Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 575/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 25 tháng 3 năm 2014 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 64/TTr-SNN ngày 13 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của tỉnh Sơn La triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH SƠN LA TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh góp phần thực hiện Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
2. Yêu cầu
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, đồng bộ và thống nhất Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án đến tất cả các cơ quan đơn vị và các địa phương
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án và Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành.
2. Nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đến năm 2020, trong đó bổ sung nội dung tái cơ cấu ngành và điều chỉnh bổ sung quy hoạch 3 loại rừng, mạng lưới chế biến, vùng nguyên liệu và hệ thống tổ chức quản lý rừng. Hoàn thiện quy hoạch rừng đặc dụng, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre và quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện.
- Tổ chức công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 594/QĐ-TT ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
3. Nâng cao giá trị gia tăng của ngành
- Tăng cường công tác quản lý chuỗi hành trình giống cây lâm nghiệp; rà soát phân loại đánh giá các cơ sở cung ứng giống cây lâm nghiệp. Xây dựng đề án nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng.
- Nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên thông qua các biện pháp nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và cải tạo rừng nghèo kiệt.
- Nâng cao năng suất rừng trồng, thông qua xây dựng Đề án thí điểm tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng tạo vùng nguyên liệu gỗ lớn tại các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu,...
- Tập trung phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà địa phương có ưu thế cạnh tranh gắn với các cơ sở chế biến như: vùng nguyên liệu Sơn Tra (tại các xã vùng cao huyện Thuận Châu, Mường La và Bắc Yên); vùng nguyên liệu mây tre, lâm sản (tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã gắn với Công ty chế biến lâm sản) và dược liệu. Xây dựng Đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ, động thực vật rừng có giá trị kinh tế và thực phẩm rau rừng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Đề án quản lý rừng cộng đồng gắn với việc triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công và khuyến khích thu hút đầu tư
- Tiếp tục rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư của các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
- Phân bổ đầu tư công của ngành thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Mục II của Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Cụ thể đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống nghiên cứu và cung ứng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm lâm, năng lực dự báo và phóng cháy chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.
- Lồng ghép các nguồn lực, ưu tiêu đầu tư nguồn vốn đầu tư ngân sách cho bảo vệ và phát triển rừng dọc lưu vực sông Đà, sông Mã và đầu tư xây dựng rừng môi trường sinh thái thành phố Sơn La đến năm 2020.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Dự án phát triển lâm nghiệp (KFW7) để có cơ sở đề xuất pha II. Xây dựng vùng quy hoạch nguyên liệu để thu hút các nhà đầu tư chế biến gỗ, tre, Sơn Tra và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
- Rà soát lại các thủy điện vừa và nhỏ thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tăng cường quản lý sử dụng rừng, yêu cầu các chủ đầu tư thủy điện, các Công ty khai thác chế biến khoáng sản và các đơn vị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để trồng bù rừng theo Thông tư số 24/2013/TT-BNN ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Có cơ chế huy động nguồn lực các nhà đầu tư thủy điện nhỏ, đầu tư phát triển rừng lưu vực đầu nguồn các công trình thủy điện nhỏ.
- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Rà soát, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, các các đơn vị sự nghiệp. Xây dựng Đề án xác lập Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳnh Nhai và Ban quản lý rừng đặc dụng Ngọc Chiến Mường La.
- Rà soát, sắp xếp, đổi mới 05 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên lâm nghiệp: Mường La, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã và Phù Yên.
6. Phát triển nguồn nhân lực (nâng cao năng lực quản lý bảo vệ và phát triển rừng các cấp và các chủ rừng)
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ ngành lâm nghiệp.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng bản trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Hỗ trợ cộng đồng bản và các chủ rừng sử dụng hiệu quả các nguồn thu từ rừng trong đó có nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách thông qua các chương trình, dự án.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân và các chủ rừng.
7. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích, thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phục vụ tái cơ cấu ngành.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, trong đó đặc biệt các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực Lâm nghiệp tạo động lực cho quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp được triển khai hiệu quả.
- Tổ chức sơ kết chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chính sách bảo vệ và phát triển rừng dọc tuyến giao thông giai đoạn 2013 - 2015 và đề nghị ban hành chính sách giai đoạn 2016 - 2020. Sơ kết thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 30.6.2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng đến năm 2015.
8. Cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước thuộc ngành đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và công bố các thủ tục hành chính về lĩnh vực lâm nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch hành động này.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện trong từng lĩnh vực.
2. Các sở, ban ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch hành động này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn quản lý.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các sai phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai với các sở, ngành có liên quan, UBND tỉnh để có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để các huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành.
4. Định kỳ hàng năm (từ ngày 18/11 đến 20/11) các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Stt | Danh mục các chương trình, dự án, đề án | Cơ quan chủ trì | Thời gian thực hiện, hoàn thành | Ghi chú |
I | CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN QUY HOẠCH |
|
|
|
1 | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2020. | Chi cục Lâm nghiệp | 2013 -2014 |
|
2 | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thành phố. | UBND các huyện, thành phố | 2017 - 2018 |
|
3 | Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu mây, tre tỉnh Sơn La đến năm 2020. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2012 - 2013 |
|
4 | Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh đến năm 2020. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2014 - 2015 |
|
5 | Quy hoạch Bảo tồn và đa dạng sinh học 04 khu rừng đặc dụng: Cô Pi A, Sốp Cộp, Tà Xùa, Xuân Nha. | Chi cục Kiểm Lâm | 2014 - 2015 |
|
6 | Quy hoạch rừng Đặc dụng Ngọc Chiến - Mường La. | Chi cục Kiểm Lâm | 2015 - 2016 |
|
7 | Quy hoạch xác lập các khu rừng phòng hộ gắn với việc thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ. | Chi cục Lâm nghiệp | 2015 - 2016 |
|
8 | Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. | Chi cục Lâm nghiệp | 2016 - 2017 |
|
9 | Đề án điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2014-2016 |
|
10 | Đề án nâng cao năng lực PCCCR. | Chi cục Kiểm Lâm | 2014-2020 |
|
II | NÂNG CAO HIỆU QUẢN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA NGÀNH |
|
|
|
1 | Dự án bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 | UBND các huyện, thành phố | Năm 2014 |
|
2 | Dự án bảo vệ và phát triển rừng lưu vực Sông Đà, Sông Mã. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Năm 2014 |
|
3 | Dự án bảo vệ và Phát triển rừng dọc tuyến giao thông | UBND các huyện, thành phố | 2014 - 2016 |
|
4 | Dự án phát triển giống lâm nghiệp | Chi cục Lâm nghiệp | Năm 2016 |
|
5 | Đề án nâng cao năng suất, sản lượng rừng trồng. | Chi cục Lâm nghiệp | Năm 2014 |
|
6 | Đề án thí điểm tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng tạo vùng nguyên liệu gỗ lớn | Chi cục Lâm nghiệp | Năm 2014 |
|
7 | Đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ, động thực vật rừng có giá trị kinh tế và thực phẩm rau rừng trên địa bàn tỉnh. | Chi cục Lâm nghiệp | Năm 2015 |
|
8 | Đề án quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh | Chi cục Kiểm lâm | Năm 2014 |
|
9 | Đề án nâng cao hiện quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng | Quỹ Bảo vệ và PTR | Năm 2014 |
|
III | RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC |
|
|
|
1 | Tiếp tục rà soát, sắp xếp, đổi mới 05 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 01 thành viên lâm nghiệp: Mường La, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Phù Yên. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | 2013 - 2015 |
|
2 | Xây dựng Đề án xác lập Ban quản lý rừng đặc dụng Ngọc Chiến, Mường La. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2013 - 2015 |
|
3 | Xây dựng Đề án xác lập Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quynhd Nhai. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2013 - 2014 |
|
4 | Sắp xếp, đổi mới Trung tâm Quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp Sơn La. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2015 - 2020 |
|
IV | RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH |
|
|
|
1 | Rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo vệ và PTR. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2014 - 2015 |
|
2 | Sơ kết chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chính sách bảo vệ và phát triển rừng dọc tuyến giao thông giai đoạn 2013 - 2015 và trình ban hành chính sách giai đoạn 2016 - 2020. | Chi cục Lâm nghiệp | 2015 - 216 |
|
3 | Cụ thể hóa các quy định về chính sách bảo vệ và phát triển rừng. | Sở Nông nghiệp và PTNT | 2014 |
|
4 | Ban hành quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh. | Chi cục Lâm nghiệp | 2014 |
|
5 | Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ ngành lâm nghiệp. | Sở Nông nghiệp và PTNN | 2014 |
|
V | MỘT SỐ CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN THỰC HIỆN |
|
|
|
1 | Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Thường xuyên |
|
2 | Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng. | Chi cục Kiểm lâm | Thường xuyên |
|
3 | Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển rừng; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản lập sinh; quản lý giống cây trồng; quản lý sử dụng rừng. | Chi cục Lâm nghiệp | Thường xuyên |
|
4 | Tăng cường công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. | Quỹ Bảo vệ và PTR | Thường xuyên |
|
5 | Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. | Chi cục Lâm nghiệp | Thường xuyên |
|
6 | Tổ chức các hoạt động khuyến lâm. Nhân rộng mô hình khuyến lâm đạt hiệu quả cao. | Trung tâm Khuyến nông | Thường xuyên |
|
7 | Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Thường xuyên |
|
8 | Thanh tra chuyên ngành, xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp. | Các sở, ban, ngành;UBND các huyện, thành phố | Thường xuyên |
|
- 1Quyết định 2670/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 3Quyết định 4750/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 1565/QĐ- BNN-TCLN
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 594/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Dự án "Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1757/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2670/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 10Quyết định 4750/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 1565/QĐ- BNN-TCLN
Quyết định 575/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động của tỉnh Sơn La thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp
- Số hiệu: 575/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Văn Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra