Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2009/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2007, năm 2008;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị; số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà; số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 quy định về Quản lý và Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 về sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 42 Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007; số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông vận tải đường sắt; số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực; số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt; Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với công trình xây dựng nhà cao tầng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại các Tờ trình số: 3652/TTr-SXD ngày 05/12/2008; số 121/TTr-SXD ngày 06/01/2008 và Báo cáo thẩm định số 580/STP-VBPQ ngày 02/12/2008 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17/03/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình (không phân biệt quy mô, nguồn vốn đầu tư); quá trình vận chuyển cấu kiện, vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng các công trình trong nội thành, nội thị, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch được duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nội thành: Địa bàn các quận, thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là cấp quận).
2. Nội thị: Địa bàn các thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội.
Ngoài việc phải thực hiện các quy định pháp luật về công tác khảo sát, việc khảo sát xây dựng phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 47 Luật Xây dựng, Điều 10 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và những quy định sau:
1. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, khi lập dự án phải khảo sát kỹ hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình trên mặt bằng thi công và các công trình liền kề để có biện pháp bảo đảm an toàn các công trình đã có. Nếu phải di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư phải liên hệ với cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành để được hướng dẫn và thống nhất biện pháp di chuyển.
2. Các dự án thuộc diện phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án hoặc trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng công trình (đối với trường hợp không phải làm thủ tục phê duyệt dự án).
3. Đối với các công trình xây xen, trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thông báo cho chính quyền cơ sở, chủ công trình liền kề về quy mô, thời gian xây dựng công trình, các biện pháp tổ chức khảo sát, thi công công trình bảo đảm an toàn, cam kết đền bù khi việc thi công làm hư hỏng công trình liền kề.
Chủ đầu tư có trách nhiệm khảo sát hiện trạng và lập Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình liền kề. Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình liền kề có thể thực hiện bằng cách chụp ảnh, đo vẽ, lập sơ đồ và cần lập thành biên bản có xác nhận của chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình liền kề, đại diện chính quyền địa phương.
Chủ đầu tư phải chủ động làm việc với chủ sở hữu, sử dụng công trình liền kề và phối hợp với chính quyền địa phương để thống nhất kế hoạch khảo sát hiện trạng. Trường hợp chủ công trình liền kề không đồng ý cho khảo sát, chủ đầu tư thực hiện khảo sát mặt ngoài có sự chứng kiến và ký vào biên bản khảo sát của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, đại diện tổ dân phố.
Công tác thiết kế phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 52 Luật Xây dựng và những quy định sau:
1. Các giải pháp thiết kế phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn xây dựng được phép áp dụng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ các công trình giao thông, đường sắt, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; phù hợp với điều kiện thi công tại địa điểm xây dựng công trình; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ; hạn chế sử dụng các cấu kiện chế tạo sẵn có kích thước và trọng lượng quá lớn vào nội thành, nội thị.
2. Trước khi khởi công xây dựng nhà thầu xây dựng phải lập thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định và trình chủ đầu tư phê duyệt. Biện pháp thi công (gồm cả việc tháo dỡ công trình cũ nếu có) phải đảm bảo trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn cho người và tài sản của công trình xây dựng và các công trình liền kề trong mọi điều kiện, tuân thủ các quy định về biện pháp giảm bụi theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đối với các công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt, có kỹ thuật phức tạp, xây dựng công trình nhà cao tầng có tầng hầm, xây dựng các công trình có nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác, trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết kế phải thực hiện theo các quy định tại khoản 7 Điều 8 của Quy định này.
Chủ đầu tư phải đảm bảo các điều kiện khởi công xây dựng theo các quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng và những quy định sau:
1. Trước khi khởi công xây dựng ít nhất 07 ngày làm việc, chủ đầu tư phải thực hiện thông báo khởi công cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, cơ quan cấp phép xây dựng và Sở quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành (đối với các công trình chuyên ngành) để thực hiện việc quản lý, kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.
2. Hồ sơ thông báo gồm:
a) Văn bản của chủ đầu tư thông báo khởi công xây dựng công trình (theo mẫu Phụ lục số 1);
b) Bản sao giấy phép xây dựng (đối với những công trình phải xin giấy phép xây dựng);
c) Giấy phép sử dụng tạm hè, đường (nếu có nhu cầu sử dụng).
d) Bản sao Quyết định đầu tư (đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng);
e) Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản sao Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
f) Nội dung các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường đã cam kết thực hiện trong quá trình thi công công trình;
g) Biện pháp tổ chức thi công nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường cho công trình, các công trình liền kề, công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan trong mọi điều kiện thời tiết, biên bản khảo sát hiện trạng công trình liền kề (nếu có), cam kết đền bù thiệt hại về người, công trình, tài sản nếu được xác định do việc thi công xây dựng công trình mới gây ra.
3. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phải bố trí cán bộ tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư, xác nhận “đã tiếp nhận thông báo khởi công” của chủ đầu tư trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 6. Tháo dỡ công trình – chuẩn bị mặt bằng thi công
Việc tháo dỡ công trình, chuẩn bị mặt bằng thi công thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Xây dựng, Điều 84, 85 Luật nhà ở, mục III Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005, Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng và những quy định sau:
1. Trước khi tháo dỡ công trình chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải lập, trình thẩm tra, phê duyệt biện pháp thi công tháo dỡ theo quy định. Tổ chức, cá nhân thực hiện tháo dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về vệ sinh môi trường, an toàn cho người, tài sản của công trình và các công trình liền kề, phế thải xây dựng phải được thu gom, vận chuyển và đổ đúng nơi quy định.
2. Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm bảo vệ cây xanh và các công trình hạ tầng khác trong và xung quanh công trường. Trường hợp buộc phải chặt hạ, di chuyển và cắt cành cây xanh phải được phép của Sở Xây dựng.
3. Nếu nghi ngờ mặt bằng thi công có bom, mìn, vật liệu nổ, hóa chất độc hại, nguồn phóng xạ… chủ đầu tư phải thuê đơn vị chuyên môn có tư cách pháp nhân thực hiện việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền có ý kiến xử lý nguồn hóa chất, phóng xạ trước khi khởi công xây dựng.
4. Trường hợp trong quá trình thi công phát hiện được các công trình ngầm, di tích, cổ vật …chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm dừng ngay thi công, bảo vệ hiện trạng, kịp thời báo cáo UBND phường, xã, thị trấn, UBND cấp quận và các ngành liên quan biết để giải quyết.
Điều 7. Yêu cầu đối với mặt bằng thi công
1. Biển báo công trường:
Tất cả các công trình xây dựng (trừ nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân từ 5 tầng trở xuống có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 500m2, công trình cải tạo, sửa chữa không làm thay đổi kết cấu và kiến trúc công trình) phải có phối cảnh công trình và biển báo (theo mẫu phụ lục số 2) tại cổng ra vào công trình.
2. Hàng rào công trường
Xung quanh khu đất xây dựng (trừ những mặt tiếp giáp với tường của công trình khác và cổng vào công trình) chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải làm hàng rào ngăn cách khu vực đang thi công với bên ngoài. Hàng rào thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chiều cao hàng rào tối thiểu là 02m;
b) Hàng rào có kết cấu chắc chắn, kín khít, đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo tồn tại trong suốt quá trình thi công, nếu hư hỏng phải sửa chữa, phục hồi kịp thời;
c) Hàng rào chỉ được xây dựng trên phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư.
d) Trường hợp hàng rào công trường nằm ngoài phạm vi đất của chủ đầu tư thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng đất đó.
Điều 8. An toàn trong thi công công trình
Quá trình thi công phải đảm bảo an toàn theo các yêu cầu tại Điều 78 Luật Xây dựng, Điều 33 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và các yêu cầu sau:
1. Khi thi công nhà thầu xây dựng hoặc chủ đầu tư phải làm sàn che để ngăn vật liệu rơi từ trên xuống. Kết cấu sàn che phải chắc chắn, để không cho vật liệu xây dựng rơi vãi xuống hè đường và các công trình liền kề, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên hè đường, đảm bảo chiều cao thông thủy tối thiểu là 4,5m.
2. Các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở… khi xây dựng hoặc tháo dỡ đều phải có màn che kín, khít trong suốt thời gian thi công. Màn che phải vững chắc, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và cao hơn điểm cao nhất của phần công trình đang thi công tối thiểu 2m.
3. Các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên công trường có sử dụng nguồn điện của Thành phố hoặc điện máy phát để thi công đều phải thiết kế hệ thống điện thi công và tuân thủ các quy định về an toàn sử dụng điện, phòng chống cháy nổ. Hệ thống điện đèn bảo vệ, đèn báo phải tách riêng với mạng điện thi công.
4. Không tôi vôi trong các khu vực dân cư nội thành, nội thị. Đối với những khu vực khác, phải bố trí nơi tôi vôi xa đường đi, có biện pháp đảm bảo an toàn, xung quanh chỗ tôi vôi phải có hàng rào chắc chắn chiều cao tối thiểu 1m, có biển báo, đèn báo hiệu về ban đêm đảm bảo an toàn cho người, xe qua lại, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực.
5. Trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp, thiết bị thi công (cần cẩu các loại, gầu xúc) bắt buộc phải vươn ra ngoài phạm vi hàng rào công trường thì nhà thầu xây dựng, đơn vị quản lý thiết bị có trách nhiệm lập biện pháp an toàn, nội quy quản lý, tổ chức vận hành thiết bị (kể cả khi không hoạt động) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động trong việc sử dụng thiết bị thi công trong mọi điều kiện thời tiết, cả trong quá trình di chuyển, lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ thiết bị, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại bên dưới tầm hoạt động của thiết bị theo quy định của pháp luật.
6. Việc sử dụng máy móc thi công phải thực hiện theo Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ Công nghiệp ban hành danh mục các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
7. Khi thi công các công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt có kỹ thuật phức tạp, xây dựng công trình nhà cao tầng có tầng hầm, xây dựng các công trình có nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết kế tuân thủ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 của Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện khảo sát bổ sung để lập thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn và chỉ được khởi công xây dựng khi đã có giải pháp thi công đảm bảo an toàn được chủ đầu tư phê duyệt và có đủ các điều kiện khác theo quy định;
b) Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn độc lập có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế biện pháp thi công của nhà thầu trước khi chấp thuận;
c) Nhà thầu thi công xây dựng lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và các công trình liền kề, khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công và báo cho Chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý. Nếu cố tình không thông báo kịp thời để gây ra sự số thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
d) Nhà thầu thiết kế phải thực hiện giám sát tác giả thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Điều 9. Đảm bảo môi trường trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải tuân thủ theo các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, Điều 79 Luật Xây dựng, Điều 34 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, khoản 2, 3 Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và các quy định sau:
1. Trên công trường phải bố trí hệ thống thoát nước thi công đảm bảo tiêu nước triệt để, không gây ngập úng trong suốt quá trình thi công. Nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố phải thu về hố ga, lắng đọng bùn đất, phế thải qua các ngăn lắng đọng. kích thước các hố ga phải phù hợp với lưu lượng nước thải. Đơn vị thi công phải thường xuyên tổ chức nạo vét, thu gom bùn rác chuyển đến nơi quy định; không để vật liệu, phế thải xây dựng, dung dịch khoan, hóa chất ….trôi vào hồ ao, kênh mương, hệ thống thoát nước chung của Thành phố (đối với dung dịch khoan, bentonai…phải được thu gom lắng đọng đổ đúng nơi quy định của thành phố).
2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải bố trí đủ nhà vệ sinh tạm (loại tự hoại hoặc bán tự hoại) trên công trường hoặc hợp đồng thuê nhà vệ sinh lưu động của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội để phục vụ trong suốt thời gian thi công.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng có nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của Thành phố để thi công phải thiết kế, thi công hệ thống cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp nước và tiết kiệm nước; liên hệ với đơn vị kinh doanh nước sạch để ký hợp đồng sử dụng nước.
4. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng khi khoan giếng, khai thác nước ngầm để thi công phải được cấp có thẩm quyền cho phép và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân Thành phố về quản lý và khai thác nước ngầm. Sau khi thi công xong, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải trám lấp lỗ khoan theo đúng quy định.
5. Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng công trình phải ký hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố. Chủ các phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định và tuân thủ các biện pháp giảm bụi theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố. Xe vận chuyển vật tư, vật liệu rời, phế thải xây dựng, bùn, đất, chất thải sinh hoạt… phải là xe chuyên dùng hoặc phải có thùng xe kín khít, che chắn đảm bảo không chảy, rơi vãi vật tư, vật liệu, phế thải khi vận chuyển. Không vận chuyển quá tải trọng quy định. Các phương tiện vận chuyển khi đi vào nội thành, nội thị và ra khỏi công trường phải được rửa sạch đảm bảo mỹ quan và không gây bẩn đường phố.
6. Sau mỗi lần trung chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng nhà thầu xây dựng phải dọn dẹp ngay vật liệu xây dựng rơi vãi, trả lại hè, đường phố, lối đi sạch sẽ cho khu vực.
7. Phế thải xây dựng khi vận chuyển từ trên cao xuống phải được đóng bao đựng trong thùng hoặc vận chuyển trong đường ống bọc kín. Cấm đổ phế thải xây dựng rơi tự do từ trên cao xuống.
8. Thi công đóng cọc (trừ cọc tre):
a) Trong phạm vi khu phố cổ, khu phố cũ cấm thi công cọc đóng (và thử cọc) bằng các loại máy búa có trọng lượng từ 600kg trở lên (hoặc bằng các thiết bị tương tự, thiết bị dùng năng lượng nổ) gây rung động và tiếng ồn lớn.
b) Tại các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng có thể sử dụng cọc đóng trong trường hợp vị trí đóng cọc cách mép công trình hiện có ít nhất 150m và có biện pháp hạn chế ảnh hưởng do chấn động. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm đền bù nếu việc thi công cọc đóng gây ra lún nứt các công trình khác.
c) Tại các khu vực khác, muốn sử dụng biện pháp đóng cọc, phải được Sở Xây dựng chấp thuận.
d) Cấm sử dụng các thiết bị gây ồn, thiết bị có gia tốc rung vượt quá giới hạn tối đa cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư theo TCVN 5949 – 1998 và TCVN 6962 – 2001 (phụ lục số 3).
9. Các kho chứa chất cháy nổ, hóa chất độc hại, nhiên liệu phục vụ thi công
Các kho chứa chất cháy nổ, hóa chất độc hại, nhiên liệu phục vụ thi công phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình lân cận theo quy định.
Đối với công trình khi thi công có sử dụng các hóa chất độc hại phải thu gom và xử lý nước thải theo quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Nhiên liệu, dầu mỡ cung cấp cho máy, thiết bị thi công phải được lưu giữ trong thùng kín tại khu vực riêng, có mái che, tường bao và sàn kín không để rò rỉ ra môi trường xung quanh. Đơn vị lưu giữ, sử dụng nhiên liệu phải có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định.
10. Thi công công trình giao thông qua khu dân cư phải tưới nước chống bụi, phải có biện pháp nấu nhựa khi thi công rải đường để hạn chế khí thải ô nhiễm môi trường.
Điều 10. Nhà tạm phục vụ thi công
Nhà tạm phục vụ thi công phải được thực hiện theo các quy định tại các Điều: 16, 17, 18 Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù và các quy định sau:
1. Nhà tạm phục vụ thi công làm đơn giản, dễ tháo lắp, đảm bảo an toàn, hoặc dùng container chuyên dụng.
2. Nhà tạm, nhà vệ sinh công trường phải được xây dựng ở vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Sau khi thi công xong công trình, tất cả các nhà tạm, nhà vệ sinh công trường đều phải được tháo dỡ, thu dọn trả lại mặt bằng như nguyên trạng ban đầu.
Điều 11. Đảm bảo trật tự, trị an trong quá trình xây dựng
1. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng nếu có nhu cầu cho cán bộ, công nhân và lao động ở lại công trường xây dựng phải đăng ký tạm trú với cơ quan công an phường, xã, thị trấn sở tại.
2. Chủ đầu tư và các nhà thầu có trách nhiệm quản lý các hoạt động của những người do mình thuê trong suốt thời gian thi công và ở tại công trình; phối hợp với công an, chính quyền phường, xã, thị trấn sở tại đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội khu vực thi công.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải xây dựng phương án quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị xe máy; thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy nổ; phối hợp với chính quyền sở tại đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong thời gian thi công.
Điều 12. Giải quyết hư hỏng công trình liền kề
Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình xây dựng mới (kể cả cải tạo, nâng cấp) phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với việc hư hỏng, các công trình liền kề nếu nguyên nhân được xác định do thi công công trình mới gây ra và phải tuân thủ theo các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 15 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. Trình tự giải quyết thực hiện theo các bước sau:
1. Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện việc khảo sát các công trình liền kề được quy định tại khoản 3 điều 3 của Quy định này. Khi phát hiện có hư hỏng công trình liền kề, chủ đầu tư công trình mới và chủ sở hữu, sử dụng công trình bị hư hỏng (bên bị thiệt hại) chủ động tự thỏa thuận thống nhất phương án bồi thường, sửa chữa khắc phục hậu quả.
Trường hợp không thỏa thuận được, bên bị thiệt hại có thể gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa.
2. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn của bên bị thiệt hại phải thực hiện kiểm tra xác minh hiện trường, kiểm tra thủ tục đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Tổ chức, hướng dẫn cho hai bên tiếp tục thỏa thuận việc bồi thường; lập hồ sơ, biên bản để lưu giữ và phục vụ các bước giải quyết tiếp theo. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể thống nhất mời đơn vị tư vấn độc lập để xác định nguyên nhân hư hỏng, mức độ đền bù hoặc khởi kiện ra tòa để được giải quyết theo quy định.
Nếu phát hiện công trình xây dựng sai phép, không phép, trái phép, ngoài việc thực hiện theo các nội dung trên, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phải đình chỉ ngay việc thi công và xử lý vi phạm trật tự xây dựng của chủ đầu tư theo thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để tiếp tục phối hợp kiểm tra, theo dõi và xử lý vi phạm theo quy định.
3. Trường hợp khẩn cấp, khi công trình liền kề bị hư hỏng nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phải thực hiện kiểm tra ngay sau khi nhận được trình báo của bên bị thiệt hại, có kế hoạch và chịu trách nhiệm di chuyển người, tài sản ra khỏi công trình bị hư hỏng, kịp thời yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình dừng thi công và có ngay biện pháp chống đỡ công trình hư hỏng, đồng thời báo cáo UBND cấp quận, huyện để tiếp tục giải quyết. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng chỉ được phép tiếp tục thi công sau khi công trình liền kề có nguy cơ sụp đổ đã được xử lý đảm bảo an toàn.
Điều 13. Thu dọn, bàn giao mặt bằng công trường
Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải tuân thủ theo các yêu cầu về xây dựng công trình tạm được quy định tại Điều 94 Luật Xây dựng và các quy định sau:
1. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải tháo dỡ xong toàn bộ nhà tạm, chuyển hết vật liệu, cấu kiện thừa, phế thải xây dựng đến nơi quy định của Thành phố, di chuyển máy móc, thiết bị phục vụ thi công ra khỏi mặt bằng công trình, nạo vét bùn, đất, phế thải, sửa chữa những vị trí hư hỏng của đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước do quá trình thi công gây nên, dọn dẹp mặt bằng công trường để bàn giao lại cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng, cơ quan quản lý chuyên ngành. Nghiêm cấm chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng sử dụng nhà tạm vào mục đích khác sau khi đã kết thúc thi công.
2. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cấp điện, nước, thoát nước…) công trình xây dựng, duy tu cải tạo nâng cấp hè, đường, hạ ngầm đường dây đi nổi ngay sau khi xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần (đối với công trình xây dựng theo tuyến) chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải san, lấp, dọn dẹp hoàn trả lại mặt bằng nguyên trạng đảm bảo cảnh quan, an toàn giao thông trong khu vực.
3. Trường hợp chủ đầu tư không chấp hành việc tháo dỡ, chính quyền địa phương tổ chức tháo dỡ thu hồi vật tư. Chủ đầu tư công trình tạm phải chịu toàn bộ chi phí tháo dỡ.
THANH TRA, KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tất cả các hoạt động làm trái hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ Quy định này đều coi là hành vi vi phạm.
2. Tất cả các hoạt động xây dựng công trình, vận chuyển cấu kiện, vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng trên địa bàn Thành phố đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra xử lý của chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành và theo Quy định này.
Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt thực hiện theo các Nghị định của Chính phủ: số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà; số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 về sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 42 Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007; số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông vận tải đường sắt và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Trường hợp một hành vi vi phạm được quy định những mức xử phạt khác nhau bởi những văn bản đang hiện hành, thì áp dụng mức xử phạt cao nhất để xử lý vi phạm.
Điều 16. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
a) Chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo trật tự vệ sinh môi trường trên địa bàn; chỉ đạo các lực lượng trực thuộc, Ủy ban nhân dân phường, xã thị trấn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo Thanh tra xây dựng thực hiện quản lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao theo Điều 3 của Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Quyết định xử phạt và thực hiện xử phạt theo thẩm quyền, lập hồ sơ vi phạm đề xuất ý kiến xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
d) Tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt của Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 3 Điều 13 Quy định này.
e) Thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
a) Chịu trách nhiệm chính về quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
b) Thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (khi được phân cấp, ủy quyền).
c) Tổ chức kiểm tra, phát hiện kịp thời những vi phạm, lập biên bản đình chỉ thi công, lập hồ sơ vi phạm, ra quyết định và tổ chức xử phạt theo thẩm quyền.
d) Lập hồ sơ vi phạm đề xuất ý kiến xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền trình Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện xem xét, quyết định.
e) Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
f) Phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 3 Điều 3; khoản 3 Điều 5; khoản 2, 3 Điều 12 Quy định này.
g) Chỉ đạo Thanh tra xây dựng phường, xã, thị trấn thực hiện quản lý theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao theo Điều 5 của Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 17. Trách nhiệm của các Sở, ngành thuộc Thành phố
1. Sở Xây dựng
a) Theo dõi tổng hợp tình hình quản lý thực hiện Quy định này, đề xuất hướng giải quyết với Ủy ban nhân dân Thành phố những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b) Hướng dẫn nghiệp vụ cho phòng Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng quận, huyện, phường, xã, thị trấn trong quá trình thực hiện Quy định này.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra xây dựng, các phòng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình theo mức xử phạt và thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Quy định này.
d) Thực hiện nhiệm vụ tại khoản 2 Điều 6, mục c khoản 8 Điều 9 của Quy định này.
2. Sở Giao thông vận tải.
a) Chỉ đạo Thanh tra Giao thông thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử phạt theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
b) Cấp giấy phép hoạt động cho các phương tiện giao thông để phục vụ thi công công trình.
c) Cấp giấy phép đỗ xe tạm thời để lên xuống hàng hóa, vật tư phục vụ thi công.
d) Tham gia với các ngành, chính quyền địa phương kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. Các Sở có xây dựng chuyên ngành
Chủ trì kiểm tra các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên Môi trường
a) Kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
b) Thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Sở Quy hoạch Kiến trúc
Thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc. Có ý kiến trả lời về những vấn đề thuộc nội dung quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đề nghị của các cơ quan.
6. Công an thành phố
a) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố ban hành các quy định và chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố.
b) Thẩm tra, xét duyệt, kiểm tra việc thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình.
c) Chỉ đạo công an quận, huyện, phường, xã, thị trấn quản lý nhân khẩu tạm trú trong quá trình thi công xây dựng công trình.
d) Tham gia, phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình của các cấp có thẩm quyền.
7. Các đơn vị, doanh nghiệp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, chiếu sáng, hè đường, vệ sinh môi trường…).
Có trách nhiệm theo dõi, phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực được giao, để yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục vi phạm hoặc kiến nghị chính quyền các cấp, thanh tra chuyên ngành, các sở chuyên ngành xử lý.
Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành liên quan của Thành phố có trách nhiệm bố trí bộ máy, cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ tại Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến nội dung của Quy định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, phối hợp với các ngành, các cấp, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày tháng năm 200
Kính gửi: UBND phường, xã, thị trấn
- Chủ đầu tư: ........................................................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Thông báo khởi công công trình: ..........................................................................................
Tại: ......................................................................................................................................
- Giấy phép xây dựng số: .................. ngày ............... tháng .............. năm ............................
Do: ................................................................................................................................ cấp
- Quyết định đầu tư số: ..................... ngày ............... tháng .............. năm ............................
Do:.................................................................................................................. phê duyệt
- Giấy phép sử dụng hè, đường (nếu có)
Số: .............. ngày ............ tháng .............. năm........... do.............................................. cấp
- Tổ chức thi công
Tên tổ chức:..........................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
- Ngày khởi công: .................................................................................................................
- Ngày hoàn thành: ................................................................................................................
Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng các quy định của Thành phố về đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình.
UBND ……………………………..xác nhận: | CHỦ ĐẦU TƯ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009)
1. Tên công trình: ..................................................................................................................
2. Địa điểm: ..........................................................................................................................
3. Thông tin chính: ................................................................................................................
- Chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Tổng vốn đầu tư:
- Ngày khởi công:
- Ngày hoàn thành:
4. Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởng công trường.
5. Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế.
6. Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình.
(Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009)
Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
(theo mức ồn tiếng động)
Đơn vị: dBA
Khu vực | Thời gian | ||
Từ 6h đến 18h | Từ 18h đến 22h | Từ 22h đến 6h | |
1. Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học, nhà thờ… | 50 | 45 | 40 |
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. | 60 | 55 | 50 |
3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất | 75 | 70 | 50 |
TCVN 6962: 2001
Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động xây dựng
Đơn vị: dB
Khu vực | Thời gian áp dụng trong ngày | Mức cho phép dB | Ghi chú |
1. Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh: | 7h – 19h | 75 | Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày |
19h – 7h | Mức nền | ||
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự | 7h – 19h | 75 | Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày |
19h – 7h | Mức nền | ||
3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất | 6h – 22h | 75 | Thời gian làm việc liên tục không quá 14h/ngày |
22h – 6h | Mức nền |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009)
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
1. Phạm vi áp dụng:
1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3 và chì) trong không khí xung quanh.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
2. Giá trị giới hạn:
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị tính: mg/l
| Thông số | Trung bình 1h | Trung bình 8h | Trung bình 24h |
1 | CO | 40 | 10 | 5 |
2 | NO2 | 0,4 | - | 0,1 |
3 | SO2 | 0,5 | - | 0,3 |
4 | Pb | - | - | 0,005 |
5 | O3 | 0,2 | 0,1 | 0,06 |
6 | Bụi lơ lửng | 0,3 | - | 0,2 |
Ghi chú: Phương pháp lấy mẫu, phân tích và tính toán theo trong TCVN tương ứng.
- 1Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Quy định đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình tại Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 1079/2005/QĐ-UB về quy chế đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường các công trình lân cận trong hoạt động xây dựng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 118/2008/QĐ-UBND, 114/2009/QĐ-UBND, 113/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 29/2015/QĐ-UBND Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về Quy định đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình tại Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 29/2015/QĐ-UBND Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Nghị định 92/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội
- 2Luật Nhà ở 2005
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 4Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- 5Nghị định 81/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 6Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Luật Đê điều 2006
- 8Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007
- 9Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 10Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 11Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 12Luật xây dựng 2003
- 13Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 14Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 15Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 16Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 17Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 18Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 19Nghị định 67/2008/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 điều 42 Nghị đinh 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 20Quyết định 10/2008/QĐ-BXD về điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 21Luật giao thông đường bộ 2008
- 22Quyết định 1079/2005/QĐ-UB về quy chế đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường các công trình lân cận trong hoạt động xây dựng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 23Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 118/2008/QĐ-UBND, 114/2009/QĐ-UBND, 113/2009/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
Quyết định 55/2009/QĐ-UBND về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 55/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Phí Thái Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra