Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 526/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 24 tháng 9 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ ý kiến thỏa thuận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại văn bản số 67/HĐND ngày 30/8/2012;

Xét đề nghị của Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng (tính đến 31/12/2010)

1.1. Đất có rừng: 287.302 ha

(không kể đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng)

a. Rừng tự nhiên: 199.333 ha

b. Rừng trồng: 87.969 ha

(trong đó có bổ sung 70 ha rừng trồng phòng hộ ngập mặn chuyển sang đất lâm nghiệp).

1.2. Đất chưa có rừng: 96.888 ha

Trong đó:

a. Đất trồng cỏ, trạng thái IA: 8.417 ha

b. Đất trồng cây bụi, trạng thái IB: 17.570 ha

c. Đất trồng cây bụi có cây gỗ tái sinh, trạng thái IC: 53.780 ha

d. Đất khác (núi đá, nương rẫy không cố định, đất cát): 17.121 ha

1.3. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo 3 quy hoạch loại rừng năm 2010

Loại đất , loại rừng

Tổng (ha)

Phân theo chức năng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Đất lâm nghiệp

384.190

33.498

194.958

155.734

Tỷ lệ %

100

8,7

50,7

40,6

1. Đất có rừng

287.302

24.129

147.354

115.818

a. Rừng tự nhiên

199.333

22.887

122.013

54.433

b. Rừng trồng

87.969

1.242

25.341

61.386

2. Đất chưa có rừng

96.888

9.369

47.604

39.916

a. Trạng thái Ia

8.417

321

4.578

3.518

b. Trạng thái Ib

17.570

1.074

8.525

7.970

c. Trạng thái Ic

53.780

6.453

24.836

22.492

Đất khác (núi đá, nương rẫy, cát)

17.121

1.521

9.664

5.936

2. Trữ lượng rừng: 20.683.036 m3 gỗ (rừng tự nhiên 18.958.767 m3 và rừng trồng 1.724.269 m3 gỗ).

3. Quy hoạch ba loại rừng: 384.581 ha

3.1. Rừng đặc dụng: 33.498 ha

a. Rừng tự nhiên: 22.887 ha

b. Rừng trồng: 1.242 ha

c. Đất chưa có rừng: 9.369 ha

3.2. Rừng phòng hộ: 195.349 ha

a. Rừng tự nhiên: 122.013 ha

b. Rừng trồng: 25.341 ha

 (trong đó đã bổ sung 70 ha rừng trồng ngập mặn).

c. Đất chưa có rừng: 47.995 ha

 (trong đó quy hoạch bổ sung đất trồng rừng ngập mặn 391,4 ha).

3.3. Rừng sản xuất: 155.734 ha

a. Rừng tự nhiên: 54.433 ha

b. Rừng trồng: 61.385 ha

c. Đất chưa có rừng: 39.916 ha

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1.1. Mục tiêu

a. Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác, sử dụng bền vững, ổn định

384.581 ha rừng và đất chưa có rừng (ĐCCR) quy hoạch cho lâm nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp có rừng tỉnh Bình Định 381.030 ha (Theo Nghị quyết số 17/2011/QH13, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII).

b. Sắp xếp và chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp hợp lý; xây dựng được vùng rừng trồng sản xuất lâm nghiệp tập trung, thâm canh cao, đáp ứng nhu cầu về chế biến gỗ và lâm sản.

c. Phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, nâng độ che phủ của rừng trên 47,0 % năm 2015 và trên

50,0 % năm 2020; góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là người làm nghề rừng, khu vực miền núi...

1.2. Nhiệm vụ cụ thể của ngành lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

a. Bảo vệ rừng, giao rừng, cho thuê rừng:

- Bảo vệ rừng: 287.302 ha rừng hiện có.

- Giao rừng, cho thuê rừng: 78.310 ha.

- Khoán chăm sóc, bảo vệ rừng: 139.992 ha.

b. Phát triển rừng:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 35.000 ha.

- Trồng rừng:

+ Trồng rừng mới trên đất trống đồi, núi trọc: 27.000 ha.

+ Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng: 85.650 ha.

+ Trồng rừng ngập mặn: 391 ha.

- Làm giàu rừng trồng: 4.518 ha.

c. Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ:

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên 2.450 ha, tương ứng 65.000 m3

- Khai thác gỗ rừng trồng 85.650 ha, tương ứng 7.914.000 m3

- Lâm sản ngoài gỗ: Sản phẩm song mây 8.500 sợi.

d. Chế biến gỗ:

- Gỗ tinh chế: 2.058.000 m3 (trong đó gỗ nội thất 285.000 m3 ).

- Gỗ dăm giấy: 2.349.000 tấn.

2. Bảo vệ và phát triển rừng

2.1. Quản lý bảo vệ rừng: 287.302 ha rừng năm 2010 hiện có.

2.2. Phát triển rừng:

a. Rừng đặc dụng:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng tự nhiên: 6.500 ha.

- Trồng rừng mới trên đất trống đồi núi trọc trong khu di tích lịch sử, văn hóa: 550 ha.

- Làm giàu rừng trồng trong khu di tích lịch sử, văn hóa: 500 ha.

b. Rừng phòng hộ:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, kết hợp trồng bổ sung phục hồi rừng tự nhiên: 26.000 ha.

- Trồng rừng: 8.841 ha, trong đó:

+ Trồng rừng mới trên đất trống đồi, núi trọc: 8.450 ha

+ Trồng rừng ngập mặn ven biển: 391 ha.

- Làm giàu rừng trồng phòng hộ đầu nguồn lưu vực các hồ, đập, môi trường cảnh quan: 4.018 ha.

c. Rừng sản xuất:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, kết hợp trồng bổ sung (Dự án KfW6): 2.500 ha.

- Trồng rừng mới: 103.650 ha, trong đó :

+ Trồng rừng mới trên đất trống đồi, núi trọc: 18.000 ha.

+ Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng: 85.650 ha.

d. Trồng cây phân tán khoảng 20 triệu cây, trung bình trồng 2 triệu cây/năm.

2.3. Sử dụng rừng

a. Khai thác:

- Gỗ rừng tự nhiên: 2.450 ha, tương ứng 65.000 m3 gỗ; trung bình khai thác gỗ 6.500 m3 gỗ/năm.

- Gỗ nguyên liệu rừng trồng: 85.650 ha, tương ứng 7.914.000 m3 gỗ; trung bình khai thác 791.400 m3 gỗ/năm.

- Lâm sản ngoài gỗ: Sản phẩm song mây 8.500 sợi.

b. Chế biến gỗ xuất khẩu:

- Gỗ tinh chế: 2.058.000 m3 (trong đó gỗ nội thất 285.000 m3 ).

- Gỗ dăm giấy: 2.349.000 tấn.

III. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN

1. Tổng vốn đầu tư: 1.762.969 triệu đồng;

Trong đó:

a. Giai đoạn 2011-2015: 859.170 triệu đồng;

b. Giai đoạn 2016-2020: 903.799 triệu đồng;

2. Phân bổ nguồn vốn đầu tư:

a. Vốn ngân sách Trung ương: 638.737 triệu đồng;

b. Vốn ngân sách địa phương: 90.151 triệu đồng;

c. Vốn vay: 282.120 triệu đồng;

d. Vốn tự có: 358.076 triệu đồng;

e. Các nguồn vốn khác(ODA, FDI...): 393.886 triệu đồng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tổ chức quản lý bảo vệ rừng

Đảm bảo toàn bộ diện tích rừng phải có chủ cụ thể; giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp, thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương.

2. Giao rừng, cho thuê rừng

Hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với quy hoạch sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài.

3. Giải pháp khoa học công nghệ, đào tạo, khuyến lâm

Áp dụng công nghệ sản xuất giống cây trồng chất lượng cao (công nghệ mô, hom). Xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp, sản xuất kinh doanh dưới tán rừng... Ứng dụng, sử dụng công nghệ ảnh viễn thám, phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng; ứng dụng công nghệ cao trong chế biến gỗ như sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, đào tạo nhân lực cho ngành hàng nội thất...

4. Giải pháp về vận dụng hệ thống cơ chế chính sách

Hoàn thiện việc giao đất đến hộ gia đình và cấp Giấy quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế (Nghị định 181/2004/NĐ-CP), Nhà nước đảm bảo kinh phí để thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng (mức kinh phí 300.000 đồng/ha rừng). Có cơ chế hưởng lợi và chính sách trợ giá đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn nhận khoán rừng trồng phòng hộ theo Quyết định số 178/QĐ-CP; ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Xây dựng cơ chế cho các thành phần kinh tế sản xuất lâm nghiệp được vay vốn lãi xuất ưu đãi, phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp. Thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp chế biến gỗ bằng giảm lãi suất vay vốn để mua nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ, giãn cách thời hạn vay để khuyến khích trồng rừng sản xuất, tăng chu kỳ kinh doanh rừng trồng nguyên liệu từ 07 năm lên 10 - 15 năm, đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên liệu gỗ tinh chế.

5. Giải pháp về vốn đầu tư

Tăng cường ngân sách bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng dự trữ quốc gia; tăng tỷ lệ đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp (kể cả kinh phí đủ cho các hoạt động của lực lượng tổ bảo vệ rừng tại thôn, xã); từng bước thực hiện cơ chế thu phí dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng; xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, địa phương, vốn ODA, FDI..., thuế tài nguyên, phí dịch vụ môi trường rừng, thuế du lịch sinh thái rừng, xử phạt hành chính vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ...). Huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, nguồn tài trợ trong nước, quốc tế..., tăng dần nguồn vốn vay, vốn tự có của doanh nghiệp, chủ rừng, giảm dần vốn ngân sách trong cơ cấu vốn đầu tư.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo lại để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho nhân lực lâm nghiệp cấp huyện, xã; cũng như nguồn nhân lực cho khâu chế biến gỗ, nhất là chế biến gỗ tinh chế. Đào tạo lực lượng chuyên gia đầu ngành trình độ cao, tăng cường mạng lưới khuyến lâm cơ sở.

7. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các ban, ngành, giải quyết nhanh các thủ tục về giao, cho thuê đất lâm nghiệp. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tạo điều kiện thủ tục tài chính cho dự án lâm nghiệp, nguồn vốn ngân sách quản lý bảo vệ rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ngành chức năng, tiếp tục rà soát Quỹ đất các công ty TNHH lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo Quyết định 358/QĐ-UBND về quy hoạch ba loại rừng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Công bố, phổ biến nội dung Quy hoạch này; hướng dẫn thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, định hướng phát triển, giải pháp thực hiện quy hoạch và quản lý Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020.

- Hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho từng địa phương; sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án theo các mục tiêu của quy hoạch đã đề ra.

- Xác định cụ thể cơ cấu các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn huy động và các nguồn vốn khác kể cả nguồn vốn ODA, và đề xuất giải pháp, chính sách thu hút các nguồn vốn để đầu tư các dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chức năng quán triệt và thực hiện Quy hoạch theo sự chỉ đạo thống nhất của Sở Nông nghiệp và PTNT; chỉ đạo lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm để thực hiện các nội dung Quy hoạch. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát đầu tư, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả.

4. Các sở, ban liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời xem xét điều chỉnh quy hoạch của ngành, địa phương phù hợp với nội dung Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các sở, ban, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 526/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020

  • Số hiệu: 526/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/09/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Trần Thị Thu Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/09/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản