH-UBND năm 2017 về cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 64/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 59/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 59/2016/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật Công nghệ cao 2008
- 2Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 5Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Thông tư 32/2011/TT-BKHCN quy định việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 9Quyết định 26/2012/QĐ-TTg về Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện hỗ trợ sau đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 12Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 13Luật đất đai 2013
- 14Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 15Luật bảo vệ môi trường 2014
- 16Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 18Luật Đầu tư 2014
- 19Quyết định 19/2015/QĐ-TTg Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Thông tư liên tịch 90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 21Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 22Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 23Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 24Quyết định 1379/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 25Thông tư 55/2015/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 26Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020
- 27Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 28Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh Bình Phước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020
- 29Quyết định 1168/QĐ-UBND.HC năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 30Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 31Kế hoạch 6913/KH-UBND năm 2017 về cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020
- 32Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
Quyết định 59/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 59/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực