- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 3Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 4Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy định về điều chỉnh quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 50/2011/QĐ-UBND về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 62/2012/QĐ-UBND sửa đổi việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 3165/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 5193/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi quy định về duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 3165/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5501/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về quy hoạch đô thị tại Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 và Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 3165/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm; và Quyết định số 5193/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3165/QĐ-UBND (sau đây gọi là Đồ án quy hoạch phân khu - Đồ án quy hoạch phân khu);
Căn cứ Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ 1/500 Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần hạ tầng kỹ thuật);
Căn cứ Quyết định số 5794/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán công tác lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Vùng châu thổ phía Nam tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm;
Căn cứ Công văn số 574/TTg-KTN ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Hợp đồng BT Dự án xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 2326/UBND-ĐTMT ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bổ sung dự án BT 4 tuyến đường chính, trong đó có Dự án Lâm viên sinh thái thuộc Vùng Châu thổ phía Nam;
Căn cứ Công văn số 6269/UBND-ĐTMT ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấp thuận chủ trương điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, quy hoạch - kiến trúc Vùng châu thổ phía Nam;
Căn cứ Quyết định số 5479/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Vùng Châu thổ phía Nam Khu đô thị mới Thủ Thiêm;
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tại Tờ trình số 3981/TTr-SQHKT ngày 26 tháng 10 năm 2015 về điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Vùng châu thổ phía Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Vùng châu thổ phía Nam thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gồm các nội dung sau:
1. Vị trí, quy mô và giới hạn phạm vi, tính chất đô thị:
- Vị trí khu vực quy hoạch: thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quy mô diện tích toàn khu: khoảng 150,25ha;
- Giới hạn khu đất quy hoạch: theo Bản đồ vị trí, phạm vi khu vực lập Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; các giáp giới được mô tả mang tính tương đối như sau:
Phía Đông giáp sông Sài Gòn (qua Quận 7);
Phía Tây giáp khu số 2C (tên theo Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm);
Phía Nam giáp sông Sài Gòn (qua Quận 4);
Phía Bắc giáp Khu đa chức năng phía Nam đường Mai Chí Thọ - Khu số 5, số 6 (tên theo Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm).
- Tính chất, vai trò của khu vực quy hoạch, như sau:
Chức năng đô thị: là công viên cấp trung tâm Thành phố, với cảnh quan chủ đạo là công viên rừng ngập nước. Đây là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời cải thiện sức khỏe, thực hành lối sống thân thiện môi trường. Công viên còn là điểm du lịch, tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục cộng đồng về môi trường tự nhiên;
Chức năng cải thiện môi trường thiên nhiên (không khí, động thực vật): là “lá phổi xanh” cho khu vực trung tâm với đa dạng các loài thực vật, hoa, trái. Đảm nhiệm chức năng tái lập mới các đặc trưng vừng ngập nước, nuôi dưỡng và bảo tồn các giống loài quý hiếm động vật hoang dã phù hợp môi trường sinh thái này;
Chức năng quản lý nước mưa và ngập lũ: là vùng đất thấp, ngập nước, có vai trò điều tiết, giúp trung tâm Thành phố hạn chế nguy cơ ngập lụt, giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ nước, cân bằng chế độ thủy văn tại khu vực trung tâm Thành phố;
Chức năng cải thiện chất lượng nước của Thủ Thiêm: tổ chức mạng lưới gồm các hồ chứa nước, các hành lang quản lý nước mưa đô thị kết hợp với trồng thực vật ngập nước, tạo nên một cơ chế lọc rửa các dòng nước chảy ngang qua khu vực.
2. Hồ sơ bản vẽ Nhiệm vụ trình phê duyệt:
Bản đồ vị trí, phạm vi khu vực lập Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và Sơ đồ cơ cấu quy hoạch sử dụng đất;
Sơ đồ minh họa mối quan hệ về tổ chức không gian kiến trúc và kết nối hạ tầng kỹ thuật với các khu vực xung quanh khu quy hoạch.
3. Về yêu cầu nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
3.1 Về phân khu chức năng:
a) Khu lâm viên sinh thái gồm các phân khu chức năng sau:
Công viên đầm lầy gồm đất ngập nước, mặt nước tự nhiên kết nối với hồ trung tâm cho phép sự thâm nhập tự nhiên của thủy triều. Khu vực này được ưu tiên dành cho sinh thái tự nhiên và môi trường sống của động, thực vật hoang dã. Bố trí các hành lang sinh thái hai bờ các kênh rạch chính (rạch Cầu phao số 13, 11, 5, rạch Cầu Bàn Cụt) đóng vai trò như hệ thống thoát nước toàn Vùng châu thổ và lưu giữ cảnh quan sông nước đặc trưng của vùng đất Nam bộ.
Khu vực cây xanh nghỉ ngơi ngoài trời (Công viên Bách Thảo và Vùng đệm): được bố trí bao quanh Khu công viên giải trí và tiếp giáp tuyến đường Bắc - Nam và cầu Thủ Thiêm 4, là vùng đệm giữa khu công viên giải trí với công viên đầm lầy
Các công viên công cộng: được bố trí tạo nhằm vùng đệm chuyển tiếp từ không gian đô thị sang môi trường thiên nhiên, bao gồm tính chất chủ đạo là cây xanh, đường đi dạo,... Hệ thống công viên này cần được thiết kế phục vụ cho mục đích quản lý và làm sạch dòng nước tự nhiên, nước mưa thông qua việc hấp thu, tái sử dụng nước trong các công viên. Nước được làm sạch và có thể tái sử dụng cho chăm sóc cây cối và tưới tiêu.
b) Khu nghỉ dưỡng sinh thái:
Được bố trí ở phía Đông của Vùng châu thổ, Khu nghỉ dưỡng sinh thái là công trình kiến trúc bố trí đan xen trong rừng cây xanh (khu rừng Tràm phục hồi) được định hướng là một trong những khu phục hồi sinh cảnh tự nhiên cần được lưu ý gìn giữ. Do đó việc xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái cần hướng tới việc bảo vệ, phát triển bền vững vùng sinh cảnh tự nhiên của khu vực.
c) Khu Công viên giải trí:
Là khu vực phục vụ nhu cầu vui chơi cho du khách với các trò chơi nước và công viên chuyên đề. Khu vực thu hút đông du khách nên được bố trí gần với các trục giao thông công cộng chính trên đường Bắc Nam và đường Vùng châu thổ R4.
d) Khu Viện nghiên cứu:
Khu Viện nghiên cứu kết hợp đất ngập nước, mặt nước tự nhiên là nơi giữ lại mảng xanh, địa hình xanh như những tài sản giúp điều hòa lượng nước mưa, triều cường. Khu vực được tổ chức tham quan, các hoạt động tình nguyện, các tuyến du lịch sông nước; nơi có các tòa nhà trưng bày, giới thiệu kiến thức nghiên cứu sinh học.
3.2 Về nguyên tắc thiết kế, xây dựng công trình:
- Phù hợp với tính chất đô thị đã nêu ở mục 1.
- Các ý tưởng thiết kế, xây dựng công trình trong Vùng châu thổ cần phải hài hòa với điều kiện tự nhiên vùng đất ngập nước; cần hướng đến các giải pháp có yêu cầu ít bảo dưỡng;
- Chỉnh dòng kênh rạch có chọn lọc, tạo ra các ao hồ và mở rộng mạng lưới giao thông thủy. Giữ lại đường viền mềm mại dọc theo bờ nước làm các hành lang và không gian sinh thái, giúp hấp thu thủy triều và cho phép được ngập nước lũ;
- Tránh san lấp quá mức, cần giữ các khu vực có cao độ thấp hơn mực nước lũ để làm khoảng trống điều tiết nước mưa. Giảm thiểu ở mức độ cao nhất tác động đến môi trường tự nhiên, nhất là việc ngăn cản các dòng chảy kênh rạch hiện hữu, các bãi đầm lầy, mực nước ngầm. Giảm thiểu việc bê tông hóa bề mặt đất;
- Các hình thức kiến trúc cụ thể như sau:
Đường giao thông: đường mòn sinh thái (kết cấu đất và đá), đường đi bộ lát ván trên cao; không sử dụng giao thông trong khu vực công viên bằng xe cơ giới có phát khí thải;
Công trình kiến trúc: giảm thiểu các hoạt động san lấp; công trình hạn chế bê tông hóa tiếp xúc với mặt đất. Tối ưu hóa các phong cách kiến trúc thích hợp để gợi nhớ các hình thức xây dựng truyền thống;
Thiết kế bờ sông Sài Gòn chủ yếu bờ mềm tự nhiên, đảm bảo chống sạt lở; sử dụng kè để chống xói mòn và trồng cây bần, đước bên ngoài kè để tiêu lực của sóng;
Sử dụng vật liệu xây dựng và các loài thực vật địa phương có chọn lọc.
Khách tham quan: khoảng 5.867 người;
Người làm việc: khoảng 583 người.
Cơ cấu sử dụng đất:
Bảng cơ cấu sử dụng đất.
STT | Loại đất | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
1 | Đất Khu Lâm viên sinh thái (đất cây xanh) | 128,0 | 85,2 |
| Công viên công cộng | 20,17 | 13,4 |
| Công viên Bách Thảo và Vùng đệm (đất cây xanh nghỉ ngơi ngoài trời) | 15,03 | 10,0 |
| Công viên Đầm lầy | 92,80 | 61,8 |
2 | Đất khu Nghỉ dưỡng sinh thái (đất thương mại - dịch vụ) | 7,28 | 4,8 |
3 | Đất khu Công viên giải trí (đất thương mại - dịch vụ) | 8,18 | 5,5 |
4 | Đất khu Viện nghiên cứu (đất thương mại - dịch vụ) | 2,44 | 1,6 |
5 | Đất giao thông đối ngoại | 4,35 | 2,9 |
| Tổng cộng | 150,25 | 100 |
5.1. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc Khu Lâm viên sinh thái:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
A | Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc | ||
1 | Diện tích Khu Lâm viên sinh thái | ha | 128 |
2 | Số khách tham quan dự kiến | người | khoảng 3200 |
3 | Số người làm việc dự kiến | người | 150 |
4 | Tầng cao tối đa | tầng | 2 (*) |
5 | Mật độ xây dựng gộp tối đa | % | 5 |
6 | Diện tích sàn xây dựng | m2 | 64.000 |
7 | Tỷ lệ sàn hữu dụng | % | 80 |
B | Các chi tiêu hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 | Hành lang bảo vệ |
|
|
| Sông Sài Gòn (*) | m | 50 |
| Các nhánh kênh khác | m | 10 |
2 | Cấp nước |
|
|
| Khách tham quan | lít/người/ngày | 40 |
| Người làm việc | lít/người/ngày | 70 |
3 | Thoát nước | lít/người/ngày | 100% TC cấp nước |
4 | Cấp điện | kwh/người/năm | ≥2400 |
5 | Rác thải (nhân viên & khách vãng lai) | kg/người/ngày | 0,25 |
(*) Về tầng cao tối đa: Một số điểm ngắm cảnh đặc biệt có thể xây dựng sát bên ngoài bờ sông Sài Gòn, không phụ thuộc quy định hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, hoặc tháp ngắm cảnh có thể cao hơn tầng cao quy định trên đây. Nội dung cụ thể được xem xét trong giai đoạn đồ án.
Ngoài trừ khu vực tiếp đón, các công trình trong khu vực Lâm viên sinh thái cần xây dựng trên hệ cọc để không làm thu hẹp diện tích ngập nước, kênh rạch thoát nước, cây xanh công cộng.
5.2. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu Nghỉ dưỡng sinh thái:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
A | Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc | ||
1 | Diện tích đất thương mại - dịch vụ | ha | 7,28 |
2 | Số khách lưu trú dự kiến | người | Xác định tại đồ án |
3 | Số người làm việc dự kiến | người | Xác định tại đồ án |
4 | Quy mô số phòng dự kiến | phòng | Xác định tại đồ án |
5 | Diện tích sàn xây dựng | m2 | 80.000 |
6 | Tỷ lệ sàn hữu dụng | % | 75 |
7 | Diện tích bãi đỗ xe | m2 | Theo quy định |
8 | Tầng cao tối đa toàn khu | tầng | 4 |
9 | Tầng cao tối đa khối nhà nghỉ. | tầng | 3 |
10 | Mật độ xây dựng gộp tối đa | % | 35 |
B | Các chi tiêu hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 | Cao độ nền xây dựng | m | ≥ 2,50 |
| Cấp nước |
|
|
| Khách lưu trú | lít/người/ngày | 180 |
2 | Người làm việc | lít/người/ngày | 70 |
| Thoát nước | lít/người/ngày | 100% TC cấp nước |
| Cấp điện | kwh/người/năm | ≥ 2400 |
3 | Rác thải |
|
|
| Người làm việc | kg/người/ngày | 0,25 |
| Khách lưu trú | kg/người/ngày | 1,0 |
5.3. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu Công viên giải trí:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
A | Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc | ||
1 | Diện tích đất thương mại - dịch vụ | ha | 8,2 |
2 | Số khách tham quan dự kiến | người | 2.000 |
3 | Số người làm việc dự kiến | người | 150 |
4 | Diện tích sàn xây dựng | m2 | 30.000 |
5 | Tỷ lệ sàn hữu dụng | % | 80 |
6 | Diện tích bãi đỗ xe | m2 | Theo quy định |
7 | Tầng cao tối đa | tầng | 4 |
8 | Mật độ xây dựng gộp tối đa | % | 25 |
B | Các chi tiêu hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 | Cao độ nền xây dựng | m | ≥ 2,50 |
| Cấp nước |
|
|
| Khách lưu trú | lít/người/ngày | 180 |
2 | Người làm việc | lít/người/ngày | 70 |
| Thoát nước | lít/người/ngày | 100% TC cấp nước |
| Cấp điện | kwh/người/năm | ≥ 2400 |
3 | Rác thải |
|
|
| Người làm việc | kg/người/ngày | 0,25 |
| Khách lưu trú | kg/người/ngày | 1,0 |
5.4. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu Viện nghiên cứu:
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
A | Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc | ||
1 | Diện tích đất thương mại - dịch vụ | ha | 2,44 |
2 | Số người làm việc dự kiến | người | khoảng 150 |
3 | Diện tích sàn xây dựng | m2 | 10.000 |
4 | Tỷ lệ sàn hữu dụng | % | 75 |
5 | Tầng cao tối đa | tầng | 4 |
6 | Mật độ xây dựng gộp tối đa | % | 40 |
B | Các chi tiêu hạ tầng kỹ thuật | ||
1 | Cao độ nền xây dựng | m | ≥ 2,50 |
2 | Cấp nước |
|
|
| Người làm việc | lít/người/ngày | 70 |
3 | Thoát nước | lít/người/ngày | 100% TC cấp nước |
4 | Cấp điện | kwh/người/năm | ≥ 2400 |
5 | Rác thải phát sinh (người làm việc) | kg/người/ngày | 0,25 |
Chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng của Khu nghỉ dưỡng sinh thái, Khu Công viên giải trí và Khu Viện nghiên cứu có thể hoán chuyển qua lại nhưng không làm tăng tổng diện tích sàn xây dựng.
Với diện tích sàn là 184.000 m2, đây là quy mô xây dựng lớn. Để giảm thiểu tác động xấu đến cảnh quan, chủ đầu tư cần có phương án thiết kế phù hợp, hài hòa với cảnh quan khu công viên, sử dụng vật liệu tự nhiên.
6. Kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch:
Đối với việc kết nối hạ tầng trong khu vực quy hoạch cần lưu ý các nội dung sau:
6.1. Quy hoạch giao thông:
a) Mạng lưới giao thông đường bộ
- Đường giao thông cấp 1: Tuyến đường trục Bắc - Nam (lộ giới 44,7m);
- Đường giao thông cấp 2: Tuyến đường trên cao R4 (lộ giới 11,6m) có 4 trạm dừng xe buýt tuần hoàn được bố trí trong bán kính đi bộ 200m tiếp cận 03 lô đất phát triển; từ đường R4 tổ chức các lối vào, bãi đậu xe tiếp cận đến các lô đất phát triển. Trong giai đoạn thiết kế chi tiết đồ án, sẽ nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đảm bảo yêu cầu an toàn và thuận lợi.
- Đường giao thông cấp 3: thay thế tuyến đường kết nối Khu nhà ở thấp tầng (khu II) với đường Vừng châu thổ trên cao (tuyến R4) bằng tuyến đường kết nối từ tuyến đường Bắc Nam và R4 đoạn đi qua Khu nhà ở thấp tầng (Khu III) vào vị trí của Khu nghỉ dưỡng sinh thái tại phía Đông Vùng châu thổ.
b) Mạng lưới giao thông đường thủy
- Tuyến phà (giao thông thủy có sức tải lớn): 01 trạm dừng được bố trí dọc bờ sông Sài Gòn;
- Tuyến taxi thủy (giao thông thủy có sức tải nhỏ): bố trí 03 trạm dừng nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, kết nối với 3 lô đất phát triển.
c) Giải pháp kết nối giao thông chính:
- Điểm kết nối chính cho Khu viện nghiên cứu là từ tuyến đường R4;
- Điểm kết nối chính cho khu Nghỉ dưỡng sinh thái là từ tuyến đường R4 đoạn đi qua Khu nhà ở thấp tầng (Khu III) và từ bến taxi thủy;
- Điểm kết nối chính cho khu Công viên giải trí là từ đường Bắc - Nam;
d. Giao thông nội bộ trong từng khu chức năng:
Kết hợp các loại đường phù hợp chức năng và địa hình từng khu vực theo hướng giảm thiểu tác động đến môi trường (đường mòn sinh thái, đường dạo lát ván xây dựng trên hệ cọc,...);
e. Các tuyến tham quan nội bộ trong Khu lâm viên sinh thái:
- Hệ thống đường dạo lát ván trên cao trong khu ngập nước kết hợp các trạm dừng chân: hình thức di chuyển bằng đi bộ hoặc xe điện;
- Hệ thống các luồng rạch hiện hữu trong lâm viên: hình thức di chuyển bằng xuồng không động cơ, hoặc chạy điện, không gây tiếng ồn;
- Hệ thống đường mòn sinh thái trên cạn thuộc những khu vực đất ngập nước có địa hình cao: hình thức di chuyển bằng đi bộ;
- Hệ thống đường dạo công viên truyền thống (bê tông hoặc lát đá): thuộc các công viên công cộng và cây xanh nghỉ ngơi ngoài trời: hình thức di chuyển bằng đi bộ hoặc xe điện;
- Hệ thống tuyến tàu điện trên cao - monorail.
6.2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt:
- Tuân thủ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Thủ Thiêm được duyệt tại Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố, gồm:
Vùng ngập nước thường xuyên là vùng mặt nước chính của Khu lâm viên sinh thái: không san lấp, có cao độ hiện trạng < 1,5m;
Vùng bán ngập bao gồm vùng đệm xung quanh các dự án phát triển, vùng đệm tiếp giáp khu dân cư và khu dịch vụ công cộng của lâm viên: san lấp cao độ từ 1,5m đến 2,5m;
Vùng xây dựng công trình bao gồm các khu vực xây dựng phát triển dự án: cao độ nền tối thiểu ≥ 2,5m.
- Kết hợp cải tạo kênh rạch và tạo các hồ trữ nước phân tán trong các khu vực lâm viên sinh thái và các khu phát triển dự án nhằm bù đắp dung tích trữ nước do san lấp, góp phần rửa phèn và lọc nước tự nhiên.
- Kiểm soát lũ, quản lý ngập nước:
Cùng với Hồ trung tâm, hệ thống kênh hiện hữu và vùng đất ngập nước của Vùng châu thổ phía Nam sẽ cho phép ngập nước khi có mưa lớn và triều cường từ sông Sài Gòn đổ vào nhằm điều hòa nước mặt, đảm bảo chống ngập;
Hệ thống kênh rạch hiện hữu bao gồm Rạch cầu phao số 5, số 11, số 13 và rạch cầu Bàn Cụt cần được khơi thông kết nối và nạo vét nhằm đảm bảo vai trò các hành lang thoát nước chính và giao thông thủy trong Vùng châu thổ phía Nam cũng như Thủ Thiêm.
- Hệ thống thoát nước mưa: được thiết kế bao gồm cống thoát nước đặt ngầm và hệ thống Bioswale (dải trồng cây đặc biệt có khả năng thấm hút thoát nước mưa hoặc các bể thu dự phòng tại các vị trí đặc biệt sẽ được nghiên cứu trong các giai đoạn thiết kế chi tiết). Tập trung thoát nước mặt về các kênh rạch hiện hữu và các hồ trữ nước để tái sử dụng cấp nước tưới cây, cảnh quan.v.v.
6.3. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng:
- Chỉ tiêu cấp điện: 2000 ÷ 3000 KW/người. năm.
- Nguồn cấp điện: từ các tuyến trung thế 22KV trên các tuyến đường trục Bắc Nam, đường R4 thuộc trạm 110KV Thủ Thiêm, An Khánh. Xây dựng mới các trạm biến áp phân phối 22/0.4KV trong khu quy hoạch, các trạm được xây dựng đảm bảo mỹ quan theo từng khu vực sử dụng và sử dụng các loại trạm theo tiêu chuẩn phát triển điện lực của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngoài việc sử dụng năng lượng điện nhận từ điện lưới quốc gia, dự án có thể xem xét sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác thân thiện với môi trường bằng việc áp dụng các phương pháp công nghệ tích hợp năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, gió,...).
- Mạng điện hạ thế theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, dùng cáp đồng 4 lõi XLPE/DSTA bọc cách điện, chôn ngầm khu vực có san lấp hoặc đi nổi trên hệ cọc (đối với các khu vực ngập nước).
- Chiếu sáng giao thông sử dụng đèn cao áp Sodium 150W-250W/220V hoặc đèn LED phù hợp từng tuyến đường.
- Phụ tải điện: được tính toán theo QCXDVN 01-2008, QCVN 09-2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả. Áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng tiết kiệm cho các khu vực phát triển.
6.4. Quy hoạch cấp nước:
- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước máy Thành phố.
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 180 lít/người/ngàyđêm.
- Tiêu chuẩn cấp nước khách vãng lai: ≥ 20 lít/người/ ngàyđêm.
- Tiêu chuẩn cấp nước văn phòng, dịch vụ: ≥ 2 lít/m2/ ngàyđêm.
- Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn Nhà máy nước Thủ Đức, từ hệ thống cấp nước D=600 dự kiến trên đại lộ Vòng Cung đấu nối với hệ thống mạch vòng trên đường R4 đến các khu chức năng đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ. Đối với các tuyến tham quan, dã ngoại ngoài trời phải bố trí các điểm cấp nước sinh hoạt cho du khách.
- Cấp nước chữa cháy: Sử dụng hệ thống cấp nước sinh hoạt kết hợp nguồn nước từ các hồ trữ nước, mặt nước tự nhiên. Bố trí các trụ lấy nước chữa cháy cách khoảng 100 - 150m trên các tuyến giao thông chính. Bố trí các trạm bơm trong các khu vực lâm viên không có giao thông cơ giới. Áp dụng thiết kế chữa cháy phù hợp QCXDVN 01:2008 và TCVN 2622:2005
6.5. Quy hoạch thông tin liên lạc:
- Nguồn cấp từ tuyến cáp thông tin trên đường đại lộ Mai Chí Thọ cấp qua tuyến đường Bắc Nam và đường R4 để kết nối đầu vào các công trình.
- Các tuyến cáp quang được bố trí đi ngầm trong các khu vực dự án có san lấp và đi nổi theo các tuyến giao thông trong khu vực ngập nước kết hợp thiết lập phương pháp kiểm soát, kết nối không dây.
- Chỉ tiêu viễn thông theo Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển viễn thông và internet Việt Nam đến 2010” và phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của toàn dự án.
6.6 Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn:
a. Thoát nước thải:
- Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt: 180 lít/người/ngàyđêm.
- Tiêu chuẩn thoát nước thải khách vãng lai: ≥ 20 lít/người/ngàyđêm.
- Tiêu chuẩn thoát nước thải văn phòng, dịch vụ: ≥ 2 lít/m2/ngàyđêm.
- Sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Nước thải được đưa về trạm xử lý nước thải cục bộ bên trong khu quy hoạch đạt QCVN14:2008/BTNMT.
- Nguồn nước thải: chủ yếu là từ 03 dự án phát triển và các công trình dịch vụ. Hệ thống nước thải phải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải (thương mại, dịch vụ, vệ sinh công cộng).
- Biện pháp xử lý: áp dụng kết hợp 3 hình thức xử lý cơ học, sinh học và hóa học. Đối với các dự án phát triển, xây dựng các trạm xử lý cục bộ áp dụng công nghệ hiện đại, xử lý tuần hoàn, tăng cường tái sử dụng nước. Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý đạt cột A quy chuẩn QCVN 14:2008 BTNMT sau đó sẽ được dẫn ra kênh rạch gần nhất.
- Đối với khu ngập nước: tạo bãi lọc ngập nước thông qua cơ chế lắng, kết tủa, hấp thu hóa học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp thụ của hệ thực vật nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm.
b. Xử lý chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt: 1,3 kg/người/ngàyđêm.
- Nguồn rác thải: từ 03 dự án phát triển, các công trình dịch vụ và các tuyến tham quan.
- Rác thải sẽ được thu gom từ khu vực công cộng hoặc khu phục vụ trong ngày. Bố trí điểm trung chuyển, phân loại rác trước khi vận chuyển đến nhà máy xử lý chất thải rắn Đa Phước.
- Trên các tuyến tham quan trong khu lâm viên sinh thái bố trí các tuyến thu gom phù hợp, kết hợp lắp đặt các điểm thu rác từ khách tham quan.
6.7 Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với đánh giá môi trường chiến lược:
- Đảm bảo tuân thủ và phù hợp theo Luật Bảo vệ Môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và được Chính phủ ký lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994.
- Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch;
- Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
7. Hồ sơ sản phẩm của đồ án, tiến độ và tổ chức thực hiện:
7.1. Hồ sơ sản phẩm của đồ án (17 bộ):
- Sản phẩm tối thiểu đạt yêu cầu quy định Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng.
- Ngoài ra, trong bước lập đồ án Chủ đầu tư cần thực hiện Quy định quản lý theo đồ án theo quy định hiện hành.
7.2. Tiến độ và tổ chức thực hiện:
- Tiến độ thực hiện: thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết tối đa 06 tháng.
- Tổ chức thực hiện:
Nhà đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Cơ quan thẩm định và phê duyệt: Ban Quản lý Đầu tư-Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm
8. Các vấn đề cần lưu ý khác trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
- Thực hiện khảo sát, đo đạc lập bản đồ hiện trạng địa hình, hiện trạng vị trí tỷ lệ 1/500 khu vực lập quy hoạch; xác định rõ các tuyến kênh rạch hiện hữu;
- Đề xuất phương thức vận hành, khai thác và bảo trì đối với Khu lâm viên sinh thái;
- Làm rõ nguyên tắc trồng cây và các chủng loại thực vật đặc trưng cho các vùng ngập nước và vùng đệm tiếp giáp các khu chức năng đô thị; làm rõ các loại thực vật phù hợp chức năng lọc nước;
- Tập trung nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với sự đa dạng của hệ sinh thái vùng ngập nước;
- Tính toán giải pháp chi tiết kết nối đường trên cao R4 với các công trình, bãi đậu xe, tuyến monorail, các tuyến đi bộ kết nối.
Điều 2. Quyết định này có đính kèm các bản vẽ quy hoạch được nêu tại
Điều 3. Giao Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Vùng Châu thổ phía Nam thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở - Ban - Ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường Bình An, Bình Khánh, Thủ Thiêm, An Khánh, An Phú, An Lợi Đông và Trưởng Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3433/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 4519/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 địa điểm: phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 4513/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Cảng Container Phù Đổng, tỷ lệ 1/500 địa điểm: tại các xã Cổ Bi và Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 6Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy định về điều chỉnh quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 50/2011/QĐ-UBND về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 62/2012/QĐ-UBND sửa đổi việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 3165/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 5193/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi quy định về duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 3165/QĐ-UBND
- 12Quyết định 3433/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Quyết định 4519/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hiệu CC1 địa điểm: phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 4513/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Cảng Container Phù Đổng, tỷ lệ 1/500 địa điểm: tại các xã Cổ Bi và Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Quyết định 5501/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Vùng Châu thổ phía Nam thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 5501/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực