BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5789/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm”.
Điều 2. “Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm” là tài liệu hướng dẫn kỹ thuật được áp dụng tại các khu vực cảng hàng không và tàu bay trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KHU VỰC CẢNG HÀNG KHÔNG VÀ TÀU BAY TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
(ban hành kèm theo Quyết định số 5789/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế)
I. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHUNG
1. Việc thực hiện khử khuẩn ở khu vực cảng hàng không và tàu bay cần phải tuân thủ các quy định phù hợp của quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) và các quy định của Bộ Y tế có liên quan.
2. Hóa chất sử dụng để khử khuẩn được thực hiện theo các quy định của WHO, ICAO, IATA, ACI, Bộ Y tế trong vệ sinh và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, phù hợp với các tác nhân gây bệnh cụ thể theo khuyến cáo của nhà sản xuất; đối với loại sử dụng cho tàu bay phải nằm trong danh sách khuyến cáo của các nhà sản xuất tàu bay và sự chấp thuận của các hãng hàng không.
3. Nhân viên thực hiện vệ sinh và khử khuẩn phải được huấn luyện thường xuyên; trang bị phòng hộ cá nhân bao gồm quần, áo, kính, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, phù hợp với khu vực thực hiện vệ sinh, khử khuẩn và phòng chống các tác nhân gây bệnh.
4. Thiết bị khử khuẩn được bảo dưỡng, bảo quản tốt, có hướng dẫn vận hành để việc sử dụng không ảnh hưởng đến cảng hàng không, phương tiện vận chuyển và tàu bay.
5. Việc khử khuẩn được thực hiện khi phát hiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của người đại diện tàu bay.
1. Nhà ga hành khách tại cảng hàng không (gọi chung là cảng hàng không).
2. Phương tiện vận chuyển trong cảng hàng không.
3. Tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh tại cảng hàng không.
III. QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN NHÀ GA HÀNH KHÁCH
1. Thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm tại cảng hàng không, các hãng hàng không, … hoặc qua kiểm tra, giám sát, kiểm dịch viên tiến hành kiểm tra, xác minh khu vực có nguy cơ lây nhiễm cần phải xử lý.
- Xác định các khu vực, đối tượng cần thực hiện khử khuẩn, loại hóa chất sử dụng phù hợp, phương pháp khử khuẩn; lưu ý các khu vực có nhiều nguy cơ lây nhiễm: khu vực làm thủ tục hàng không, khu vực kiểm tra và soi chiếu an ninh hàng không, khu vực thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, khu vực thủ tục hải quan, khu vực chờ lên tàu bay, khu vực làm thủ tục kiểm dịch y tế, thang cuốn, thang máy, tay vịn các khu vực công cộng trong nhà ga, nhà vệ sinh và khu vực thay đồ cho bé, xe đẩy hành lý và điểm thu gom xe, ghế ngồi chờ trước khi kiểm tra an ninh và trong khu vực hạn chế chờ lên máy bay,...
- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền liên quan (cảng vụ hàng không, cảng hàng không, doanh nghiệp khai thác tại cảng hàng không sân bay, các hãng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất,…) để phối hợp đảm bảo an toàn cho người và các trang thiết bị có thể bị ảnh hưởng trong quá trình khử khuẩn.
- Bố trí nhân viên xử lý y tế theo nhu cầu thực tế và yêu cầu chuyên môn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân (bao gồm quần, áo, kính, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng) xà phòng, dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay và có ít nhất 70% nồng độ cồn cho vệ sinh trang thiết bị) và các thiết bị, dụng cụ cần thiết.
- Trang thiết bị, hóa chất phù hợp với thiết bị khử khuẩn.
- Thùng, túi đựng đồ thải bỏ.
- Phương tiện vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, rác thải lây nhiễm theo quy định an toàn sinh học.
3. Khử khuẩn khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
3.1.Yêu cầu
- Vệ sinh và khử khuẩn các khu vực công cộng tại sân bay nên thực hiện hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và tăng tần suất vệ sinh, khử khuẩn khi đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm liên quan đến vận chuyển hàng không, thường do nhân viên chuyên trách của cảng hàng không thực hiện và có sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế.
- Tùy theo kết quả kiểm tra, giám sát về tác nhân gây bệnh, mức độ lây lan, mức độ di chuyển, giao tiếp của người bệnh, nghi nhiễm bệnh và mật độ người trong khu vực nhà ga có liên quan mà kiểm dịch viên quyết định mức độ khử khuẩn.
- Bất kỳ khu vực nào bị phát hiện có trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác hoặc có hành khách từ vùng dịch nguy hiểm về sẽ được kiểm dịch viên y tế trực tiếp thực hiện khử khuẩn hoặc đơn vị khử khuẩn chuyên nghiệp thực hiện với sự giám sát của kiểm dịch viên y tế.
3.2. Khử khuẩn
3.2.1. Khử khuẩn không khí
- Sử dụng thông gió tự nhiên khi điều kiện cho phép; thông gió điều hòa, quạt hút nên được làm sạch và bảo dưỡng, vệ sinh màng lọc không khí định kỳ hàng tháng, thay thế theo quy định của nhà sản xuất .
- Có thể sử dụng hóa chất chứa clo hoạt tính và hydro peroxide bằng cách phun khí dung với 10-20ml/m³; tuy nhiên, chỉ áp dụng ở trong các phòng không có người.
- Cửa sổ phải được đóng lại trước khi khử khuẩn và được mở lại để thông khí sau khử khuẩn 60 phút; bề mặt và không gian phải được phun đều, bắt đầu từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài, từ trái sang phải.
3.2.2. Khử khuẩn bề mặt
a) Thu dọn vệ sinh: trước khi thực hiện khử khuẩn các bề mặt nhà ga hành khách cần phải thực hiện thu dọn vệ sinh tất cả các vật dụng.
- Mở một túi màu vàng đựng rác "nguy cơ sinh học" và đặt gần vị trí định làm vệ sinh, khử khuẩn.
- Sử dụng khăn giấy hoặc vật liệu thấm, lau sạch chất bẩn, chất lỏng và bỏ vào túi "nguy cơ sinh học".
- Đối với chất tiết, chất nôn của trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm:
+ Che phủ kín vị trí xử lý bằng khăn giấy thấm, hút và đổ hóa chất thấm đều từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc vị trí cần xử lý.
+ Chờ một thời gian để đảm bảo tác dụng xử lý của hoá chất, theo chỉ định trong hướng dẫn sử dụng, sau đó thu dọn từ ngoài vào trong tránh để lan rộng phạm vi ô nhiễm.
+ Lau sạch khu vực nhiễm bẩn bằng hoá chất tẩy rửa thông thường.
+ Thu dọn khăn, dụng cụ đã sử dụng vào túi rác “nguy cơ sinh học”.
+ Đóng kín túi rác “nguy cơ sinh học”, đảm bảo vận chuyển thận trọng và tiêu hủy theo quy định của Bộ Y tế.
+ Sau khi thu dọn chất bẩn, chất nôn,… của người bệnh, nghi nhiễm bệnh,… thì thực hiện khử khuẩn.
b) Hóa chất khử khuẩn
Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ, phạm vi ô nhiễm, khu vực xử lý có thể sử dụng dung dịch có chứa clo hoạt tính hoặc hóa chất khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
c) Phương pháp khử khuẩn
Phun ướt bề mặt kết hợp với lau chùi, không phun trực tiếp hóa chất vào các trang thiết bị điện tử, phải sử dụng lau chùi bằng khăn lau chuyên dụng cùng với hóa chất. Sau khi phun hoặc lau hóa chất cần phải lau chùi lại bằng khăn khô sạch, tránh tồn đọng hóa chất trên các thiết bị điện tử và các bề mặt cảm ứng của thiết bị điện tử.
Lưu ý: khử khuẩn khu vực đông người và bề mặt cảm ứng cao (như khu vực kios check-in hoặc quầy làm thủ tục, nút bấm trong thang máy và tay vịn thang cuốn, tay vịn cửa nhà vệ sinh).
3.2.3. Xử lý chất thải: thực hiện theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.
4. Kết thúc xử lý y tế và báo cáo
- Nhân viên xử lý y tế cởi bỏ, thu gom đồ bảo hộ, rác thải y tế vào thùng rác thải y tế theo quy định.
- Sát khuẩn tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay), sát khuẩn thiết bị khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn có ít nhất 70% nồng độ cồn.
- Sau khi thực hiện khử khuẩn xong, nhân viên khử khuẩn xử lý y tế bàn giao cho đại diện cảng hàng không hoặc người đại diện chịu trách nhiệm khu vực đã được xử lý khử khuẩn.
- Đại diện cảng hàng không nhận thông tin từ nhân viên khử khuẩn có trách nhiệm báo cáo trưởng ca, trực ban trưởng và các cấp lãnh đạo có liên quan sau khi đã hoàn thành việc xử lý.
IV. QUI TRÌNH KHỬ KHUẨN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN TẠI SÂN BAY
1. Thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin từ cảng vụ hàng không, trực ban điều hành sân bay, đại diện hãng hàng không hoặc phục vụ mặt đất, … về số lượng, số hiệu, chủ sở hữu hoặc người điều khiển:
+ Xe vận chuyển hành khách đi cùng chuyến bay với hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh hoặc từ vùng dịch về, … thông tin xe chở khách từ tàu bay vào nhà ga.
+ Xe cấp cứu, xe nâng vận chuyển hành khách bị bệnh hoặc nghi bị bệnh từ trên tàu bay xuống hoặc xe vận chuyển về cơ sở khám, chữa, cách ly, …
+ Xe chở những người thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, điều hành, giám sát an ninh, công an cửa khẩu, hải quan, … có tiếp xúc với hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh, hành khách về từ vùng dịch, …
+ Xe chở hành lý của hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh, hành khách về từ vùng dịch, …
- Xác định các vị trí trên phương tiện vận chuyển cần thực hiện khử khuẩn, loại hóa chất sử dụng phù hợp, phương pháp khử khuẩn.
- Yêu cầu đưa các phương tiện về khu vực cách ly để thực hiện khử khuẩn ngay sau khi hoàn thành vận chuyển hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh và hành khách từ vùng dịch về.
- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền liên quan (cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất,…) để phối hợp đảm bảo an toàn cho người và các trang thiết bị có thể bị ảnh hưởng trong quá trình khử khuẩn.
- Bố trí nhân viên xử lý theo nhu cầu thực tế và yêu cầu chuyên môn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, kính chắn giọt bắn, xà phòng, dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay và có ít nhất 70% nồng độ cồn cho vệ sinh trang thiết bị) và các thiết bị, dụng cụ cần thiết. Nhân viên vận hành phương tiện khi phối hợp xử lý cũng phải được mặc trang phục phòng hộ cá nhân phù hợp như nhân viên xử lý.
- Trang thiết bị, hoá chất phù hợp với kỹ thuật khử khuẩn.
- Thùng, túi đựng đồ thải bỏ.
- Phương tiện vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, rác thải lây nhiễm theo quy định an toàn sinh học.
- Các vị trí khử khuẩn gồm: khu vực bên ngoài phương tiện; toàn bộ khu vực trong phương tiện dành cho người điều khiển, hành khách, lưu ý những khu vực có tiếp xúc với hành khách, người bệnh như: tay vịn, tay nắm cửa, bệ bước, ghế ngồi, cáng nằm và các khu vực khác tùy trường hợp.
- Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ, phạm vi ô nhiễm, khu vực xử lý có thể sử dụng dung dịch có chứa clo hoạt tính hoặc hóa chất khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
- Làm ướt bề mặt kết hợp với lau chùi.
- Không phun trực tiếp vào các trang thiết bị điện tử, phải sử dụng lau chùi bằng giẻ lau chuyên dụng cùng với hóa chất.
- Xử lý chất thải thực hiện theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.
Lưu ý: Trong trường hợp bề mặt phương tiện bẩn cần phải làm sạch trước khi khử khuẩn.
4. Kết thúc xử lý y tế và báo cáo
- Nhân viên xử lý cởi bỏ, thu gom đồ bảo hộ, rác vào thùng rác theo quy định.
- Sát khuẩn tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay), sát khuẩn thiết bị khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn có ít nhất 70% nồng độ cồn.
- Thông báo cho người đại diện quản lý phương tiện vận chuyển về công tác khử khuẩn hoàn tất, phương tiện có thể sử dụng bình thường sau thời gian lưu giữ nhất định để hóa chất có đủ thời gian khử khuẩn (ít nhất 30 phút, tùy theo loại hóa chất sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện theo quy định.
- Báo cáo trưởng ca, trực ban trưởng và lãnh đạo sau khi đã hoàn thành việc xử lý.
V. QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN TÀU BAY
1. Thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin từ cảng vụ, trực ban điều hành sân bay, cơ trưởng, đại diện bộ phận quản lý phương tiện vận chuyển trực tại sân bay về các nội dung:
+ Hãng hàng không, số hiệu chuyến bay, loại tàu bay, thời gian xuất phát, thời gian hạ cánh, số hành khách, tổ bay,…
+ Sân bay khởi hành (khu vực, quốc gia có dịch hay đang theo dõi,…).
+ Danh sách hành khách và tình trạng sức khoẻ, đặc biệt người bị bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm và những người xung quanh trong vòng 2 mét.
+ Danh sách tổ bay, đặc biệt lưu ý nhân viên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nghi mắc bệnh.
- Yêu cầu cơ quan có liên quan đưa tàu bay vào vị trí hoặc khu vực cách ly để khử khuẩn.
- Xác định các khu vực trên tàu bay cần thực hiện khử khuẩn; loại hóa chất, phương pháp khử khuẩn đối với từng khu vực.
- Thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan (cảng vụ hàng không, cảng hàng không, doanh nghiệp khai thác tại cảng hàng không sân bay, các hãng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất,…) để phối hợp đảm bảo an toàn cho con người và các trang thiết bị có thể bị ảnh hưởng trong quá trình cách ly và khử khuẩn.
- Bố trí nhân viên xử lý y tế theo nhu cầu thực tế và yêu cầu chuyên môn.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay và có ít nhất 70% nồng độ cồn cho vệ sinh trang thiết bị) và các thiết bị, dụng cụ cần thiết.
- Trang thiết bị, hoá chất phù hợp với kỹ thuật khử khuẩn.
- Thùng, túi đựng đồ thải bỏ.
- Dụng cụ được chuẩn bị sẵn trong túi đồ vệ sinh:
+ Túi đựng rác và khẩu trang có dây.
+ Giẻ lau, giấy vệ sinh và/hoặc vật liệu thấm hút.
+ Bình phun hóa chất.
+ Khăn lau chuyên dụng.
- Phương tiện vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, rác thải lây nhiễm theo quy định an toàn sinh học.
3.1. Những yêu cầu khử khuẩn trên tàu bay
- Sau khi hành khách, tổ bay ra khỏi tàu bay, nhân viên xử lý y tế lên tàu thực hiện khử khuẩn.
- Để việc khử khuẩn đạt hiệu quả tối đa cần phải thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng, phải loại bỏ chất nôn, chất tiết, làm sạch các vết bẩn trước khi tiến hành khử khuẩn.
- Khăn lau và dụng cụ đựng ở các khu vực khác nhau phải được sử dụng riêng.
- Hệ thống thông gió trên tàu bay phải được tắt trong quá trình khử khuẩn; khoang hành khách phải thông gió hoàn toàn sau khi khử khuẩn.
- Thực hiện khử khuẩn theo nguyên tắc một chiều từ trong ra ngoài.
- Hóa chất khử khuẩn phải đảm bảo an toàn tàu bay theo yêu cầu của nhà sản xuất tàu bay và sự chấp thuận của các hãng hàng không. Hiện nay nhiều hãng hàng không trên thế giới đang sử dụng các hóa chất khác nhau (tham khảo phần phụ lục) để sử dụng trong quá trình khử khuẩn tàu bay.
- Tốt nhất dùng phương pháp lau; sử dụng các công cụ làm sạch khác nhau (ví dụ: vải và khăn lau) cho từng khu vực khác nhau trong tàu bay, phải được sử dụng riêng, nên có màu khác nhau để phân biệt và giảm ô nhiễm chéo.
- Nên làm ướt dụng cụ lau chùi bằng các chất khử khuẩn khi lau chùi bề mặt, để tồn lưu trong khoảng thời gian theo khuyến cáo của nhà sản suất và sau đó loại bỏ.
- Thực hiện khử khuẩn trên sàn tàu bay, tiếp theo lau chùi khử khuẩn các khu vực nguy cơ cao (khu vực ghế ngồi của người bệnh, nghi nhiễm bệnh và khu vực xung quanh, nhà vệ sinh mà người bệnh sử dụng, …), sau đó khử khuẩn theo hướng ngược lại.
- Trình tự làm sạch và khử khuẩn các khu vực chính của tàu bay như lưu ý dưới đây, bắt đầu từ trên cùng (trần tàu) và di chuyển dần xuống dưới (sàn tàu), lan dần từ các khu vực sạch đến bẩn.
Cụ thể chú ý khử khuẩn:
(a) Khu vực ghế ngồi của người bệnh và khu vực xung quanh (trong phạm vi ít nhất 2m theo tất cả các hướng): khay bàn ăn cá nhân, tựa tay, giỏ tạp chí, thành tàu bay, cửa sổ và tấm che ánh sáng, đèn đọc sách, nút gió, điều khiển màn hình.
b) Trên lối đi trong khoang hành khách: trần tàu, ngăn đựng hành lý, đèn đọc sách, nút gió, thành tàu, cửa sổ và tấm che.
(c) Phòng vệ sinh (lavatory): trần phòng vệ sinh, vách tường, chậu rửa, cửa (bề mặt, tay nắm), thùng rác, bồn cầu.
(d) Khu vực phục vụ ăn uống: trần, lò nướng, bình đun nước sôi, bình đun cà phê, tủ, các thiết bị bếp, thùng rác.
- Các khu vực khử khuẩn sau đó phải được thông gió trong 30 phút.
3.2. Thực hiện khử khuẩn
3.2.1. Kỹ thuật khử khuẩn khoang hành khách:
- Đi dọc khoang hành khách để mở nắp các hộc hành lý trên cao, mở từng khay bàn ăn cá nhân của hành khách, mở một nửa các tấm che cửa sổ tàu bay, điều này cho phép chất khử khuẩn có thể bám dính vào cả cửa sổ và tấm che.
- Thực hiện phun chất khử khuẩn trong khoang hành khách từ phía trước ra phía sau tàu bay, từ trên cùng (trần tàu bay) và di chuyển dần xuống dưới (sàn tàu bay), lan dần từ các khu vực sạch đến bẩn, cụ thể:
+ Khu vực đầu tiên (có nguy cơ cao) được khử khuẩn là khu vực ngồi của hành khách bị nghi ngờ hoặc hành khách bị bệnh và nhà vệ sinh được chỉ định, sau đó là các khu vực xung quanh (trước và sau ít nhất hai hàng ghế so với ghế của bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm), tiếp tục là các khu vực quan trọng khác và toàn bộ phần còn lại.
+ Khu vực ghế của trường hợp nghi ngờ và khu vực ghế ngồi ở gần (hai hàng ghế theo các hướng), bao gồm: tay vịn, dây đai an toàn, bàn khay ăn cá nhân, điều khiển cung cấp ánh sáng và không khí, nút gọi tiếp viên và tay cầm khoang hành lý, bảng điều khiển bên, cửa sổ, rèm cửa sổ, thiết bị điện tử cầm tay (được cung cấp cho hành khách), màn hình và điều khiển từ xa.
- Nên tắt điều hòa trong quá trình khử khuẩn và khoang hành khách phải được thông gió đầy đủ sau khi khử khuẩn.
3.2.2. Khử khuẩn buồng lái
- Dùng phương pháp lau hóa chất; không được dùng bình xịt với áp suất cao, hoặc máy phun sương mù phun thẳng vào buồng lái. Sau khi lau bằng khăn tẩm hóa chất thì dùng khăn sạch lau để tránh hóa chất lắng đọng.
- Làm sạch và khử khuẩn khoang phi hành đoàn nên được thực hiện bởi nhân viên xử lý được đào tạo tốt.
- Tất cả các bề mặt buồng lái bằng kính phải được làm khô sau khử trùng.
3.2.3. Khử khuẩn khoang hàng hóa
- Nên sử dụng phương pháp phun xịt khử khuẩn và khử khuẩn trong vòng khép kín. Việc khử khuẩn phải được thực hiện từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ sau ra trước.
- Sau khi phun xong khoang hàng, đóng cửa và phun bề mặt cửa, cầu thang hoặc xe nâng.
3.3. Xử lý chất thải: việc quản lý phân loại chất thải thực hiện theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.
- Nhân viên xử lý cởi bỏ, thu gom đồ bảo hộ, rác vào thùng rác y tế theo quy định.
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn chứa 60-80% nồng độ cồn và sát khuẩn thiết bị bằng dung dịch sát khuẩn có ít nhất 70% nồng độ cồn.
- Thông báo cho đại diện hãng hàng không công tác khử khuẩn hoàn tất. Tàu bay có thể đưa vào sử dụng bình thường sau khi hết thời gian lưu hóa chất (theo khuyến cáo) và cấp giấy chứng nhận theo quy định cho đại diện hãng hàng không.
- Báo trưởng ca trực kiểm dịch sau khi đã hoàn thành việc xử lý tàu bay, hành lý hành khách.
1. Cục Y tế dự phòng tổ chức triển khai phổ biến hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc, cung cấp tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A cần phải xử lý y tế trên thế giới tới các tổ chức kiểm dịch y tế.
2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế trong việc tổ chức thực hiện khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Kiểm dịch Y tế biên giới làm đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, cảng vụ, hãng hàng không, các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay các hoạt động khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực cảng hàng không phù hợp với trách nhiệm quản lý theo khu vực của các đơn vị; triển khai các hoạt động kỹ thuật trong việc khử khuẩn khu vực cảng hàng không, tàu bay và cấp giấy chứng nhận vệ sinh tàu bay theo quy định.
4. Các đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm tổ chức và đảm bảo các điều kiện thực hiện hoạt động vệ sinh, khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống bệnh truyền nhiễm
5. Các hãng hàng không chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tổ chức kiểm dịch y tế tại các cảng hàng không thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, kiểm tra y tế và triển khai vệ sinh, khử khuẩn tàu bay theo các quy định hiện hành; cung cấp danh mục hóa chất phục vụ việc vệ sinh, khử khuẩn tàu bay phù hợp với yêu cầu của hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay để đảm bảo an toàn bay.
6. Các đơn vị thực hiện vệ sinh, khử khuẩn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị quản lý liên quan tại khu vực cảng hàng không thực hiện nghiêm các hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để giải quyết./.
MỘT SỐ HÓA CHẤT THƯỜNG SỬ DỤNG TRÊN TÀU BAY
TT | Tên hóa học hoặc thương mại | Thành phần chính hoặc tác dụng chính | Mức độ sử dụng (1) Chấp thuận (2) Thường sử dụng |
1 | Calla 1452 (Zip-Chem Products) | 0.814% Octyl decyl dimethyl ammonium chloride 0.407% Dioctyl dimethyl ammonium chloride 0.407% Didecyl dimethyl ammonium chloride, Alkyl (50% C14, 40% C12, 10% C16) dimethyl 1.085% benzyl ammonium chloride | 1. Chấp thuận: Boeing D6-7127 và D6-17487, AMS 1452, 1453, 1530B, 1550B, … 2. Sử dụng: Bombardier Thai Airways, AirAsia, TEXTRON, DASSAULT Honeywell,Viking Airliné |
2 | Netbiokem DSAM | 0,1-1% N-(3-aminopropyl)- N-dedecyl-1,3- propanediamine, water | 1. Airbus CML-14-006C, Boeing D6-7127M, AMS 1526, AMS 1452, AMS 1453, CFM 56-CP2712. 2. Honeywell, Bombadier, Dassault, Textron, Viking Airlines |
3 | Ki-ose 322, 321, 322, 323 | Propan-2-ol didecyldimethylammonium chloride | 1. AMS 1453 - BOEING D6-7127 CML Airbus 2. Bombadier |
4 | CH2200 | Octyl decyl dimethyl ammonium chloride 0.0060%, Dioctyl dimethyl ammonium chloride 0.0024% Didecyl dimethyl ammonium chloride 0.0036% ; Alkyl (50% C14, 40% C12, 10% C16) dimethyl benzyl ammonium 0.0080% | 1. Boeing D6 -17487 Boeing D6 - 7127 AMS 1550B |
5 | Celeste Sani-Cide Ex3 Celeste Sani-cide FSC | Active Ingredient L-Lactic Acid 4.0% Inert Ingredients 96.0% Total 100.0% Alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride | 1. NBAA (3), EPA registered. AMS 1452, Boeing D6-7127, AMS 1550B |
6 | Noviruclean 3471 | Benzalkonium chloride (0.117%) | 1. AMS 1453, Boeing D6-7127 Rev, Bombardier, EU Biocides Regulation n°528/2012 2. Bombardier, Halal Approval: C9664 + AirAsia |
7 | Cee Bee A-18s | Thin alkaline solution Non Flammable Surfactants biodegradable, Benzalkonium Chloride type | 1. AMS 1550. AMS: AMS 1550B; AMS 1452B; AMS 1453 Airbus: 11AAA2; 11CBA1 (RTU) Boeing: D-6-17487; DPM5216 BAC: A1/MAT/3172 2. AirAsia |
8 | Aerodis 7127 (Calla) (Zip-Chem Products) | Alkyl Dimethyl benzylammonium Chloride; Di(octyl-decyl) dimethyl ammonium Chloride; Octyl decyl dimethyl ammonium chloride | 1. AMS 1550, AMS 1452, Boeing D6-7127 DASSAULT 2. Honeywell |
9 | Isopropyl Alcohol 70% (IPA) | Isopropyl Alcohol 70% | 1. Hiệp hội sản xuất tàu bay (OEM) và ICAO sử dụng lau chùi buồng lái, khoang hành khách, hàng hóa 2. Honeywell |
10 | Hydrogene Peroxide | ≤ 3% Hydrogen Peroxide thời gian tiếp xúc 20 phút | EASA (1) CACA (2) |
11 | + Isopropyl Alcohol + Hydrogen peroxide ≤ 3% + Chlorine | Isopropyl Alcohol 70% (IPA) Hydrogen peroxide ≤ 3%, thời gian 20 phút Chlorine 1000mg/L 30 phút | EASA (European Union Aviation Safety Agency- Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu) Honeywell, CIRRUS AIRCRAFT |
12 | + Hydrogen peroxide + Chlorine | + Hydrogen peroxide ≤ 3% + Chlorine 1000mg/L 30 phút | CAAC (Guideline for Airlines, Fourth Edition) |
- 1Quyết định 1070/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 6212/BYT-MT năm 2021 về vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 "Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 1331/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 2Quyết định 1070/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 6212/BYT-MT năm 2021 về vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 "Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1331/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 5789/QĐ-BYT năm 2021 "Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5789/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực