Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 581/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Căn cứ các Văn bản hợp nhất Luật xây dựng số 10/VBHN-VPQH ngày 04/7/2019 của Văn phòng Quốc hội; Văn bản hợp nhất số 07/VBHN–BXD ngày 22/11//2019 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Văn bản hợp nhất nghị định số 06/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030;

Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu) đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận, tỉnh Lai Châu đến năm 2035;

Căn cứ Thông báo số 1109-TB/TU ngày 20/12/2019 về việc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 18/12/2019;

Căn cứ Công văn số 1219 BXD-QHKT ngày 18/3/2020 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035;

Xét Báo cáo số 508/BCTĐ-SXD ngày 15/5/2020 của Sở Xây dựng về thẩm định đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035; Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 04/5/2020 của HĐND thành phố Lai Châu về việc thông qua đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận, tỉnh Lai Châu đến năm 2035,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đồ án: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu và vùng phụ cận, đến năm 2035.

2. Quy mô, phạm vi lập quy hoạch

- Quy mô đất đai: Toàn bộ phạm vi ranh giới hành chính của thành phố Lai Châu và 02 xã lân cận thuộc huyện Tam Đường: Nùng Nàng, Bản Giang. Tổng quy mô nghiên cứu lập, điều chỉnh quy hoạch là 16.421,87 ha:

+ Phía Bắc giáp các xã Lản Nhì Thàng huyện Phong Thổ và xã Thèn Sin, huyện Tam Đường;

+ Phía Nam giáp xã Bản Hon huyện Tam Đường;

+ Phía Đông giáp các xã: Giang Ma, Tả Lèng huyện Tam Đường;

+ Phía Tây giáp các xã: Lùng Thàng, Nậm Tăm huyện Sìn Hồ.

- Quy mô dân số:

+ Dự kiến đến năm 2025: Khoảng 75.000 người, trong đó khu vực nội thị đạt 67.500 người.

+ Dự kiến đến năm 2035: Khoảng 105.500 người, trong đó khu vực nội thị đạt 97.100 người.

3. Đơn vị lập quy hoạch: Viện Nhà ở và công trình công cộng - Viện Kiến trúc Quốc gia.

4. Mục tiêu, tính chất quy hoạch

- Mục tiêu:

+ Phát triển kinh tế: Thu hút đầu tư, phát triển du lịch.

+ Quản trị đô thị tốt: Đô thị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quy hoạch và quản lý đô thị.

+ Phát triển hạ tầng đồng bộ: Phát triển hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.

+ Xây dựng đô thị có bản sắc: Kiến trúc cảnh quan đô thị đặc trưng của vùng Tây Bắc, phát huy văn hóa của đồng bào Tây Bắc.

+ Môi trường bền vững: Bảo vệ môi trường, khí hậu trong lành, đảm bảo an ninh trật tự, là điểm đến cho du khách.

- Tính chất:

+ Là trung tâm hành chính chính trị, trung tâm tổng hợp về kinh tế thương mại du lịch, đào tạo, y tế, văn hoá xã hội của tỉnh Lai Châu.

+ Là đô thị có vị trí an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc và quốc gia.

+ Là điểm trung gian kết nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc với các đô thị Việt Nam qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.

5. Các nội dung chính của đồ án quy hoạch

5.1. Định hướng phát triển không gian

a) Định hướng phát triển đô thị theo trục tuyến chính

Trục chính phát triển đô thị thành phố Lai Châu là trục đường 58m và trục đường mới phía Đông Nam.

Dọc tuyến đường này ưu tiên phát triển các công trình công cộng, hỗn hợp tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại cho đô thị.

Trên dọc trục tuyến chia ra các chức năng cho từng khu vực như sau:

- Khu trung tâm dịch vụ, thương mại, đào tạo

- Khu trung tâm Hành chính, Chính trị của thành phố

- Khu trung tâm Hành chính, Chính trị của tỉnh

- Trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ thương mại

- Khu vực cửa ngõ đô thị.

- Khu vực vành đai xanh nông lâm nghiệp và bản làng hiện trạng

Định hướng phát triển các trục cảnh quan chính của đô thị dọc theo các tuyến suối trong đô thị tạo bản sắc cho đô thị miền núi Lai Châu.

Tạo ra các công viên, các không gian chuyên đề bám dọc theo các trục suối tạo thành chuỗi không gian xanh liên hoàn.

Các công viên chuyên đề bao gồm: Công viên hoa Ban, Khu vui chơi giải trí, khu công viên trung tâm, khu dân cư ven suối, công viên hoa đào, khu trải nghiệm sinh thái, công viên tổ chức sự kiện.

b) Định hướng phát triển du lịch thành phố:

Tại khu vực phía Tây Bắc (bản Gia Khâu) phát triển du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.

Khu vực phía Tây (Xã Nùng Nàng) phát triển du lịch bản làng gắn với kiến trúc trình tường và văn hóa của người Mông, kết nối với động Pusamcap thành một chuỗi khép kín.

Tại khu vực phía Bắc (Xã Sùng Phài) phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh cùng với các đặc trưng văn hóa của người Giáy, chợ phiên San Thàng.

Tại khu vực phía Đông: Phát triển đô thị sinh thái.

Khu vực trung tâm đô thị là nơi phát triển các công trình dịch vụ phục vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

5.2. Định hướng phát triển các khu chức năng:

Định hướng phân chia thành 06 phân khu chức năng chính như sau: Phân khu 1: Khu trung tâm hành chính, chính trị.

Phân khu 2: Khu đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển.

Phân khu 3: Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự kiện. Phân khu 4: Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động.

Phân khu 5: Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công nghiệp. Phân khu 6 : Khu vực nông thôn.

Trong đó phần ranh giới quy hoạch cũ cơ bản vẫn tôn trọng và giữ nguyên cơ cấu sử dụng đất, chỉ cập nhật các vị trí điều chỉnh cục bộ đã được phê duyệt và điều chỉnh 23 vị trí và một số điểm nhỏ lẻ khác, gồm:

(1) Bổ sung đường giao thông khu vực Bản Lùng Thàng và Nậm Loỏng 1;

(2) Bỏ quy hoạch Sân vận động đã phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lai Châu;

(3) Điều chỉnh đất Sân vận động thành phố và Trường THPT Lê Quý Đôn (cũ) thành đất hỗn hợp, quy hoạch trường Tiểu học Đoàn Kết 2 (hiện đang bố trí tại trường Lê Quý Đôn cũ) tại khu vực đồi chè (giáp đường vành đai, khu vực nhà máy gạch tuynel cũ);

(4) Điều chỉnh đất ở hiện trạng thành đất hỗn hợp tại vị trí tổ 21, phường Tân Phong (phía sau hồ Hạ);

(5) Điều chỉnh giao thông tại khu vực Trường THCS Đông Phong; (6) Điều chỉnh quy hoạch khu Đông Nam thành phố;

(7) Điều chỉnh khu đất công cộng tại điểm đầu đường 58m tại khu biểu tượng văn hóa tỉnh Lai Châu sang đất cây xanh;

(8) Điều chỉnh khu đất tại Bản Màng, phường Quyết Thắng từ đất công cộng và đất nông nghiệp sang đất hỗn hợp (tạo một phần quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thành phố Lai Châu) diện tích khoảng 08ha;

(9) Điều chỉnh lô đất bám tuyến đường 30/4 (đối diện với Chợ đầu mối và Bến xe khách tỉnh) từ đất công cộng sang đất hỗn hợp;

(10) Điều chỉnh mở rộng Chợ San Thàng, bổ sung một phần từ đất nông nghiệp sang đất chợ và khu ẩm thực truyền thống;

(11) Điều chỉnh đất công cộng thành đất ở mới tại vị trí điểm cuối Đại lộ Lê Lợi (Tổ 10, phường Tân Phong).

(12) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng cũ) sang đất dịch vụ, thương mại;

(13) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Lai Châu cũ) sang đất dịch vụ, thương mại;

(14) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc) sang đất dịch vụ, thương mại;

(15) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở Kho bạc Nhà nước cũ) sang đất dịch vụ, thương mại;

(16) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở liên cơ quan: Các đơn vị sự nghiệp Sở Tư pháp, Thư viện tỉnh, Trung tâm phát hành sách) sang đất dịch vụ, thương mại;

(17) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc Sở Tài chính cũ) sang đất dịch vụ, thương mại;

(18) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc cơ quan: Trung tâm khuyến công - Sở Công Thương; Chi cục Phát triển nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm GDTX - Sở Giáo dục và Đào tạo) sang đất dịch vụ, thương mại;

(19) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc cơ quan: Trung tâm khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quỹ bảo trợ trẻ em - Sở Lao động Thương binh & Xã hội; Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh cũ) sang đất dịch vụ, thương mại.

(20) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cũ) sang đất dịch vụ, thương mại;

(21) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án – Sở Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường...) sang đất dịch vụ, thương mại;

(22) Điều chỉnh từ đất cơ quan (Trụ sở làm việc của các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sang đất dịch vụ, thương mại;

(23) Điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp sang đất hỗn hợp.

5.3. Quy hoạch sử dụng đất:

STT

Danh mục đất

Quy hoạch đến 2025

Quy hoạch đến 2035

Diện tích (ha)

Dân số (người)

Chỉ tiêu (m2/người)

Diện tích (ha)

Dân số (người)

Chỉ tiêu (m2/người)

 

TỔNG DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU

16.421,87

75.000

 

16.421,87

105.500

 

 

Đất khu vực nội thị

3.072,72

 

 

3.072,72

 

 

 

Đất khu vực ngoại thị

13.349,15

 

 

13.349,15

 

 

I

ĐẤT KHU VỰC NỘI THỊ

3.072,72

69.800

440,22

3.072,72

97.710

314,47

A

Đất xây dựng đô thị

2.116,41

 

 

2.294,06

 

 

A.1

Đất dân dụng

1.544,70

 

221,30

1.722,35

 

176,27

1

Đất ở

609,12

 

87,27

786,77

 

80,52

1.1

Đất ở hiện trạng cải tạo

447,25

 

 

447,25

 

 

1.2

Đất ở mới

161,87

 

 

339,52

 

 

2

Đất công cộng

128,92

 

18,47

128,92

 

13,19

2.1

Đất công cộng khu ở, đơn vị ở

10,80

 

1,55

10,80

 

1,11

2.2

Đất công cộng đô thị

118,12

 

16,92

118,12

 

12,09

3

Đất cây xanh công viên, TDTT

423,05

 

60,61

423,05

 

43,30

4

Đất trường học

54,36

 

7,79

54,36

 

5,56

4.1

Đất trường THCS, TH, MN

34,97

 

5,01

34,97

 

3,58

4.2

Đất trường THPT

19,39

 

2,78

19,39

 

1,98

5

Đất giao thông đô thị

329,25

 

47,17

329,25

 

33,70

A.2

Đất ngoài dân dụng

571,71

 

 

571,71

 

 

1

Đất công nghiệp, kho tàng

0,80

 

 

0,80

 

 

2

Đất trung tâm NC, đào tạo

37,05

 

 

37,05

 

 

3

Đất cơ quan

48,49

 

 

48,49

 

 

4

Đất trung tâm y tế

16,46

 

 

16,46

 

 

5

Đất di tích tôn giáo

5,37

 

 

5,37

 

 

6

Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi đỗ xe)

10,48

 

 

10,48

 

 

7

Đất cây xanh

241,71

 

 

241,71

 

 

7.1

Đất lâm viên

41,18

 

 

41,18

 

 

7.2

Đất cây xanh chuyên đề (Bao gồm mặt nước)

179,08

 

 

179,08

 

 

7.3

Đất Trung tâm TDTT

21,45

 

 

21,45

 

 

8

Đất hỗn hợp

120,53

 

 

120,53

 

 

9

Đất an ninh quốc phòng

64,25

 

 

64,25

 

 

10

Đất giao thông đối ngoại (QL,TL)

26,57

 

 

26,57

 

 

B

Đất khác

956,31

 

 

778,66

 

 

1

Đất dự trữ phát triển

623,50

 

 

445,85

 

 

2

Đất nông nghiệp( Hoa màu,lúa…..)

228,17

 

 

228,17

 

 

3

Đất lâm nghiệp

95,75

 

 

95,75

 

 

4

Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ….

8,89

 

 

8,89

 

 

II

ĐẤT KHU VỰC NGOẠI THỊ

13.394,14

5.200

 

13.394,14

7.790

 

1

Đất ở

292,05

 

561,63

292,05

 

561,63

1.1

Đất ở hiện trạng cải tạo

273,07

 

 

273,07

 

 

1.2

Đất ở mới

18,98

 

 

18,98

 

 

2

Đất công cộng

20,01

 

38,48

20,01

 

38,48

3

Đất cây xanh công viên, TDTT

11,36

 

21,85

11,36

 

 

4

Đất trường học

19,64

 

37,77

19,64

 

37,77

5

Đất giao thông

144,38

 

 

144,38

 

 

6

Đất công nghiệp, kho tàng

0,41

 

 

0,41

 

 

7

Đất cơ quan

2,91

 

 

2,91

 

 

8

Đất đầu mối hạ tầng kĩ thuật (bao gồm bãi đỗ xe)

5,08

 

 

5,08

 

 

9

Đất hỗn hợp

85,58

 

 

85,58

 

 

10

Đất du lịch

488,82

 

 

488,82

 

 

11

Đất an ninh quốc phòng

11,34

 

 

11,34

 

 

12

Đất nghĩa trang

22,18

 

 

22.18

 

 

13

Đất giao thông đối ngoại (QL,TL)

56,07

 

 

56.07

 

 

14

Đất nông nghiệp (Hoa màu,lúa…..)

1.741,11

 

 

1.741,11

 

 

15

Đất lâm nghiệp

10.367,35

 

 

10.367,35

 

 

16

Kênh mương thủy lợi, mặt nước ao hồ….

80,85

 

 

80,85

 

 

5.4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

5.4.1. Giao thông:

a) Giao thông đối ngoại:

- Quốc lộ 4D đoạn nối từ Thành phố Lai Châu với Lào Cai giữ nguyên hướng tuyến và nâng cấp, cải tạo mặt đường.

- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Đặng Văn Ngữ kéo dài qua đô thị là tuyến đường trục chính của khu vực Đông Nam thành phố có mặt cắt 58m, chiều dài tuyến khoảng 4,5km.

- Quy hoạch tuyến đường nối Đại lộ Lê Lợi với tuyến đường Đặng Văn Ngữ kéo dài có mặt cắt ngang 58m, chiều dài tuyến khoảng 2,8km.

- Các tuyến đường liên xã nối trung tâm thành phố đến các xã: Cải tạo nâng cấp đường với quy mô tuyến dự kiến mặt cắt là 13,5m.

- Quy định chỉ giới xây dựng trên các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ quan trọng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu từ 3-5m để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện.

b) Giao thông nội thị:

- Tổ chức mạng lưới đường kết nối với các tuyến quốc lộ và hệ thống đường hiện có, phục vụ các khu chức năng trong thành phố.

- Tổ chức mạng lưới đường dạng xương cá bám dọc theo tuyến đường trục chính với các trục đường lớn cắt ngang đô thị và tuyến đường vành đai bao quanh kết hợp đường tự do liên hoàn.

- Tập trung cải tạo nâng cấp hệ thống đường đã có, kết hợp xây dựng mới tạo thành mạng lưới đường liên hoàn phục vụ cho nhu cầu phát triển thành phố.

c) Xác định quy mô phân cấp đường:

- Đường giao thông đối ngoại: Quy mô mặt cắt 6-6 (Lộ giới 20,5m), mặt cắt 3-3 (Lộ giới 40,0m);

- Đường đô thị: Mặt cắt 1-1 (Lộ giới 60,0m); mặt cắt 2-2 (Lộ giới 58,0); mặt cắt 3-3 (Lộ giới 40,0m); mặt cắt 4-4 (Lộ giới 32,0m); mặt cắt 4*-4* (Lộ giới 30,0m).

- Đường liên khu vực: Quy mô mặt cắt 5-5 (Lộ giới 22m); mặt cắt 6-6 (Lộ giới 20,5m).

- Đường khu vực: Quy mô mặt cắt 7-7 (Lộ giới 18,5m); mặt cắt 8-8 (Lộ giới 16,5m).

d) Cơ sở phục vụ giao thông: Bến xe hiện tại của thành phố Lai Châu nằm ở trung tâm thành phố đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Thành phố hiện nay và trong thời gian tới.

Hệ thống bãi đỗ xe tĩnh: Hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố được phân thành 2 cấp: Bãi đỗ xe cấp thành phố, có quy mô 0,3-2ha, bãi đỗ xe cấp đơn vị ở có quy mô 0,05-0,3ha; tổng quỹ đất đỗ xe trên địa bàn thành phố chiếm 2,5% đất xây dựng đô thị. Xây dựng hệ thống đầu mối giao thông, tổ chức nút giao thông tại một số điểm giao cắt quan trọng giữa đường trục chính đô thị và đường giao thông đối ngoại.

5.4.2. San nền:

- Các khu vực đã xây dựng: Ít tác động đào đắp chỉ giữ nguyên địa hình. Khi xây dựng các công trình mới trong khu vực này cần hài hòa với các công trình liền kề, phải đảm bảo không gây cản trở thoát nước của khu vực.

- Các khu vực dự kiến phát triển mở rộng: Do địa hình đồi núi nên không phá vỡ địa hình tự nhiên để hạn chế tối đa đào đắp đối với những dự án mới. Cố gắng cân bằng đào đắp cục bộ (Lưu ý thành phố Lai Châu là đô thị miền núi, có địa hình phức tạp do vậy ở các bước triển khai tiếp theo tùy điều kiện cụ thể xác định cao độ san nền cho phù hợp với địa hình).

5.4.3. Thoát nước mưa, nước thải

* Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng so với hệ thống nước thải.

Hướng thoát: Thoát trực tiếp ra các con suối chảy qua trên từng lưu vực thoát nước.

Lưu vực: Toàn thành phố chia thành hai lưu vực chính là lưu vực phía Tây Bắc và lưu vực phía Đông Nam. Kè các hồ, các đoạn suối chảy qua đô thị để tránh sạt lở, lấn chiếm và tạo cảnh quan đô thị. Mái kè chọn giải pháp thân thiện với môi trường.

* Thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng cho toàn bộ thành phố. Đối với nước thải sinh hoạt ở các hộ gia đình và công trình công cộng sẽ được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn trước khi gom về 02 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố.

- Tổng công suất của hai nhà máy xử lý nước thải là Q = 19.000 m3/ngày đêm.

+ Vị trí nhà máy xử lý nước thải số 1 công suất Qsh 1 = 9.000 m3/ngày đêm được đặt ở Tây Bắc của thành phố.

+ Vị trí nhà máy xử lý nước thải số 2 công suất Qsh 1 = 10.000 m3/ngày đêm, được đặt ở phía Đông Nam thành phố.

- Nước thải của khu vực ngoại thị sẽ được được xử lý cục bộ bằng các bể tự hoại đúng tiêu chuẩn và được xử lý bằng phương pháp làm sạch tự nhiên.

5.4.4. Cấp nước: Cấp nước theo hình thức tập trung với các công trình xử lý nước hoàn chỉnh. Tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố Lai Châu 26.000 m3/ng.đêm

- Giai đoạn đến năm 2025: Sử dụng các nhà máy nước hiện có, cải tạo nâng công suất để phục vụ nhu cầu của người dân.

- Giai đoạn đến năm 2035: Xây dựng Hồ Giang Ma cấp nước bổ sung cho nhà máy nước Tà Lèng, trạm Nùng Nàng chuyển thành trạm bơm.

- Mạng lưới đường ống: Mạng lưới đường ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc phân phối nước đến các điểm tiêu thụ.

- Vật liệu ống cấp nước: Sử dụng ống gang, độ sâu đặt ống: Tối thiểu 0,5m, bố trí hố van tại các điểm nút tính toán.

Cấp nước chữa cháy: Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo ≥15l/s; tổng lượng nước cần dùng để chữa cháy đồng thời Qch = 45l/s (tối đa 03 đám cháy đồng thời). Hệ thống nước chữa cháy áp lực thấp. Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo ≥10m.

5.4.5. Cấp điện: Nguồn điện cấp cho thành phố Lai Châu là trạm 110/35/22kV Phong Thổ công suất 2x16MVA.

Đề xuất sử dụng điện mặt trời (điện mặt trời áp mái) cho các hộ gia đình sử dụng để giảm tải cho lưới điện.

Lưới điện: Lưới điện phân phối trung áp đảm bảo điều kiện ổn định nhất, thỏa mãn được yêu cầu chuyển đổi điện áp và các tuyến đường dây trung áp được lựa chọn hạn chế cắt qua khu vực dân cư, thương mại.

Các đường trục có phụ tải lớn kết cấu theo dạng lưới kín vận hành hở, các dây dẫn trên trục đường chính chọn dây ≥ 120mm2. Các trục cấp điện cho khu vực chọn dây dẫn ≥ 95 mm2, các nhánh rẽ dùng dây ≥ 70 mm2.

Trên các trục đường chính sử dụng cáp ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị.

Lưới điện chiếu sáng: Được thiết kế chiếu sáng đường đô thị, chiếu sáng công viên, vườn hoa, chiếu sáng trang trí (trang trí đường phố, cây xanh, thảm cỏ…), chiếu sáng bề mặt các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước (chiếu sáng mỹ thuật, quảng cáo, thông tin, tín hiệu).

5.4.6. Chất thải rắn và nghĩa trang

- Chất thải rắn

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nội thị sẽ được phân loại thành chất thải rắn vô cơ và hữu cơ, sau đó thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố.

+ Chất thải rắn nông thôn: Tại các xã ngoại thành sẽ bố trí các điểm tập trung trung chuyển chất thải rắn. Chất thải rắn sẽ được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố.

+ Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn của khu công nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ được phân loại, thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố và xử lý riêng.

+ Chất thải rắn nguy hại: Được thu gom và xử lý riêng tại các công trình như bệnh viện.

+ Chất thải rắn được thu gom về nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt và tận dụng nhiệt làm nhiệt điện (được cụ thể hóa ở giai đoạn sau).

- Nghĩa trang: Nghĩa trang nhân dân thành phố bố trí tại nghĩa trang hiện nay, có quy mô 20,7ha. Trong tương lai cần được quy hoạch riêng, sử dụng các biện pháp để tránh ô nhiễm môi trường. Xây dựng lò hỏa táng trong khu vực nghĩa trang. Một số nghĩa trang hiện tại trong nội thị thành phố đóng cửa, xây dựng lộ trình chuyển toàn bộ ra nghĩa trang thành phố.

6. Các bản vẽ kèm theo:

- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội;

- Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật – phần giao thông – cấp điện – cấp nước;

- Bản đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật – phần thoát nước mưa – thoát nước thải;

- Bản đồ đánh giá tổng hợp đất xây dựng;

- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng;

- Các bản vẽ thiết kế đô thị;

- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị;

- Bản đồ quy hoạch giao thông;

- Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật – Phần san nền;

- Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật – Thoát nước mưa;

- Bản đồ quy hoạch cấp nước;

- Bản đồ quy hoạch thoát nước thải;

- Bản đồ quy hoạch cấp điện;

- Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc;

- Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược;

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ hồ sơ đồ án quy hoạch bao gồm thuyết minh, bản vẽ và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Lai Châu tổ chức công bố công khai quy hoạch; cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa theo đồ án được phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu) đến năm 2030.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy; (báo cáo)
- TT. HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch và các P.Chủ tịch UBND tỉnh;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố;
- Lưu: VT, Kt2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035

  • Số hiệu: 581/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/05/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Trần Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản