Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 545/QĐ-BNN-TCCB

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM HÀ NỘI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-LĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm Hà Tây;

Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội tại tờ trình số 13/TTr-CĐCBTP-TCHC ngày 15/02/2012 về việc xin phê duyệt chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường), được thành lập tại Quyết định số 1393/QĐ-LĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; là đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu (kể cả con dấu nổi), có tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Trường đặt tại thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

2. Trường có chức năng đào tạo nghề; bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho người lao động; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tham gia tư vấn các lĩnh vực chuyên môn thuộc nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật.

3. Trường chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội; hoạt động theo Điều lệ Trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trên cơ sở Điều lệ mẫu Trường Cao đẳng nghề ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05/5/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Nhiệm vụ, ngành nghề và quy mô đào tạo

1. Nhiệm vụ:

a) Đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề;

b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động;

c) Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;

d) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất;

đ) Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản và các nguồn lực khác của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

f) Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác do Bộ trưởng giao.

2. Ngành, nghề đào tạo:

TT

Tên nghề đào tạo

Trình độ cao đẳng nghề

Trình độ trung cấp nghề

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Điện công nghiệp

X

X

 

2

Công nghệ ô tô

X

X

 

3

Hàn

X

X

 

4

Kế toán doanh nghiệp

X

X

 

5

Chế biến thực phẩm

X

X

 

6

Điện tử công nghiệp

 

X

 

7

Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

 

X

 

8

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

 

X

 

9

Cắt gọt kim loại

 

X

 

10

Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính

 

X

 

(Những ô đánh dấu “x” là những nghề Trường được phép đào tạo)

Việc đăng ký hoạt động dạy nghề của trường thực hiện theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường được mở ngành nghề đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt theo quy định hiện hành.

3. Quy mô đào tạo:

Quy mô đào tạo chính quy các ngành, nghề của Trường từ 2.500 đến 3.000 học sinh, sinh viên.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức:

1. Hội đồng trường:

Việc thành lập, hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Lãnh đạo trường:

a) Lãnh đạo trường có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

b) Hiệu trưởng điều hành hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trường;

c) Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành một số nhiệm vụ theo phân công của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

3. Các phòng chức năng:

a) Phòng Đào tạo;

b) Phòng Tổ chức, Hành chính;

c) Phòng Tài chính, Kế toán;

d) Phòng Công tác học sinh, sinh viên;

đ) Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng dạy nghề;

e) Phòng Quản trị, đời sống.

4. Các khoa và bộ môn trực thuộc:

a) Khoa Khoa học cơ bản;

b) Khoa Cơ khí, động lực;

c) Khoa Điện, điện tử, công nghệ thông tin;

d) Khoa Công nghệ thực phẩm;

đ) Khoa Kinh tế;

e) Bộ môn Mác - Lê nin.

5. Các Trung tâm trực thuộc Trường:

a) Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm;

b) Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ;

c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Các Trung tâm trực thuộc Trường không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và tài khoản riêng và thực hiện chế độ tài chính hạch toán phụ thuộc Trường;

Phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Khoa có Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; Bộ môn có Trưởng Bộ môn, Phó Bộ môn; Trung tâm có Giám đốc, Phó Giám đốc.

Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn và Trung tâm trực thuộc trường; bố trí sắp xếp cán bộ, viên chức phù hợp với vị trí việc làm;  bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng, khoa và tương đương theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành:

1. Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm Hà Tây và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội có trách nhiệm bàn giao và tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, tài sản, tài chính, nhiệm vụ, hồ sơ, tài liệu liên quan và các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường, trình Bộ phê duyệt để thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Chế biến thực phẩm Hà Tây, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Lao động-TB và XH;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- UBND thành phố Hà Nội;
- Lưu VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 545/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 545/QĐ-BNN-TCCB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/03/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/03/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản