Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5408/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH "ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ RỪNG CHUYÊN TRÁCH GIAI ĐOẠN 2016-2020"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;

Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2014 - 2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách giai đoạn 2016 - 2020", gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách là yêu cầu, nhiệm vụ để góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ là trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát nhu cầu thực tế, phù hợp với tiêu chuẩn ngạch, chức danh, vị trí việc làm.

- Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm) là đầu mối tổ chức, xác định nhu cầu đào tạo hàng năm và giai đoạn để có kế hoạch đặt hàng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc trực tiếp tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực về kiến thức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt được như sau:

- 100% công chức kiểm lâm được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm.

- 100% công chức kiểm lâm giữ các chức danh Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng và tương đương được bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

- 100% công chức, viên chức kiểm lâm mới tuyển dụng được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.

- 100% Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã (3.000 người thuộc Chi cục Kiểm lâm và 2.000 người thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) được tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng thực hành.

- Khoảng 600 người (tương đương 5% so với tổng biên chế) làm nhiệm vụ chuyên trách về công tác pháp chế được tập huấn nghiệp vụ điều tra hình sự, xử lý vi phạm xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

- Khoảng 2.300 người (tương đương 20% so với tổng biên chế) thuộc lực lượng Kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng và 2.000 người thuộc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Khoảng 600 người (tương đương 5% so với tổng biên chế) làm công tác kỹ thuật, quản lý công nghệ thông tin được tập huấn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo về rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

- Khoảng 230 người, thuộc đối tượng là kiểm lâm viên chính được bồi dưỡng tiểu giáo viên để làm nhiệm vụ tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

- 100% lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng chương trình, tài liệu

- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm (kiểm lâm viên chính, kiểm lâm viên, kiểm lâm viên trung cấp và kiểm lâm viên sơ cấp).

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Hạt trưởng và tương đương.

- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm mới tuyển dụng.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn.

- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trinh sát, điều tra hình sự và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

- Tài liệu bồi dưỡng tiểu giáo viên.

- Các chương trình tài liệu khác.

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

2.1. Đào tạo, bồi dưỡng

a) Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm cho 6.700 người; trong đó:

- Kiểm lâm viên chính: 1.200 người

- Kiểm lâm viên: 3.000 người

- Kiểm lâm viên trung cấp: 2.000 người

- Kiểm lâm viên sơ cấp: 500 người

b) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Hạt trưởng và tương đương: 1.000 người

c) Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng cho công chức kiểm lâm mới được tuyển dụng: 600 người

2.2. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm phục vụ đề án tái cơ cấu ngành

- Tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn: 5.000 người

- Tập huấn nghiệp vụ trinh sát, điều tra hình sự, xử lý vi phạm: 600 người

- Tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng: 4.300 người

- Tập huấn về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng: 600 người

- Tập huấn tiểu giáo viên: 230 người

- Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách: 7.000 người

- Tập huấn về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ: 6.000 người

3. Tiến độ thực hiện

3.1. Năm 2016:

- Tập trung xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ Kiểm lâm trình Bộ phê duyệt, ban hành;

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn...

3.2. Từ năm 2017-2020:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hàng năm và tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn trên cơ sở mục tiêu chung, kết quả thực hiện năm trước và yêu cầu thực tế;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn...

- Rà soát, tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện và trình Bộ điều chỉnh (nếu có) để đảm bảo kế hoạch được thực hiện hiệu quả;

- Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cả giai đoạn, đề xuất kế hoạch tiếp theo.

3.3. Kế hoạch thực hiện ở trung ương như sau:

3.3.1. Về xây dựng chương trình tài liệu

a) Năm 2016

- Xây dựng mới:

+ Tài liệu bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Hạt trưởng và tương đương.

+ Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm mới tuyển dụng.

+ Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn.

+ Tài liệu tập huấn nghiệp vụ về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

- Sửa đổi, bổ sung:

+ Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm (kiểm lâm viên chính, kiểm lâm viên, kiểm lâm viên trung cấp và kiểm lâm viên sơ cấp).

+ Tài liệu bồi dưỡng tiểu giáo viên.

+ Tài liệu tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ trinh sát, điều tra hình sự và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Từ 2017-2020

Cập nhật, bổ sung tài liệu cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng và yêu cầu thực tiễn

3 3 2. Về đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

STT

Nội dung

Tổng

Số lớp/ học viên (chia theo các năm)

2016

2017

2018

2019

2020

I

Đào tạo, bồi dưỡng

78/3.630

15/615

20/865

15/750

14/700

14/700

1

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên chính

20/1.000

4/200

4/200

4/200

4/200

4/200

2

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên

20/1.000

4/200

4/200

4/200

4/200

4/200

3

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên trung cấp

10/500

2/100

2/100

2/100

2/100

2/100

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm mới tuyển dụng

10/500

 

3/150

3/150

2/100

2/100

5

Bồi dưỡng kiến thức theo chức vụ lãnh đạo, quản lý

8/400

 

2/100

2/100

2/100

2/100

6

Bồi dưỡng tiểu giáo viên

10/230

5/115

5/115

 

 

 

II

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

174/8.530

12/600

39/1.905

41/2.005

41/2.010

41/2.010

1

Tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng

60/3.000

12/600

12/600

12/600

12/600

12/600

2

Tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực QLBVR

10/400

 

3/120

3/120

2/80

2/80

3

Tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn

60/3.000

 

15/750

15/750

15/750

15/750

4

Tập huấn nghiệp vụ về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

14/630

 

3/135

3/135

4/180

4/180

5

Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách

30/1.500

 

6/300

8/400

8/400

8/400

 

Tổng

252/12.160

27/1.215

59/2.770

56/2.755

55/2.710

55/2.710

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Mở tại Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn I, II, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm Cơ sở II Đại học Lâm nghiệp, các Chi cục Kiểm lâm vùng và tại các địa phương.

2. Phân cấp thực hiện

2.1. Ở Trung ương:

- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kiến thức quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng cho công chức kiểm lâm mới được tuyển dụng; bồi dưỡng nghiệp vụ tiểu giáo viên.

- Tập huấn các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. Ở địa phương:

- Trên cơ sở kế hoạch tập huấn hàng năm, giao cho Chi cục kiểm lâm tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn một số nội dung do Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm) hướng dẫn, chỉ đạo, gồm:

+ Nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho kiểm lâm địa bàn.

+ Nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

+ Nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

+ Một số nội dung chuyên môn, nghiệp vụ khác.

- Đội ngũ giảng viên do công chức kiểm lâm đã được bồi dưỡng tiểu giáo viên thực hiện.

3. Cấp chứng chỉ, chứng nhận

- Trường Cán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm Cơ sở II Đại học Lâm nghiệp cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng theo cac nội dung được giao thực hiện.

- Cục Kiểm lâm cấp chứng nhận tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do Cục hoặc Chi cục Kiểm lâm vùng thực hiện.

- Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố cấp chứng nhận tập huấn nghiệp vụ theo các nội dung được phân cấp thực hiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Khái toán và phân chia nguồn kinh phí

TT

Nội dung

Kinh phí (Triệu đồng)

Tổng số

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

1

Xây dựng chương trình, tài liệu

1.756

1.756

 

 

2

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn

99.063

36.116

20.000

42.947

-

Đào tạo, bồi dưỡng

41.544

17.476

10.000

14.068

-

Tập huấn nghiệp vụ

57.519

18.640

10.000

28.879

3

Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch; Hội nghị, Hội thảo, sơ kết, tổng kết

700

700

 

 

 

Tổng cộng

101.519

38.572

20.000

42.947

2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí

2.1. Đối với kinh phí ngân sách nhà nước

2.1.1. Kinh phí trung ương:

- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch, theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn I, II, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm (cơ sở II Đại học Lâm nghiệp) thực hiện;

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Cục Kiểm lâm thực hiện.

Kế hoạch kinh phí trung ương giai đoạn 2016-2020:

TT

Nội dung

Tổng

Chia ra các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu

1.756

1.000

189

189

189

189

2

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

17.476

3.550

4.010

3.360

3.278

3.278

3

Kinh phí chi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ

18.640

984

4.578

4.578

4.250

4.250

4

Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch; Hội nghị, Hội thảo, sơ kết, tổng kết

700

200

100

100

100

200

 

Tổng

38.572

5.734

8.877

8.227

7.817

7.917

2.1.2. Kinh phí địa phương:

Địa phương tự chủ động kinh phí từ ngân sách địa phương cho công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ được phân cấp. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trình cấp có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt.

2.2. Nguồn khác:

Kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và các nguồn tài trợ khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thành lập Ban chỉ đạo

Thành phần Ban chỉ đạo gồm:

- Trưởng Ban: Thứ trưởng, phụ trách lĩnh vực Lâm nghiệp

- Phó Trưởng Ban: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, phụ trách Kiểm lâm làm Phó Ban thường trực; lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kiểm lâm làm Phó Trưởng Ban.

- Thành viên Ban chỉ đạo: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Cục Kiểm lâm, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II, Cơ sở II Đại học Lâm nghiệp.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

2.1. Vụ Tổ chức cán bộ:

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

- Tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ vào kế hoạch chung của Bộ cho cả giai đoạn và hàng năm theo nội dung phân cấp cho các cơ quan, đơn vị; hướng dẫn tổ chức thực hiện.

- Thẩm định, trình Bộ phê duyệt, ban hành chương trình, tài liệu theo quy định.

2.2. Vụ Tài chính:

Chủ trì phân bổ, giao dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, đơn vị; kiểm tra việc sử dụng kinh phí; thẩm định phê duyệt dự toán chi tiết, quyết toán ngân sách hàng năm và hướng dẫn thực hiện.

2.3. Tổng cục Lâm nghiệp:

Tổng cục Lâm nghiệp giao trách nhiệm cho Cục Kiểm lâm làm đầu mối, chịu trách nhiệm:

- Tham mưu giúp Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, tài liệu.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ phê duyệt.

- Chỉ đạo các Chi cục Kiểm lâm vùng, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; sơ kết, tổng kết chương trình.

2.4. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II:

- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm) và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trình Bộ phê duyệt

- Phối hợp với Cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình Bộ phê duyệt.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ được Bộ giao.

2.5. Chi cục Kiểm lâm vùng I, II, III, IV và các cơ sở đào tạo khác thuộc Bộ:

- Lập kế hoạch tập huấn hàng năm, báo cáo Cục Kiểm lâm tổng hợp báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ phê duyệt.

- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch được giao.

2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố:

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị có liên quan:

- Tổng hợp nhu cầu đào tạo báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm) để xây dựng kế hoạch; cử các đối tượng đi đào tạo, tập huấn.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt, chủ động các nguồn kinh phí khác để tổ chức tập huấn nghiệp vụ các nội dung được phân cấp theo chương trình này.

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm), Chi cục Kiểm lâm vùng, các Trường để liên kết đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổng hợp báo cáo kết quả theo yêu cầu của Tổng cục Lâm nghiệp (Cục Kiểm lâm).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ trưởng (báo cáo);
- Các vụ: Kế hoạch, Tài Chính;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Cục Kiểm lâm;
- Các Trường Cán bộ QL NN&PTNT I, II;
- Trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm Cơ sở II Đại học Lâm nghiệp;
- Chi cục Kiểm lâm vùng I, II, III, IV;
- Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
- Website Cục Kiểm lâm, TCLN;
- Lưu VT, TCCB, TCLN, KL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5408/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách giai đoạn 2016 - 2020" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 5408/QĐ-BNN-TCLN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản