- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 3Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 4Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 5Circular No. 26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016, on elaboration of a number of aspects of construction quality control and maintenance
- 6Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 7Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 7Luật Đầu tư 2020
- 8Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 9Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Thông tư 04/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 176/QĐ-BCT năm 2019 về Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 14Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 16Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 17Thông tư 02/2019/TT-BKHCN về Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Luật Doanh nghiệp 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 522/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 02/2019/TT-BKHCN ngày 03/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-BCT ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư;
Căn cứ Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 30/TTr-SKHĐT ngày 05/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 45/2018/NQ-HĐND NGÀY 06/12/2018 CỦA HĐND TỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quyết định này hướng dẫn về điều kiện, trình tự thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1. Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập mới hoặc đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, thành phố.
2. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm những ngành, nghề được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này và những ngành, nghề khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
3. Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư.
4. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư.
5. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I thực hiện tại vùng nông thôn, không thuộc địa bàn đã quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
6. Nông nghiệp theo quy định này gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng dược liệu).
7. Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
8. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập là doanh nghiệp chỉ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
9. Doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị là doanh nghiệp có hợp đồng thu mua nông sản ổn định (ít nhất có thời hạn là 36 tháng) với nông dân hoặc các tổ chức đại diện của nông dân.
10. Tập trung đất đai trong nông nghiệp là liên kết nhiều thửa đất của nhiều chủ sử dụng khác nhau lại để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo phương án, kế hoạch chung.
11. Thiết bị được hỗ trợ theo Quy định này là máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1. Nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và giảm một số thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng hình thức hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo Quy định này.
4. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết với nông dân.
5. Trong cùng một thời gian, nếu dự án đầu tư được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có các mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
6. Doanh nghiệp tự bỏ vốn, huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư theo định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình tại Phụ lục II; trình tự, thủ tục hỗ trợ theo Quy định này.
7. Trường hợp cùng một nội dung, doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương thì không được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.
8. Dự án nhận hỗ trợ kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng tại khoản 6 Điều 7 thì không được nhận hỗ trợ tại điểm b khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 14; khoản 3 Điều 15 và ngược lại.
CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ
Điều 5. Miễn, giảm tiền sử dụng đất
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi.
Điều 6. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước
1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá đất ưu đãi do UBND tỉnh quy định và giá thuê đất, thuê mặt nước ổn định tối thiểu 05 năm.
2. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước.
3. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo.
4. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo.
5. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư) được Nhà nước cho thuê đất xây dựng nhà ở cho người lao động của dự án, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa, sân phơi, đường giao thông, cây xanh) kể cả đất được phép chuyển mục đích sang các loại đất quy định tại khoản này để phục vụ dự án đó thì được miễn tiền thuê đất.
6. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo.
(Nguyên tắc miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước tại Điều 5, Điều 6 được thực hiện theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Điều 7. Hỗ trợ tập trung đất đai
1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương đương với 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; giá thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy định này.
2. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án và không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
3. Doanh nghiệp tập trung đất đai bằng các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được Nhà nước hỗ trợ bằng tổng các hỗ trợ theo quy định tại từng khoản nêu trên.
4. Trong chu kỳ thuê đất của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước không điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm ảnh hưởng đến dự án. Trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai và các trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật Đất đai.
5. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, cơ sở hạ tầng đi kèm (kho chứa, trụ sở, đường nội bộ, hệ thống xử lý chất thải). Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng theo quy định của Luật Đất đai và Luật Xây dựng.
6. Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư về giao thông nội đồng, thủy lợi, các kết cấu hạ tầng khác và trang thiết bị phục vụ sản xuất trong khu vực được tập trung đất đai nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án đối với các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung (trồng các loại rau, củ, quả; dược liệu; nuôi trồng thủy sản) có hợp đồng liên kết sản xuất giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với doanh nghiệp và qui mô diện tích từ 05 ha trở lên.
Điều 8. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
1. Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng:
a) Mức hỗ trợ: 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Doanh nghiệp có doanh thu năm trước tối thiểu bằng 10 lần mức hỗ trợ.
- Các bản quyền, công nghệ doanh nghiệp đề xuất mua phải phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Trường hợp đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng mức hỗ trợ; trường hợp không được áp dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng 50% mức hỗ trợ.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới:
a) Ưu tiên doanh nghiệp tham gia, chủ trì các dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi là dự án) khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được mời tham gia phối hợp thực hiện các nội dung của dự án khoa học công nghệ hoặc xây dựng mô hình thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai tại địa phương doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
- Đề xuất đặt hàng dự án của doanh nghiệp được xem xét ưu tiên phê duyệt triển khai thực hiện theo hình thức xét chọn hoặc giao trực tiếp.
- Doanh nghiệp có nguồn gen quý hiếm được ưu tiên thực hiện dự án quỹ gen cấp quốc gia để phát triển thành sản phẩm thương mại.
b) Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nhưng không quá 01 tỷ đồng.
c) Điều kiện hỗ trợ
- Dự án sản xuất sản phẩm thử nghiệm, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có văn bản thống nhất của cơ quan quản lý khoa học thuộc cấp bộ hoặc UBND tỉnh.
- Nhiệm vụ đề xuất hỗ trợ có nội dung phù hợp với định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp được giao toàn bộ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sau khi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu và ưu tiên triển khai sản phẩm khoa học công nghệ:
a) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách Nhà nước chọn, tạo được giống cây trồng, vật nuôi, khi kết thúc dự án nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 03 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu.
b) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách Nhà nước tạo ra các sản phẩm mới được thị trường chấp nhận, khi kết thúc nhiệm vụ nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 02 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu.
c) Doanh nghiệp chủ trì đề tài khoa học và công nghệ, dự án có sử dụng ngân sách Nhà nước, có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, các kết quả kiểm nghiệm về tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiệp được chấp nhận khi đăng ký lưu hành sản phẩm tại các cơ quan chức năng theo chuyên môn.
4. Doanh nghiệp có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô được hỗ trợ như sau:
a) Mức hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.
b) Điều kiện hỗ trợ: Quy mô từ 01 triệu cây/năm trở lên. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án.
5. Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
6. Doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
7. Cụ thể danh mục sản phẩm công nghệ, đề tài nghiên cứu, mua bản quyền được quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHCN ngày 03/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về ban hành Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Điều 9. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường
1. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động với mức hỗ trợ 02 triệu đồng/tháng/lao động, thời gian hỗ trợ tối đa là 03 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/tháng/nông dân tham gia liên kết được đào tạo. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 tháng.
b) Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các khoản hỗ trợ nêu tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 01 tỷ đồng.
3. Hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”.
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Doanh nghiệp có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử và có tài sản đảm bảo tối thiểu 10 tỷ đồng.
- Trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” được xây dựng ít nhất bằng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung) và cam kết duy trì hoạt động tối thiểu 10 năm. Thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp được duy trì ít nhất 03 năm.
- Nhà nước bắt đầu hỗ trợ khi có tối thiểu 500 doanh nghiệp đã đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử.
b) Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp có trang thông tin điện tử quốc gia là 05 triệu đồng/doanh nghiệp có sản phẩm đã đăng lên trang thông tin điện tử quốc gia. Tổng mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng.
c) Trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng muốn tham gia xây dựng trang thông tin điện tử giao dịch nông sản quốc gia, thì việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.
4. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quyền chủ động thu mua nguyên liệu nông sản từ nuôi, trồng để đưa vào bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Nông sản từ nuôi, trồng được tự do lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước không được có các thủ tục hành chính về xác nhận nguồn gốc nguyên liệu và các thủ tục hành chính khác gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, trừ trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia và dịch bệnh nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng được quy định tại Luật chuyên ngành.
1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản; cơ sở giết mổ; cơ sở chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ cơ sở chế biến nông sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: 60% kinh phí đầu tư và không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
b) Hỗ trợ cơ sở sản xuất nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp và nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ: 60% kinh phí đầu tư và không quá 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
c) Các dự án đầu tư chế biến nông sản phải bảo đảm các điều kiện giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu.
2. Doanh nghiệp có dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp với quy hoạch, áp dụng công nghệ tiên tiến, có hệ thống quản lý chất thải rắn và lỏng theo đúng quy định được hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư và không quá 01 tỷ đồng/dự án để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
3. Hỗ trợ bảo quản nông sản
Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) được ngân sách Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 100 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày.
- Bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, hạt tiêu, hạt điều đạt 1.000 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 100 tấn kho.
4. Hỗ trợ mua tàu dịch vụ biển: Doanh nghiệp mua tàu làm dịch vụ nghề cá trên biển được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 60% chi phí, mức hỗ trợ tính theo công suất: 30 triệu đồng/tấn tải trọng (DWT); tải trọng tối thiểu tàu 200
DWT, mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/tàu.
5. Trường hợp doanh nghiệp hình thành theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp có xây dựng nhà máy chế biến quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ bổ sung cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu, định mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/ha và không quá 05 tỷ đồng/dự án.
6. Trường hợp sản phẩm nông sản chế biến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi được công nhận là sản phẩm chủ lực quốc gia, ngoài mức hỗ trợ quy định tại các khoản trên thì dự án được hỗ trợ bổ sung 03 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Điều 11. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt
Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt từ 200 con trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư và không quá 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
2. Ngoài hỗ trợ hạ tầng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp nhập bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì được hỗ trợ bổ sung là 10 triệu đồng/con.
Điều 12. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi lợn, dê tập trung
Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi lợn từ 1.000 con hoặc dê từ 500 con trở lên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư và không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, cấp thoát nước trong hàng rào dự án.
2. Điều kiện hỗ trợ: Phù hợp quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung được UBND tỉnh phê duyệt hoặc phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện phương án bảo vệ môi trường theo quy định:
- Đối với chăn nuôi lợn: Yêu cầu xây dựng hệ thống chuồng kín, công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có hầm biogas.
- Đối với chăn nuôi dê: Yêu cầu có chuồng trại phù hợp, có công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Điều 13. Hỗ trợ trồng cây dược liệu
1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng các loại cây dược liệu (Ba kích, Đảng sâm, Đương quy, Giảo cổ lam, Đinh lăng, Sa nhân, Lan Kim tuyến, Cà Gai leo, Quế, Sacha Inchi, Sâm Ngọc Linh), được hỗ trợ như sau:
a) Dự án có quy mô diện tích tập trung từ 05 ha trở lên và đảm bảo mật độ cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển, hỗ trợ 25 triệu đồng/ha chi phí cây giống, nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án.
b) Dự án có quy mô diện tích tập trung từ 10 ha trở lên và đảm bảo mật độ cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển, ngoài hỗ trợ chi phí giống, được hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư và không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án.
2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất giống Sâm Ngọc Linh: Quy mô từ 50 ngàn cây giống sâm Ngọc Linh trở lên/năm, được hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư và không quá 8 tỷ đồng/ dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng (đảm bảo phù hợp với khu vực thuê môi trường rừng của dự án), thiết bị, xử lý môi trường, lập vườn giống gốc trong hàng rào dự án.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất rau, củ, quả, nấm an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ hoặc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ứng dụng công nghệ cao, có quy mô diện tích tập trung từ 03 ha đất canh tác trở lên, hoặc 2.000m2 trở lên đối diện tích nhà trồng cây (nhà kính, nhà lưới) xây kiên cố và từ 300 m2 trở lên đối với diện tích nhà trồng nấm, được hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ một lần, tối đa 50 triệu đồng/ha để thuê tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP.
2. Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để đầu tư khai hoang, xây dựng giao thông, điện, xử lý chất thải, hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống nhà lưới, nhà kính, nhà trồng nấm và trang thiết bị đi kèm như tưới nước tiết kiệm, điều chỉnh nhiệt độ,... trong hàng rào dự án.
3. Hỗ trợ 30 triệu đồng/ha trong năm đầu tiên để chuyển đổi từ sản xuất khác sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Điều 15. Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
1. Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới hoặc 02 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch.
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên.
2. Doanh nghiệp có dự án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề, nông thôn được hỗ trợ 60% chi phí mua thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý, mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng/dự án.
3. Doanh nghiệp có dự án nuôi trồng thủy sản có quy mô tối thiểu 05 ha trở lên được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường, lồng nuôi. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án.
4. Doanh nghiệp có dự án xây dựng bến cảng phục vụ vận chuyển sản phẩm nông lâm thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng/dự án.
5. Hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động: Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có 100 lao động trở lên làm việc thường xuyên tại nhà máy, được hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động mức hỗ trợ là 01 triệu đồng/m2 xây dựng đối với nhà cấp IV, hỗ trợ 02 triệu đồng/m2 xây dựng đối với nhà 02 tầng trở lên.
Điều 16. Hỗ trợ ngoài hàng rào dự án
Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định này nếu bên ngoài hàng rào dự án chưa có đường giao thông đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án thì được hỗ trợ bổ sung 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên.
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh theo Điều 14 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2028 của Chính phủ và khoản 1 Điều 5 Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Ngân sách tỉnh bố trí tối thiểu 25 tỷ đồng/năm để thực hiện cơ chế này.
3. Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chính sách theo khoản 3 Điều 5 Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 18. Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư
1. Ngân sách trung ương: Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức vốn hỗ trợ trung hạn và hàng năm cho địa phương theo mục: “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” trong kế hoạch đầu tư công. Khi dự án đủ điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao mức chi tiết danh mục và mức vốn hỗ trợ cho dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án đáp ứng Quy định này. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự kiến cân đối mức vốn sử dụng ngân sách địa phương, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua mức vốn hàng năm và trung hạn cho Mục “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”
3. Quyết định về phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy định này và văn bản cam kết hỗ trợ vốn của cấp có thẩm quyền là căn cứ để giao kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp.
4. Sau khi có mức vốn của Mục “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” sử dụng ngân sách địa phương; căn cứ khoản 3, Điều này và văn bản đề nghị cấp vốn hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp (theo mẫu 09 Phụ lục VII), Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn hỗ trợ, tham mưu UBND tỉnh giao vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp.
5. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư: Khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
6. Vốn giao cho doanh nghiệp chưa giải ngân hết trong năm kế hoạch ngân sách sẽ được chuyển sang năm sau giải ngân tiếp. Trường hợp sau 02 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa giải ngân hết thì số vốn còn lại được điều chuyển cho doanh nghiệp khác theo Quy định này.
7. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư) và doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.
8. Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và được Nhà nước cam kết bảo đảm phần vốn này khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 19. Trình tự thủ tục đầu tư
1. Thực hiện liên thông và rút gọn thủ tục hành chính như sau:
a) UBND tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Quy định này).
b) Hằng năm, thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đối với các dự án phù hợp với quy định của cơ chế này. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
c) Quyết định theo quy định tại điểm a khoản này là quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư.
Trường hợp có từ 02 doanh nghiệp trở lên cùng đăng ký thực hiện dự án đầu tư trên cùng địa điểm thì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
d) Doanh nghiệp có dự án thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin để lập quy hoạch 1/500. Thời gian cung cấp thông tin tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp.
e) Việc thẩm định thiết kế cơ sở các dự án thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều 57 Luật Xây dựng.
f) Các công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị hoặc xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hoặc trong khu nông nghiệp công nghệ cao có quy hoạch 1/500 được duyệt thì được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng.
g) Tất cả các dự án không phải thẩm tra công nghệ trừ các dự án quy định tại Điều 30, Điều 31 của Luật Đầu tư và Điều 13 Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017.
2. Cho phép chủ đầu tư dự án thực hiện song song hoặc lồng ghép các thủ tục về: đất đai, môi trường, xây dựng và hỗ trợ đầu tư.
3. Dự án đầu tư thuộc danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, khi chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ quan Nhà nước tại địa phương không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dưới bất kỳ hình thức nào trừ khi có quy định của Luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.
1. Doanh nghiệp có dự án phù hợp với quy định của cơ chế này, đồng thời đáp ứng các nguyên tắc tổng hợp danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo điểm b Điều này được xem xét bổ sung danh mục.
2. Nguyên tắc tổng hợp danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:
a) Ưu tiên dự án chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu địa phương hoặc sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh (100 lao động trở lên).
b) Ưu tiên dự án sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (UBND tỉnh sẽ ban hành danh mục sản phẩm chủ lực theo từng thời kỳ).
c) Ưu tiên dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải, có giá trị gia tăng cao.
d) Ưu tiên dự án liên kết sản xuất tạo ra chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
e) Ưu tiên dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị bổ sung danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:
a) Văn bản đăng ký bổ sung danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này).
b) Hồ sơ đăng ký danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng dẫn tại Phụ lục III kèm theo Quy định này.
c) Số lượng hồ sơ: 05 bộ, trong đó gồm 2 bộ gốc.
4. Trường hợp các dự án (không đề nghị hỗ trợ vốn nhà nước) chưa nằm trong Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì thực hiện hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thủ tục nhận hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
Sau khi dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư (từ 8-11 bộ tùy theo số lượng hạng mục được đề xuất hỗ trợ, trong đó gồm 2 bộ gốc, các hồ sơ còn lại được đóng dấu giáp lai của doanh nghiệp) gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ của Doanh nghiệp (Mẫu số 03 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này).
b) Dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo theo hướng dẫn tại Phụ lục IV Quy định này.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu, thông tin ghi trong hồ sơ và cam kết dự án chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ vốn nào từ ngân sách Nhà nước cho các nội dung xin đề nghị hỗ trợ đầu tư.
2. Thẩm tra và cam kết hỗ trợ đầu tư
a) Sau khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến phối hợp thẩm tra của các cơ quan: Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án và cơ quan chuyên ngành liên quan (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ) hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (đối với dự án nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai).
b) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan có ý kiến thẩm tra bằng văn bản gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Sau thời hạn nêu trên, nếu các cơ quan không có ý kiến thẩm tra bằng văn bản thì xem như đã thống nhất với nội dung đề xuất hỗ trợ đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận ý kiến thẩm tra của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thẩm tra (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này). Báo cáo thẩm tra xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn hỗ trợ đầu tư cho dự án để làm cơ sở cho UBND tỉnh cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (thay cho thẩm định nguồn).
d) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Báo cáo thẩm tra, UBND tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này). Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, UBND tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
e) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương: Sau khi hoàn thành báo cáo thẩm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
3. Nghiệm thu hạng mục đầu tư hoặc toàn bộ dự án
a) Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị nghiệm thu (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này) kèm theo hồ sơ đề nghị nghiệm thu đến Sở Nông nghiệp và PTNT. Căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
b) Hồ sơ và nội dung nghiệm thu
- Hồ sơ nghiệm thu chi tiết theo hướng dẫn tại Phụ lục V kèm theo Quy định này. Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tính đầy đủ về thành phần hồ sơ nghiệm thu trước khi tổ chức mời Hội đồng nghiệm thu.
- Nội dung nghiệm thu chi tiết theo hướng dẫn tại Phụ lục VI kèm theo Quy định này.
- Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục công trình theo Phụ lục II kèm theo Quy định này.
c) Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 07 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác.
4. Thủ tục nhận hỗ trợ
Sau khi có văn bản cam kết hỗ trợ vốn của UBND tỉnh, doanh nghiệp gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cấp mã số dự án đến Sở Tài chính để mở mã số dự án (theo mẫu 08 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này); gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cấp vốn hỗ trợ đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo mẫu 09 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này).
Sau khi dự án đã được nghiệm thu và bố trí vốn, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ đầu tư (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này) và hồ sơ kèm theo gồm: Biên bản nghiệm thu, quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc.
Điều 22. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch trung hạn đảm bảo cân đối ngân sách thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh khảo sát và tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và điều chỉnh, bổ sung hàng năm (nếu có).
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh cam kết hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp theo Quy định này.
d) Căn cứ khả năng cân đối vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, trình UBND tỉnh giao danh mục và mức vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp đối với các dự án đủ điều kiện.
e) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện công tác nghiệm thu dự án hỗ trợ đầu tư.
f) Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh ủy quyền về việc xác nhận phần vốn của tỉnh hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp để doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện dự án.
g) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo Chương trình hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh trước 31/3 hàng năm về tình hình thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh của năm trước; đồng thời đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch trung hạn đảm bảo cân đối ngân sách thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện công tác thẩm tra và nghiệm thu dự án hỗ trợ đầu tư.
c) Cấp mã số dự án cho các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh cam kết hỗ trợ đầu tư.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức nghiệm thu hạng mục hoặc toàn bộ dự án theo Quy định này. Kinh phí chi hội đồng nghiệm thu từ nguồn kinh phí phân bổ hằng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh khảo sát và tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công tác thẩm tra hỗ trợ đầu tư và tình hình thực hiện Quy định này.
d) Trình UBND tỉnh ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chịu trách nhiệm và tạo thuận lợi trong hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về đất đai, môi trường cho doanh nghiệp thực hiện dự án.
b) Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện công tác thẩm tra và nghiệm thu dự án hỗ trợ đầu tư.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chủ đầu tư dự án thực hiện song song hoặc lồng ghép các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng và nhận hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; thời gian hoàn thành trước 30/3/2021.
5. Các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư theo điểm b khoản 2 Điều 21; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu dự án hỗ trợ đầu tư theo khoản 3 Điều 21.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh: Thực hiện giải ngân khoản vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Quy định này.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các ngành và địa phương thông tin rộng rãi cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. UBND cấp huyện
a) Hằng năm, lập danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.
b) Có ý kiến về dự án đầu tư của doanh nghiệp theo khoản 5, Phụ lục III về bổ sung danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
c) Tham gia Hội đồng nghiệm thu dự án theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Điều 23. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán công trình xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Xây dựng. Tự chịu trách nhiệm tổ chức thi công hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình đáp ứng các yêu cầu về năng lực thực hiện và đảm bảo chất lượng công trình.
2. Các thành viên của doanh nghiệp được phép tính phần hỗ trợ của Nhà nước theo Quy định này vào vốn điều lệ theo Luật Doanh nghiệp.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án theo Luật Đầu tư; lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo mẫu số 10, 11, 12 và 13 tại Phụ lục VII kèm theo Quy định này.
1. Không áp dụng hỗ trợ đầu tư theo Quy định này đối với những dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/01/2016.
2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang thực hiện được hưởng các cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh thì vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND hoặc được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại của dự án theo Quy định này.
3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện hỗ trợ tại Quy định này nếu đã triển khai dự án sau ngày Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh có hiệu lực mà chưa được hưởng ưu đãi thì được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại của dự án theo Quy định này.
4. Các dự án đã được thẩm tra hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 331/QĐ- UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh thì tiếp tục được hỗ trợ theo Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh./.
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
2. Đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Xây dựng cánh đồng lớn.
3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung.
4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.
6. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
7. Sản xuất, tinh chế muối.
8. Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học.
9. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu.
10. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản.
11. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
12. Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
13. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
14. Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp.
15. Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề.
16. Đầu tư chợ ở vùng nông thôn; đầu tư nhà ở cho người lao động ở vùng nông thôn.
17. Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm.
18. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn.
19. Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy sản và nghề muối ở vùng nông thôn./.
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: 1.000 đồng
TT | Nội dung hỗ trợ | Đơn vị tính | Định mức hỗ trợ | Ghi chú |
1 | Hệ thống điện |
|
|
|
a | Hệ thống điện trong hàng rào dự án (bao gồm trạm, dây..) | 100KVA | 100.000 | Chỉ hỗ trợ cho các hệ thống điện có trạm biến áp |
b | Hệ thống điện ngoài hàng rào dự án (bao gồm trạm, dây..) | 100KVA | 100.000 | |
2 | Hệ thống đường giao thông |
|
|
|
a | Hệ thống đường giao thông trong hàng rào dự án |
|
|
|
a1 | Mặt đường bê tông xi măng M300 | 1 m2 | 500 | Dày tối thiểu 22 cm, lớp móng cấp phối đá dăm tối thiểu 15cm |
a2 | Mặt đường bê tông nhựa | 1 m2 | 450 | Dày tối thiểu 7 cm Bê tông nhựa, móng cấp phối tối thiểu 25cm |
a3 | Rãnh dọc bê tông cốt thép kín | 1km | 1.200.000 |
|
a4 | Rãnh dọc bê tông hở | 1km | 240.000 |
|
b | Hệ thống đường giao thông ngoài hàng rào dự án |
|
|
|
b1 | Mặt đường 3,5m | 1 km | 1.300.000 | - Đối với mặt đường bê tông xi măng: Dày tối thiểu 22 cm, lớp móng cấp phối đá dăm tối thiểu 15cm - Đối với mặt đường bê tông nhựa: Dày tối thiểu 7 cm Bê tông nhựa, móng cấp phối tối thiểu 25cm |
b2 | Mặt đường 5,5m | 1 km | 1.950.000 | |
b3 | Lề đường gia cố mỗi bên 1m | 1km | 330.000 | Kết cấu như mặt đường |
b4 | Rãnh dọc bê tông cốt thép kín | 1km | 1.200.000 |
|
b5 | Rãnh dọc bê tông hở | 1km | 240.000 |
|
c | Đường giao thông nội đồng | 1 km | 450.000 | Mặt đường (có lớp móng cấp phối tối thiểu 15cm) rộng tối thiểu 3,5m kể cả có ngầm hoặc cầu bê tông qua suối |
3 | Nhà |
|
|
|
a | Nhà xưởng, nhà kho cao từ 5m trở lên | 1 m2 | 2.000 | Nhà kiên cố, cấp 4 trở lên |
b | Nhà xưởng, nhà kho cao dưới 5 m | 1 m2 | 1.500 | |
4 | Nước sạch (dự án sản xuất nông nghiệp) |
|
|
|
a | Bể chứa | 1 m3 | 1.000 | Vật liệu bê tông, xây gạch |
b | Đường ống (có đường kính tối thiểu 30mm) | 1 m | 100 | Vật liệu nhựa, kim loại |
c | Máy bơm | 1 m3/giờ | 500 |
|
5 | Xử lý nước thải (dự án sản xuất nông nghiệp) |
|
|
|
a | Bể lắng, bể sục khí | 1 m3 | 1.000 | Vật liệu bê tông, xây gạch, đáy đổ bê tông |
b | Hồ chứa nước | 1 m3 | 200 | Có lát tấm bê tông xung quanh |
c | Đường ống (có đường kính tối thiểu 50mm) | 1 m | 100 | Vật liệu nhựa, kim loại |
d | Kênh thoát nước bằng bê tông hoặc xây gạch (có chiều rộng tối thiểu 20 cm) | 1 m | 200 |
|
e | Máy bơm | 1 m3/giờ | 500 |
|
f | Cống thoát nước thải bằng BTCT |
|
|
|
| - D300mm | 1 m | 600 |
|
| - D400mm | 1 m | 650 |
|
| - D≥500mm | 1 m | 700 |
|
6 | Xây dựng đồng ruộng |
|
|
|
a | Khai hoang | 1 ha | 5.000 |
|
b | Đường nội đồng (kết cấu tối thiểu bằng cấp phối đá dăm dày 15 cm) | 1 m2 | 200 |
|
c | Nhà kính, nhà lưới |
|
|
|
| - Khung sườn bằng thép; lưới tấm lợp loại thường | 1 m2 | 300 |
|
| - Khung sườn bằng bê tông, cấu kiện thép; kính, lưới kín có hệ thống điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và các thiết bị IOT; tuổi thọ > 10 năm | 1 m2 | 500 |
|
d | Tưới phun, tưới nhỏ giọt | 1 m2 | 30 |
|
e | Kênh thủy lợi nội đồng (kích thước hình học tối thiểu bxh = 30cm x 40 cm) | 1 km | 500.000 |
|
f | Hệ thống điện hạ thế thủy lợi hóa đất màu (bao gồm: đường dây, trụ, giếng khoan, ...) | 1 km đường dây điện | 400.000 |
|
7 | Nhà trồng, nhà xưởng sơ chế đối với dự án sản xuất rau nấm |
|
|
|
a | Khung sườn bằng thép (hoặc bê tông cốt thép), có tường bao | 1 m2 | 600 |
|
b | Khung sườn bằng thép (hoặc bê tông cốt thép), không có tường bao | 1 m2 | 500 |
|
c | Tưới phun, tưới nhỏ giọt | 1 m2 | 30 |
|
8 | Lồng nuôi thủy, hải sản trên sông; ao; hồ thủy lợi, thủy điện; biển gần bờ |
|
|
|
a | Lưới quây | 1m2 | 20 | Định mức tính cho lồng nuôi hải sản xa bờ trên 6 hải lý hoặc ven hải đảo bằng 2,5 lần tương ứng định mức theo quy định này |
b | Thanh làm khung lồng, cọc chống, đường kính trung bình từ 5cm trở lên | 10 m | 300 |
|
c | Phao neo | 100 lít | 100 |
|
d | Dây neo (từ 10 mm trở lên) | 10 m | 150 |
|
9 | Thiết bị, máy móc |
|
|
|
a | Nhập từ các nước phát triển * |
| 50% kinh phí đầu tư | Điều kiện hỗ trợ: - Hợp đồng mua bán (pho to, công chứng); - Hóa đơn tài chính (pho to, công chứng); - Chứng thư thẩm định giá của đơn vị có chức năng thẩm định giá theo quy định (pho to công chứng). - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng hàng hóa. |
b | Nhập từ nước khác |
| 30% kinh phí đầu tư | |
c | Sản xuất tại Việt Nam |
| 40% kinh phí đầu tư |
* Ghi chú: Các nước phát triển tại mục 9, Phụ lục này bao gồm: Bahrain, Brunei, Síp, Hồng Kông, Iran, Israel, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kuwait, Ma Cao, Malaysia, Maldives, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Áo, Belarus, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh, Mauritius, Seychelles, Antigua và Barbuda, Argentina, Bahamas, Canada, Chile, México, Panama, Puerto Rico, Saint Kitts và Nevis, Trinidad và Tobago, Hoa Kỳ, Uruguay, Úc, New Zealand.
Quy định áp dụng định mức hỗ trợ:
- Chỉ hỗ trợ các hạng mục được quy định tại cơ chế này.
- Mức hỗ trợ đầu tư cho dự án bằng tổng các số lượng/giá trị các hạng mục dự án được hỗ trợ nhân với định mức hỗ trợ tương ứng được quy định tại Phụ lục II. Tổng mức hỗ trợ đầu tư cho tất cả các hạng mục được hỗ trợ của một dự án đảm bảo không vượt mức trần hỗ trợ và không vượt tỷ lệ hỗ trợ tối đa tại Quy định này (50%, 60%, 70% hoặc 80% tổng kinh phí đầu tư các hạng mục được hỗ trợ tùy theo từng dự án hỗ trợ như: nhà máy chế biến, chăn nuôi, trồng cây dược liệu, sản xuất rau nấm,...).
- Doanh nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và điều kiện hỗ trợ theo Quy định này và các quy định liên quan của pháp luật.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Doanh nghiệp gửi hồ sơ gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký danh mục dự án hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (theo mẫu số 01 Phụ lục VII).
2. Dự án đầu tư, đảm bảo các nội dung chính:
(1) Sự cần thiết đầu tư
(2) Mục tiêu đầu tư
(3) Quy mô đầu tư (diện tích sử dụng đất và công suất dự án)
(4) Vốn đầu tư và Phương án huy động vốn
(5) Địa điểm thực hiện dự án
(6) Diện tích đất dự kiến sử dụng
(7) Tiến độ thực hiện (cụ thể tiến độ triển khai các mốc chính của dự án như: chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh...)
(8) Thời hạn hoạt động của dự án
(9) Công nghệ áp dụng (cụ thể xuất xứ nguồn gốc công nghệ, thiết bị); Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư.
(10) Nhu cầu về lao động bình quân trong năm
(11) Các ưu đãi đầu tư
(12) Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
3. Bản sao hồ sơ tư cách pháp nhân.
4. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư để thực hiện dự án, kèm theo báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
5. Ý kiến của UBND cấp huyện về dự án đầu tư trên địa bàn hoặc Ban quản lý Khu KTM Chu Lai (nếu dự án đầu tư trong Khu KTM Chu Lai) về các nội dung: sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, nhu cầu sử dụng đất, nêu rõ địa điểm thực hiện dự án có thuộc quy hoạch phát triển đô thị hay không để làm cơ sở xác định việc miễn giấy phép xây dựng dự án.
6. Các tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư: hồ sơ thuê đất hoặc giao đất, kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
7. Báo cáo tiến độ thực hiện đối với dự án đã triển khai thực hiện.
8. Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo mẫu số 03 Phụ lục VII, kèm theo hồ sơ dự án đầu tư và các hồ sơ liên quan gồm:
1. Về thành phần hồ sơ dự án đầu tư
a) Quy định chung:
- Thuyết minh dự án đầu tư (bao gồm đánh giá chi tiết hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án sản xuất);
- Hồ sơ đầu tư xây dựng công trình (thuyết minh và thiết kế, dự toán công trình) được tổ chức thẩm định theo Điều 57 của Luật Xây dựng1;
- Quyết định của doanh nghiệp về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Thuyết minh công nghệ về đầu tư máy móc thiết bị trong dự án đầu tư (đối với dự án có đề nghị hỗ trợ đầu tư phần thiết bị máy móc), bao gồm:
Phân tích lựa chọn công nghệ đầu tư tại dự án trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn công nghệ như sau: Tính hoàn thiện của công nghệ; mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ; tính phù hợp; mức độ đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm; mức độ bảo đảm các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và vệ sinh môi trường; sơ đồ quy trình công nghệ; mô tả sơ đồ quy trình công nghệ (sơ đồ công nghệ, thuyết minh công nghệ); mô tả từng hạng mục trang thiết bị của quy trình công nghệ.
Danh mục thiết bị trong dây chuyền công nghệ: Hồ sơ cần thể hiện rõ danh mục thiết bị cho từng công đoạn sản xuất (các đặc tính, tính năng kỹ thuật của thiết bị; công suất của thiết bị; tình trạng, chất lượng của thiết bị; nước sản xuất; năm sản xuất, thời gian bảo hành).
Hồ sơ báo giá, hợp đồng mua thiết bị, chứng thư thẩm định giá.
2. Các hồ sơ, quy định liên quan: bản pho to hợp lệ các giấy tờ sau:
(1) Quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(3) Hồ sơ đất đai (hồ sơ thuê đất hoặc giao đất, kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất);
(4) Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin, số liệu báo cáo;
(5) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác;
(6) Tình hình thực hiện dự án;
(7) Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ NGHIỆM THU
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Hồ sơ nghiệm thu gồm:
1. Văn bản đề nghị nghiệm thu hoàn thành dự án (hạng mục) dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (theo mẫu số 06 Phụ lục VII).
2. Văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho dự án của UBND tỉnh.
3. Báo cáo thẩm tra hỗ trợ đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư
4. Hồ sơ trình ở bước đề nghị hỗ trợ đầu tư, bao gồm thiết kế BVTC, dự toán.
5. Hồ sơ hoàn công các hạng mục đầu tư của dự án.
6. Kết quả nghiệm thu dự án (hạng mục) của chủ đầu tư.
7. Hợp đồng xây lắp và các hóa đơn và chứng từ liên quan (bản gốc hoặc photo công chứng).
8. Đối với dự án có hỗ trợ thiết bị, máy móc:
a) Phương án lựa chọn thiết bị công nghệ
b) Hợp đồng mua máy móc, thiết bị; (bản gốc hoặc photo công chứng).
c) Hoá đơn, chứng từ liên quan (bản gốc hoặc photo công chứng).
d) Chứng thư thẩm định giá máy móc, thiết bị; (bản gốc hoặc photo công chứng).
e) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, (bản gốc hoặc photo công chứng).
f) Chứng nhận chất lượng hàng hóa (bản gốc hoặc photo công chứng).
9. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ để lập hồ sơ môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định);
10. Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
11. Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư (nếu có);
12. Đối với các bên đối tác có hợp đồng về tư vấn, xây dựng và cung cấp thiết bị liên quan của dự án: kèm theo bản pho to công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và các chứng chỉ liên quan đối với tư vấn xây dựng.
13. Các văn bản liên quan xác nhận việc hoàn thành các yếu tố chuyên ngành, điều kiện hỗ trợ đầu tư như: kiểm dịch, nhật ký tiêm phòng đối với động vật nuôi; môi trường;...
14. Hợp đồng lao động đối với nhân viên hoạt động tại dự án.
15. Đối với các dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản: chứng minh giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu trong thời gian tối thiểu là 01 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất để nghiệm thu hoàn thành dự án (không áp dụng nội dung này khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục dự án)”.
Lưu ý: doanh nghiệp phải tiến hành công tác nghiệm thu hoàn thành dự án/ hạng mục dự án trước khi gửi văn bản đề nghị nghiệm thu đến Sở Nông nghiệp và PTNT.
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG NGHIỆM THU
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp kèm theo hồ sơ theo quy định tại Phụ lục V về hướng dẫn hồ sơ nghiệm thu kèm theo Quy định này, trong vòng 5 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
2. Nội dung nghiệm thu hạng mục hoặc toàn bộ dự án:
a) Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu quy định tại Điều 7; các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô, dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới; khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại Điều 8 và các dự án đầu tư quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Quy định này.
Hội đồng nghiệm thu căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành và định mức hỗ trợ theo Phụ lục II để lập Biên bản nghiệm thu. Riêng điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 26/2016/TT-BXD, có thể nghiệm thu bổ sung sau khi dự án đi vào hoạt động.
b) Đối với đề tài nghiên cứu khoa học tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này:
Hội đồng nghiệm thu căn cứ vào Báo cáo kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học so với Đề tài nghiên cứu khoa học đã đăng ký để lập Biên bản nghiệm thu.
c) Đối với mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng tại khoản 1 Điều 8 Quy định này:
Hội đồng nghiệm thu căn cứ Đề xuất mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng mua bán ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân; các hóa đơn, giấy chuyển tiền cho tổ chức, cá nhân có bản quyền công nghệ, công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Bản quyền công nghệ, công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để lập Biên bản nghiệm thu.
d) Đối với đào tạo nguồn nhân lực tại khoản 1 Điều 9 Quy định này:
Hội đồng nghiệm thu căn cứ vào Nội dung nghề đào tạo, danh sách người lao động dự kiến tham gia khóa học (do Sở Lao động, thương binh và xã hội hoặc các cơ sở đào tạo nghề phù hợp, có tư cách pháp nhân xác nhận) và danh sách người lao động đã tham gia khóa đào tạo (gồm: tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân và chữ ký của người lao động) để lập Biên bản nghiệm thu.
đ) Đối với quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tham gia triển lãm hội chợ tại khoản 1 Điều 9 Quy định này:
Hội đồng nghiệm thu căn cứ Quyết định phê duyệt hỗ trợ của Ủy ban nhân dân (cấp quyết định hỗ trợ), Hợp đồng và Thanh lý hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân; các hóa đơn, giấy chuyển tiền cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ quảng cáo, xây dựng thương hiệu, triển lãm hội chợ để lập Biên bản nghiệm thu.
3. Nghiệm thu và hỗ trợ trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” tại khoản 3 Điều 9 Quy định này:
a) Hội đồng nghiệm thu căn cứ văn bản đồng ý xây dựng trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương; số lượng doanh nghiệp đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”; Bản sao công chứng các tài liệu chứng minh tài sản đảm bảo của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 9 Quy định này để lập Biên bản nghiệm thu.
b) Chủ doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ xây dựng và quản lý trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xây dựng nguyên tắc đăng ký các sản phẩm lên trang thông tin để đảm bảo thông tin tiêu chuẩn sản phẩm được giao dịch thực tế (mua, bán) đúng với thông tin, tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiệp đăng ký với trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”.
c) Chủ doanh nghiệp quản lý trang thông tin “Chợ nông sản quốc gia” được Ủy ban nhân dân các tỉnh hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến đầu tư tại Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hàng năm của các địa phương.
4. Hội đồng nghiệm thu và Biên bản nghiệm thu
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan chuyên ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án tham gia Hội đồng nghiệm thu và tiến hành nghiệm thu theo nội dung quy định tại khoản 2, khoản 3 Phụ lục này.
b) Biên bản nghiệm thu hạng mục, dự án hoàn thành theo mẫu số 07, Phụ lục VII Quy định này.
5. Tùy tính chất phức tạp của dự án, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu quyết định thành lập Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án gồm các thành viên của Hội đồng nghiệm thu để kiểm tra, đo đếm, thẩm định độ tin cậy, nhận định tính xác thực các hạng mục đề xuất hỗ trợ của dự án làm cơ sở cho Hội đồng nghiệm thu quyết định.
CÁC MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG HỖ TRỢ, ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Mẫu số 01 | Quyết định chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn |
Mẫu số 02 | Văn bản đề nghị đăng ký bổ sung danh mục dự án hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 03 | Văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 04 | Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp |
Mẫu số 05 | Công văn cam kết hỗ trợ của Ủy ban nhân dân với doanh nghiệp |
Mẫu số 06 | Văn bản đề nghị nghiệm thu hoàn thành dự án đầu tư hoặc hạng mục dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 07 | Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án đầu tư hoặc hạng mục dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 08 | Văn bản đề nghị cấp mã số dự án hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 09 | Văn bản đề nghị cấp vốn hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Mẫu số 10 | Văn bản của doanh nghiệp về đề nghị việc tạm ứng (thanh toán) kinh phí |
Mẫu số 11 | Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công |
Mẫu số 12 | Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (6 tháng/năm) |
Mẫu số 13 | Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác, vận hành (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) |
Mẫu số 14 | Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số …… của UBND tỉnh/thành phố...)
TT | Tên dự án | Doanh nghiệp dự kiến đầu tư | Quy mô/công suất (dự kiến) | Địa điểm (dự kiến) | Dự kiến vốn đầu tư (tr.đ) | Dự kiến vốn hỗ trợ (tr.đ) | Tiến độ thực hiện dự án | Công nghệ áp dụng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bao gồm cả những danh mục dự án đang thực hiện đầu tư, đáp ứng đúng điều kiện hỗ trợ theo theo quy định này nhưng nhà nước chưa đủ nguồn vốn để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
| CHỦ TỊCH |
TÊN DOANH NGHIỆP… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | …., ngày … tháng … năm … |
ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /20.. của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nhà đầu tư đề nghị đăng ký thực hiện dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với các nội dung như sau:
I. NHÀ ĐẦU TƯ:
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức: .................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương: .....................................................
Ngày cấp: ................................................Cơ quan cấp:..................................
Địa chỉ trụ sở: .............................................................................................
Điện thoại: ……………Fax: ……………… Email: ……… Website: ………
2. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: ………………………………Giới tính: .........................................................
Chức danh:…………………Sinh ngày: …….../…../…….Quốc tịch: .... .
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: .......................................
Ngày cấp: ....................... /..... /........... Nơi cấp: .................................................
Địa chỉ thường trú: …………………..………………………………………...
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………..
Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ………………………
II. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án đầu tư: ....................................................................
1. Tên Dự án:.......................................................................................................
2. Lĩnh vực đầu tư:..............................................................................................
3. Địa điểm thực hiện Dự án:..............................................................................
4. Mục tiêu đầu tư:.........................................................................................
5. Quy mô đầu tư:..........................................................................................
6. Tổng vốn đầu tư:............................................................................
7. Phương án huy động vốn:..........................................................................
8. Diện tích đất dự kiến sử dụng:........................................................................
10. Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:....................................................................
11. Thời hạn hoạt động của dự án:
12. Công nghệ áp dụng (cụ thể xuất xứ nguồn gốc công nghệ, thiết bị)
13. Số lao động bình quân trong năm
14. Các ưu đãi đầu tư
15. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
III. KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (theo Quyết định số …./2018/QĐ-UBND ngày... tháng... năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam):
TT | Nội dung | Số tiền | Thời gian hỗ trợ (năm) | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
IV. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cam kết dự án chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ vốn nào từ ngân sách Nhà nước cho các nội dung xin đề nghị hỗ trợ đầu tư tại văn bản này.
V. HỒ SƠ KÈM THEO
- Theo quy định tại Phụ lục III Quy định này
- Các hồ sơ liên quan khác (nếu có):
: | Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… |
TÊN DOANH NGHIỆP… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | …., ngày … tháng … năm … |
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp)................................................................... ;
Loại hình doanh nghiệp: .......................................... (theo Luật doanh nghiệp)
Ngành nghề kinh doanh:................................................................................... ;
Trụ sở chính:..................................................................................................... ;
Điện thoại: …………………………………….Fax......................................... ;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/ Giấy phép kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư số …..do ………….. cấp ngày ….tháng …..năm……
I. ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI NỘI DUNG SAU:
1. Tên Dự án:.......................................................................................................
2. Lĩnh vực đầu tư:..............................................................................................
3. Địa điểm thực hiện Dự án:..............................................................................
4. Mục tiêu và quy mô của dự án:.......................................................................
5. Tổng vốn đầu tư của Dự án:............................................................................
6. Diện tích đất dự kiến sử dụng:........................................................................
7. Số lao động Dự án sử dụng bình quân trong năm:..........................................
8. Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:....................................................................
II. KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (theo Quyết định số …./20../QĐ-UBND ngày... tháng... năm 20... của UBND tỉnh Quảng Nam):
1. Căn cứ hỗ trợ
2. Sự phù hợp với các điều kiện hỗ trợ
3. Các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư:
TT | Nội dung/ hạng mục | Kinh phí xây lắp Số tiền hỗ trợ | Thời gian hỗ trợ (năm) | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
III. CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ:
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Định mức | Thành tiền | Mô tả kết cấu |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
IV. DOANH NGHIỆP CAM KẾT: Nội dung hồ sơ đầu tư
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Cam kết dự án chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ vốn nào từ ngân sách Nhà nước cho các nội dung xin hỗ trợ đầu tư tại văn bản này.
| ....., ngày … tháng … năm …. |
Hồ sơ kèm theo:....
Ghi chú: Đối với dự án đã triển khai thực hiện trước thời điểm Quyết định …../20.../QĐ- UBND ngày... tháng... năm.... của UBND tỉnh có hiệu lực, phần kiến nghị hỗ trợ đầu tư nêu tại Mục II cho thời hạn hoạt động còn lại của Dự án (nếu có).
UBND TỈNH QUẢNG NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../BC-SKHĐT | ….., ngày ….. tháng … năm ….. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA
Hỗ trợ đầu tư dự án .......
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Quảng Nam
Căn cứ bản đề nghị hỗ trợ số... ngày... tháng… năm…… của doanh nghiệp ….đề nghị hỗ trợ đầu tư dự án (Tên dự án) và hồ sơ dự án kèm theo; Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp.... đầu tư vào Dự án....(Tên dự án) theo quy định tại Nghị định ..../2018/NĐ-CP và Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày .../.../2021 như sau:
I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM TRA
1. Bản đề nghị số..........................................................................................
2. Báo cáo dự án đầu tư...............................................................................
3. Biên bản kiểm tra thực tế (Đối với dự án thực hiện trước thời điểm đề nghị ưu đãi, hỗ trợ):
4. Ý kiến của các cơ quan liên quan:............................................................
5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
II. THÔNG TIN DỰ ÁN
1. Tên dự án:...............................................................................................
2. Lĩnh vực đầu tư:.......................................................................................
3. Mục tiêu và quy mô dự án: (Mục tiêu sản phẩm đầu ra của dự án, số lượng lao động dự kiến, các hạng mục đầu tư và diện tích đất sử dụng ….)
4. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: (nếu có theo quy định của Luật đầu tư)
5. Cấp quyết định đầu tư dự án: (Tên doanh nghiệp)
6. Địa điểm thực hiện dự án:..............................................................................
7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: …….(Trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn vốn doanh nghiệp huy động)
8. Dự kiến mức vốn đề nghị Nhà nước hỗ trợ:..............................................
9. Thời gian thực hiện:.......................................................................................
10. Các thông tin khác (nếu có):.....................................................................
III. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Tổng hợp ý kiến của các cơ quan phối hợp
IV. Ý KIẾN THẨM TRA CỦA CƠ QUAN CHỦ TRÌ
1. Hỗ trợ đầu tư:
- Điều kiện đáp ứng:.....................................................................................
- Mức hỗ trợ:.....................................................................................................
- Thời gian hỗ trợ:..........................................................................................
2. Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn hỗ trợ:
3. Ý kiến khác:..............................................................................................
V. KẾT LUẬN
Trên đây là ý kiến thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp………… thực hiện Dự án…………………………, kính trình Ủy ban nhân dân.... xem xét, quyết định./.
| GIÁM ĐỐC |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. | …., ngày … tháng … năm …. |
Kính gửi: ………………..(Doanh nghiệp)
Căn cứ Nghị định số ..../2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số .../20.../QĐ-UBND về
Căn cứ đề nghị hỗ trợ tại văn bản số... ngày... tháng... năm... của doanh nghiệp ……. đề nghị ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dự án…..;
Căn cứ báo cáo thẩm tra số .../BC-SKHĐT ngày.... tháng... năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp.... đầu tư vào Dự án....,
Ủy ban nhân dân cam kết hỗ trợ doanh nghiệp …., giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (và tương đương) cấp ngày... tháng... năm... thực hiện Dự án.....:
1. Mức hỗ trợ:
2. Thời gian hỗ trợ:
3. Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng các nội dung dự án đã đăng ký./.
| CHỦ TỊCH |
TÊN DOANH NGHIỆP… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | …., ngày … tháng … năm … |
ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ HOẶC HẠNG MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp & PTNT
- Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày.... tháng .... năm ... của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Căn cứ Công văn số ..../UBND-KTN ngày .... tháng... năm .... của UBND tỉnh Quảng Nam về cam kết hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp... thực hiện dự án ...
Đến nay Doanh nghiệp ... đã hoàn thành đầu tư dự án (hạng mục dự án); đã tiến hành công tác nghiệm thu hoàn thành của chủ đầu tư.
Doanh nghiệp ... xin đề nghị nghiệm thu với nội dung như sau:
- Tên dự án (hạng mục dự án):
...........................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án: .............................................................................................
Kính đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức nghiệm thu dự án (hạng mục dự án) hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn./.
| ....., ngày … tháng … năm …. |
Hồ sơ kèm theo theo quy định tại Phụ lục số V Quy định này
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. | …., ngày …. tháng …. năm …. |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ HOẶC HẠNG MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1. Dự án (hạng mục dự án):....................................................................
2. Địa điểm xây dựng:...................................................................................
3. Thành phần tham gia nghiệm thu:
a) Phía Hội đồng nghiệm thu (Ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan và số văn bản cử tham gia làm đại diện)
b) Phía doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp)
Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách đầu tư dự án, hạng mục dự án:
c) Nhà thầu thi công
Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và cán bộ phụ trách thi công dự án, hạng mục dự án:
4. Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắt đầu: …… ngày ….. tháng …. năm …
Kết thúc: …… ngày ….. tháng …. năm …
Tại:.......................................................................................................
5. Đánh giá dự án, hạng mục dự án:
a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu:..........................................................
b) Quy mô, chất lượng dự án, hạng mục dự án (đối chiếu định mức hỗ trợ, thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật);
c) Các ý kiến khác nếu có
6. Kết luận:
- Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành dự án, hạng mục dự án đáp ứng yêu cầu và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có).
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này./.
| HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU DOANH NGHIỆP |
Bộ, ngành; | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ MÃ SỐ ĐƠN VỊ CÓ QUAN HỆ VỚI NGÂN SÁCH
DÙNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tên dự án đầu tư: ..................................................................................................
2. Nhóm dự án đầu tư
□ Dự án quan trọng quốc gia □ Dự án nhóm B
□ Dự án nhóm A □ Dự án nhóm C
3. Hình thức dự án
□ Xây dựng mới □ Cải tạo mở rộng □ Cải tạo sửa chữa
4. Hình thức quản lý thực hiện dự án
□ Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành | □ Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án |
□ Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực | □ Quản lý dự án của Tổng thầu xây dựng (EPC) |
□ Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt, có áp dụng công nghệ cao | □ Thuê tư vấn quản lý dự án |
5. Dự án cấp trên (đối với tiểu dự án)
5.1. Tên dự án cấp trên: .................................................................................................
5.2. Mã dự án cấp trên: ..................................................................................................
6. Chủ đầu tư
6.1. Tên chủ đầu tư: .......................................................................................................
6.2. Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách: ................................................................
6.3. Địa chỉ chủ đầu tư:
- Tỉnh, thành phố: ...........................................................................................................
- Quận, huyện: ...............................................................................................................
- Xã, phường: ................................................................................................................
- Số nhà, đường phố: ....................................................................................................
- Điện thoại: ...................................................................................................................
- Email: ..........................................................................................................................
7. Ban quản lý dự án (nếu có)
7.1. Tên Ban Quản lý dự án: ..........................................................................................
7.2. Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách: ................................................................
7.3. Địa chỉ Ban quản lý dự án:
- Tỉnh, thành phố: ...........................................................................................................
- Quận, huyện: ................................................................................................................
- Xã, phường: .................................................................................................................
- Số nhà, đường phố: .....................................................................................................
- Điện thoại: ....................................................................................................................
- Email: ...........................................................................................................................
8. Cơ quan chủ quản cấp trên
8.1. Tên cơ quan chủ quản cấp trên:
8.2. Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách:
9. Quyết định đầu tư
9.1. Cơ quan ra quyết định: ...........................................................................................
9.2. Số quyết định: .........................................................................................................
9.3. Ngày quyết định: .....................................................................................................
9.4. Người ký quyết định: ...............................................................................................
9.5. Thời gian bắt đầu thực hiện được duyệt: ................................................................
9.6. Thời gian hoàn thành dự án được duyệt: ...............................................................
9.7. Tổng mức đầu tư xây dựng dự án:
o Chi phí xây dựng: ………………………… | o Chi phí dự phòng: …………………….. |
o Chi phí thiết bị: …………………………… | o Chi phí quản lý dự án: ……………….. |
o Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư: …………………………… | o Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: |
| o Chi phí khác: |
9.8. Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn | Tỉ lệ nguồn vốn |
|
|
|
|
9.9. Địa điểm thực hiện dự án:
Quốc gia | Tỉnh, thành phố | Quận, huyện | Xã, phường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9.10. Ngành kinh tế (nếu có):
Mã ngành kinh tế | Tên ngành kinh tế |
|
|
|
|
|
|
10. Thông tin về người đại diện đăng ký mã số ĐVQHNS
10.1. Họ và tên người đại diện: ......................................................................................
10.2. Điện thoại cơ quan: ...............................................................................................
10.3. Điện thoại di động: ................................................................................................
10.4. Email: ....................................................................................................................
| Ngày tháng năm |
Hồ sơ kèm theo:
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau đây:
- Quyết định đầu tư dự án;
- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).
TÊN DOANH NGHIỆP… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | …., ngày … tháng … năm … |
ĐỀ NGHỊ CẤP VỐN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Kính gửi: | - UBND tỉnh Quảng Nam; |
- Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày.... tháng .... năm ... của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Căn cứ Công văn số ..../UBND-KTN ngày .... tháng... năm .... của UBND tỉnh Quảng Nam về cam kết hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp... thực hiện dự án ...
Doanh nghiệp ... kính đề nghị UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét cấp vốn hỗ trợ đầu tư với nội dung như sau:
- Tên dự án: .....................................................................................................................
- Mã số dự án: .................................................................................................................
- Địa điểm thực hiện dự án: .............................................................................................
- Các hạng mục được hỗ trợ:
TT | Hạng mục được hỗ trợ | Mức vốn hỗ trợ đã được duyệt |
| Tổng số |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
... |
|
|
Kính trình./.
| ....., ngày … tháng … năm …. |
Hồ sơ kèm theo:
- Các văn bản ở phần căn cứ nêu trên;
- Mã số dự án
TÊN DOANH NGHIỆP… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…., ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố……
Căn cứ Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số ....../QĐ-UBND ngày .... tháng ... năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp).................................................................................
Trụ sở chính:................................................................................................
Điện thoại: ………………………….Fax:................................................................
Tài khoản số ………………………. tại.............................................................
Đề nghị tạm ứng (thánh toán) kinh phí hỗ trợ đầu tư với nội dung sau:
- Lý do tạm ứng (thanh toán):.............................................................................
- Nội dung ưu đãi, hỗ trợ:
Hạng mục hỗ trợ:.................................................................................
...........................................................................................................................
Số tiền đề nghị tạm ứng (thanh toán):………..…. (Viết bằng chữ):...................
- Hồ sơ kèm theo gồm:..........................................................................
| CHỨC DANH NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP |
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT | ……. ngày ….. tháng…. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Tên dự án:……………………………………
Kính gửi: ………………………………………………….
I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1. Nhà đầu tư
a) Nhà đầu tư thứ nhất:
- Tên nhà đầu tư:
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...:
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:
b) Nhà đầu tư tiếp theo:
- Tên nhà đầu tư:
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...:
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:
2. Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án):
- Tên doanh nghiệp:
- Các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email...):
- Đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp):
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật:
- Vốn điều lệ:
- Vốn pháp định (nếu có):
3. Dự án đầu tư:
- Tên dự án:
- Địa điểm thực hiện:
- Văn bản quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có):
- Diện tích đất sử dụng:
- Mục tiêu, quy mô:
- Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn:
- Thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án:
- Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có):
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có):
II. TÌNH HÌNH CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tình hình và khả năng huy động vốn cho dự án:
- Việc góp vốn chủ sở hữu:
- Việc huy động vốn vay:
- Việc huy động nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có):
2. Tình hình chuẩn bị thực hiện dự án:
a) Thực hiện thủ tục về giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được nhà nước giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
b) Công tác GPMB và tái định cư (nếu có);
c) Thực hiện thủ tục về xây dựng, môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng, môi trường (nếu có).
3. Các vướng mắc phát sinh (nếu có):
III. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
| NHÀ ĐẦU TƯ |
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT | ……, ngày ….. tháng…. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Tên dự án: …………………………
Kính gửi: ………………………………………………………..
I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Ghi nội dung quy định tại phần I mẫu số 12.
(Nội dung này chỉ báo cáo một lần vào kỳ đầu tiên sau khi dự án được khởi công hoặc sau khi dự án được điều chỉnh làm thay đổi các thông tin về dự án).
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án:
- Tiến độ chuẩn bị dự án:
- Tiến độ giải phóng mặt bằng (nếu có):
- Tiến độ xây dựng cơ bản (nếu có):
- Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử (nếu có):
- Tiến độ thực hiện các hạng mục, phân kỳ đầu tư (nếu có):
- Tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ:
- Tiến độ thực hiện các mục tiêu đầu tư:
2. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn pháp định (nếu có):
a) Tiến độ góp vốn:
STT | Loại vốn | Số vốn góp trong kỳ | Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo |
1 | Vốn đầu tư |
|
|
2 | Vốn điều lệ |
|
|
3 | Vốn pháp định |
|
|
b) Nguồn vốn:
STT | Nguồn vốn | Số vốn góp trong kỳ | Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo |
1 | Vốn chủ sở hữu |
|
|
2 | Vốn vay các tổ chức tín dụng |
|
|
3 | Mua máy móc, thiết bị, nguyên liệu trả chậm |
|
|
4 | Nguồn vốn huy động khác |
|
|
| Cộng |
|
|
3. Việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan:
- Về việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác:
- Về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:
- Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
- Việc đáp ứng các quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
4. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có)
5. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án (nếu có).
III. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
| NHÀ ĐẦU TƯ |
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT | ……., ngày ….. tháng…. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC ĐẦU TƯ
Tên dự án: ………………………
Kính gửi: …………………………………………………….
I. THÔNG TIN DỰ ÁN
Ghi các nội dung quy định tại phần I của mẫu số 12.
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu (đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu, trừ mục tiêu kinh doanh):
- Những mục tiêu về xây dựng dự án, tạo lập dự án, doanh nghiệp:
- Những mục tiêu về quy mô;
- Những mục tiêu khác.
2. Đánh giá kết quả huy động các nguồn lực (đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu):
- Nguồn lực tài chính (vốn chủ sở hữu, vốn vay và huy động khác, mua, thuê máy móc thiết bị trả chậm):
- Nguồn nguyên liệu;
- Đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác:
- Nguồn lực lao động, chất xám, công nghệ:
- Các nguồn lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như: điện, nước, giao thông...
- Các nguồn lực khác.
3. Đánh giá tiến độ thực hiện (đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu. Đặc biệt những vướng mắc về chế độ, chính sách, thủ tục hành chính...; sự phối hợp giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.):
- Tiến độ chuẩn bị dự án:
- Tiến độ giải phóng mặt bằng:
- Tiến độ xây dựng:
- Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử:
- Tiến độ huy động vốn.
4. Đánh giá về lợi ích của dự án (nêu những lợi ích do dự án mang lại trong quá trình thực hiện, dự tính những lợi ích dự án sẽ mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh).
III. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
| NHÀ ĐẦU TƯ |
TÊN NHÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCGSĐGĐT | ……., ngày ….. tháng…. năm ……. |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC, VẬN HÀNH
Tên dự án: …………………………..
Kính gửi: ………………………………………………….
I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Ghi nội dung quy định tại phần I mẫu số 12 và chỉ báo cáo một lần tại kỳ báo cáo đầu tiên sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.
II. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VẬN HÀNH DỰ ÁN
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh:
- Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội...).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).
- Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).
- Sơ bộ tình hình tài chính doanh nghiệp (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,..., phân tích, đánh giá so với kỳ báo cáo trước liền kề).
2. Việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan:
- Về việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác:
- Về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:
- Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
- Việc đáp ứng các quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
3. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có)
4. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có)
III. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.
| NHÀ ĐẦU TƯ |
1 * Lưu ý về thẩm định dự án theo Điều 57 của Luật Xây dựng, cụ thể:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
- Dự án không thuộc trường hợp nêu trên do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
* Lưu ý về lựa chọn đơn vị Tư vấn có năng lực và đảm bảo điều kiện về pháp lý:
Đối với tổ chức: có ngành nghề hoạt động phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
Đối với cá nhân tư vấn lập thiết kế: chứng chỉ hành nghề thiết kế; có chứng chỉ định giá xây dựng.
* Đối với dự án có đề nghị hỗ trợ hạng mục giao thông, yêu cầu bổ sung các nội dung sau vào hồ sơ dự án: Bản vẽ tổng thể vị trí mặt bằng xây dựng; bản vẽ trắc ngang, trắc dọc, bình đồ của đường giao thông; bình đồ hệ thống thoát nước; bảng tính kết cấu áo đường; bảng tính thủy văn thoát nước hệ thống cống (nếu công trình lớn có thiết kế cầu, cống lớn). Khi dự án có đấu nối giao thông phải có giấy cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải có phương án tổ chức giao thông tại điểm đấu nối được cơ quan quản lý giao thông chấp thuận.
- 1Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 3131/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 2200/QĐ-UBND năm 2020 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về định mức kinh tế kỹ thuật mô hình khuyến nông áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 252/QĐ-UBND năm 2021 về định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong thực hiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Quyết định 20/2021/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình để thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 12/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 9Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 10Luật Đầu tư 2020
- 11Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 12Circular No. 26/2016/TT-BXD dated October 26, 2016, on elaboration of a number of aspects of construction quality control and maintenance
- 13Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 14Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 15Luật Đầu tư công 2019
- 16Thông tư 04/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 17Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Quyết định 176/QĐ-BCT năm 2019 về Danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 19Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 20Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 21Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 22Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 23Thông tư 02/2019/TT-BKHCN về Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 24Luật Doanh nghiệp 2020
- 25Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 26Quyết định 3131/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 27Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 28Quyết định 2200/QĐ-UBND năm 2020 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 29Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về định mức kinh tế kỹ thuật mô hình khuyến nông áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 30Quyết định 252/QĐ-UBND năm 2021 về định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong thực hiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 31Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 32Quyết định 20/2021/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình để thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP
Quyết định 522/QĐ-UBND năm 2021 quy định về thực hiện Nghị quyết 45/2018/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 522/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết