Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52-HĐBT | Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 1987 |
Căn cứ điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Quyết định số 64b- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của uỷ ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình và Ban tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thành lập thị trấn Ba Đình (thị trấn huyện lỵ huyện Ba Tơ) trên cơ sở sáp nhập các thôn Đá Bàng, Tài Năng (xã Ba đình); thôn Vã Nhăn, Con Dung (xã Ba Dung); thôn Tài Năng 1, Tài Năng 2 (xã Ba Rung) cùng huyện.
- Thị trấn Ba Tơ có 512,2 hécta đất với 3.346 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Ba Tơ ở phía đông giáp xã Ba Trung; phía tây giáp xã Ba Dinh; phía nam giáp các xã Ba Tích và Ba Trang; phía bắc giáp sông Liên và sông Tô.
2. Giải thể xã Ba Đình, sáp nhập thôn Dốc Mốc vào xã Ba Trung và thôn Đồng Dinh vào xã Ba Dinh; đổi tên xã Ba Trung thành xã Ba Cung; đổi tên xã Ba Dung thành xã Ba Chùa.
- Xã Ba Cung có 2.316 hécta đất với 1.455 nhân khẩu.
Địa giới xã Ba Cung ở phía đông giáp xã Ba thành; phía tây giáp thị trấn Ba Đình và xã Ba Chùa, phía nam giáp xã Ba Liên; phía bắc giáp xã Ba Vinh.
- Xã Ba dinh có 7.232 hécta đất với 2.907 nhân khẩu.
Địa giới xã Ba Dinh ở phía đông giáp thị trấn Ba Đình; phía tây giáp xã Ba Tô; phía nam giáp xã Ba Lê; phía bắc giáp xã Ba Điền.
- Xã Ba Chùa có 1.918 hécta đất với 899 nhân khẩu.
Địa giới xã Ba Chùa ở phía đông giáp xã Ba Cung; phía tây giáp xã Ba Dinh; phía nam giáp sông Liên và sông Tô; phía bắc giáp xã Ba Vinh.
Thành lập thị trấn Đức Phổ (thị trấn huyện lỵ huyện Đức Phổ) trên cơ sở sáp nhập thôn Hoà An, 1 phần thôn An Tường (xã Phổ Hoà), thôn Vĩnh Lạc, 1 phần thôn Vĩnh Bình (xã Phổ Ninh), 1 phần thôn Tân Tự, 1 phần thôn Trường Sanh (xã Phổ Minh) cùng huyện.
- Thị trấn Đức Phổ có 394,6 hécta đất với 5.090 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Đức Phổ ở phía đông và phía bắc giáp xã Phổ Minh; phía tây giáp các xã Phổ Ninh và Phổ Hoà; phía nam giáp xã Phổ Hoà.
- Xã Phổ Hoà còn 1.574 hécta đất với 3.100 nhân khẩu.
- Xã Phổ Ninh còn 2.582 hécta đất với 7.670 nhân khẩu.
- Xã Phổ Minh còn 887 hécta đất với 4.184 nhân khẩu.
Thành lập thị trấn Đồng Cát trên cơ sở sáp nhập thôn 2 (trừ xóm Cây gạo), thôn 4 (trừ xóm Chòi), thôn 5 và thôn 6 của xã Đức Tân.
- Thị trấn Đồng Cát có 600 hécta đất với 7.000 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Đồng Cát ở phía đông và phía nam giáp xã Đức Phong; phía tây và phía bắc giáp xã Đức Tân.
- Xã Đức Tân còn 1.300 hécta đất với 6.000 nhân khẩu.
Thành lập thị trấn Ngô Mây (thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cát) trên cơ sở sáp nhập 567 hécta đất với 9.790 nhân khẩu của xã Cát Trinh, 637 hécta đất với 487 nhân khẩu của xã Cát Tân.
- Thị trấn Ngô Mây có 1204 hécta đất với 10.277 nhân khẩu
Địa giới thị trấn Ngô Mây ở phía đông và phía bắc giáp xã Cát Trinh; phía tây giáp xã Cát Hiệp; phía nam giáp xã Cát Tân.
- Xã Cát Trinh còn 4.564 hécta đất với 6465 nhân khẩu.
- Xã Cát Tân còn 3.925 hécta đất với 11. 215 nhân khẩu.
Giải thể xã Tịnh ấn và xã Tịnh Phong để thành lập 3 đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Tịnh ấn Đông, xã Tịnh Ấn Tây và thị trấn Sơn Tịnh (thị trấn huyện lỵ huyện Sơn Tịnh).
- Xã Tịnh Ấn Đông có 885 hécta đất với 5.500 nhân khẩu.
- Địa giới xã Tịnh Ấn Đông ở phía đông giáp các xã Tịnh Ấn và Tịnh Châu; phía tây giáp thị trấn Sơn Tịnh ; phía nam giáp xã Tịnh An và thị trấn Sơn Tịnh; phía bắc giáp xã Tịnh Phong.
- Xã Tịnh Ấn Tây có 663 hécta đất với 4000 nhân khẩu.
Địa giới xã Tịnh Ấn Tây ở phía đông giáp thị trấn Sơn Tịnh; phía tây giáp xã Tịnh Hà; phía nam giáp thị xã Quảng Ngãi; phía bắc giáp các xã Tịnh Phong và Tịnh Thọ.
- Thị trấn Sơn Tịnh có 808 hécta đất với 8.690 nhân khẩu.
Địa giới thị trấn Sơn Tịnh ở phía đông giáp các xã Tịnh An và Tịnh Ấn Đông; phía tây giáp xã Tịnh Ấn Tây; phía nam giáp thị xã Quảng Ngãi; phía bắc giáp xã Tịnh Phong.
Thành lập thị trấn Tuy Phước (thị trấn huyện lỵ huyện Tuy phước) trên cơ sở sáp nhập 543, 82 hécta đất với 8.413 nhân khẩu của xã Phước Nghĩa và 36 hécta đất với 365 nhân khẩu của xã Phước Long.
- Thị trấn Tuy Phước có 579,82 hécta đất với 1.529 nhân khẩu.
Địa giới thị trân Tuy Phước ở phía đông giáp xã Nhơn Bình, phía tây giáp xã Phước Lộc, phia nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía bắc giáp xã Phước Nghĩa.
- Xã Phước Nghĩa còn 919, 73 hécta đất với 5.331 nhân khẩu.
- Xã Phước Long 534 hécta đất với 7.815 nhân khẩu.
Giải thể xã Nhơn Thạch để thành lập hai phường lấy tên là phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu.
- Phường Bùi Thị Xuân có 5.310 hécta đất với 9.889 nhân khẩu.
Địa giới phường Bùi Thị Xuân ở phía đông giáp núi Vũng Chua; phía tây giáp huyện Tuy Phước; phía nam giáp tỉnh Phú Khánh; phía bắc giáp phường Trần Quang Diệu.
- Phường Trần Quang Diệu có 1.630 hécta đất với 9.432 nhân khẩu.
Địa giới phường Trần Quang Diệu ở phía đông giáp xã Nhơn Phú; phía tây và phía bắc giáp huyện Tuy Phước; phía nam giáp phường Bùi Thị Xuân.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Quyết định 52-HĐBT năm 1987 về việc chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh nghĩa bình do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 52-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/1987
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra