Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 587/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 01 tháng 3 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 tháng 2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Kiên Giang;
Xét Đề án số 01/ĐA-NN ngày 30 tháng 01 năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tờ trình số 33/TTr-SNV ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Giám đốc Sở Nội vụ, về việc đề nghị phê duyệt Đề án thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 01/ĐA-NN ngày 30 tháng 01 năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (kèm theo Đề án).

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hoàng Sa

 

UBND TỈNH KIÊN GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01 /ĐA-NN

Rạch Giá, ngày 30 tháng 01 năm 2010

 

ĐỀ ÁN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANG

Phần I CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỜI GIAN QUA TẠI ĐƠN VỊ

1. Căn cứ xây dựng Đề án:

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Chương trình số 138/CTr-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa và mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2009;

Căn cứ Quyết định số 2588/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang;

Thực hiện Công văn số 1101/UBND-NCPC ngày 7 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh xây dựng, sửa đổi, bổ sung Đề án thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 93/207/QĐ-TTg.

2. Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở hợp nhất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Thủy sản, công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức bộ máy từng bước ổn định, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ, công chức được nâng lên một bước, đảm bảo khả năng thực hiện tốt về công tác hành chính, cải cách thủ tục hành chính.

Tổng số cán bộ, công chức là 46 nhân sự, (có: 04 hợp đồng trong biên chế, 01 hợp đồng theo Nghị định 68, 01 hợp đồng khoán việc) Trong đó: tiến sỹ: 02; thạc sỹ: 01; đại học: 28; cao đẳng: 02; trung cấp: 05; ngành nghề khác: 08; cán bộ, công chức của Sở được phân công rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận thông qua Quy chế hoạt động của cơ quan và Quy chế phân công nhiệm vụ của từng phòng ban, đơn vị chuyên môn thuộc Sở. Cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm trong công việc được phân công, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ...

Trước đây việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại từng đơn vị, phòng ban; phần lớn các đơn vị bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp nhận, nên giải thích, hướng dẫn thủ tục đầy đủ, cụ thể. Mọi quy trình thủ tục, văn bản hướng dẫn được niêm yết tại phòng làm việc để người dân đến tìm hiểu, nắm được quy trình, hồ sơ, thời gian giải quyết.

Tuy nhiên, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn khó khăn, hạn chế đó là:

- Thủ tục hành chính phân tán ở các phòng ban, đơn vị trực thuộc; đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết thủ tục hành chính, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và tình hình phát triển hiện nay; trụ sở làm việc quá chật hẹp, nhân sự còn thiếu, một số văn bản còn chồng chéo, phân cấp chưa rõ ràng, thủ tục cấp phép, chưa cải tiến nhiều.

3. Sự cần thiết thực hiện cải cách hành chính tại đơn vị:

Xuất phát từ thực trạng và những hạn chế nêu trên, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy rằng công tác cải cách thủ tục hành chính hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu cơ chế quản lý mới phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đang phát triển.

Phần II PHƯƠNG ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Mục đích yêu cầu:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức và vai trò phối hợp công tác giữa các phòng ban, đơn vị chuyên môn trong giải quyết công việc có hiệu quả và chất lượng hơn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước.

- Nâng cao nhận thức trách nhiệm, chuyển biến tích cực trong quan hệ và giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và công dân, phòng chống tham nhũng, chống tệ quan liêu, cửa quyền của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc.

- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, công khai, minh bạch, thuận tiện, tránh mọi phiền hà, không qua nhiều khâu trung gian, không để tổ chức, cá nhân đi lại nhiều lần.

2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa:

- Các tổ chức, công dân có nhu cầu xin giấy phép đến gặp trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ, phải thực hiện đầy đủ các quy định về hồ sơ, thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, đúng pháp luật;

- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và quy trình thực hiện, thời gian giải quyết công việc của từng loại thủ tục hành chính;

- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

- Các đơn vị, phòng ban của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giải quyết công việc nhanh chóng cho mọi tổ chức, nhân dân theo quy định.

3. Các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa: tổng số 123 thủ tục, trong đó:

a) Lĩnh vực nông nghiệp: 42 thủ tục.

b) Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm: 47 thủ tục.

c) Lĩnh vực thủy sản: 18 thủ tục.

d) Lĩnh vực thủy lợi và phát triển nông thôn: 04 thủ tục.

đ) Lĩnh vực muối và ngành nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn: 12 thủ tục.

4. Tổ chức mô hình một cửa:

4.1. Tên gọi: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

4.2. Cơ cấu tổ chức:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gồm:

+ 01 Tổ trưởng là Phó Văn phòng Sở kiêm nhiệm;

+ 03 tổ viên.

- Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác chuyên môn, bố trí phòng chờ cho người đến liên hệ thực hiện thủ tục hành chính. Có Bảng nội quy, quy chế làm việc và niêm yết công khai trình tự từng loại thủ tục, thời gian giải quyết và các loại phí, lệ phí theo quy định.

4.3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

- Tổ trưởng:

+ Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

+ Theo dõi, nắm bắt tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra;

+ Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức, công dân;

+ Trực tiếp báo cáo Giám đốc Sở về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong các kỳ họp giao ban hàng tháng.

- Các tổ viên:

+ Chịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp của Tổ trưởng;

+ Báo cáo kịp thời về Tổ trưởng những khó khăn vướng mắc trong việc tiếp nhận hồ sơ hoặc những vấn đề có liên quan đến các phòng ban, đơn vị chuyên môn để kịp thời phối hợp tháo gỡ vướng mắc;

+ Cán bộ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ phải đeo thẻ cán bộ công chức, ghi rõ họ tên, chức danh;

+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối giao dịch trực tiếp của cơ quan đối với các tổ chức, công dân đến làm việc về các công việc theo quy định.

- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc thì trực tiếp liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Hồ sơ giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục, quy trình và các văn bản quy định khác được công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì làm thủ tục giao nhận và ra phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả.

+ Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đảm bảo thì hướng dẫn cụ thể một lần để đơn vị, cá nhân tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh.

- Mọi thắc mắc và yêu cầu giải đáp của các đơn vị,cá nhân trong việc giao nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao và thái độ phục vụ ân cần, lịch sự. Có thể trao đổi thêm với cán bộ các phòng ban, đơn vị chuyên môn để giải đáp các thắc mắc hoặc các yêu cầu khác của người đến nộp hồ sơ.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thu phí, lệ phí và viết biên lai nhận tiền cho người đến liên hệ thực hiện thủ tục hành chính, cuối mỗi ngày phải giao nộp tiền ngay cho thủ quỹ cơ quan hoặc đơn vị theo quy định. Việc thu phí và lệ phí phải theo đúng quy định của Nhà nước.

* Thời gian làm việc (trừ các ngày nghỉ theo quy định):

+ Buổi sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ;

+ Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.

4.4. Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng, ban, đơn vị chuyên môn:

- Các đơn vị, phòng ban nghiệp vụ sau khi nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến có trách nhiệm tổ chức thực hiện phân công cán bộ xử lý hồ sơ, vào sổ theo nội dung: ngày gửi hồ sơ đến, nội dung cần giải quyết, ngày trao trả hồ sơ, ký xác nhận.

- Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đảm bảo thời gian hẹn, đúng pháp luật. Các phòng, đơn vị trực thuộc không được trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế một cửa. Sau khi giải quyết xong trình lãnh đạo phụ trách khối ký tên, đóng dấu và chuyển về cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, để giao trả cho tổ chức, công dân.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhận lại kết quả từ các đơn vị, phòng chuyên môn yêu cầu phải có sổ giao nhận và trả lại cho các tổ chức, cá nhân theo đúng thời gian đã hẹn và cá nhân, tổ chức ký vào sổ nhận kết quả.

5. Sơ đồ Quy trình tiếp nhận và trả kết quả:

Phần III QUY ĐỊNH THỜI GIAN GIẢI QUYẾT, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP - PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

* Các lĩnh vực thực hiện:

I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 42 THỦ TỤC

A. Trồng trọt, bảo vệ thực vật: 23 thủ tục.

1. Thủ tục Công nhận nguồn giống (đối với giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký công nhận nguồn giống (Phụ lục 1);

- Các tài liệu liên quan khác: sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống; kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: 2.000.000đ/cây đầu dòng.

2. Công nhận lại nguồn giống (đối với giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm)

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống;

- Bản sao Quyết định lần công nhận gần nhất;

- Sơ đồ nguồn giống;

- Báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.

d) Phí: 2.000.000đ/cây đầu dòng.

3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả an toàn (Phụ lục 4);

- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 5);

- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

4. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị cấp lại;

- Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau quả an toàn trong thời gian được cấp Giấy chứng nhận (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực);

- Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Lệ phí: không.

5. Chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng an toàn, giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 04);

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có chức năng về chứng nhận chất lượng;

- Bản kê khai các điều kiện của Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 05).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 100.000 đồng/lần.

6. Chỉ định Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè an toàn a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP (Phụ lục 10);

- Bản sao hợp pháp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

- Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định;

- Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP (Phụ lục 5);

- Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

7. Tiếp nhận Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn

a) Hồ sơ gồm:

- Bản công bố rau, quả, chè an toàn (Phụ lục 6);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn (trường hợp công bố sản phẩm chè chế biến an toàn) do Tổ chức chứng nhận cấp;

- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

8. Tiếp nhận Công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn (do giám sát nội bộ)

a) Hồ sơ gồm:

- Bản công bố rau, quả an toàn (Phụ lục 6);

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ;

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê;

- Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ;

- Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

9. Tiếp nhận Công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP

a) Hồ sơ gồm:

- Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP theo mẫu Phụ lục 7;

- Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận VietGAP.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

10. Cấp giấy chứng chỉ hành nghê buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2, 3);

- Bản sao hợp pháp bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên (chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học) hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

- Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- Có 03 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 200.000 đồng/giấy chứng chỉ.

11. Gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2,3);

- Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- Giấy chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục Bảo vệ Thực vật tổ chức.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 200.000 đồng/giấy.

12. Cấp giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

 a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 1);

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về hóa học hoặc nông học (ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật) từ đại học trở lên;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- 03 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 200.000đ/giấy;

- Thẩm định phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 800.000đ/giấy.

13. Gia hạn chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 1);

- Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- Giấy chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức;

- 03 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 200.000đ/giấy;

- Thẩm định phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: 800.000đ/giấy.

14. Duyệt đơn xin phép hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép hội thảo;

- Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký đối với quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật (giấy phép nhập khẩu), vật tư bảo vệ thực vật;

- Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh, ma két quảng cáo.

b) Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

15. Giấy chứng nhận huấn luyện chứng chỉ chuyên môn thuốc bảo vệ thực vật

a) Hồ sơ gồm:

Giấy đăng ký tham dự học lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

b) Thời gian giải quyết: Sau khi huấn luyện 90 ngày (đạt yêu cầu).

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Từ 50 học viên đến 100 học viên: 700.000đ (theo thời giá);

- Từ 101 học viên đến 150 học viên: 650.000đ.

16. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng;

- Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng;

- Bản sao chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

- Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp thẻ xông hơi khử trùng theo quy định.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

17. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng;

- Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng;

- Bản sao chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

- Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp thẻ xông hơi khử trùng theo quy định.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

18.Cấp chứng chỉ cho cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học về hóa chất hoặc bảo vệ thực vật;

- Giấy xác nhận thời gian hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng đối với người đề nghị cấp chứng chỉ;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

- Sơ yếu lý lịch của người đề nghị cấp chứng chỉ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

- 02 ảnh chân dung 4cm x 6cm.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 200.000đ/chứng chỉ.

19. Gia hạn chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp (gia hạn) chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

- Chứng chỉ hành nghề khử trùng xông hơi cũ.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 200.000 đ/chứng chỉ.

20. Cấp thẻ cho cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp thẻ xông hơi khử trùng (Phụ lục 6);

- Bản sao kết quả học tập về xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

- Sơ yếu lý lịch của người đề nghị cấp thẻ (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản);

- 2 ảnh chân dung 2x3cm.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

21. Đổi thẻ xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị đổi thẻ xông hơi khử trùng;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp theo quy định của pháp luật;

- 02 ảnh chân dung 2cm x 3cm;

- Thẻ xông hơi khử trùng cũ.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

22. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch (03 bản);

- Bản sao các giấy phép được nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

- Giấy kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu.

Đối với lô hàng làm giống nhất thiết phải có công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu giống, giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (Cục Bảo vệ thực vật cấp).

b) Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: theo biểu mức thu phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính).

I. Lệ phí cấp giấy phép, giấy chứng nhận nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hành nghề xông hơi khử trùng:

STT

Chỉ tiêu

Mức thu (1.000 đồng/lần)

1

Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật diện hẹp.

200

2

Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật diện rộng.

200

3

Cấp giấy đăng ký chính thức thuốc bảo vệ thực vật.

200

4

Cấp giấy đăng ký bổ sung thuốc bảo vệ thực vật (mỗi dạng bổ sung).

200

5

Cấp giấy tái đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và gia hạn giấy đăng ký.

200

6

Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật (đối với thuốc hạn chế sử dụng, thuốc ngoài danh mục)

200

7

Đổi giấy phép khảo nghiệm, giấy đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

200

8

Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

200

9

Cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

200

10

Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi, khử trùng.

200

11

Cấp giấy đăng ký đặc cách thuốc bảo vệ thực vật.

200

II. Phí thẩm định, kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và kiểm dịch thực vật:

1. Phí thẩm định, kiểm định thuốc bảo vệ thực vật:

STT

Chỉ tiêu

Mức thu (1.000 đồng/lần)

a

b

c

1

Thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp:

 

 

a) Thẩm định phục vụ cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật diện hẹp.

2.000

 

b) Thẩm định phục vụ cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật diện rộng.

2.800

 

c) Thẩm định phục vụ cấp giấy đăng ký chính thức thuốc bảo vệ thực vật.

7.300

 

d) Thẩm định phục vụ cấp giấy đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (mỗi dạng bổ sung).

2.000

 

e) Thẩm định phục vụ cấp giấy tái đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và gia hạn giấy đăng ký.

2.000

 

f) Thẩm định phục vụ cấp giấy đăng ký đặc cách thuốc bảo vệ thực vật.

2.000

 

g) Thẩm định phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

800

2

Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật xuất nhập khẩu):

 

 

a) Phân tích định lượng thuốc bảo vệ thực vật.

250/1 hoạt chất (hoặc 1 tạp chất)

 

b) Phân tích định tính thuốc bảo vệ thực vật.

450/1 hoạt chất

 

c) Phân tích cả định tính và định lượng thuốc bảo vệ thực vật.

600/1 hoạt chất

 

d) Xác định tính chất lý hóa:

 

 

- Tỷ suất lơ lửng hoặc độ bền trong bảo quản.

200/1 chỉ tiêu

 

- Các tính chất khác.

50/1 chỉ tiêu

3

Đăng ký kiểm tra, lấy mẫu, kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật xuất nhập khẩu.

0,05% giá trị lô hàng (tối thiểu 300, tối đa 10.000)

4

Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:

 

 

a) 1 chỉ tiêu/1 mẫu.

300

 

b) Chỉ tiêu thứ 2 trở đi (cùng 1 nhóm thuốc)/1 mẫu.

150/1 chỉ tiêu

5

Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới:

 

 

- Diện hẹp (1 loại thuốc, 1 loại dịch hại, 1 địa điểm, 1 loại cây trồng, 3-5 công thức, 3-4 lần nhắc lại, diện tích ô 25-50 m2).

11.000

 

- Diện rộng (1 loại thuốc, 1 loại dịch hại, 1 địa điểm, 1 loại cây trồng, tối đa 4 công thức, diện tích ô tối thiểu 300m2).

9.000

 

- Xác định thời gian cách ly (1 loại thuốc, 1 loại dịch hại, 1 địa điểm, 1 loại cây trồng/1 vụ) trên diện rộng.

9.000

2. Kiểm dịch thực vật (KDTV):

a) Lô hàng có khối lượng nhỏ:

STT

Chỉ tiêu

Phí kiểm dịch (1.000 đồng)

1

Lô hàng thương phẩm: < 1 kg

10

 

1 - 10 kg

30

 

> 10 kg

Theo mục b

2

Lô hàng dùng làm giống: ≤ 1 kg

90

 

> 1 kg

Theo mục b

3

Đối với lô hàng là cây giống, cành ghép, mắt ghép, hom giống:

 

 

≤ 10 cá thể

15

 

11 - 100 cá thể

40

 

101 - 1.000 cá thể

80

 

> 1.000 cá thể

150

Ghi chú:

- Lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật được miễn bao gồm những trường hợp khối lượng: ≤ 01 kg (hạt giống), ≤ 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 1 chủng loại giống cho 1 lần nhập, xuất khẩu.

- Lô hàng có khối lượng nhỏ ≤ 0,1 kg (hạt giống), ≤ 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống bao gồm nhiều chủng loại giống khác nhau được tính phí KDTV tương đương với phí KDTV của 1 lô hàng.

b) Lô hàng có khối lượng lớn:

Trọng lượng lô hàng (tấn, m3)

Mức thu (1.000 đồng)

Giấy tờ

Kiểm tra thu thập sinh vật gây hại

Lấy mẫu

Phân tích giám định

Tổng cộng

Côn trùng

Nấm

Tuyến trùng

Cỏ dại

Vi khuẩn

< 1

10

8

10

30

5c0

40

30

100

278

1 - 5

10

10

15

30

50

40

30

100

285

6 -10

10

12

20

30

50

40

30

100

292

11 - 15

10

14

25

30

50

40

30

100

299

16 - 20

10

16

30

30

50

40

30

100

306

21 - 25

10

18

35

30

50

40

30

100

313

26 - 30

10

20

40

30

50

40

30

100

320

31 - 35

10

22

45

30

50

40

30

100

327

36 - 40

10

24

50

30

50

40

30

100

334

41 - 45

10

26

55

30

50

40

30

100

341

46 - 50

10

28

60

30

50

40

30

100

348

51 - 60

10

35

70

30

50

40

30

100

365

61 - 70

10

40

75

30

50

40

30

100

375

71 - 80

10

45

80

30

50

40

30

100

385

81 - 90

10

50

85

30

50

40

30

100

395

91 - 100

10

55

90

30

50

40

30

100

405

101 - 120

10

60

100

30

50

40

30

100

420

121 - 140

10

65

105

30

50

40

30

100

430

141 - 160

10

70

110

30

50

40

30

100

440

161 - 180

10

75

115

30

50

40

30

100

450

181 - 200

10

80

120

30

50

40

30

100

460

201 - 230

10

90

130

30

50

40

30

100

480

231 - 260

10

95

135

30

50

40

30

100

490

261 - 290

10

100

140

30

50

40

30

100

500

291 - 320

10

105

145

30

50

40

30

100

510

321 - 350

10

110

150

30

50

40

30

100

520

351 - 400

10

115

155

30

50

40

30

100

530

401 - 450

10

120

160

30

50

40

30

100

540

451 - 500

10

125

165

30

50

40

30

100

550

Ghi chú: trong biểu trên, các mức thu được hiểu như sau:

- Các mức thu chưa bao gồm chi phí đi đến địa điểm lấy mẫu, kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

- Thực tế phân tích, giám định chỉ tiêu nào thì thu phí theo chỉ tiêu đó.

- Gieo trồng, theo dõi, kiểm tra, kiểm dịch giống cây trồng nhập khẩu trong vườn ươm theo mức thực chi.

23. Giấy chứng nhận đã tham gia các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về thuốc bảo vệ thực vật

a) Hồ sơ gồm:

- Cá nhân đăng ký tham gia lớp tập huấn.

b) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Từ 40 học viên trở xuống: 200.000đ (theo thời giá);

- Từ 41 học viên đến 100 học viên: 150.000đ.

B. Chăn nuôi và thú y: 19 thủ tục.

1. Công bố chất lượng giống thủy sản.

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản (Phụ lục 1);

- Tiêu chuẩn chất lượng giống công bố kèm theo quyết định ban hành (bản sao được chứng thực từ bản chính).

* Trường hợp công bố theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì không cần kèm theo tiêu chuẩn.

* Trường hợp công bố theo tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài phải kèm theo tiêu chuẩn và quyết định ban hành (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính).

- Nhãn hàng hóa kèm theo (bản chính).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Lệ phí: không.

2. Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố (trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý)

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống;

- Bản sao lý lịch con giống;

- Bản sao công bố tiêu chuẩn con giống;

- Bản sao văn bằng chuyên môn của người phụ trách từ trung cấp trở lên hoặc nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ tùy theo loại hình sản xuất.;

- Các tài liệu liên quan khác: Bản kê khai địa điểm, quy mô và trang thiết bị của cơ sở, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường (có xác nhận của địa phương).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

3. Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố (trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý)

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống;

- Bản sao lý lịch con giống;

- Bản sao công bố tiêu chuẩn con giống;

- Bản sao văn bằng chuyên môn của người phụ trách từ trung cấp trở lên hoặc nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ tùy theo loại hình sản xuất;

- Các tài liệu liên quan khác: bản kê khai địa điểm, quy mô và trang thiết bị của cơ sở, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường (có xác nhận của địa phương).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

4. Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố (trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý)

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống;

- Bản sao lý lịch con giống;

- Bản sao công bố tiêu chuẩn con giống;

- Bản sao văn bằng chuyên môn của người phụ trách từ trung cấp trở lên hoặc nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ tùy theo loại hình sản xuất;

- Các tài liệu liên quan khác: bản kê khai địa điểm, quy mô và trang thiết bị của cơ sở, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường (có xác nhận của địa phương).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

5. Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố (trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý).

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng giống;

- Bản sao lý lịch con giống;

- Bản sao công bố tiêu chuẩn con giống;

- Bản sao văn bằng chuyên môn của người phụ trách từ trung cấp trở lên hoặc nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ tùy theo loại hình sản xuất;

- Các tài liệu liên quan khác: Bản kê khai địa điểm, quy mô và trang thiết bị của cơ sở, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường (có xác nhận của địa phương).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

6. Đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

- Bằng cấp chuyên môn,giấy chứng nhận trình độ (bản sao có công chứng);

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận;

- Giấy khám sức khỏe;

- 02 ảnh 4 x 6cm;

- Lý lịch tư pháp (đối với người nước ngoài).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp lần đầu: 50.000 đồng/lần;

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở đăng ký hành nghề: 250.000 đồng.

7. Cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

- Bằng cấp chuyên môn, giấy chứng nhận trình độ (bản sao có công chứng);

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận;

- Giấy khám sức khỏe;

- 02 ảnh 4x 6cm;

- Bản kê các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để hành nghề (đối với cá nhân hành nghề lưu động, không có cơ sở hành nghề cố định);

- Lý lịch tư pháp (đối với người nước ngoài).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 50.000 đồng/lần.

8. Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

- Bằng cấp chuyên môn, giấy chứng nhận trình độ (bản sao có công chứng);

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận;

- Giấy khám sức khỏe;

- 02 ảnh 4x6cm;

- Bản kê các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để hành nghề (đối với cá nhân hành nghề lưu động, không có cơ sở hành nghề cố định);

- Lý lịch tư pháp (đối với người nước ngoài).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp lần đầu: 50.000 đồng/lần;

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở đăng ký hành nghề: 250.000đồng.

9. Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật trong thú y

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

- Bằng cấp chuyên môn, giấy chứng nhận trình độ (bản sao có công chứng);

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận;

- Giấy khám sức khỏe;

- 02 ảnh 4x6cm;

- Bản kê các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để hành nghề (đối với cá nhân hành nghề lưu động, không có cơ sở hành nghề cố định);

- Lý lịch tư pháp (đối với người nước ngoài).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp lần đầu: 50.000 đồng/lần;

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở đăng ký hành nghề: 250.000 đồng.

10. Gia hạn cấp chứng chỉ hành nghề thú y

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề;

- Bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề đã cấp;

- Giấy khám sức khoẻ;

- 2 ảnh 4 x 6cm.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp lần đầu: 50.000 đồng/lần;

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở đăng ký hành nghề: 250.000 đồng.

11. Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Mẫu 5 Quyết định 86);

- Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng);

- Các giấy tờ có liên quan đến việc thành lập cơ sở.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: thực hiện theo (Phụ lục 12A Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/1/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).

I

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y; CẤP PHÉP SẢN XUẤT KINH DOANH THUỐC THÚ Y.

1

Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Lần

50.000

2

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển.

 

 

 

- Từ tỉnh này sang tỉnh khác

Lần

20.000

 

- Nội tỉnh

Lần

3.000

3

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).

Lần

50.000

4

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại).

Lần

20.000

5

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

Lần

20.000

6

Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu.

Lần

50% mức thu lần đầu

7

Cấp giấy phép thử nghiệm thuốc thú y.

Lần

200.000

8

Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y nhập khẩu.

Lần

200.000

9

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp.

Lần

20.000

II

CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y

1

Lần đầu (hạn 5 năm)

Lần

50.000

2

Cấp lại

Lần

25.000

B

Phí

I

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT

 

 

1

Kiểm tra, đánh giá và công nhận một cơ sở chăn nuôi tư nhân thuộc xã, huyện quản lý là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (hạn 2 năm).

Lần

200.000

2

Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, trại chăn nuôi không thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (hạn 2 năm).

Lần

700.000

3

Tiêm phòng:

 

 

3.1

Trâu, bò, ngựa:

 

 

 

- 1 mũi tiêm

Lần

2.000

 

- 2 mũi tiêm

Lần

3.000

3.2

Lợn:

 

 

 

- 1 mũi tiêm

Lần

1.000

 

- 2 mũi tiêm

Lần

1.500

 

- 3 mũi tiêm

Lần

2.000

3.3

Chó, mèo

Lần

3.000

3.4

Gia cầm

Lần

50

4

Vệ sinh khử trùng, tiêu độc:

 

 

 

- Thể tích (tính theo mét khối)

Lần/m3

500

 

- Diện tích (tính theo mét vuông)

Lần/m2

300

5

Xử lý các chất phế thải động vật.

Tấn, m3

20.000

6

Tạm giữ chó thả rông bị cơ quan thú y bắt (chưa tính tiền thức ăn).

Ngày

10.000

12. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tham gia hội chợ, triển lãm

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật theo mẫu 1;

- Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);

- Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: như 11 nêu trên.

13. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tham gia hội chợ, triển lãm

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật theo mẫu 1;

- Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);

- Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: như 11 nêu trên.

14. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển (theo mẫu 1 Quyết định 86);

- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);

- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: như 11 nêu trên.

15. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển (theo mẫu 1 Quyết định 86);

- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);

- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong 1 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: như 11 nêu trên.

16. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển (theo mẫu 1 Quyết định 86);

- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);

- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d- Lệ phí: như 11 nêu trên.

17. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ngoài tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển (theo mẫu 1 Quyết định 86);

- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);

- Bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: trong 1 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: như 11 nêu trên.

18. Cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu bao gồm:

+ Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 4);

+ Tờ trình về điều kiện kinh doanh.(Phụ lục 6);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);

+ Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (bản sao có công chứng).

- Hồ sơ đăng ký kiểm tra lại bao gồm:

+ Đơn đăng ký kiểm tra lại điều kiện kinh doanh thuốc thú y;

+ Báo cáo khắc phục những điểm không đạt.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: tính theo chỉ tiêu biểu sau:

* Môi trường không khí:

- Độ bụi không khí

Chỉ tiêu

20.000

- Ánh sáng

Chỉ tiêu

10.000

- Tiếng ồn

Chỉ tiêu

20.000

- Độ ẩm không khí

Chỉ tiêu

10.000

- Nhiệt độ không khí

Chỉ tiêu

10.000

- Độ chuyển động không khí

Chỉ tiêu

10.000

- Độ nhiễm khuẩn không khí

Chỉ tiêu

10.000

- Nồng độ CO2

Chỉ tiêu

50.000

- Nồng độ khí H2S

Chỉ tiêu

50.000

- Nồng độ khí NH3

Chỉ tiêu

50.000

* Xét nghiệm nước:

- Độ PH

Chỉ tiêu

15.000

- Nhiệt độ

Chỉ tiêu

3.000

- Độ dẫn điện

Chỉ tiêu

15.000

- Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3)

Chỉ tiêu

20.000

- Clorua

Chỉ tiêu

20.000

- Clo dư

Chỉ tiêu

20.000

- Sunfat

Chỉ tiêu

20.000

- Photphat

Chỉ tiêu

20.000

- Đồng

Chỉ tiêu

30.000

- Sắt tổng số

Chỉ tiêu

30.000

- Natri

Chỉ tiêu

40.000

- Mangan

Chỉ tiêu

40.000

- Nitrat (tính theo N)

Chỉ tiêu

30.000

- Nitrit (tính theo N)

Chỉ tiêu

20.000

- Hóa chất bảo vệ thực vật trong nước (sắc ký khí)

Chỉ tiêu

250.000

- Tổng số vi khuẩn hiếu khí

Chỉ tiêu

20.000

- Coliforms

Chỉ tiêu

20.000

- Feacal coliform

Chỉ tiêu

20.000

- E.coli

Chỉ tiêu

20.000

- Cl. Perfringeips

Chỉ tiêu

20.000

- Các vi khuẩn gây bệnh khác

Chỉ tiêu

40.000

- Xét nghiệm vi sinh vật nước theo phương pháp màng lọc

Chỉ tiêu

100.000

- BOD520C (Biochemical Oxygen Demand)

Chỉ tiêu

50.000

- COD (Chemical Oxygen Demand)

Chỉ tiêu

50.000

- Sunphua (H2S)

Chỉ tiêu

30.000

- Amoniac (NH3)

Chỉ tiêu

20.000

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với nơi triển lãm, hội chợ, chợ mua bán động vật và sản phẩm động vật

Lần

100.000

19. Cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (Phụ lục 2).

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Xét nghiệm, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản: 2.280.000đ/lần;

- Khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản: 2.755.000đ/lần.

(Khoản c, Phụ lục mức thu phí về công tác thú y thủy sản Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính).

II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP - KIỂM LÂM 47 THỦ TỤC

1. Đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã (quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES)

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 3-A và Phụ biểu 3-B Nghị định 82/2006/NĐ-CP như sau:

* Phụ biểu 3-A: Mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của cơ sở.

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học, tên thông thường).

4. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo.

5. Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống được khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp).

6. Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo.

7. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở.

8. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

9. Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam.

10. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước

* Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại.

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường).

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)

9. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin.

11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó.

12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia.

13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

2. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản quy định tại các Phụ biểu 3-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm I B);

* Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại.

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường).

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)

9. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin.

11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó.

12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia.

13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước.

Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng quy định tại Phụ biểu 4-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm II B) kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP .

* Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ước CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại.

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường):

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.

9. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

3. Đăng ký Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn;

- Hồ sơ theo mẫu quy định tại điều 10, Nghị định 82/2006/NĐ-CP (Phụ biểu 4-A và Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định):

* Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của cơ sở.

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường).

4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên.

5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy.

6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

* Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ước CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định này những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại.

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện.

Số CMND/Hộ chiếu:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

3. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường).

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.

9. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

4. Đăng ký Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, các loài động vật, thực vật hoang dã thông thường

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn (theo mẫu) có chính quyền địa phương xác nhận.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

5. Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại khoản 3, Điều 7 của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ;

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

- Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu kèm theo ảnh;

- Bản sao công chứng hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc thú y;

- Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

6. Cấp giấy phép vận chuyển gấu

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị vận chuyển gấu (Phụ lục VI, Quyết định số 95/2008/QĐ- BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi);

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì còn phải có văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) nơi chuyển gấu tới.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

7. Giao nộp gấu cho Nhà nước

a) Hồ sơ gồm:

- Chủ nuôi gấu tự nguyện giao gấu cho Nhà nước làm đơn đề nghị (Phụ lục VII, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi) gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm), kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

8. Tiếp nhận gấu

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản tiếp nhận gấu.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

9. Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có lâm sản, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của chủ lâm sản, nơi đi và nơi đến, mục đích vận chuyển, chủng loại, nguồn gốc, khối lượng, số lượng lâm sản;

- Tài liệu chứng minh về nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm xin cấp phép vận chuyển.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

10. Cho thuê rừng đối với tổ chức

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin giao rừng (Phụ lục 3);

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);

- Văn bản thỏa thuận địa điểm khu rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Dự án đầu tư khu rừng.

b) Thời gian giải quyết: 38 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

11. Giao rừng đối với tổ chức

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin giao rừng (Phụ lục 3);

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng);

- Văn bản thỏa thuận địa điểm khu rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện;

- Dự án đầu tư khu rừng.

b) Thời gian giải quyết: 38 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

12. Thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP

a) Hồ sơ gồm:

- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc lập phương án bồi thường, thu hồi rừng như sau:

+ Trường hợp thu hồi rừng chưa có dự án đầu tư, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

+ Trường hợp thu hồi rừng để thực hiện dự án đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

13. Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản về việc trả lại rừng;

- Biểu thống kê đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi rừng (Phụ lục 4) Thông tư số 38/2007/TT-BNN .

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

14. Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

a) Hồ sơ gồm:

- Quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Biểu thống kê đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi rừng (Phụ lục 4) Thông tư số 38/2007/TT-BNN .

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

15. Thu hồi rừng đối với các trường hợp: Rừng được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn (quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 26 Luật bảo vệ và phát triển rừng) thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình về việc thu hồi rừng;

- Biểu thống kê đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi rừng (Phụ lục 4) Thông tư số 38/2007/TT-BNN .

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

16. Thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm e, g, h và điểm i khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài).

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình về việc thu hồi rừng;

- Biểu thống kê đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi rừng (Phụ lục 4) Thông tư số 38/2007/TT-BNN ;

- Kết luận của cơ quan thanh tra về việc phải thu hồi rừng.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

17. Công nhận rừng giống cây trồng lâm nghiệp

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu;

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng);

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng;

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính);

+ Sơ đồ bố trí cây trồng;

+ Diện tích;

+ Chiều cao trung bình (m);

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m);

+ Đường kính tán cây trung bình (m);

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha);

+ Tình hình ra hoa, kết hạt;

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 1.500.000đ (một triệu năm trăm ngàn đồng).

18. Công nhận vườn cây đầu dòng

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu;

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống:

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng);

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng;

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính);

+ Sơ đồ bố trí cây trồng;

+ Diện tích;

+ Chiều cao trung bình (m);

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m)

+ Đường kính tán cây trung bình (m);

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha);

+ Tình hình ra hoa, kết hạt;

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng).

19. Hủy bỏ chứng nhận nguồn giống

a) Hồ sơ gồm:

- Biên bản của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh;

- Quyết định đình chỉ hiệu lực của chứng chỉ công nhận lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, cây mẹ, cây đầu dòng (hoặc vườn cung cấp hom) trên địa bàn tỉnh.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

20. Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tổ chức ngoài quốc doanh

a) Hồ sơ gồm:

- Xác định diện tích, đối tượng trồng rừng đến năm định hình bao gồm:

+ Trồng rừng mới trên đất trống đồi núi trọc được quy hoạch là đất rừng sản xuất;

+ Trồng rừng sau khai thác từ rừng đã trồng từ nguồn vốn 327 và nguồn vốn 661 nay được quy hoạch thành đất rừng sản xuất;

+ Xác định đối tượng đất được hỗ trợ (xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã khác);

+ Xác định sơ bộ chủ rừng được hỗ trợ (đồng bào dân tộc thiểu số hay đồng bào dân tộc Kinh);

+ Xác định tập đoàn cây trồng chủ yếu để khuyến cáo cho chủ rừng.

- Lập kế hoạch giao đất, cho thuê đất và khoán đất trồng rừng (theo Mục 2, Thông tư 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC);

- Quy hoạch hệ thống vườn ươm (theo Mục 14,Thông tư 02/2008/TTLT- BKH-NN-TC);

- Quy hoạch hệ thống đường ranh phòng chống cháy rừng (theo Mục 15, Thông tư 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC);

- Bản đồ tổng thể (tỷ lệ 1:10.000) phân rõ ranh giới vùng dự án;

- Tổng vốn đầu tư trong đó nhu cầu vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước và ghi rõ dự kiến vốn đầu tư cho từng hạng mục;

- Dự kiến kết quả tài chính thu được;

- Khả năng huy động vốn của chủ đầu tư.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

21. Công nhận cây trội (cây mẹ)

a) Hồ sơ gồm:

- Chủ nguồn giống làm đơn đăng ký theo mẫu biểu số 05;

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng);

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng;

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính);

+ Sơ đồ bố trí cây trồng;

+ Diện tích;

+ Chiều cao trung bình (m);

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m);

+ Đường kính tán cây trung bình (m);

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha);

+ Tình hình ra hoa, kết hạt;

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống.

b) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 300.000 đồng/cây.

22. Đầu tư, nghiệm thu thanh quyết toán rừng giống, vườn giống

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ giai đoạn ký hợp đồng hỗ trợ đầu tư:

+ Thiết kế kỹ thuật về trồng mới rừng giống, vườn giống, chuyển hóa rừng giống, vườn giống bảo vệ rừng giống vườn giống;

+ Dự toán chi tiết việc trồng mới rừng giống, vườn giống, chuyển hóa rừng giống, vườn giống bảo vệ rừng giống vườn giống.

- Hồ sơ nghiệm thu:

+ Hợp đồng của chủ rừng giống, vườn giống với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Hồ sơ chứng minh về nguồn gốc cây trội, nhật ký gieo ươm, thi công trồng so với thiết kế kỹ thuật đã được hướng dẫn;

+ Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng của chủ đầu tư (quý 4 hàng năm) cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hồ sơ thanh toán:

+ Quyết định phê duyệt dự án quy hoạch rừng giống, vườn giống của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Biên bản nghiệm thu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

23. Hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư đối với tổ chức ngoài quốc doanh

a) Hồ sơ gồm:

- Giai đoạn xây dựng kế hoạch trồng rừng:

+ Văn bản đăng ký kế hoạch trồng rừng 03 năm với Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giai đoạn nghiệm thu:

+ Văn bản báo cáo của chủ rừng;

+ Quyết định phê duyệt dự án;

+ Văn bản chấp thuận kế hoạch;

+ Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán trồng và chăm sóc rừng;

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc giống (nếu loại giống có yêu cầu xuất xứ).

- Giai đoạn thanh quyết toán:

+ Văn bản chấp thuận kế hoạch;

+ Biên bản nghiệm thu.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

- Không quy định đối với tất cả quá trình;

- Thời hạn nghiệm thu hỗ trợ sau: khi rừng trồng đạt 16-18 tháng tuổi.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

24. Hỗ trợ trước đầu tư trồng rừng đối với tổ chức ngoài quốc doanh

a) Hồ sơ gồm:

- Giai đoạn xây dựng kế hoạch:

+ Văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch.

- Giai đoạn nghiệm thu:

+ Văn bản đề nghị nghiệm thu của chủ đầu tư;

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ của chủ đầu tư;

+ Quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng;

+ Văn bản chấp thuận kế hoạch;

+ Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán trồng và chăm sóc rừng;

+ Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án;

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc giống (nếu loại giống có yêu cầu xuất xứ).

- Giai đoạn thanh quyết toán:

+ Văn bản chấp thuận kế hoạch;

+ Biên bản nghiệm thu.

b) Thời gian giải quyết:

- Giao kế hoạch hỗ trợ: trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư ó văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao kế oạch hỗ trợ 3 năm cho chủ đầu tư;

- Nghiệm thu: trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi chủ đầu tư có văn bản ề nghị, Ban Quản lý dự án cấp tỉnh chủ trì, mời một số sở, ban, ngành và Ủy an nhân dân huyện sở tại để nghiệm thu cho chủ rừng.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

25. Chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản cho phép chặt nuôi dưỡng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;

- Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng;

- Tờ trình.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

26. Hỗ trợ đầu tư trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao

a) Hồ sơ gồm:

a1. Giai đoạn xây dựng dự án:

- Giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đầu tư;

- Văn kiện dự án do chủ đầu tư xây dựng.

a2. Giai đoạn nghiệm thu thanh toán:

- Chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư, văn bản thẩm định và biên bản ghiệm thu (giải ngân phần hỗ trợ lần 1);

- Báo cáo của chủ đầu tư về sản lượng thực tế được tiêu thụ có xác minh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; biên bản nghiệm thu (giải ngân phần vốn hỗ trợ lần 2).

b) Thời gian giải quyết: 60 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

27. Cải tạo rừng

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình xin cải tạo rừng;

- Dự án cải tạo rừng (do chủ rừng lập).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

28.Thẩm định và phê duyệt phương án điều chế rừng cho các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Phương án điều chế rừng đơn giản.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

29. Phê duyệt thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên cho chủ rừng

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Hồ sơ thiết kế khai thác gỗ của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Bản nghiệm thu ngoại nghiệp do chủ rừng lập (hoặc do đơn vị tư vấn độc lập nghiệm thu theo hợp đồng thỏa thuận).

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

30. Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên cho các chủ rừng

a) Hồ sơ gồm:

- Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Hồ sơ thiết kế khai thác gỗ của tổ chức, doanh nghiệp.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

31. Thông báo đóng cửa rừng khai thác gỗ

a) Hồ sơ gồm:

- Biên bản kiểm tra hiện trường của Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng và đơn vị khai thác;

- Hồ sơ khai thác;

- Quyết định mở cửa rừng.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

32. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên của các tổ chức thuộc tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng của các tổ chức, doanh nghiệp.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

33. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của các tổ chức thuộc tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Phân chia ranh giới, đóng mốc bảng lô, khoảnh trên thực địa;

- Lập bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu khai thác;

- Phân định rõ địa danh, diện tích khai thác;

- Đo đếm số cây;

- Tính toán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng lô và tổng hợp theo khoảnh, tiểu khu.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

34. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép tận thu những khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

a) Hồ sơ gồm:

- Lập hồ sơ tận thu (đối với những khu rừng có cây rừng bị chết khô, gãy đổ trong các phân khu hành chính, dịch vụ và phục hồi sinh thái);

- Chủ rừng tiến hành thu gom ở từng lô, gỗ được tập kết tại đường phân lô, khoảnh, tiểu khu, sau đó thống kê cụ thể số lóng, số khúc, số cây, số tấm; đo kích thước, tính khối lượng theo chủng loại gỗ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

35. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp giấy phép khai thác gỗ đối với rừng phòng hộ là rừng khoanh nuôi

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Phân chia ranh giới, đóng mốc bảng lô, khỏanh trên thực địa;

- Lập bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu khai thác;

- Phân định rõ địa danh, diện tích khai thác;

- Đo đếm số cây;

- Tính toán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng lô và tổng hợp theo khoảnh, tiểu khu.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

36. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức thuộc tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Xác định địa danh, diện tích khu khai thác;

- Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng;

- Lập bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000;

- Lập phương án trồng lại rừng;

- Tổng hợp hồ sơ khai thác.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

37. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác, tận thu gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên đối với các tổ chức

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Xác định địa danh, diện tích khu khai thác;

- Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng;

- Lập bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000;

- Lập phương án trồng lại rừng;

- Tổng hợp hồ sơ khai thác.

b) Thời gian giải quyết: 25 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

38. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật (Phụ lục 1 Quyết định 86/2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Báo cáo kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của tổ chức, cá nhân có tiến bộ kỹ thuật đề nghị công nhận (Phụ lục 2 Quyết định 86);

- Ý kiến nhận xét bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ kỹ thuật (văn bản có dấu xác nhận của tổ chức, đối với cá nhân thì có dấu của chính quyền địa phương xác nhận, nếu có) (Phụ lục 3 Quyết định 86);

- Biên bản họp và đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật của Hội đồng Khoa học và Công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này (Phụ lục 4 Quyết định 86).

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

39. Công nhận lâm phần tuyển chọn

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu;

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống:

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng);

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng;

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính);

+ Sơ đồ bố trí cây trồng; diện tích; chiều cao trung bình (m);

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m); đường kính tán cây trung bình (m);

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha);

+ Tình hình ra hoa, kết hạt;

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 500.000 đồng/giống.

40. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trong rừng phòng hộ khi chuyển mục đích sử dụng rừng của các tổ chức

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp;

- Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng của tổ chức, doanh nghiệp.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

41. Chuyển đổi mục đích giữa 3 loại rừng

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng;

- Phương án chuyển đổi phải đạt:

+ Diện tích rừng đặc dụng, rừng sản xuất được chuyển sang rừng phòng hộ thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng phòng hộ;

+ Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất được chuyển sang rừng đặc dụng thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng đặc dụng;

+ Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được chuyển sang rừng sản xuất thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng sản xuất.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

42. Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu (mẫu biểu số 15 tại Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Loại cây con được sản xuất;

- Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống;

- Số lượng (kèm bản sao chứng nhận nguồn gốc lô giống và bản sao hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho nếu mua vật liệu giống từ đơn vị khác).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Phí công nhận nguồn gốc lô giống: 500.000 đồng;

- Lệ phí cấp chứng chỉ công nhận nguồn gốc lô giống: 100.000 đồng;

43. Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ lô hạt giống (theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp);

- Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp của tổ chức, cá nhân;

- Sổ nhật ký vườn ươm của tổ chức, cá nhân.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 500.000 đồng/lô giống.

44. Công nhận rừng giống chuyển hóa

a) Hồ sơ gồm:

Chủ nguồn giống làm đơn đăng ký theo mẫu biểu số 05, kèm theo báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 1.500.000 đồng/giống.

45. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn theo mẫu (theo mẫu biểu số 09 tại Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự);

- Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị;

- Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

46. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép tận thu gỗ nằm trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tổ chức

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Hồ sơ thiết kế tận thu của các tổ chức, doanh nghiệp.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

47. Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ do Nhà nước đầu tư của các tổ chức thuộc tỉnh

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp;

- Hồ sơ thiết kế khai thác của tổ chức, doanh nghiệp.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

III. LĨNH VỰC THỦY SẢN 18 THỦ TỤC

1. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Công văn hoặc đề nghị trực tiếp của chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, sửa chữa.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 40.000 đồng/giấy chứng nhận.

2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a);

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu;

- Đối với tàu cá đóng mới:

+ Hợp đồng đóng tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính);

+ Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đối với tàu cá cải hoán:

+ Hợp đồng cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);

+ Văn bản chấp thuận cải hoán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu:

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính);

+ Giấy xác nhận xóa đăng ký do cơ quan Đăng ký cũ cấp.

- Đối với tàu cá nhập khẩu:

+ Giấy phép mua tàu do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan (bản chính);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký cũ do cơ quan đăng ký tàu của nước ngoài bán tàu cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.

- Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu:

+ Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê, mua tàu vào Việt Nam do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

+ Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

+ Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

+ Giấy tờ phải xuất trình (bản chính);

+ Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm cấp (bản chính);

+ Lý lịch máy tàu;

+ Giấy phép sử dụng đài tàu (bộ đàm) (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai xin cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời nêu rõ lý do;

- Hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu;

- Hồ sơ an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan đăng kiểm tàu cá cấp.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a);

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Hợp đồng cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);

+ Văn bản chấp thuận cải hoán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

- Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

+ Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm cấp (bản chính);

+ Lý lịch máy tàu;

+ Giấy phép sử dụng đài tàu (bộ đàm) (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

5. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai xin đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất "Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá" có xác nhận của chính quyền cấp xã, phường hoặc đồn công an, biên phòng nơi bị mất (nếu bị mất).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 20.000 đồng/lần.

6. Cấp sổ thuyền viên tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp sổ thuyền viên tàu cá kèm theo 2 ảnh màu cỡ (3 x 4);

- Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có công chứng) hoặc giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ đi biển làm nghề cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá cấp (bản chính).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

7. Đăng ký tàu cá đối với tàu cá nhập khẩu

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a);

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Giấy phép mua tàu do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan (bản chính);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký cũ do cơ quan Đăng ký tàu của nước ngoài bán tàu cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

- Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan Đăng kiểm cấp (bản chính);

- Lý lịch máy tàu;

- Giấy phép sử dụng đài tàu (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

8. Đăng ký tàu cá đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê – mua tàu

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a);

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

- Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm cấp (bản chính);

- Lý lịch máy tàu;

- Giấy phép sử dụng đài tàu (bộ đàm) (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

9. Đăng ký tàu cá đối với tàu cá đóng mới

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006);

- Hợp đồng đóng tàu (bản chính);

- Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính);

- Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

- Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

10. Đăng ký thuyền viên và cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký thuyền viên (Phụ lục 3b);

- Bản sao sổ thuyền viên tàu cá của mỗi thuyền viên xin đăng ký (đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá quy định tại khoản 1 Điều 16 của Quy chế này) hoặc chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ khác phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

11. Phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị xét duyệt thiết kế;

- Nhiệm vụ thư thiết kế;

- Hồ sơ thiết kế theo quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tàu cá.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

12. Xóa đăng ký tàu cá

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai xin xóa đăng ký tàu cá;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất “Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá” có xác nhận của chính quyền cấp xã, phường hoặc đồn công an, biên phòng nơi bị mất (nếu bị mất).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

13. Cấp giấy phép khai thác thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp phép khai thác thủy sản (theo mẫu Phụ lục 8, Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 40.000 đồng/lần.

14. Gia hạn giấy phép khai thác thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản (theo mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;

- Giấy phép đã được cấp (bản sao).

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 20.000 đồng/lần.

15. Cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;

- Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp bị mất giấy phép) hoặc giấy phép rách nát, hư hỏng;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với trường hợp xin cấp lại Giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm.

b) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: 20.000 đồng/lần.

16. Đăng ký tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu cá (Phụ lục 3a);

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính);

+ Giấy xác nhận xóa đăng ký do cơ quan đăng ký cũ cấp.

- Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

- Ảnh tàu cỡ 9 x 12cm (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Hồ sơ an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm cấp (bản chính);

- Lý lịch máy tàu;

- Giấy phép sử dụng đài tàu (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp mới: 40.000 đồng/lần;

- Cấp lại: 20.000 đồng/lần.

17. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa thủy sản.

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa thủy sản (2 bản), theo mẫu 03-TS/KHCN quy định tại Phụ lục 3 Quy chế này;

- Bản kê chi tiết lô hàng;

- Các yêu cầu riêng của nước nhập khẩu như đã nêu tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này.

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Lệ phí:

- Cấp giấy chứng nhận chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, thức ăn dùng trong thú y thủy sản: 40.000đ/lần;

- Phí kiểm tra chất lượng lô hàng; (theo bảng biểu mức thu phí, lệ phí, Phụ lục IV Mức thu phí về công tác thú y thủy sản Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính) như sau:

Phụ lục 4: Mức thu phí về công tác thú y thủy sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Tên phí

Đơn vị tính

Mức thu

Ghi chú

1

2

3

4

5

A

Phí kiểm dịch

 

 

 

I

Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật thủy sản nhập khẩu

 

 

 

1

Cá nước mặn, lợ

 

 

 

 

- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị

đ/con

23.750

 

 

- Cá bột

đ/vạn con

6.650

 

 

- Cá hương, cá giống

đ/ con

40

 

 

- Trứng, tinh trùng

đ/vạn con

6.650

 

2

Cá nước ngọt

 

 

 

 

- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị

đ/con

11.400

 

 

- Cá bột

đ/vạn con

6.320

 

 

- Cá hương, cá giống

đ/vạn con

6.320

 

3

Tôm nước mặn, lợ (trừ tôm chân trắng)

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

19.000

Đối với lô hàng thì tối thiểu là 285.000đ

 

- Nauplius

đ/vạn con

7.650

 

 

- Postlarvae

đ/vạn con

17.100

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

17.100

 

4

Tôm chân trắng

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

14.250

Đối với lô hàng thì tối thiểu là 285.000đ

 

- Nauplius

đ/vạn con

6.650

 

 

- Postlarvae

đ/vạn con

17.100

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

17.100

 

5

Tôm nước ngọt

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

11.400

 

 

- Postlarvae

đ/vạn con

12.350

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

12.350

 

6

Baba, sam giống

đ/con

30

 

7

Vích, đồi mồi, rùa da giống

đ/con

19.000

 

8

Cá sấu giống

đ/con

5.700

 

9

Cua giống

đ/con

480

 

10

Ếch, lươn giống

đ/con

480

 

11

Hải sâm, sá sùng, trùn lá

đ/con

480

 

12

Cá cảnh

Giá trị lô hàng

0,95%

Tối thiểu 285.000đ, tối đa là 9.500.000đ

13

Trai, điệp, bào ngư, ngao, sò, hầu vẹm, ốc giống

đ/kg

1.900

 

14

Giống cây trồng (thực vật) thủy sản

 

 

 

 

- Kiểm dịch

đ/lô hàng

285.000

 

 

- Xét nghiệm bệnh

đ/chỉ tiêu

Thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G

 

15

Giống động vật thủy sản khác

đ/vạn con

11.400

 

16

Động vật thủy sản thương phẩm và sản phẩm động vật thủy sản

 

 

 

 

- Kiểm dịch

đ/lô hàng

285.000

 

 

- Xét nghiệm bệnh

đ/chỉ tiêu

Thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G

 

II

Phí kiểm dịch động vật, thực vật thủy sản lưu thông trong nước

 

 

 

1

Cá nước mặn, lợ

 

 

 

 

- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị

đ/con

15.200

 

 

- Cá bột

đ/vạn con

2.380

 

 

- Cá hương, cá giống

đ/con

100

 

 

- Trứng, tinh trùng

đ/vạn

2.380

 

2

Cá nước ngọt

 

 

 

 

- Cá bố mẹ, cá giống hậu bị

đ/con

4.750

 

 

- Cá bột

đ/vạn con

2.380

 

 

- Cá hương, cá giống

đ/vạn con

2.380

 

3

Tôm nước mặn, lợ (trừ tôm chân trắng)

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

16.150

 

 

- Nauplius

đ/vạn con

2.380

 

 

- Postlarvae

đ/vạn con

4.280

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

4.280

 

4

Tôm chân trắng

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

12.350

 

 

- Nauplius

đ/vạn con

2.380

 

 

- Postlarvae (từ PL12 trở lên)

đ/vạn con

9.500

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

9.500

 

5

Tôm nước ngọt

 

 

 

 

- Tôm bố mẹ

đ/con

8.550

 

 

- Postlarvae

đ/vạn con

4.280

 

 

- Tôm giống

đ/vạn con

4.280

 

6

Vích, đồi mồi, rùa da giống

đ/con

5.700

 

7

Baba, sam giống

đ/con

10

 

8

Cá sấu giống

đ/con

1.900

 

9

Cua giống

đ/con

190

 

10

Ếch, lươn giống

đ/con

190

 

11

Hải sâm, sá sùng, trùn lá giống

đ/con

10

 

12

Cá cảnh

Giá trị lô hàng

0.95%

Tối thiểu 285.000đ, tối đa là 9.500.000đ

13

Trai, điệp, bào ngư, ngao, sò, hầu vẹm, ốc giống

đ/kg

100

 

14

Giống cây trồng (thực vật), động           vật thủy sản thương phẩm

 

 

 

 

- Kiểm dịch

đ/lô hàng

114.000

 

 

- Xét nghiệm bệnh

đ/chỉ tiêu

Thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G

 

15

Giống động vật thủy sản khác

đ/vạn con

3.800

 

III

Kiểm dịch xuất khẩu

 

 

 

 

- Kiểm dịch

đ/lô hàng

315.400

 

 

- Xét nghiệm bệnh

đ/chỉ tiêu

Thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G

 

B

Phí kiểm tra chất lượng lô hàng:

 

 

 

1

Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn thủy sản nhập khẩu

đ/lô hàng

0,095 % giá trị lô hàng (Tối thiểu là 285.000 đồng, tối đa là 9,5 triệu đồng). Các chỉ tiêu hóa đặc biệt thu theo chỉ tiêu đơn lẻ tại Mục G

 

2

Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất nhập khẩu

 

 

 

2.1

Kiểm tra ngoại quan

 

285.000

 

2.2

Kiểm nghiệm

đ/chỉ tiêu

Thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G

 

3

Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, khoáng chất xuất khẩu

 

 

 

3.1

Kiểm tra ngoại quan

đ/lô hàng

285.000

 

3.2

Kiểm nghiệm

đ/chỉ tiêu

Thu theo mức phí kiểm nghiệm chỉ tiêu đơn lẻ tại mục G

 

C

Phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản:

 

 

 

I

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

1

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng

đ/lần

1.140.000

 

 

- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên

 

1.425.000

 

2

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng.

đ/lần

1.045.000

 

 

- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên

đ/lần

1.282.200

 

3

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất khoáng chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

- 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng

đ/lần

1.045.000

 

 

- 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên

đ/lần

1.092.500

 

4

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở san chiết, sang bao, đóng gói thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong nuôi trồng thủy sản

đ/lần

997.500

 

II

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

đ/lần

142.500

 

III

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản

 

 

 

 

- Có công suất > 20 triệu con/năm

đ/lần

551.000

 

 

- Có công suất từ 10 triệu đến 20 triệu con/năm

đ/lần

399.000

 

 

- Có công suất từ 5 triệu đến 10 triệu con/năm

đ/lần

300.000

 

 

- Có công suất đến 05 triệu con/năm

đ/lần

200.000

 

IV

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh giống thủy sản

đ/lần

171.000

 

V

Phí kiểm tra công nhận cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn GAP/CoC/BMP

 

 

 

 

- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi > 30ha)

đ/lần

1.406.000

 

 

- Theo phương thức thâm canh hoặc công nghiệp (có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha)

đ/lần

1.140.000

 

 

- Theo phương thức bán thâm canh hoặc quảng canh

đ/lần

266.000

 

VI

Phí kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi tôm công nghiệp

 

 

 

 

- Có diện tích mặt nước nuôi > 30ha

đ/lần

494.000

 

 

- Có diện tích mặt nước nuôi ≤ 30ha

đ/lần

342.000

 

VII

Phí kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi lồng bè tập trung

đ/lần

142.500

 

D

Phí kiểm tra cấp đăng ký lưu hành sản phẩm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

đ/lần/sản phẩm

807.500

 

E

Kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hành nghề thú y thủy sản

 

 

 

I

Xét nghiệm, kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

đ/lần

2.280.000

 

II

Khảo nghiệm, thử nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản

đ/ lần

2.755.000

 

F

Phí giám sát khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất, thức ăn thủy sản và giống thủy sản

đ/sản phẩm hoặc đối tượng

1.045.000

 

G

Phí kiểm tra các chỉ tiêu đơn lẻ

 

 

 

I

Phí xét nghiệm bệnh

 

 

 

1.

Bệnh vi rút

 

 

 

1.1

Tôm

 

 

 

 

MBV (Bệnh tôm còi)

- PCR

- Mô

- Soi tươi

đ/mẫu đ/mẫu đ/mẫu

160.000

50.000

20.000

 

 

WSSV (Bệnh đốm trắng)

- PCR

- Mô

đ/mẫu đ/mẫu

160.000

50.000

 

 

YHV (Bệnh đầu vàng)

- RT-PCR

- Mô

đ/lần đ/mẫu

230.000

50.000

 

 

TSV (Bệnh taura)

- RT-PCR

- Mô

đ/lần đ/mẫu

230.000

50.000

 

1.2

 

 

 

 

VNN

- RT-PCR

- Mô

đ/mẫu đ/mẫu

218.500

48.500

 

1.3

Các vi rút khác

đ/mẫu

570.000

 

2

Bệnh vi khuẩn

 

 

 

2.1

Bệnh do vi khuẩn Vibrio ở động vật thủy sản

- Bệnh phát sáng

- Bệnh đỏ thân

- Bệnh phồng đuôi, đứt râu, lở loét

- Bệnh đốm trắng do vi khuẩn

- Bệnh khác

đ/chỉ tiêu bệnh

118.750

 

2.2

Bệnh do vi khuẩn Aeromonas ở động vật thủy sản nước ngọt

- Bệnh đốm đỏ, lở loét

- Bệnh thối mang

- Bệnh đốm nâu TCX

- Bệnh khác

đ/chỉ tiêu bệnh

18.750

 

2.3

Bệnh do vi khuẩn

Pseudomonas ở cá

- Bệnh xuất huyết ở cá

- Bệnh trắng đuôi ở cá

đ/chỉ tiêu

118.750

 

2.4

Bệnh do Streptococcus ở cá

- Bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá

- Bệnh khác

đ/chỉ tiêu

118.750

 

2.5

Các bệnh do những tác nhân vi huẩn khác

đ/chỉ tiêu

118.750

 

3

Bệnh nấm

 

 

 

3.1

Nấm nước ngọt

- Nấm Saprolegnia. sp

- Nấm Archlya. sp

- Nấm Aphanomyces. sp

- Các nấm khác

đ/chỉ tiêu

85.500

 

3.2

Nấm nước lợ, mặn

- Nấm Fusarium. sp.

- Nấm Lagenidium. sp.

- Nấm Haliphthoros. sp

- Các nấm khác

đ/chỉ tiêu

85.500

 

4

Bệnh ký sinh trùng

 

 

 

 

+ Ký sinh trùng nước ngọt (soi tươi)

đ/chỉ tiêu bệnh

42.750

 

 

+ Ký sinh trùng nước lợ, mặn (soi tươi)

đ/chỉ tiêu bệnh

42.750

 

II

Phí kiểm tra chất lượng nước nuôi

 

 

 

1

Vi khuẩn hiếu khí tổng số

đ/chỉ tiêu

57.000

 

2

Vibrio sp. tổng số

 

57.000

 

3

Aeromonas sp. tổng số

 

57.000

 

4

Pseudomonas sp.tổng số

 

57.000

 

5

Streptococcus sp. tổng số

 

57.000

 

6

Hàm lượng NO2-N

 

57.000

 

7

Hàm lượng NO3-N

 

57.000

 

8

Hàm lượng NH3-N

 

57.000

 

9

Sắt tổng

 

57.000

 

10

Độ cứng

 

57.000

 

11

Oxy hòa tan

 

57.000

Phương pháp phân tích

 

Oxy hòa tan

 

9.500

Máy đo oxy hòa tan

12

Sulfurhydro (H2S)

 

57.000

 

13

Đo pH

 

28.500

Phương pháp phân tích

 

Đo pH

 

9.500

Máy đo pH

14

BOD

 

76.000

 

15

COD

 

66.500

 

16

Độ trong

 

38.000

Phương pháp phân tích

 

Độ trong

 

9.500

Máy đo

17

Độ kiềm

 

47.500

Phương pháp phân tích

 

Độ kiểm

 

9.500

Máy đo

18

Độ mặn

 

38.000

Phương pháp phân tích

 

Độ mặn

 

9.500

Máy đo

19

PO4-3

 

57.000

 

20

CO2

đ/mẫu

47.500

 

21

Thực vật nổi, tảo độc

đ/mẫu

142.500

 

22

Động vật nổi

đ/mẫu

114.000

 

23

Sinh vật đáy

đ/mẫu

171.000

 

24

Dư lượng kim loại nặng

đ/chỉ tiêu

76.000

 

25

Dư lượng thuốc trừ sâu

 

190.000

 

II

Kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y

 

 

 

1

Giao nhận mẫu và thông báo kết quả

đồng/lần

9.500

 

2

Đánh giá ngoại quan, cảm quan

 

9.500

 

3

Thử vật lý thuốc nước

 

 

 

3.1

Thể tích

 

9.500

 

3.2

Soi tạp chất trong mẫu thuốc tiêm

 

9.500

 

3.3

Soi độ trong thuốc nước

 

9.500

 

4

Thử vật lý thuốc viên, thuốc bột

đồng/chỉ tiêu/mẫu

 

 

4.1

Độ đồng đều về khối lượng của đơn vị bào chế

 

9.500

 

4.2

Độ đồng đều về hàm lượng của đơn vị bào chế

 

9.500

 

4.3

Độ rã (thuốc viên)

 

19.000

 

4.4

Độ tan thuốc viên

 

19.000

 

4.5

Độ mịn (thuốc bột)

 

9.500

 

4.6

Độ tan thuốc bột

 

9.500

 

5

Thử độ ẩm

đồng/lần

 

 

5.1

Sấy

 

95.000

 

5.2

Sấy chân không

 

123.500

 

5.3

Đo độ ẩm bằng tia hồng ngoại

 

76.000

 

5.4

Đo độ ẩm bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer

 

142.500

 

6

Đo tỷ trọng

 

 

 

6.1

Dùng tỷ trọng kế

 

9.500

 

6.2

Dùng picnomet

 

19.000

 

7

Đo pH

 

 

 

7.1

Không phải xử lý mẫu

 

19.000

 

7.2

Phải chuẩn bị mẫu

 

42.750

 

8

Thử định tính hoạt chất

đồng/chỉ tiêu

 

 

8.1

Đơn giản (mỗi phản ứng)

 

19.000

 

8.2

Phức tạp (mỗi chất)

 

71.250

 

8.3

Ghi phổ tử ngoại toàn bộ

 

95.000

 

8.4

Ghi phổ hồng ngoại (dùng chất chuẩn)

 

95.000

 

8.5

Sắc ký lớp mỏng

 

95.000

 

8.6

Sắc ký lỏng cao áp

 

Tính bằng 47,5% phép thử định lượng tương ứng

 

9

Thử định lượng

 

 

 

9.1

Phương pháp thể tích

 

 

 

9.1.1

Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ

 

114.000

 

9.1.2

Phương pháp chuẩn độ Complexon

 

142.500

 

9.1.3

Định lượng Penicilin

 

190.000

 

9.1.4

Chuẩn độ môi trường khan

 

171.000

 

9.1.5

Chuẩn độ Nitrit

 

190.000

 

9.1.6

Chuẩn độ điện thế

 

171.000

 

9.2

Phương pháp cân

 

171.000

 

9.3

Phương pháp vật lý

 

 

 

9.3.1

Quang phổ tử ngoại và khả kiến

 

142.500

 

9.3.2

Sắc ký lỏng cao áp

 

285.000

Đối với thuốc nhiều thành phần, mỗi thành phần tính thêm 50.000đ

9.3.3

Sắc ký lỏng khối phổ

 

380.000

 

9.3.4

Sắc ký khí

 

285.000

 

9.4

Định lượng những đối tượng đặc biệt

 

 

 

9.4.1

Định lượng Protease

 

190.000

 

9.4.2

Định lượng Amylase

 

190.000

 

9.4.3

Định lượng Cellulase

 

190.000

 

9.4.4

Định lượng Lipase

 

190.000

 

9.4.5

Nitơ toàn phần

 

171.000

 

10

Thử trên sinh vật và vi sinh vật

đ/lần

 

 

10.1

Thử độc tính bất thường

 

209.000

 

10.2

Thử vô khuẩn

 

142.500

 

10.3

Làm kháng sinh đồ

 

285.000

 

10.4

Định lượng kháng sinh bằng vi sinh vật

 

285.000

 

10.5

Định lượng kích dục tố HCG

 

190.000

 

11

Phân lập và định danh vi sinh vật

đ/chỉ tiêu

95.000

 

12.

Kiểm tra vacxin, sinh phẩm

 

 

 

12.1

Kiểm tra giống vi sinh vật dùng trong thú y

đ/chủng

 

 

 

Vi khuẩn

 

1.425.000

 

 

Vi rút

 

950.000

 

12.2

Kiểm tra tính an toàn chung

đồng/lần

285.000

 

12.3

Xác định hiệu giá kháng thể

 

285.000

 

IV

Kiểm nghiệm phân bón, khoáng chất

đồng/chỉ tiêu

 

 

1

Phân bón (vi sinh, hữu cơ, NPK...)

 

 

 

1.1

Hàm lượng nitơ tổng (N)

 

57.000

 

1.2

Hàm lượng P2O5 tổng cộng

 

57.000

 

1.3

Hàm lượng K2O tổng cộng

 

57.000

 

1.4

Hàm lượng photpho (P) tan trong nước

 

57.000

 

1.5

Hàm lượng K2O tan trong nước

 

57.000

 

1.6

Hàm lượng chất hữu cơ

 

76.000

 

2

Khoáng chất

 

 

 

2.1

Lượng mất khi nung ở (900 đến 1000)oC

 

57.000

 

2.2

Hàm lượng tạp chất

 

47.500

 

2.2

Hàm lượng chất không tan

 

47.500

 

2.4

Hàm lượng silic và cặn không tan

 

66.500

 

2.5

Hàm lượng oxyt silic (SiO2)

 

66.500

 

2.6

Hàm lượng tổng oxyt nhôm & oxyt sắt (Al2O3 & Fe2O3)

 

76.000

 

2.7

Hàm lượng CaO, CaCO3

 

57.000

 

2.8

Hàm lượng MgO, MgCO3

 

47.500

 

V

Kiểm nghiệm thức ăn

đồng/chỉ tiêu

 

 

1

Thức ăn viên

 

 

 

1.1

Kiểm tra ngoại quan

 

9.500

 

1.2

Kích cỡ

 

9.500

 

1.3

Tỷ lệ vụn nát

 

9.500

 

1.4

Độ bền

 

9.500

 

1.5

Độ ẩm

 

38.000

 

1.6

Năng lượng

 

57.000

 

1.7

Protein

 

57.000

 

1.8

Xơ thô

 

38.000

 

1.9

Lipid

 

57.000

 

1.10

Tro

 

57.000

 

1.11

Cát sạn

 

9.500

 

1.12

Canxi

 

57.000

 

1.13

Phospho

 

76.000

 

1.14

NaCl

 

9.500

 

1.15

Lyzin

 

190.000

 

1.16

Methionin

 

190.000

 

2

Thức ăn khác

 

 

 

2.1

Tỷ lệ nở của Artemia

 

47.500

 

2.2

Các chỉ tiêu chất lượng khác

 

Theo mức phí kiểm tra chất lượng thức ăn viên

 

3

Kiểm tra vệ sinh thú y thức ăn

 

 

 

3.1

Côn trùng sống

 

9.500

 

3.2

Salmonella

 

57.000

 

3.3

Aspergillus flavus

 

57.000

 

3.4

Aflatoxin (sắc ký khí)

 

285.000

 

3.5

Dư lượng thuốc kháng sinh

 

285.000

 

3.6

Dẫn xuất của Nitrofuran

 

380.000

 

3.7

Dư lượng thuốc kháng sinh bằng LC/MS/MS

 

475.000

 

3.8

Các loại hocmon

 

285.000

 

18. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thủy sản theo mẫu (Phụ lục 1);

- Giấy phép sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu bản sao có công chứng);

- Bản đăng ký chất lượng hàng hóa theo mẫu 01TS/ĐKCL ban hành theo Quyết định số 14/KHCN ngày 09 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nếu là thức ăn thuộc danh mục hàng hóa bắt buộc phải đăng ký chất lượng).

b) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí:

- Kiểm tra 1 dây chuyền hoặc 1 phân xưởng: 1.140.000đ/lần;

- Kiểm tra 2 dây chuyền hoặc 2 phân xưởng trở lên: 1.425.000đ/lần.

IV. LĨNH VỰC THỦY LỢI 04 THỦ TỤC

1. Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7, 8, 10 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ- BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục I) của Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004;

- Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: Không.

2. Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trừ các trường hợp sau:

* Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;

* Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

* Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục I) của Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004;

- Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

3. Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép xả nước thải;

- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

- Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thủy lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;

- Bản sao công chứng về giấy tờ, quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải;

- Văn bản đề nghị kèm theo báo cáo phân tích chất lượng nước của hệ thống công trình thủy lợi tại vị trí tiếp nhận nước thải ở thời điểm xin phép của tổ chức, cá nhân quản lý KT và BVCTTL.

b) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

4. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục I) của Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004;

- Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

b) Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Lệ phí: không.

V. LĨNH VỰC MUỐI VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG NGHIỆP - PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 12 THỦ TỤC

1. Công nhận nghề truyền thống

a) Hồ sơ gồm:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Bản sao giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng;

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền.

b) Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: Không.

2. Công nhận làng nghề

a) Hồ sơ gồm:

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;

- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: không.

3. Công nhận làng nghề truyền thống

a) Hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại tiết a và tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư 116/2006/TT- BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006;

- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2 mục II Phần II của Thông tư. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư;

- Những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2 mục I Phần II, hồ sơ gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Bản sao có công chứng các giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước có xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

c) Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc.

d) Phí: không.

4. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

a) Hồ sơ gồm:

- Danh sách nghề truyền thống/làng nghề/làng nghề truyền thống đã được công nhận sau 05 năm không đạt các tiêu chí quy định có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện

b) Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: không.

5. Kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bao gồm cơ sở chế biến

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra (Phụ lục 2b: áp dụng đối với cơ sở khác);

- Chương trình quản lý chất lượng theo quy định tại Bảng 3, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 117/2008/QĐ-BNN ;

- Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của cơ sở.

b) Thời gian giải quyết: 27 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Phí: 40.000 đồng/1 lần cấp giấy chứng nhận.

6. Kiểm tra và công nhận cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra (Phụ lục 2a);

- Chương trình quản lý chất lượng theo quy định tại Bảng 3, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 117/2008/QĐ-BNN ;

- Thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của cơ sở.

b) Thời gian giải quyết: 37 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Phí: 40.000 đồng/1 lần cấp giấy chứng nhận.

7. Đình chỉ hiệu lực công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ gồm:

- Biên bản kiểm tra, thanh tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Văn bản thông báo vi phạm của cơ sở từ cơ quan kiểm tra, công nhận hoặc từ các cơ quan, đơn vị khác.

b) Thời gian giải quyết: trong 03 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: không.

8. Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy xin chứng nhận gia hạn;

- Biên bản kiểm tra định kỳ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: không.

9. Xin hoãn kiểm tra định kỳ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị hoãn kiểm tra

b) Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Phí: không.

10. Kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra (Phụ lục 1a): 01 bản;

- Bảng kê chi tiết lô hàng;

- Các yêu cầu riêng về CL, VSATTP hàng hóa thủy sản (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Phí: 40.000đ/1 lần giấy chứng nhận.

(Theo Quyết định 60/2008 /QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản).

Phụ lục số 3

Mức thu phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt

Nội dung khoản thu

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

Ghi chú

1

Các chỉ tiêu cảm quan và vật lý

 

 

 

1.1

Xác định màu sắc, mùi, vị

đ/chỉ tiêu

15.000

 

1.2

Trạng thái (mặt băng, khuyết tật, trạng thái cơ thịt)

nt

10.000

 

1.3

Kích cỡ

nt

7.000

 

1.4

Tạp chất

nt

5.000

 

1.5

Khối lượng tịnh

nt

5.000

 

1.6

Nhiệt độ trung tâm sản phẩm

nt

3.000

 

1.7

Độ chân không

nt

10.000

 

1.8

Độ kín của hộp

nt

20.000

 

1.9

Trạng thái bên trong vỏ hộp

nt

10.000

 

1.10

Khối lượng cái

nt

10.000

 

1.11

Tỷ lệ cái và nước

nt

10.000

 

1.12

Độ mịn

nt

20.000

 

1.13

Đánh giá điều kiện bao gói, ghi nhãn vận chuyển và bảo quản

nt

5.000

 

1.14

Ký sinh trùng

nt

15.000

 

2

Các chỉ tiêu vi sinh

 

 

 

2.1

Tổng vi khuẩn hiếu khí

nt

50.000

 

2.2

Coliform:

nt

55.000

 

2.3

E. Coli

nt

60.000

 

2.4

Clostridium Perfringens

nt

60.000

 

2.5

Staphylococcus aureus

nt

55.000

 

2.6

Streptococcus feacalis

nt

60.000

 

2.7

Nấm men

nt

60.000

 

2.8

Nấm mốc

nt

60.000

 

2.9

Bacillus sp.

nt

60.000

 

2.10

Vibrrio Parahaemolyticus

nt

60.000

 

2.11

Salmonella sp.

nt

50.000

 

2.12

Shigella

nt

60.000

 

2.13

Tổng vi sinh vật kỵ khí sinh H2S

nt

60.000

 

2.14

Coliform phân:

nt

50.000

 

2.15

V.cholera

nt

60.000

 

2.16

Enterococci

nt

60.000

 

2.17

Xác định vi sinh vật chịu nhiệt

nt

60.000

 

2.18

Tổng số Lactobacillus

nt

60.000

 

2.19

Listeria monocytogenes

nt

150.000

 

2.20

Bào tử kỵ khí trong đồ hộp

nt

60.000

 

3

Các chỉ tiêu hóa học thông thường

 

 

 

3.1

Xác định Sunfuahydro (H2S)

nt

40.000

 

3.2

Xác định Nitơ amoniac (NH3)

nt

55.000

 

3.3

Xác định độ pH

nt

40.000

 

3.4

Xác định hàm lượng nước

nt

40.000

 

3.5

Xác định hàm lượng muối ăn (NaCl)

nt

50.000

 

3.6

Xác định hàm lượng axít

nt

40.000

 

3.7

Xác định hàm lượng mỡ

nt

60.000

 

3.8

Xác định hàm lượng tro

nt

50.000

 

3.9

Xác định hàm lượng nitơ tổng số và Protein thô

nt

55.000

 

3.10

Xác định hàm lượng nitơ formon hoặc nitơ amin

nt

55.000

 

3.11

Borat

nt

50.000

 

3.12

Cyclamate

nt

50.000

 

3.13

Natri benzoat

nt

40.000

 

3.14

Sacarine

nt

100.000

 

3.15

Định tính Urê

nt

60.000

 

3.16

Canxi

nt

55.000

 

3.17

Phốt pho

nt

70.000

 

3.18

Sạn cát

nt

60.000

 

3.19

Hàm lượng Nitơ bazơ bay hơi

nt

100.000

 

3.20

Hàm lượng SO2

nt

50.000

 

3.21

Hàm lượng NO2

nt

60.000

 

3.22

Hàm lượng NO3

nt

60.000

 

4

Các chỉ tiêu hóa học đặc biệt

 

 

 

4.1

Xác định kim loại nặng (Cd, As, Hg, Pb...)

đ/1 nguyên tố

130.000

 

4.2

Độc tố vi nấm

 

 

 

 

- Chỉ tiêu đầu

đ/chỉ tiêu

200.000

 

 

- Chỉ tiêu tiếp theo

nt

130.000

 

4.3

Dư lượng thuốc trừ sâu

 

 

 

 

- Chỉ tiêu đầu

đ/chỉ tiêu

170.000

 

 

- Chỉ tiêu tiếp theo

nt

80.000

 

4.4

Sắt

nt

60.000

 

4.5

Histamin

 

 

 

 

- Phân tích bằng HPLC

đ/chỉ tiêu

380.000

 

 

- Phân tích bằng ELISA

nt

380.000

 

4.6

Xác định PSP, DSP bằng phương pháp sinh hóa trên chuột

nt

250.000

 

4.7

Kiểm chứng PSP, DSP, ASP bằng HPLC

nt

350.000

 

4.8

Dư lượng thuốc kháng sinh bằng Elisa:

 

 

 

 

- Chloramphenicol

đ/chỉ tiêu

280.000

 

 

- AOZ

nt

380.000

 

 

- AMOZ

nt

380.000

 

 

- Quinolones

nt

300.000

 

 

- Malachite Green

nt

280.000

 

4.9

Dư lượng thuốc kháng sinh (kiểm tra bằng LC/MS, LC/MS/MS)

đ/chỉ tiêu

 

 

 

- Chỉ tiêu đầu

đ/chỉ tiêu

350.000

 

 

- Chỉ tiêu tiếp theo cùng nhóm

nt

135.000

 

4.10

Phẩm màu thực phẩm

- Định tính

- Định lượng bằng HPLC

nt

40.000

100.000

 

4.11

Thuốc nhuộm màu

nt

350.000

 

5

Các chỉ tiêu hóa học của nước

 

 

 

5.1

Xác định độ cứng của nước

đ/chỉ tiêu

60.000

 

5.2

Xác định chlorin trong nước

nt

18.000

 

5.3

Cặn không tan

nt

50.000

 

5.4

Tổng số chất rắn hòa tan

nt

60.000

 

5.5

Cặn toàn phần

nt

60.000

 

5.6

Độ Oxy hóa

nt

70.000

 

5.7

Ôxy hòa tan

nt

60.000

 

5.8

Chlorua

nt

50.000

 

5.9

Nitrit

nt

50.000

 

5.10

Nitrate

nt

50.000

 

5.11

Amoni

nt

55.000

 

5.12

Sắt

nt

60.000

 

5.13

Chì

nt

130.000

 

5.14

Thủy ngân

nt

130.000

 

5.15

Asen

nt

130.000

 

5.16

Hydrosunfua

nt

60.000

 

5.17

Phenol

nt

300.000

 

5.18

Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ

nt

200.000

 

5.19

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ

nt

200.000

 

5.20

Độ đục

nt

50.000

 

5.21

Mangan

nt

60.000

 

5.22

Sulfat

nt

50.000

 

5.23

Kẽm

nt

60.000

 

6

Phân tích tảo

 

 

 

6.1

Phân tích định tính, định lượng tảo

đ/mẫu

240.000

 

11. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

a) Hồ sơ gồm:

- Cung cấp danh sách tàu được khai thác NT2MV của các cơ sở thu mua.

- Giấy đăng ký cấp phép thu hoạch đối với tàu khai thác NT2MV (theo Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005).

- Hợp đồng mua bán giữa chủ tàu và cơ sở thu mua trong việc khai thác và cung cấp NT2MV cho các cơ sở này.

- Phiếu giám sát thu hoạch NT2MV (Phụ lục 2 - ban hành kèm theo Quyết việc kể từ khi thu hoạch đại diện cơ sở thu hoạch phải đem bản chính phiếu giám sát thu hoạch đến cơ quan kiểm soát thu hoạch.

b) Thời gian giải quyết: 08 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Phí: 40.000 đồng/1 lần cấp giấy chứng nhận.

12. Kiểm tra tăng cường chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa

a) Hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký kiểm tra (Phụ lục 1a): 01 bản.

- Bảng kê chi tiết lô hàng.

- Các yêu cầu riêng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản (nếu có).

b) Thời gian giải quyết: 24 ngày làm việc.

c) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Phí:

- Giấy chứng nhận chất lượng và chứng thư vệ sinh cho lô hàng thủy sản: 40.000đ/lần;

- Mức thu phí về công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản (như mục 10) (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính).

Phần IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ những nội dung đã được quy định tại Đề án này, lãnh đạo các đơn vị và các phòng ban trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Các phòng ban, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời cho mọi tổ chức, cá nhân.

3. Văn phòng Sở có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Sở bố trí nơi làm việc thuận tiện, trang bị các nhu cầu thiết yếu, cơ sở vật chất theo quy định, phân công cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất và chuyên môn làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; chủ động xây dựng quy chế phối hợp làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và phối hợp kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kịp thời tình hình thực hiện với Giám đốc Sở.

4. Những nội dung chưa được quy định tại Đề án này, trong quá trình thực hiện thấy cần bổ sung, Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung.

 

 

GIÁM ĐỐC




Trần Thanh Nam

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt đề án thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 587/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/03/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Lâm Hoàng Sa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/03/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản