Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2012/QĐ-UBND

Long An, ngày 26 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN MỘC HÓA, HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 65/2012/NQ-HĐND ngày 19/11/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường ở thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đặt tên 50 đường của thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An (theo phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Mộc Hóa tổ chức thực hiện, gắn biển tên đường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- CT, PCT. UBND tỉnh (VX);
- Như Điều 3;
- Phòng NCVX;
- Lưu: VT, M.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

PHỤ LỤC

TÊN ĐƯỜNG Ở THỊ TRẤN MỘC HOÁ- HUYỆN MỘC HÓA
(kèm theo Quyết định số 59 /2012 /QĐ-UBND ngày 26 /11 /2012 của UBND tỉnh)

TT

Tên đường cũ

Điểm đầu

Điểm cuối

Độ dài (m)

Kết cấu

Tên đường mới

Tóm tắt Tiểu sử

 

 

1

Đường cặp Bến xe (quy hoạch đường đôi trục chính Khu sân bay)

Quốc lộ 62

Doanh trại quân đội

1750

Bê tông nhựa

Lê Duẩn

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị Việt Nam (1907- 1986), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từng sống và làm việc ở Đồng Tháp Mười để lãnh đạo kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

 

2

Đường vào C1

(Khu huấn luyện Đại đội biên phòng, Khu phố 9)

Đường Lê Lợi nối dài

Quốc lộ 62

3120

Bê tông nhựa

Nguyễn Trung Trực

Anh hùng dân tộc (1838- 1868), người chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu L’Espérance của quân Pháp tại Vàm Nhựt Tảo, 1861.

 

3

Đường số 8

(Khu quy hoạch Khu phố 8)

Đường Ngô Quyền

Đường Thiên Hộ Dương

225

Bê tông nhựa

Võ Văn Kiệt

Nhà hoạt động cách mạng, nhà Chính trị Việt Nam (1922-2008), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

4

Đường số 5

(Khu phố 5)

Quốc lộ 62

Đường số 4

198

Nền đá 0 x 4

Trần Văn Trà

Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1919-1996), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, từng sống chiến đấu ở chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm 1946-1948 trong vai trò Khu bộ trưởng Khu 8.

 

5

Đường số 9

(Giai đoạn 2 Khu phố 5)

Quốc lộ 62

Đường số 3

145

Nền đá 0 x 4

Tôn Đức Thắng

Lãnh tụ (1888-1980), Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch nước đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng miền Nam trên đất Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp.

 

6

Đường số 2

(Khu Quy hoạch Khu phố 8)

Đường Ngô Quyền

Đường cặp sân vận động

335,5

Bê tông nhựa

Phan Bội Châu

Chí sĩ yêu nước (1867-1940), người đã lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.

 

7

Đường Máy Kéo

Đường Lê Lợi nối dài

Khu sân bay

350

Bê tông nhựa

Võ Văn Định

Còn gọi là Võ Văn Voi (1920- 1995), quê xã Đức Hoà, huyện Đức Hoà, Long An, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường từ 1969 đến 4/1972.

 

8

Đường cặp Sân vận động

Quốc lộ 62

Đường Phạm Ngọc Thạch

194

Bê tông nhựa

Nguyễn Văn Trỗi

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1940-1964), người đánh bom không thành nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert MacNamara trong kháng chiến chống Mỹ

 

9

Đường số 1

(Khu phố 5)

Đường số 7

Đường số 11

247,3

Nền đá 0 x 4

Nguyễn Thị Định

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1920-1992), Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

10

Đường số 3

(Khu phố 5)

Đường số 8

Đường số 11

316

Nền đá 0 x 4

Dương Văn Dương

Liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1900-1946), một trong những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Khu bộ phó Khu 7 năm 1946, sau khi hy sinh, tên ông được đặt cho một con kinh lớn ở Đồng Tháp Mười.

 

11

Đường số 7

(Ao Lục Bình)

ĐườngNgô Quyền

Đường Lê Hồng Phong

195

Đá 0 x 4

Nguyễn Trãi

Nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ và nhà địa lý Việt Nam; Danh nhân văn hóa thế giới (1380-1442).

 

12

Đường số 2

(Khu phố 5)

Đường số 8

Đường số 5

165

Nền đá 0 x 4

Lê Anh Xuân

Nhà thơ, tên thật Ca Lê Hiến (1940- 1968), từng sáng tác và chiến đấu tại Đồng Tháp Mười trong kháng chiến chống Mỹ.

 

13

Đường số 4

(Khu phố 5)

Đường số 8

Đường số 11

316

Nền đá 0 x 4

Hoàng Quốc Việt

Nhà hoạt động cách mạng (1905-1992), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng miền Nam trên đất Đồng Tháp Mười-Long An trong những năm đầu chín năm kháng chiến chống Pháp.

 

14

Đường số 6 và 7 (Khu phố 5)

Đường Quốc lộ 62

Đường số 4

198

Nền đá 0 x 4

Nguyễn Minh Đường

Nhà hoạt động cách mạng (1919-2002), Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu 8, hơn hai mươi năm hoạt động kháng chiến ở Đồng Tháp Mười, 1950- 1974.

 

15

Đường số 8

(Khu phố 5)

Đường số 2

Đường số 4

107

Nền đá 0 x 4

Huỳnh Văn Gấm

Họa sĩ nổi tiếng (1922-1987), Phó Bí thư Tỉnh ủy Tân An năm 1945, một trong những Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên ở Tân An- Chợ Lớn.

 

16

Đường số 10

 (giai đoạn 2

Khu phố 5)

Đường số 9

Đường số 11

104

Nền đá 0 x 4

Hà Tây Giang

Nhà hoạt động cách mạng (1924-1991), người lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Đồng Tháp Mười.

 

17

Đường số 6

 ( đường vào Khu vườn ươm)

Đường Lê Lợi nối dài

Đường cặp Rạch Cá Rô

197

Đá 0 x 4

Nguyễn Bình

Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1906-1951), một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội ta, Tư lệnh Nam Bộ (1948-1951), sống chiến đấu và thụ phong cấp bậc Trung tướng ở chiến khu Đồng Tháp Mười.

 

18

Đường số 12

(đường Rạch Cá Rô)

Đường Lê Lợi nối dài

Đường cặp Rạch Cá Rô

227

Đá 0 x 4

Nguyễn Văn Tiếp

Nhà hoạt động cách mạng (1900-1947), quê Bến Lức, Xứ Ủy viên, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Mỹ Tho, Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ.

 

19

Đường vào Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

Đường vào C1

(Khu huấn luyện Đại đội biên phòng, Khu phố 9)

Đường tránh thị trấn Mộc Hóa

450

Đá 0 x 4

Nguyễn Văn Kỉnh

Nhà hoạt động cách mạng (1916-1981), quê Cần Đước, Long An, Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1948-1951), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội III của Đảng, 1960, sống lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp.

 

20

Đường số

(Ao Lục Bình)

Quốc lộ 62

Đường Bạch Đằng

423

Đá 0 x 4

Lê Văn Tưởng

Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1919-2007), quê Bến Lức, Long An, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Miền trong kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trên chiến trường Tân An, Đồng Tháp Mười với nhiều cương vị: Tỉnh đội trưởng Tân An, Tỉnh đội phó Đồng Tháp (1950), Huyện đội trưởng Mộc Hóa (1951- 1954).

 

21

Đường số 1

(Ao Lục Bình)

Quốc lộ 62

Đường Bạch Đằng

397

Nhựa

Nguyễn Thị Thời

Mẹ Việt Nam anh hùng (1901-1978), quê xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An, có 06 người con là liệt sĩ.

 

22

Đường số 2

(Ao Lục Bình)

Đường số 4

Đường số 8

273

Đá 0 x 4

Lê Văn Khuyên

Nhà hoạt động cách mạng (1919-1976), nguyên là Huyện đội trưởng huyện Mộc Hóa, Phó Tư lệnh Khu 8.

 

23

Đường số 4

(Ao Lục Bình)

Đường số 3

Đường số 1

105

Đá 0 x 4

Đỗ Huy Rừa

Liệt sĩ (1924 -1949), quê ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, từng giữ các chức vụ: Tiểu đoàn trưởng đầu tiên Tiểu đoàn 307, Trung đoàn phó Trung đoàn 99, Chi đội phó Chi đội Trần Phú; chỉ huy Tiểu đoàn 307 giành thắng lợi trong nhiều trận đánh: Song Thuận- Mỹ Tho, Tháp Mười, Mộc Hoá, La Bang… Năm 1949, địch mở cuộc càn quét lớn vào Đồng Tháp Mười, ông được lệnh chỉ huy Tiểu đoàn 307 đánh địch càn quét và hy sinh ở đây.

 

24

Đường số 6

(Ao Lục Bình)

Đường số 2

Đường Lê Hồng Phong

157

Đá 0 x 4

Phạm Văn Bạch

Nhà hoạt động cách mạng (1910-1986), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến-Hành chánh Nam Bộ, từng sống chiến đấu ở chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

25

Đường số 8

(Ao Lục Bình)

Đường Ngô Quyền

Đường Lê Hồng Phong

89

Đá 0 x 4

Trương Định

Anh hùng dân tộc (1820-1864), thủ lĩnh phong trào võ trang kháng Pháp ở Nam Kỳ trong những năm 1862-1864.

 

26

Đường 75

(Khu phố 3)

Quốc lộ 62

Đường Hai Bà Trưng

506

Đá 1 x 2

Trần Công Vịnh

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1930-1956), quê Tân Ninh, Tân Thạnh, nguyên Phó Bí thư Huyện Đoàn Mộc Hoá, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An).

 

27

Đường Bờ đê (Cầu Cá Rô cũ)

Đường

Bạch Đằng

Cầu Cá Rô cũ

340

Bê tông xi măng

Lê Văn Trầm

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1915- 1969), quê Châu Thành, Long An, từng sống và chiến đấu ở Đồng Tháp Mười.

 

28

Nhánh rẽ Lê Lợi nối dài

Đường Lê Lợi

Quốc lộ 62

110

Bê tông nhựa

Nguyễn Võ Danh

Nhà hoạt động cách mạng (1926-1998), quê xã Tuyên Thạnh, Mộc Hoá. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông giữ chức Phó ban Dân vận Trung ương Cục miền Nam, sau 1975 là Phó Bí thư Thành ủy TP HCM.

 

29

Đường Cầu Cá Rô

Quốc lộ 62

Đường Huỳnh Việt Thanh

250

Đá 1 x 2

Lê Hữu Nghĩa

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1906-1956), quê xã Tân Hoà, huyện Tân Thạnh, tham gia kháng chiến vùng Đồng Tháp Mười.

 

30

Đường 38

(theo quy hoạch,

Khu phố 1)

Đường Phan Chu Trinh

Đường Nguyễn Du

209

Bê tông xi măng

Đặng Thị Mành

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1922-1953), quê Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Tên chị được đặt tên một trường Trung học ở Bình Hiệp.

 

31

Đường 42

(theo quy hoạch, Khu phố 1)

Đường

Phan Chu Trinh

Đường Nguyễn Du

207

Bê tông xi măng

Đỗ Văn Bốn

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1917-1969), quê xã Nhơn Hoà Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

 

32

Đường 39

Quốc lộ 62, Khu phố 4

Quốc lộ 62

Hẻm 72

206

Bê tông xi măng

Phẩm Văn Giáo

Nhà hoạt động cách mạng (1917- 1995), quê Thạnh Đức, Bến Lức, Long An, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường từ 10/1958- 1960.

 

33

Đường 37

(theo quy hoạch)

Đường Hùng Vương

Đường Nguyễn Du

204

Bê tông xi măng

Huỳnh Châu Sổ

Nhà hoạt động cách mạng (1923-2000), quê Bình Đức, Bến Lức, Long An. Bí thư Khu ủy Khu 8, sống, lãnh đạo và chiến đấu nhiều năm trên Đồng Tháp Mười trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

 

34

Đường 100

(theo quy hoạch)

Đường Lý Thường Kiệt

Đường Lê Lợi

179

Bê tông xi măng

Ung Văn Khiêm

Nhà hoạt động cách mạng (1910-1991). Nguyên là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, sau là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, từng sống, chiến đấu ở chiến khu Đồng Tháp Mười.

 

35

Đường số 11

Quốc lộ 62

Đường số 4

198

Nền đá 0 x 4

Nguyễn Văn Khánh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1940-1969), quê xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, Long An, người lập nhiều thành tích diệt giặc, đặc biệt là các chiến công đánh tàu trên sông Vàm Cỏ Tây, Đồng Tháp Mười.

 

36

Đường 88

(theo quy hoạch)

Đường Lý Thườg Kiệt

Đường Lê Lợi

179

Bê tông xi măng

Hồ Ngọc Dẫn

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1930-1999), quê Tân Thạnh, Long An, nguyên Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiến Tường.

 

37

Đường 72

(theo quy hoạch)

Đường Lý Thường Kiệt

Đường Lê Lợi

177

Bê tông xi măng

Ngô Văn Miều

Nhà hoạt động cách mạng (1928-1964), quê xã Thạnh Phước-Thạnh Hoá, nguyên Bí thư Thị xã ủy Kiến Tường.

 

38

Đường 5m

(theo quy hoạch)

Đường Hùng Vương

Đường Bạch Đằng

174

Bê tông xi măng

Nguyễn Thái Bình

 Nhà hoạt động cách mạng (1910- 1993), quê xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An, từng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường từ tháng 4/1957- 1958.

 

39

Đường 228

(theo quy hoạch)

Đường Bạch Đằng

Đường Hùng Vương

150

Bê tông xi măng

Phạm Ngọc Thuần

Nhà hoạt động cách mạng (1914-2002), Quyền Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ ở Đồng Tháp Mười năm 1946.

 

40

Đường 172

(theo quy hoạch)

Đường Bạch Đằng

Đường Hùng Vương

150

Bê tông xi măng

Nguyễn Thị Tám

Mẹ Việt Nam anh hùng (1908- 1995), quê Tân Lập, huyện Mộc Hoá, có 5 con là liệt sỹ.

 

41

Đường cặp chùa Tường Vân

Đường Bạch Đằng

Đường Hùng Vương

150

Bê tông xi măng

Bắc Chiêng

Địa danh văn hóa từ thời khai phá, vừa là địa điểm ghi dấu chiến thắng Mộc Hóa năm 1948 của quân đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 

42

Đường cặp trường Ngô Quyền

Đường Bạch Đằng

Đường Hùng Vương

150

Bê tông xi măng

Nguyễn Hồng Sến

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân (1933- 1995), quê Mộc Hóa, tỉnh Long An, đạo diễn nhiều bộ phim nổi tiếng trong lịch sử Điện ảnh Việt Nam

 

43

Đường Rạp hát

Đường Trần Hưng Đạo

Đường Lê Lợi

107

Bê tông xi măng

Lê Thị Khéo

Mẹ Việt Nam anh hùng (1906- 1964), quê xã Bình Phong Thạnh, Mộc Hóa, Long An, có 5 con là liệt sĩ.

 

44

Đường 134

(theo quy hoạch)

Đường Trần Hưng Đạo

Đường Lê Lợi

103

Bê tông xi măng

Nguyễn Thị Quãng

Mẹ Việt Nam anh hùng (1906- 1967), quê thị trấn Mộc Hoá, tỉnh Long An, có 5 con là liệt sỹ.

 

45

Hậu đường (Đường cuối đường) Phan Chu Trinh

Đường Trần Hưng Đạo

Đường Lê Lợi

101

Đá 0 x 4

Phan Thị Tỵ

Mẹ Việt Nam anh hùng (1927- 1966), quê Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, có chồng và con là liệt sỹ.

 

46

Đường 23,

Quốc lộ 62, Khu phố 4.

Quốc lộ 62

Hẻm 100

97

Bê tông xi măng

Đinh văn Phu

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, (1941-1970), quê huyện Tân Thạnh, sống và chiến đấu, hy sinh trên chiến trường Đồng Tháp Mười.

 

47

Đường vào nhà máy Tư Bốn

Đường Lê Lợi

(nối dàì)

Đường Rạch Cá Rô

350

Đá 0 x 4

Lê Quốc Sản

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1920- 2000), từng sống chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp với vai trò là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120, người tham gia chỉ huy trận đánh Mộc Hóa lịch sử 16- 18/8/1948.

 

48

Đường vào trường cấp 3

Khu sân bay

Trường cấp 3

430

Đá 0 x 4

Lê Quý Đôn

Nhà văn hóa lớn, nhà bác học của Việt Nam thời hậu Lê (1726-1784), quê Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông đã để lại cho hậu thế rất nhiều bộ sách có giá trị, thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển.

 

49

Đường Rạch Cá Rô

Quốc lộ 62

Kinh Nông trường

300

Đá 0 x 4

Nguyễn Thành A

Nhà hoạt động cách mạng (1915-2001), quê An Bình, Cao Lãnh, Đồng Tháp, tham gia hoạt động cách mạng ở vùng Đồng Tháp Mười, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tân An (1946), Bí thư Khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến-Hành chính Khu 8.

 

50

Đường cặp kênh Nông trường

Đường Lê Lợi nối dài

Đường Rạch Cá Rô

100

Đá 0 x 4

Nguyễn Văn Nho

Nhà hoạt động cách mạng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, quê xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, tham gia cướp chính quyền tại Mộc Hoá vào ngày 26/8/1945, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời huyện Mộc Hóa (năm 1945).

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 59/2012/QĐ-UBND về đặt tên đường thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

  • Số hiệu: 59/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/11/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Nguyễn Thanh Nguyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản