Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5571/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006 |
BAN HÀNH MẪU ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Mẫu Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Điều 2. Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị do Bộ Y tế quy định để xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị mình phù hợp với Điều lệ này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5571/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều lệ này quy định những nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của Bệnh viện, Viện có giường bệnh...(sau đây gọi tắt là Bệnh viện).
1. Bệnh viện...(tên bệnh viện) là Bệnh viện... đa khoa/chuyên khoa (nếu là đầu ngành thì ghi cụ thể) về lĩnh vực... (nội hoặc ngoạihoặc phụ sản...) được thành lập theo.... (ghi văn bản mới nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại... (thành phố, thị xã).
2. Tên giao dịch:
a) Tên tiếng Việt;
b) Tên tiếng Anh;
c) Tên viết tắt tiếng Anh;
d) Lôgô của Bệnh viện;
3. Địa chỉ giao dịch:
a) Số nhà, phố, quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố);
b) Số điện thoại;
c) Số Fax;
d) Email:
Điều 3. Tổ chức Đảng và đoàn thể
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Bệnh viện lãnh đạo các hoạt động của Bệnh viện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong Bệnh viện được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này có trách nhiệm phối hợp với chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đã được xác định trong Điều lệ.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về lĩnh vực chuyên ngành.
2. Đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế; chỉ đạo tuyến và tham gia phòng, chống dịch bệnh.
3. Nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
1. Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng:
a) Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong cả nước/khu vực và người nước ngoài về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật cao khi đủ điều kiện;
c) Tham gia khám giám định theo yêu cầu của Hội đồng Giám định Y khoa và phân cấp của Bộ Y tế;
d) Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
2. Đào tạo cán bộ:
a) Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế;
b) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế theo quy định;
c) Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác khi có nhu cầu;
d) Đào tạo và tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện.
3. Nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo về lĩnh vực...(chuyên ngành cụ thể);
b) Chủ trì, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công;
c) Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo tuyến:
a) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh về lĩnh vực theo phân cấp;
b) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước;
c) Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực được phân công;
d) Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
5. Phòng, chống dịch bệnh:
a) Thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông, giáo dục sức khoẻ, phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;
b) Tham gia phòng, chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ.
6. Hợp tác quốc tế:
a) Bệnh viện chủ động thiết lập các mối quan hệ, hợp tác về khám, chữa bệnh, cung cấp trang thiết bị, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;
b) Bệnh viện xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của đơn vị; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; mời chuyên gia người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại đơn vị theo quy định;
d) Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo sự phân công, chỉ đạo của Bộ Y tế.
7. Quản lý đơn vị:
a) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức;
c) Thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành y tế của Đảng và Nhà nước; huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đúng pháp luật.
1. Bệnh viện được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn và các công tác khác theo quy định của pháp luật; được đưa ra những kết luận khoa học làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý và ứng dụng thực tiễn.
2. Bệnh viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định và phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình.
Điều 7. Đối tượng phục vụ của Bệnh viện
1. Bệnh nhân bị tai nạn, chấn thương và các cấp cứu khác.
2. Bệnh nhân do các tuyến chuyển đến.
3. Người bệnh và các đối tượng khác khi có nhu cầu.
Quy mô giường bệnh của Bệnh viện được điều chỉnh theo nhu cầu thực tế và được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
1. Giám đốc và các Phó Giám đốc Bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm và cách chức. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm và cách chức Giám đốc, các Phó Giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Bệnh viện chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
3. Phó Giám đốc Bệnh viện giúp Giám đốc một số công việc được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công việc được giao.
1. Bệnh viện được thành lập các Hội đồng để phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật.
a) Hội đồng Khoa học - Công nghệ;
b) Hội đồng Thuốc - Điều trị;
c) Các Hội đồng khác được thành lập khi có nhu cầu và theo quy định hiện hành.
2. Việc thành lập, cơ cấu thành phần và phương thức hoạt động của Hội đồng Khoa học - Công nghệ, Hội đồng Thuốc - Điều trị và các Hội đồng khác do Giám đốc Bệnh viện quyết định và được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện
1. Các Phòng chức năng:
a) Phòng Tổ chức Cán bộ;
b) Phòng Tài chính Kế toán;
c) Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
d) Phòng Chỉ đạo tuyến;
đ) Phòng Vật tư Trang thiết bị;
e) Phòng Hành chính Quản trị;
g) Phòng Điều dưỡng;
h) Phòng Nghiên cứu khoa học và Đào tạo;
i) Phòng Hợp tác Quốc tế;
k) Phòng Công nghệ thông tin.
2. Các Trung tâm.
3. Các Khoa Lâm sàng.
4. Các Khoa Cận lâm sàng.
5. Các tổ chức khác được thành lập khi có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các Phòng, Khoa, Trung tâm và các tổ chức khác trực thuộc Bệnh viện do Giám đốc Bệnh viện quy định và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Bệnh viện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch biên chế phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
2. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Điều 13. Nghĩa vụ của viên chức
Viên chức của Bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngạch viên chức, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, phải tôn trọng người bệnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh và có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của Bệnh viện; không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải chấp hành sự phân công của Giám đốc Bệnh viện.
Điều 14. Quyền lợi của viên chức
Viên chức có quyền được đảm bảo các điều kiện cho hoạt động nghề nghiệp, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được thi nâng ngạch khi có đủ điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ khi thực thi công vụ.
Điều 15. Cộng tác viên và hợp đồng lao động
1. Cộng tác viên là các chuyên gia, cán bộ khoa học trong nước và ngoài nước được Bệnh viện mời tham gia theo lĩnh vực chuyên môn, nội dung công việc và theoquy định của pháp luật.
2. Hợp đồng lao động là các chuyên gia, cán bộ khoa học trong và ngoài nước, lao động giản đơn được Bệnh viện ký kết làm việc theo nội dung công việc và theo quy định của pháp luật.
1. Là đơn vị sự nghiệp y tế tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động hoặc do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động).
2. Là đơn vị dự toán cấp 2, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động hoặc do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động) theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật và quy định hiện hành khác của Nhà nước.
1. Ngân sách Nhà nước cấp:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước cấp theo quy định;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ;
c) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng;
d) Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Kinh phí thực hiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức;
g) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp:
a) Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, mức thu từ hoạt động này do Giám đốc Bệnh viện quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ;
b) Nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm y tế, các loại phí dịch vụ khám chữa, bệnh thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thu theo quy định), mức thu phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Thu từ các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
d) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng.
3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn khác:
a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức;
b) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Chi thường xuyên:
a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Y tế giao;
b) Chi trả công người lao động: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; kinh phí công đoàn theo quy định;
c) Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị;
d) Chi hoạt động nghiệp vụ;
đ) Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí;
e) Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định).
2. Chi không thường xuyên:
a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định;
b) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
c) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định;
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
đ) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
e) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết.
Điều 19. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị và xây dựng cơ bản
1. Hàng năm bố trí kinh phí thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định trang thiết bị máy móc, cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất.
2. Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản phải thực hiện và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật.
3. Tài sản, trang thiết bị và kinh phí được đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải đuợc quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về chế độ quản lý tài chính, tài sản.
1. Hàng năm có trách nhiệm lập dự toán thu, chi và mở sổ kế toán theo dõi quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng năm với Bộ Y tế.
2. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Với các cơ quan quản lý
Chịu sự quản lý, lãnh đạo toàn diện của Bộ trưởng Bộ Y tế và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước pháp luật.
Điều 22. Với các cơ quan, đơn vị và cá nhân
Được hợp tác với với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành y tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Y tế giao và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
Được hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân ngoài nước trongnghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Với các đơn vị trong hệ thống chuyên ngành
Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật đối với hệ thống Bệnh viện trong cả nước (hoặc khu vực).
Phối hợp với các đơn vị liên quan trong nghiên cứu, biên soạn, thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật theo nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Chịu sự quản lý về lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đơn vị đặt trụ sở theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm chủ động phối hợp với địa phương, các tổ chức liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 26. Trách nhiệm của đơn vị
1. Tự giám sát, kiểm tra, thanh tra theo phân công, phân cấp của Bộ Y tế và theo quy định của Nhà nước.
2. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Y tế và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân và tập thể có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dânvà các hoạt động khác của Bệnh viện được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Điều lệ này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều lệ này có 8 Chương, 29 Điều. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh cho phù hợp thì Giám đốc Bệnh viện báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét bổ sung, sửa đổi./.
Quyết định 5571/QĐ-BYT năm 2006 Mẫu Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 5571/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/12/2006
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trần Thị Trung Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra