- 1Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐND4 phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ do Tỉnh Khánh Hòa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2006/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 29 tháng 6 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ CAM RANH, THÀNH PHỐ NHA TRANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐND4 ngày 21/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ửy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hường dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện):
1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phòng Tư pháp có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định.
2. Phòng Tư pháp chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, hẻm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tư pháp:
1. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản để tổ chức thực huyện các chính sách, chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn huyện;
b) Thấm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp;
d) Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;
2. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành; hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp xã tự thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
b) Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật; Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật
3.Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị khác của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp huyện;
d) Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
4. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải trên địa bàn theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;
5. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật;
6. Hường dẫn, kiểm tra hoạt động chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện chứng thực một số việc theo sự ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
7. Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý sổ sách, biểu mẫu về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã;
10. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp;
11. Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổ chức và biên chế:
1. Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gồm Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và các công chức chuyên môn, trong đó có 01 Phó trưởng phòng phụ trách công tác chứng thực.
2. Biên chế của Phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế được giao.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp theo Quyết định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 4 kèm theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND
- 3Quyết định 01/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 18/2009/QĐ-UBND
- 4Quyết định 2032/QĐ-UBND năm 2015 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa
- 5Hướng dẫn 687/HDLT-STP-SNV năm 2011 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 04/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 4 kèm theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND
- 7Quyết định 01/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 18/2009/QĐ-UBND
- 8Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐND4 phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ do Tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 9Quyết định 2032/QĐ-UBND năm 2015 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa
- 10Hướng dẫn 687/HDLT-STP-SNV năm 2011 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quyết định 54/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Cam Ranh, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 54/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Võ Lâm Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết