Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2016/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

n cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế các Quyết định sau đây:

- Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về kiểm tra, phân cấp kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình cấp III, IV vào sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Xây dựng (b/c):
- TT Tỉnh ủy. TT HĐND tỉnh (b/c);
- Cục Kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (b/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Sở Tư pháp;
- Báo Kon Tum, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Chi Cục VT-LT tỉnh;
- Lưu: VT, HTKT4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (không phân biệt loại, cấp, quy mô xây dựng, nguồn vốn đầu tư, trừ các công trình thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng) thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có liên quan đến chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý

1. Việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải được thực hiện từ khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận và phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là y ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cp xã) đảm bảo nguyên tắc thống nhất, không trái với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

a) Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;

b) Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình xây dựng dân dụng; công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ; các công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng:

a) Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);

b) Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình, hạng mục công trình quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 và Khoản 4 Điều 51 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, trừ các công trình ủy quyền cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

Điều 5. Trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trừ các công trình xây dựng quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy định này:

a) Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình do Sở Xây dựng quản lý;

b) Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh trừ các công trình do Sở Xây dựng quản lý;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;

b) Thẩm định thiết kế công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (gọi tắt là Nghị định s 59/2015/NĐ-CP);

c) Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình, hạng mục Công trình quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 và Khoản 4 Điều 51 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, trừ các công trình ủy quyền cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện;

d) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành: tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất;

đ) Chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng các công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo trong khai thác, sử dụng thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để đảm bảo an toàn;

e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình chuyên ngành do đơn vị mình quản lý trên địa bàn tỉnh;

h) Hàng năm, phối hợp với Sở Xây dựng xem xét, giới thiệu, đề cử Bộ Xây dựng những công trình xây dựng có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh tham dự giải thưởng "Công trình xây dựng chất lượng cao”.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ban Quản lý Khu kinh tế

1. Ủy quyền Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý (sau đây gọi tắt là khu kinh tế, khu công nghiệp).

2. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ban Quản lý Khu kinh tế:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp; hướng dẫn giải quyết sự cố công trình, theo dõi tổng hợp và báo cáo tình hình sự cố công trình xây dựng theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trong khu kinh tế, khu công nghiệp.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trong khu kinh tế, khu công nghiệp khi được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành yêu cầu;

d) Chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng các công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo trong khai thác, sử dụng thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để đảm bảo an toàn.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý đối với các công trình sau:

a) Công trình cấp III, IV, thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;

b) Công trình cấp III được Ủy ban nhân dân tỉnh giao (hoặc y quyền) làm chủ đầu tư có chi phí xây dựng (nằm trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng công trình) như sau: Công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng có chi phí xây dựng không quá 03 tỷ đồng; Công trình xây dựng Giao thông có chi phí xây dựng không quá 05 tỷ đồng; Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chi phí xây dựng không quá 03 tỷ đồng đối với công trình thủy lợi và các công trình nông nghiệp khác, không quá 02 tỷ đồng đối với công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (trừ các công trình đu mối hồ chứa nước thủy lợi);

c) Các công trình sử dụng vốn khác từ cấp III trở xuống:

d) Nhà ở riêng lẻ.

2. Chỉ đạo Phòng có chức năng quản lý xây dựng thực hiện các nội dung sau:

a) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

b) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp huyện, công trình được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư và cấp giấy phép xây dựng;

c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:

d) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành yêu cầu:

đ) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CT và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp III và cấp IV thuộc các công trình quy định tại khoản 1 điều này.

g) Báo cáo sự cố và Giải quyết sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:

h) Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Xây dựng) định kỳ và đột xuất về việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình Xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn. Lập danh mục và theo dõi các công trình khởi công xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình hoặc được Ủy ban nhân dân huyện giao trên địa bàn.

2. Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng do cấp xã quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

4. Phối hợp với Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu của các cơ quan có chức năng.

5. Tổng hợp báo cáo về Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ 6 tháng vào ngày 01/6, hàng năm vào ngày 01/12 và báo cáo đột xuất về việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

Điều 9. Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng

Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng có các thẩm quyền được quy định tại Khoản 2, Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Chế độ báo cáo công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1. Sở Xây dựng thực hiện công tác tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ trước ngày 05/12 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý. Báo cáo được gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo quy định.

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn, triển khai, đôn đốc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này. Định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.