Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2006/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 02 tháng 6 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 7 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO THẠC SỸ, TIẾN SỸ Ở NƯỚC NGOÀI, GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010.
(Ban hành kèm Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Văn bản này quy định chế độ, chính sách và công tác quản lý đối với người thuộc diện thành phố cử đi đào tạo theo Đề án “Đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ của thành phố Đà Nẵng tại các cơ sở nước ngoài” ban hành kèm theo Quyết định số 393/QĐ-TU ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Đề án đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ) trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị;
2. Chọn những cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển để đưa đi đào tạo;
3. Số lượng: 100 thạc sỹ, tiến sỹ; trong đó, tiến sỹ từ 20 đến 25 người.
Điều 3. Đối tượng chọn cử đi đào tạo
1.Cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý và cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số bệnh viện của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
2. Các đối tượng được tiếp nhận và bố trí công tác theo chính sách thu hút nguồn nhân lực quy định tại Quyết định số 86/2000/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng;
3. Đối tượng được cử đi học theo Dự án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dành cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, ban hành kèm theo Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Dự án 32) tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi, xuất sắc.
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; có lịch sử chính trị rõ ràng; hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học;
b) Có triển vọng trở thành cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ mới;
c) Có cam kết làm việc lâu dài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý ít nhất 10 năm theo yêu cầu bố trí của Thường trực Thường vụ Thành uỷ và UBND thành phố sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Việc cam kết đó được thực hiện bằng hợp đồng trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đối với đào tạo tiến sỹ: Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đăng ký đào tạo; có ít nhất 01 (một) bài báo được đăng trên Tạp chí khoa học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có đề cương nghiên cứu phù hợp;
b) Đối với đào tạo thạc sỹ: Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, trường công lập phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đăng ký đào tạo (ưu tiên tốt nghiệp loại khá trở lên);
c) Độ tuổi đối với người cử đi đào tạo thạc sĩ phải dưới 35 tuổi và tiến sỹ phải dưới 40 tuổi. Những người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng cấp sở, ngành, quận, huyện và tương đương trở lên thì độ tuổi có thể cao hơn nhưng được cộng thêm không quá 5 tuổi;
d) Các trường hợp khác do Thường trực Thường vụ Thành uỷ xem xét quyết định;
đ) Ưu tiên chọn cử đi đào tạo các đối tượng là con liệt sỹ, con thương binh, gia đình có công với cách mạng.
NGÀNH VÀ NƯỚC CỬ ĐẾN ĐÀO TẠO, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO
Tập trung, ưu tiên đào tạo các ngành như sau:
1. Y tế;
2. Giáo dục;
3. Du lịch;
4. Quản lý đô thị;
5. Kiến trúc;
6. Giao thông công chính;
7. Công nghệ thông tin;
8. Quản lý dự án;
9. Thị trường tài chính;
10. Công nghệ sinh học.[1]
Ngoài ra, theo yêu cầu và thời điểm cụ thể, Thường trực Thường vụ Thành uỷ và UBND thành phố xem xét quyết định bổ sung ngành đào tạo phù hợp.
Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, …
Đào tạo toàn phần tại nước ngoài.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC CỬ ĐI ĐÀO TẠO
1. UBND thành phố quyết định việc chọn nước, trường, ngành đào tạo và cấp phát kinh phí đối với những người được cử đi đào tạo sau khi được Thường trực Thường vụ Thành uỷ thông qua;
2. Hàng năm, UBND thành phố sẽ tổ chức xét tuyển các hồ sơ dự tuyển vào đầu năm và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng;
3. Cá nhân lập hồ sơ dự tuyển theo quy định; trong đó, có bản cam kết thực hiện các điều kiện của thành phố;
4. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức; căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, Quy định này có văn bản giới thiệu kèm theo lý lịch trích ngang và lập hồ sơ của người được đề nghị cử đi đào tạo, gửi trực tiếp cho Ban Tổ chức Thành ủy; sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc đã được cử đi đào tạo theo Dự án 32 do Hội đồng xét tuyển học sinh tham gia Dự án 32 đề nghị;
5. Ban Tổ chức Thành uỷ chủ trì phối hợp với Ban Cán sự Đảng UBND thành phố xem xét trình Thường trực Thường vụ Thành uỷ quyết định;
6. Sau khi Thường trực Thường vụ Thành uỷ quyết định danh sách cử đi đào tạo, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Thành uỷ, Đại học Đà Nẵng và các cơ quan chức năng làm thủ tục giới thiệu những người được tuyển chọn với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
1. Bản đánh giá, nhận xét của thủ trưởng đơn vị;
2. Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW-98 (có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức);
3. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp thạc sỹ; chứng chỉ ngoại ngữ (có chứng thực);
4. Phiếu khám sức khỏe theo quy định đối với những người được cử đi đào tạo ở nước ngoài;
5. Quyết định cử đi đào tạo ở nước ngoài của Thường trực Thường vụ Thành ủy hoặc UBND thành phố;
6. Bản hợp đồng cử đi đào tạo giữa đại diện cơ quan quản lý, cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân được cử đi đào tạo; có công chứng và theo mẫu quy định.
Riêng người được cử đi đào tạo theo Dự án 32 thì trong hợp đồng được ký kết; ngoài thành phần nêu trên, còn có đại diện gia đình;
7. Hồ sơ, thủ tục khác theo quy định của cơ sở đào tạo ở nước ngoài (nếu có).
QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO
1. Được cơ quan, đơn vị bố trí thời gian, sắp xếp công việc và tạo điều kiện thuận lợi để đi học;
3. Được nâng bậc lương theo quy định;
4. Được cấp tạm ứng kinh phí đào tạo như sau:
a) Kinh phí để học ngoại ngữ trong thời gian không quá một năm (nếu chưa đạt trình độ theo yêu cầu của cơ sở đào tạo), mức tối đa không quá 1.000 USD/1 người.
b) Học phí và các khoản chi phí đào tạo theo quy định của các cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
c) Chi phí ăn, ở;
d) Chi phí đi lại (một lượt đi và về) cho cả khoá học;
đ) Chi phí bảo hiểm y tế trong thời gian đào tạo (nếu có);
e) Chi phí làm thủ tục xuất, nhập cảnh;
g) Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nước;
Các chi phí nêu trên thực hiện theo chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo được phân công, bố trí công tác phù hợp.
1. Tôn trọng và chấp hành luật pháp của Việt Nam và Nước cử đến học; quy định của cơ sở đào tạo và hợp đồng đã được ký kết theo Quy định này;
2. Kết thúc mỗi năm học phải báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu, tình hình sinh hoạt cho Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) để theo dõi;
3. Sau khi hoàn thành khóa học phải về nước đúng thời hạn theo quy định và chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình đào tạo phải đến nhận công tác tại cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo.
Tuỳ theo ngành đào tạo cần thiết, nếu cá nhân có nguyện vọng ở lại nước ngoài để trau dồi thêm nghề nghiệp thì phải được Thường trực Thường vụ Thành uỷ hoặc UBND thành phố đồng ý bằng văn bản.
Người được cử đi đào tạo nếu thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết hoặc có những vi phạm sau đây phải chịu trách nhiệm về vật chất như sau:
1. Hoàn trả chi phí đào tạo đã tạm ứng khi kết quả học tập, sinh hoạt của năm học không đạt yêu cầu, phải chấm dứt việc học tập;
Thời hạn hoàn trả không quá 01 (một) năm kể từ khi có quyết định chấm dứt học tập và bồi thường chi phí đào tạo có hiệu lực;
2. Bồi thường gấp 05 (năm) lần chi phí đào tạo trong trường hợp sau:
a) Tự ý bỏ học;
b) Sau khi hoàn thành khóa đào tạo không trở về công tác tại thành phố Đà Nẵng;
c) Không thực hiện đúng cam kết, không chấp hành sự phân công, bố trí công tác của Thường trực Thường vụ Thành uỷ, UBND thành phố;
Thời hạn bồi thường không quá 02 năm kể từ khi có quyết định chấm dứt học tập và bồi thường chi phí đào tạo có hiệu lực;
3. Việc xét bồi thường chi phí đào tạo do Thường trực Thường vụ Thành uỷ hoặc UBND thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ đạo;
4. Những người bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ các khoản tiền phải bồi thường cho đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Nếu không thực hiện việc bồi thường thì đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.
Điều 13. Quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo
1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình đào tạo, bao gồm:
a) Ngân sách thành phố;
b) Kinh phí đào tạo do Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành Trung ương cấp;
c) Các nguồn tài trợ khác.
Sở Tài chính thành phố trực tiếp quản lý và cấp kinh phí cho đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để chuyển cho những người được cử đi đào tạo theo phương thức sau:
a) Kinh phí được chi tạm ứng hàng năm cho những người được cử đi học. Năm đầu tiên, kinh phí được chuyển ngay sau khi hợp đồng trách nhiệm giữa các bên được ký kết; các năm học tiếp theo, sẽ được chuyển nếu kết quả học tập, sinh hoạt của từng năm đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả học tập, sinh hoạt không đạt yêu cầu thì không được chuyển tiếp kinh phí;
b) Kinh phí của toàn bộ khóa học sẽ được thanh toán đầy đủ trên cơ sở bằng tốt nghiệp, bảng điểm hoặc biên bản của Hội đồng bảo vệ đề tài tốt nghiệp đánh giá đạt yêu cầu;
3. Thủ tục để chuyển kinh phí:
a) Những người được cử đi học phải có báo cáo kết quả học tập, sinh hoạt, có nhận xét của cơ sở đào tạo hoặc văn bằng tốt nghiệp hoặc biên bản của Hội đồng nghiệm thu;
b) Quyết định cấp kinh phí đào tạo của UBND thành phố.
Điều 14. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nội vụ:
a) Trình UBND thành phố quyết định cử đi học; tham gia ký kết hợp đồng đối với những người thuộc khối Nhà nước quản lý và bố trí công tác sau khi hoàn thành khoá đào tạo;
b) Phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức đào tạo ngoại ngữ để tạo nguồn cử đi đào tạo ở nước ngoài. Kinh phí đào tạo bằng nguồn kinh phí đào tạo ngoại ngữ theo quy định tại Đề án;
c) Phối hợp với Sở Tài chính thành phố xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện Đề án trong từng năm;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo xem xét để trình UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung Quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế;
2. Sở Tài chính:
a) Lập kinh phí hàng năm để trình UBND thành phố;
b) Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời; theo dõi, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hỗ trợ nguồn học bổng đào tạo ở nước ngoài. Tham gia giới thiệu cử đi đào tạo đối với học sinh thuộc Dự án 32.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí 5 năm và hàng năm để thực hiện Đề án bằng ngân sách Nhà nước;
b) Vận động tài trợ để thực hiện Đề án các bằng nguồn vốn ODA.
5. Sở Ngoại vụ:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng huy động nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài;
b) Phối hợp với Đại học Đà Nẵng liên hệ với các nước để đưa người đi đào tạo;
c) Phối hợp với Công an thành phố, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ trong việc giải quyết thủ tục xuất, nhập cảnh; tham gia theo dõi, quản lý các đối tượng cử đi đào tạo ở nước ngoài;
Điều 16. Đại học Đà Nẵng giúp Thường trực Thường vụ Thành uỷ, UBND thành phố:
1. Tư vấn cho Ban Chỉ đạo về việc chọn nước cử đến đào tạo, cơ sở đào tạo, ngành đào tạo;
2. Liên hệ với cơ sở đào tạo nước ngoài và hướng dẫn những người được chọn cử đi đào tạo làm hồ sơ, thủ tục;
3. Tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ bổ sung cho những người được chọn cử đi đào tạo nhằm đáp ứng trình độ theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Điều 17. Các cơ quan báo chí, truyền hình:
Tuyên truyền, thông báo rộng rãi Đề án đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ và Quy định này để các cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện tìm hiểu, đăng ký tham gia.
Điều 18. Thủ trưởng cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức căn cứ nguyên tắc, quy trình quản lý cán bộ để xem xét chọn cử cán bộ, công chức, viên chức đi học; tham gia ký kết hợp đồng trách nhiệm; phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đánh giá quá trình học tập, sinh hoạt; bố trí , phân công công tác cho các đối tượng thuộc quyền quản lý sau khi hoàn thành khoá học và thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan theo quy định.
[1] Quyết định 23/2008/QĐ-UB ngày 11/4/2008 bố sung them 3 ngành: 11. Luật; 12. Quản lý hành chính; 13. Kinh tế đối ngoại.
- 1Quyết định 27/2011/QĐ-UBND về Quy định việc đào tạo, quản lý và bố trí công tác đối với người được cử đi đào tạo theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2012 bãi bỏ Nghị quyết 07/2000/NQ-HĐND quy định tạm thời chế độ hỗ trợ kinh phí cho đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Nghị quyết 07/2000/HĐND KVI quy định tạm thời chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 2639/2009/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, ngành đào tạo, chế độ và quy chế quản lý đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Quyết định 27/2011/QĐ-UBND về Quy định việc đào tạo, quản lý và bố trí công tác đối với người được cử đi đào tạo theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 46/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chế độ, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 kèm theo Quyết định 56/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 23/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định chế độ, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 kèm theo Quyết định 56/2006/QĐ-UBND do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 104/2005/QĐ-BNV về Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 322/2000/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 86/2000/QĐ-UB thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2012 bãi bỏ Nghị quyết 07/2000/NQ-HĐND quy định tạm thời chế độ hỗ trợ kinh phí cho đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Nghị quyết 07/2000/HĐND KVI quy định tạm thời chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 2639/2009/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, ngành đào tạo, chế độ và quy chế quản lý đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Quyết định 56/2006/QĐ-UBND về Quy định chế độ, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 56/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/06/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra