- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 4Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 7Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- 8Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2017/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 08 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 80/TTr-SGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2017, ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 236/BC-STP ngày 17 tháng 7 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến đường thủy nội địa Đảo Lớn - Đảo Bé và ngược lại thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN TUYẾN VẬN TẢI THỦY TỪ BỜ RA ĐẢO SA KỲ - LÝ SƠN, TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐẢO LỚN - ĐẢO BÉ VÀ NGƯỢC LẠI THUỘC TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 28/08/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Quy chế này quy định việc phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến và trên luồng tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến đường thủy nội địa Đảo Lớn - Đảo Bé và ngược lại thuộc tỉnh Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé).
1. Cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về hàng hải, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại cảng, bến và tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hoặc liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách đường thủy nội địa tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
1. Việc phối hợp thực hiện trách nhiệm phải trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất, không chồng chéo trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
2. Công tác phối hợp phải thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ chuyên môn, nguyên tắc làm việc, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng. Quá trình phối hợp thực hiện trách nhiệm không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mỗi cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng.
3. Một nhiệm vụ, một công việc chỉ do một cơ quan chủ trì thực hiện, quyết định theo thẩm quyền. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng khác chỉ tham gia phối hợp.
4. Khi có phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp thực hiện trách nhiệm phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1. Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi là cơ quan chủ trì, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường thủy nội địa tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn theo quy định của pháp luật về hàng hải và pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, có trách nhiệm chủ trì thực hiện:
a) Xây dựng, ban hành các kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và tổ chức vận tải trên tuyến hàng năm, vào các dịp lễ, tết để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.
b) Tổ chức hiệp thương và phê duyệt lịch chạy tàu trên tuyến sau khi đã hiệp thương thống nhất. Lịch chạy tàu sau khi phê duyệt được gửi đến Sở Giao thông vận tải và cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp quản lý hoạt động vận tải trên tuyến.
c) Quyết định điều động tàu tăng chuyến để giải tỏa khách trong trường hợp số lượng hành khách tăng đột biến.
d) Tổ chức các cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp liên quan khác để trao đổi thống nhất, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong tổ chức, quản lý hoạt động vận tải trên tuyến.
đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên luồng tuyến hàng hải và trong vùng nước cảng biển theo quy định.
e) Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành trang bị dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa, thiết bị thông tin, liên lạc trên tàu của các đơn vị vận tải hoạt động vận tải trên tuyến.
g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với cảng và phương tiện hoạt động vận tải trên tuyến theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường thủy nội địa tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; và là cơ quan phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi thực hiện chức năng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về vận tải ở địa phương theo quy định của pháp luật về hàng hải, pháp luật về giao thông đường thủy nội địa tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, có trách nhiệm thực hiện:
a) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, định hướng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển tàu phù hợp với điều kiện hoạt động tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; đồng thời, chấp thuận về chủ trương cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư tàu gửi Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi để phối hợp thực hiện.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
c) Xây dựng kế hoạch tổ chức vận tải hàng năm và vào các dịp lễ, tết để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
d) Tổ chức hiệp thương và phê duyệt lịch chạy tàu, thực hiện điều động tàu tăng chuyến để giải tỏa khách trong trường hợp số lượng hành khách tăng đột biến trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
đ) Tổ chức các cuộc họp với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan để trao đổi thống nhất giải quyết những vướng mắc phát sinh trong tổ chức, quản lý hoạt động vận tải trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật.
g) Chỉ đạo Ban Quản lý cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa, Ban Quản lý cảng Lý Sơn (sau đây viết tắt là Ban quản lý cảng) phối hợp với các đơn vị kinh doanh vận tải tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé, thường xuyên dự báo nhu cầu đi lại của hành khách để đề nghị Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức hiệp thương lịch chạy tàu theo tháng, quý phù hợp nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách; thực hiện niêm yết công khai giá vé, lịch chạy tàu cụ thể trên tuyến hàng ngày tại khu vực nhà ga, quầy bán vé và Website của Ban quản lý cảng.
3. Bộ đội Biên phòng tỉnh là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm tham gia cùng với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Sở Giao thông vận tải thực hiện:
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa và người tham gia giao thông trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé chấp hành quy định của pháp luật về hàng hải và pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
b) Tham gia thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến và trên luồng, tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật.
4. Công an tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm tham gia ý kiến với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi và Sở Giao thông vận tải về hoạt động vận tải đường thủy nội địa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
5. Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm thực hiện:
a) Tham gia phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi quản lý nhà nước về vận tải đường thủy nội địa trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật về hàng hải và pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
b) Chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn hướng dẫn tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc lập thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
c) Chỉ đạo Ban Quản lý cảng Lý Sơn xây dựng nội quy hoạt động thực hiện tiếp nhận, bố trí nhân lực quản lý khai thác cảng và cầu cảng cho tàu vào, rời cảng Lý Sơn đảm bảo trật tự, an toàn. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải về niêm yết công khai giá vé, lịch chạy tàu cụ thể trên tuyến hàng ngày tại khu vực nhà ga, quầy bán vé, trên Website của ban quản lý cảng (nếu có).
1. Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi là cơ quan có thẩm quyền, chủ trì thực hiện kiểm tra thủ tục, cấp giấy phép rời cảng, bến (sau đây viết tắt là tàu rời cảng) trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, có trách nhiệm thực hiện:
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do chủ tàu, thuyền trưởng nộp, xuất trình và lập thủ tục cấp giấy phép cho tàu rời cảng Sa Kỳ, cảng Lý Sơn theo quy định Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
b) Cung cấp các thông tin, thủ tục về thuyền viên và tàu hoạt động vận tải trên tuyến thuộc phạm vi kiểm tra của cơ quan, lực lượng chức năng phối hợp tại cảng để quản lý, kiểm tra, giám sát theo quy định; đồng thời, công khai các thủ tục và các biểu mẫu hướng dẫn kê khai cho phép tàu rời cảng để tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu, an toàn giao thông trong quá trình hoạt động vận tải trên tuyến do cơ quan mình cấp phép rời cảng.
d) Quyết định tạm thời không cho phép tàu rời cảng khi tàu không bảo đảm điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; hoặc trong trường hợp vì lý do bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; hoặc các lý do khẩn cấp khác nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại khu vực cảng theo quy định của pháp luật.
đ) Việc đình chỉ hoạt động của tàu hoặc không cho phép tàu rời cảng phải thông báo kịp thời cho chủ tàu và hành khách đi trên tàu biết. Nếu quá 15 phút so với giờ rời cảng phải kịp thời điều động, bố trí tàu khác để phục vụ hành khách.
e) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về tải trọng, xếp hàng hóa lên tàu hoạt động trên tuyến theo quy định; đồng thời, yêu cầu đơn vị vận tải, ban quản lý cảng phối hợp kiểm soát hàng hóa, hành khách lên, xuống tàu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
g) Phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, Đồn Biên phòng Lý Sơn nắm bắt các thông tin về tàu hoạt động vận tải tuyến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý neo, đậu làm hàng tại cảng để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của người, tàu trong khu vực cảng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
h) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại cảng thuộc phạm vi quản lý.
2. Bộ đội Biên phòng tỉnh là đơn vị chủ trì, thực hiện quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực cảng và trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm thực hiện:
a) Bố trí lực lượng, các loại phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện các biện pháp đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại; nắm bắt tình hình, đối tượng, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực cảng và trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự đối với người và tàu hoạt động vận tải thủy nội địa trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định.
c) Thực hiện nội dung, biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và địa phương giải quyết, xử lý các trường hợp, vụ việc gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong khu vực cảng và trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của pháp luật.
đ) Tiếp nhận, kiểm tra các thủ tục, giấy tờ trước khi tàu rời cảng theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
e) Khi phát hiện mất an ninh hàng hải, trật tự an toàn giao thông phải thông báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi hoặc Ban Quản lý cảng Lý Sơn xử lý không cấp giấy phép cho tàu rời cảng.
Trường hợp quá 15 phút so với giờ tàu rời cảng nếu chủ tàu không khắc phục kịp thời thì thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi hoặc Ban Quản lý cảng Lý Sơn điều động tàu khác để phục vụ hành khách.
3. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé; và là cơ quan phối hợp thực hiện chức năng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về vận tải ở địa phương tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, có trách nhiệm thực hiện:
a) Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lý Sơn giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý cảng Lý Sơn thực hiện:
Tiếp nhận, kiểm tra thủ tục, giấy tờ do chủ tàu, thuyền trưởng nộp, xuất trình và lập thủ tục cho tàu rời cảng trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Thực hiện việc đình chỉ hoạt động hoặc không cho tàu rời cảng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hoặc của lực lượng chức năng khi phát hiện tàu đó vi phạm quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông; hoặc khi điều kiện thời tiết không cho phép và thông báo cho chủ tàu, hành khách đi trên tàu biết.
Trường hợp thực hiện việc đình chỉ hoạt động hoặc không cho tàu rời cảng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hoặc của lực lượng chức năng, nếu quá 15 phút so với giờ rời cảng mà chủ tàu, thuyền trưởng chưa khắc phục xong, phải kịp thời điều động, bố trí tàu khác để phục vụ hành khách.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện, cấp tàu được phép hoạt động trên tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé do Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
c) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các ban quản lý cảng phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, Đồn Biên phòng Lý Sơn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại khu vực cảng Sa Kỳ, cảng Lý Sơn theo quy định.
Bố trí lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra điều kiện hoạt động, điều kiện an toàn của tàu, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái tàu; việc chấp hành trang bị dụng cụ, thiết bị cứu sinh, cứu đắm, cứu hỏa, thiết bị thông tin, liên lạc trên tàu hoạt động tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
4. Công an tỉnh là đơn vị phối hợp, có trách nhiệm thực hiện:
a) Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định của Bộ Công an về hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy và Công an huyện Lý Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực liên quan hiện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động vận tải, neo đậu tàu thuyền, xây dựng cầu tạm trái phép, lấn chiếm luồng hàng hải, gây cản trở và làm mất an toàn giao thông trong hoạt động vận tải tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
5. Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn là cơ quan phối hợp, có trách nhiệm thực hiện:
a) Chỉ đạo lực lượng chức năng, cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với Đồn Biên phòng Lý Sơn trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn giao thông khu vực cảng và trên tuyến vận tải thủy nội địa thuộc địa bàn huyện.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé theo quy định.
c) Chỉ đạo Ban Quản lý cảng Lý Sơn thường xuyên giám sát điều kiện bảo đảm an toàn trong việc khai thác, sử dụng cầu cảng, bến phục vụ vận tải; khi xét thấy có các yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên tuyến phải tạm dừng khai thác cảng, bến hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép dừng hoạt động khai thác cầu cảng, bến theo quy định; thông báo tình hình luồng, tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé cho phương tiện thủy nội địa hoạt động vận tải trên tuyến theo quy định.
1. Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn:
a) Tổ chức quán triệt nội dung Quy chế này đến cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về vận tải đường thủy nội địa và cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình làm nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa tại cảng và trên tuyến vận tải Sa Kỳ - Lý Sơn, Đảo Lớn - Đảo Bé.
b) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp thuộc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo Quy chế này.
c) Định kỳ hàng năm (vào tháng 12), Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Các sở, ban ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện nội dung Quy chế này.
Quá trình thực hiện Quy chế này trong thực tế có phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; an toàn - vệ sinh lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Quyết định 38/2017/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 của Quy định điều kiện an toàn đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, kèm theo Quyết định 78/2016/QĐ-UBND
- 4Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 1498/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải các tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Kiên Giang
- 6Quyết định 1754/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Khoản 4 Điều 3 của Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Kiên Giang kèm theo Quyết định 1498/QĐ-UBND
- 7Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 159/2005/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giao thông vận tải do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2018 về công bố tuyến đường thủy nội địa địa phương: Sông Năng - Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; an toàn - vệ sinh lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 4Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 5Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 8Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 9Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- 10Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng
- 11Quyết định 38/2017/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 của Quy định điều kiện an toàn đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, kèm theo Quyết định 78/2016/QĐ-UBND
- 12Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 1498/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải các tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Kiên Giang
- 14Quyết định 1754/QĐ-UBND năm 2017 sửa đổi Khoản 4 Điều 3 của Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động vận tải tuyến từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Kiên Giang kèm theo Quyết định 1498/QĐ-UBND
- 15Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 159/2005/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2018 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 17Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Sở Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực giao thông vận tải do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 18Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2018 về công bố tuyến đường thủy nội địa địa phương: Sông Năng - Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 52/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến đường thủy nội địa Đảo Lớn - Đảo Bé và ngược lại thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 52/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết