Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2006/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
|
|
MUA, BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
Quy chế này quy định hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay.
1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng.
3. Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
4. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mua, bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
2. Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng.
3. Bên bán nợ là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài sở hữu khoản nợ.
4. Bên mua nợ là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ.
5. Bên nợ là các tổ chức, cá nhân vay nợ tổ chức tín dụng trong các khoản nợ được mua, bán.
6. Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm chức năng trung gian, dàn xếp việc mua, bán nợ giữa các bên mua, bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theo thỏa thuận;
7. Giá trị khoản nợ được mua, bán là tổng giá trị nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi phạt) và các chi phí khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) tại thời điểm mua, bán nợ.
8. Giá mua, bán nợ là số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.
9. Bán nợ có truy đòi là việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ.
10. Hợp đồng mua, bán nợ là văn bản thỏa thuận giữa bên mua nợ, bên bán nợ và các bên có liên quan (nếu có) về việc mua bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác liên quan.
1. Các khoản nợ được mua, bán bao gồm:
a) Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay (kể cả khoản nợ cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác) đang hạch toán nội bảng.
b) Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.
2. Một khoản nợ có thể được mua, bán một phần hay toàn bộ do các bên mua, bán nợ thỏa thuận.
3. Các bên không thực hiện mua, bán đối với các khoản nợ đã có thỏa thuận không được mua, bán.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
1. Đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này thì áp dụng các điều ước quốc tế đó.
2. Việc mua, bán nợ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên bán nợ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ.
3. Việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ.
4. Việc mua, bán nợ có liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ, các bên mua, bán nợ phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
5. Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần.
Điều 6. Phương thức mua, bán nợ
Các bên tham gia mua, bán nợ được lựa chọn một trong hai phương thức sau:
1. Phương thức mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Phương thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới.
Giá mua, bán nợ được xác định như sau:
1. Do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới. Riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, thì giá mua, bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán.
2. Là giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.
Chương 2:
Điều 8. Quy trình thực hiện mua, bán nợ
Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, tổ chức tín dụng xây dựng quy trình thực hiện mua, bán nợ của tổ chức tín dụng (bao gồm cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng) phù hợp với quy định của Quy chế này.
1. Hợp đồng mua, bán nợ được lập thành văn bản do bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận ký kết mỗi lần mua, bán nợ. Hợp đồng mua, bán nợ bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng mua, bán nợ;
b) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ được mua, bán;
c) Giá trị khoản nợ được mua, bán tại thời điểm giao dịch;
d) Giá mua, bán nợ và phương thức thanh toán;
đ) Các hình thức bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán;
e) Thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ;
g) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
h) Phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua, bán;
i) Các cam kết khác.
2. Việc công chứng hoặc không công chứng hợp đồng mua, bán nợ do hai bên mua, bán nợ thỏa thuận.
3. Việc ký kết hợp đồng mua, bán nợ phải được bên bán nợ thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan đến khoản nợ được mua, bán biết.
4. Trong trường hợp một khoản nợ được bán cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia mua, phương thức mua, bán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng mua, bán nợ.
5. Trong trường hợp bán một phần khoản nợ, thì bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về biện pháp bảo đảm cho phần nợ được mua bán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.
6. Trong trường hợp bán nợ có truy đòi, thì bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận với nhau về điều kiện thực hiện quyền truy đòi của bên mua nợ đối với bên bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.
7. Trường hợp mua, bán lại các khoản nợ đã được mua, bán, thì mỗi lần mua, bán đều phải lập và ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
8. Trường hợp mua, bán khoản nợ cho vay hợp vốn, bên mua nợ và các bên bán nợ thỏa thuận với nhau về phương thức mua, bán nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ.
Điều 10. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ
1. Người đại diện theo pháp luật của bên bán nợ và bên mua nợ có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
2. Người đại diện theo pháp luật của bên bán nợ và bên mua nợ có thể ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ là đồng tiền của khoản nợ được mua, bán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 12. Chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ
1. Toàn bộ quyền và lợi ích gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh được giữ nguyên hiện trạng và được bên bán nợ chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.
2. Trường hợp hai bên mua, bán nợ có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh các bảo đảm cho khoản nợ thì phải được sự chấp thuận của bên nợ và các bên liên quan.
3. Việc chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ cho bên mua nợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
1. Bên mua nợ có các quyền:
a) Kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ đã mua, quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm cho khoản nợ;
b) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ và hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền chủ nợ đối với bên nợ, các bên bảo đảm cho khoản nợ theo hồ sơ mua, bán nợ và các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;
c) Truy đòi thanh toán đối với bên bán nợ khi bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận quy định tại khoản 6 Điều 9 Quy chế này;
d) Khởi kiện bên bán nợ, bên nợ và các bên có liên quan vi phạm các cam kết.
2. Bên mua nợ có nghĩa vụ:
a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền theo giá mua, bán nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;
b) Thanh toán các chi phí (cả phí môi gíơi nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
1. Bên bán nợ có các quyền:
a) Nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;
b) Khởi kiện các bên có liên quan vi phạm các cam kết.
2. Bên bán nợ có các nghĩa vụ:
a) Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn toàn bộ hồ sơ khoản nợ và quyền đối với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;
b) Chuyển giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên có liên quan khác (bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh, bên thức ba bảo đảm bằng tài sản) về việc mua, bán đối với khoản nợ;
d) Thanh toán khoản nợ cho bên mua nợ khi bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trường hợp bán nợ có truy đòi;
đ) Thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
1. Bên môi giới có các quyền:
a) Thực hiện dàn xếp mua, bán các khoản nợ cho các bên mua, bán nợ theo đề nghị của các bên;
b) Nhận phí môi giới và được thanh toán các khoản chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng môi giới;
c) Khởi kiện bên bán nợ, bên mua nợ vi phạm hợp đồng môi giới đã ký kết.
2. Bên môi giới có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện môi giới trung thực;
b) Chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin do mình cung cấp;
c) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của các bên mua, bán nợ;
đ) Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và hoàn trả đầy đủ các tài liệu đó cho các bên mua, bán nợ sau khi hoàn thành công việc môi giới;
đ) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên tham gia mua, bán nợ.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ
1. Bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên bán nợ nếu hợp đồng mua, bán nợ không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với khoản nợ được mua bán và làm phương hại đến lợi ích của bên nợ và các bên liên quan (nếu có).
2. Bên nợ và các bên bảo đảm có các nghĩa vụ:
a) Chấp thuận vô điều kiện việc chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ;
b) Thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã cam kết với chủ nợ;
c) Phối hợp với bên bán nợ, bên mua nợ và các bên có liên quan để hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác từ bên bán nợ sang bên mua nợ.
Trong hoạt động mua, bán nợ, nếu xảy ra tranh chấp, thì trước hết giải quyết thông qua đàm phán của các bên liên quan. Trường hợp không giải quyết được thông qua đàm phán, thì các bên khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán
1. Các khoản nợ đã mua về được các tổ chức tín dụng quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và được tính vào tổng dư nợ cho vay phải khống chế theo giới hạn vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.
2. Đối với các khoản nợ được bán theo thỏa thuận bán nợ có truy đòi, thì tổ chức tín dụng bán nợ có truy đòi vẫn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản nợ đó, trừ các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng.
3. Trong trường hợp các bên mua, bán nợ thỏa thuận bên bán nợ sẽ mua tại khoản nợ đã mua, bán, thì trong thời gian khoản nợ đó thuộc quyền sở hữu của bên nào (bên mua hoặc bên bán), thì bên đó thực hiện quản lý, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.
Điều 19. Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ
1. Xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá mua, bán nợ và giá trị khoản nợ của bên bán nợ.
a) Đối với các khoản nợ đang hạch toán nội bảng:
- Trường hợp giá mua, bán nợ cao hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của tổ chức tín dụng.
- Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức tín dụng trong kỳ.
b) Đối với các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng: Toàn bộ số tiền thu được do bán nợ được hạch toán vào thu nhập khác của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp khoản nợ được mua, bán có cơ chế xử lý riêng.
2. Các chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán nợ được hạch toán vào chi phí hoạt động trong kỳ của tổ chức tín dụng.
3. Việc hạch toán, kế toán trong mua, bán nợ được thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ kế toán của các tổ chức tín dụng.
Điều 20. Chế độ thông tin báo cáo
Tổ chức tín dụng tham gia mua, bán nợ phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 3:
Điều 21. Tổ chức tín dụng, khách hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 112/QĐ-NHNN năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2015
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 5Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 7Công văn 8499/NHNN-TCKT năm 2013 hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC, TCTD do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 59/2006/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2006
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 16/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra