Hệ thống pháp luật

BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI"

UỶ BAN NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường;

- Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số 998/TT-YT ngày 31/5/1999.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND Thành phố Hà Nội trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giao thông công chính, Y tế, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thủ trưởng các Sở, Ngành, Đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




L
ưu Minh Trị

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo quyết định số 52/1999/QĐ-UB ngày 02 tháng 7 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)

Chương I:

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy định này nhằm giải quyết chất thải rắn y tế nguy hại.

Điều 2: Các khái niệm:

Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động y tế như khám chữa bệnh, bào chế, sản xuất, đào tạo nghiên cứu, thú y... Được chia làm 2 loại chính như sau:

- Chất thải rắn y tế nguy hại: Là chất thải rắn y tế có chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

- Chất thải rắn y tế thông thường: Là chất thải rắn y tế không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

Điều 3: Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm các hoạt động: phân loại, thu gom, ghi nhãn, lưu giữ, giao nhận, vận chuyển và xử lý (khử trùng, đốt, chôn lấp).

Điều 4: Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở thú y và các ngành khác có liên quan phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều trong bản quy định này. UBND Thành phố Hà Nội khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, đảm bảo dúng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5: Phân loại chất thải rắn y tế nguy hại được tạm thời chia làm 4 nhóm chính:

Nhóm A: Chất thải rắn y tế nguy hại có nguy cơ lây nhiễm:

Bao gồm:

- Các bộ phận cắt bỏ của cơ thể, xác của súc vật loại nhỏ su thí nghiệm, rau thai nhi... Dịch của cơ thể: máu (nhiễm trùng hoặc không), chất sinh thiết...

- Các chất bài tiết: phân, nước tiểu, chất nôn, túi đựng chất nôn, nước bọt, đờm dãi ...

- Quần áo nhiễm bẩn, nhiễm trùng (quần áo bệnh nhân, quần áo, găng tay các bộ nhân viên y tế trong phòng mổ, giường khoét lỗ, các vật phẩm lây nhiễm, nhiễm trùng khác: ga, đệm) ... không dùng được nữa cần thải bỏ. Bông, băng gạc nhiễm bẩn, nhiễm trùng.

- Các bệnh phẩm, các mẫu nuôi cấy, các mẫu xét nghiệm vi sinh vật trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm...

- Thức ăn, thực phẩm của bệnh nhân lây nhiễm dùng còn thừa.

Nhóm B: Chất thải rắn y tế nguy hại cứng / sắc nhọn:

Bao gồm:

- Bơm, kim tiêm đã dùng, dao mổ, kéo, kẹp... đã dùng bỏ đi.

- Chai lọ, hộp, mảnh thuỷ tinh, can nhựa, chai lọ nhựa ...

- Các mảnh xương gẫy vỡ...

Nhóm C: Dược phẩm, hoá phẩm:

Bao gồm:

- Dược phẩm:

+ Thuốc hỏng, thuốc quá hạn dụng, thuốc dùng thừa.

+ Thuốc độc đối với tế bào, Vắc xin, huyết thanh...

- Hoá chất, thuốc thử:

+ Các dung môi hữu cơ, các hợp chất vô cơ.

- Bình xịt, nhiệt kế có thuỷ ngân phải xử lý theo quy định riêng và tuyệt đối cấm không được đưa vào lò đốt.

Nhóm D: Chất thải rắn y tế có chứa chất phóng xạ:

Được xử lý theo quy định riêng đối với chất phóng xạ.

Điều 6: Phương tiện thu chứa.

1) Thùng đựng chất thải rắn y tế nguy hại:

- Là thùng nhựa cứng hoặc kim loại không rỉ, không thấm, có bề mặt trơn nhẵn, dễ cọ rửa, thuận tiện cho việc khử trùng, tẩy uế. Thùng có miệng rộng, có nắp đạy kín, khít, được lắp vào bản lề, mở nắp thùng bằng bàn đạp chân và có thể có quai xách hoặc bánh xe để thuận tiện cho việc di chuyển dễ dàng.

- Mã màu: Màu ghi tối, màu lục dùng để thu gom các túi / bao rác màu vàng chứa chất thải rắn y tế nguy hại.

- Dung tích thùng: Có thể thay đổi từ 20-30 lít 240-340 lít.

- Nắp thùng phải luôn được đạy kín trong suốt thời gian sử dụng tạic ác điểm phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại.

2) Bao / túi chất dẻo đựng chất thải rắn y tế nguy hại:

- Vật liệu để sản xuất túi: Nhựa có tỷ trọng thấp polyetylen (PE); nhựa có tỷ trọng cao polyetylen (PP); Đặc biệt không dùng nhựa polyvilyn clorua (PVC); vì tạo ra chất ô nhiễm trong quá trình đốt rác. Độ đầy bao túi từ 25 ¸ 55 micromet (mm) tuỳ theo tỷ trọng nhựa sản xuất. Đảm bảo có độ bền cơ học, độ chịu bục ... đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

- Mã màu: Màu vàng đục được quy định cho túi /bao đựng chất thải rắn y tế nguy hại đưa thẳng vào lò đốt rác.

- Dung tích túi /bao : Thay đổi từ 5-10 ÷ 20-30 ÷ 50-100 lít.

3) Chai lọ, can nhựa hoặc chai lọ thuỷ tinh:

- Được dùng để đựng chất thải rắn y tế nguy hại ở dạng lỏng hoặc các vật cứng nhọn nếu miệng rộng (chất thải nhóm B) như bơm tiêm, kim tiêm, dao mổ, kéo, kẹp, mảnh thuỷ tinh ... Các vật đựng này phải có nút xoáy, nắp ... đạy chặt được.

4) Hộp giấy các tông:

- Hộp phải có độ bền cơ học, có độ chịu bục, có khả năng chống rỏ rỉ, có nắp đậy kín, khít. Hộp phải nguyên vẹn, không thủng, rách. Có thể làm tăng khả năng chống thấm, chống rỏ rỉ, chống thủng bằng cách lót một tấm ni lông hoặc tráng một lớp mỏng paraphin.

- Hộp được dùng để đựng chất thải nhóm B (các vật nhọn cứng).

5) Các phương tiện, dụng cụ phục vụ thu gom, lưu giữ chất thải khác?

Ngay tại khu vực lưu giữ, bảo quản chất thải y tế phải trang bị sẵn:

- Các phương tiện, dụng cụ cọ rửa, làm vệ sinh như: chổi cọ, vòi, ống dẫn nước bằng cao su hoặc plastic, các hoá chất tẩy uế, khử trùng, các vật liệu thấm hút để xử lý sự cố trong trường hợp rò rỉ, sánh rớt...

Điều 7: Đóng gói chất thải rắn y tế nguy hại.

1) Bao túi chất dẻo màu vàng:

- Đối với nhóm A (chất thải rắn y tế nguy hại có nguy cơ lây nhiễm).

+ Nếu cơ sở y tế có trang thiết bị khử trùng bằng phương pháp hấp ướt (steam autoclaving). Sau khử trùng, chất thải rắn y tế hại loại này được phép thải bỏ chung với rác sinh hoạt để đưa ra bãi chôn lấp rác.

+ Trong trường hợp chất thải nhóm A không được khử trùng bằng phương pháp hấp ướt tại bệnh viện phải đóng kín vào bao túi chất dẻo màu vàng để đưa vào lò đốt.

- Chất thải rắn y tế nguy hại nhóm B (vật cứng nhọn) :

+ Chất thải rắn y tế nguy hại nhóm B sau khi xử lý sơ bộ theo quy định của ngành y tế trước hết phải được bỏ vào các can, các chai lọ bằng nhựa hoặc bằng thuỷ tinh hay hộp giấy các tông. Khi chất thải đã đầy tới 3/4 dung tích của vật đựng, đóng chặt nắp hoặc vặn chặt nút, băng dán kỹ lại rồi để vào các bao túi màu vàng để đưa thẳng vào lò đốt.

- Chất thải rắn y tế nguy hại nhóm C (dược phẩm, hoá chất)/

+ Đơn vị y tế /bệnh viện phải phân công, chỉ định khoa hoặc phòng Dược có trách nhiệm thu gom, đóng bao túi các dược phẩm quá hạn dùng, hỏng hoặc không dùng nữa. Thuốc ở dạng rắn như viên nhộng, viên dập hoặc hoá chất ở dạng rắn, dạng bột phải được xử lý sơ bộ theo quy định của ngành dược trước khi đóng bao túi để đưa vào lò đốt.

+ Tuyệt đối không được thu gom để thải bỏ các dược phẩm hoá chất ở các bãi chôn lấp rác mà chưa qua xử lý.

- Chất thải rắn y tế nguy hại nhóm D:

Thực hiện theo Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ và Thông tư hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ.

* Chú ý 1: Gắn, buộc miệng bao túi:

- Khi chất thải y tế đã đầy tới 3/4 túi (tới vạch mức trên bao túi).

- Buộc chặt miệng túi đối với túi sản xuất bằng nhựa có tỷ trọng cao (túi có độ bền cao). Bấm khuy nhựa tự khoá đối với các túi được sản xuất bằng túi có tỷ trọng thấp (túi có độ bền thấp).

* Chú ý 2: Cách thức cầm túi rác:

- Các túi rác phải được cầm ở cổ túi để nhấc lên và đặt xuống sao cho những lần sau cũng được cầmỏ cổ túi để nhấc lên và đặt xuống. Các thao tác này được hạn chế tới mức tối đa càng tốt. Đây là nguồn gây bị thương chính bởi các chất thải y tế sắc nhọn, đặc biệt là các kim tiêm.

- Nghiêm cấm đóng miệng túi rác bằng cách dập ghim, cài móc vào thân túi rác để mang đi mang lại, nén ép chất thải rắn y tế nguy hại trong quá trình thu gom, đóng bao túi, đóng thùng để giảm dung tích rác.

- Cố gắng tránh sự va đập trong khi mang vác, di chuyển túi rác. Không được ném hoặc đánh rơi các phương tiện chứa rác để tránh việc nứt vỡ, thủng, rò rỉ...

* Chú ý 3:

Đối với y tế tư nhân và bệnh nhân chỉ được chăm sóc điều trị tại nhà, ngành y tế phải quy định, phân công cụ thể cán bộ nhân viên y tế chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại.

2) Thùng đựng chất thải rắn y tế nguy hại:

- Khi chất thải rắn y tế nguy hại đã đầy tới 3/4 (tới vạch mức trên thùng) thì đậy chặt nắp thùng, chốt an toàn trước khi di chuyển, vận chuyển thùng đi nơi khác.

Điều 8: Cách thức kiểm tra thu gom, đóng gói:

Cán bộ nhân viên được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và đảm bảo:

- Chất thải rắn y tế nguy hại phải được đóng vào các phương tiện chứa (bao túi hoặc thùng) có màu vàng đúng quy định. Các bao túi dã được buộc hoặc gắn chặt miệng túi hoặc bấm khuy nhựa tự khoá khi chất thải y tế đầy tới 3/4 thể tích.

- Không được có các vật cứng nhọn ở thành túi và đáy túi để có thể đâm thủng hoặc làm rách túi. Không được có bất kỳ sự rò rỉ nào do các bao túi, thùng đựng chất thải nứt vỡ.

- Các vật liệu thấm hút như vải vóc, quần áo, khăn bông bỏ đi, giấy thấm, các hạt túi ẩm phải được bỏ dưới đáy túi hoặc thùng để hút hết chất lỏng dư thừa trong túi hoặc trong thùng.

- Khi phát hiện ra sự cố như rỏ rỉ, nứt vỡ các phương tiện chứa rác hoặc có sự nhầm lẫn, cán bộ nhân viên y tế phải khắc phục kịp thời bằng cách đặt vào một phương tiện chứa rác khác để bảo đảm chất thải rắn y tế nguy hại khi rời khỏi khoa phòng, buồng bệnh... đều được đựng trong túi hoặc trong thùng có màu đùng quy định, bảo đảm an toàn và tiến hành các thủ tục cọ rửa, khử trùng tẩy uế cần thiết.

Điều 9: Ghi nhãn:

- Nhãn bên ngoài các phương tiện chứa rác cần được in sẵn hoặc ghi các quy định cần thiết để dễ nhận biết và thực hiện.

- Phương tiện chứa rác màu vàng (thùng, túi) cần in dòng chữ:

"Chất thải rắn y tế nguy hại - chỉ để đốt"

- Ở vị trí 3/4 dung tích của phương tiện chứa rác cần in dòng chữ:

"Không đựng rác quá vạch này".

- Phương tiện chứa rác có nguy cơ lây nhiễm cao cần được tiệt trùng bằng phương pháp hấp ướt cần ghi dòng chữ:

"Chất thải rắn y tế nguy hại cần được khử trùng".

- Các phương tiện chứa rác bệnh viện là dụng cụ hỏng vỡ có chứa thuỷ ngân, các bình áp suất như hộp xịt, ống xịt... cần ghi dòng chữ:

"Không được đốt không được chọc thủng và tránh ánh nắng mặt trời".

- Phương tiện chứa chất thải độc hại với tế bào cần ghi dòng chữ:

"Chất thải độc với tế bào".

- Phương tiện chứa chất thải phóng xạ: Theo quy định riêng.

Điều 10: Bảo quản, lưu giữ.

- Lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại tại nguồn và các giai đoạn trung gian trước khi xử lý, thải bỏ cuối cùng liên quan chặt chẽ với quy trình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

- Các khu vực lưu giã, bảo quản taapj trung chất thải rắn y tế nguy hại phải là khu vực riêng, tách biệt với khu vực lưu giữ rác sinh hoạt của đơn vị y tế, phải có biển báo rõ ràng.

- Khu vực chứa chất thải rắn y tế nguy hại phải có mái che, tuyệt đối không được để ngỏ ngoài trời. Nền của khu vực chứa chất thải rắn y tế nguy hại phải cao, sàn được lát bằng vật liệu cứng chống thấm, có hệ thống tiêu thoát nước tốt và hợp lý. Được chiếu sáng và thông gió hợp lý.

- Được khoá lại và giao chìa khoá cho nhân viên trông coi, đảm bảo an toàn không có người đến nhặt, bới rác, không được để động vật (chó, mèo...) đến gần hoặc các loại gặm nhấm (chuột), côn trùng quấy phá.

- Thời hạn lưu giữ:

+ Đảm bảo cho việc thu gom thường xuyên và phải tính đến cả những ngày nghỉ lễ tết của toàn dân.

+ Chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và vận chuyển hàng ngày đến lò đốt rác hoặc bãi chôn lấp rác. Thời hạn lưu giữ bảo quản tối đa là 2 ngày.

- Chất thải dễ phân huỷ sinh học có thể bảo quản trong nhà lạnh dành riêng cho chất thải rắn y tế nguy hại.

- Trong trường hợp chất thải ít, nếu không được thu gom hàng ngày có thể bảo quản trong các túi nhỏ dành riêng cho chất thải rắn y tế nguy hại được lưu giữ ngay tại các khoa phòng như rau thai nhi của phòng đẻ, phủ tạng cắt bỏ của phòng mổ...

Chất thải độc với tế bào: Các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ để soạn thảo quy định về bảo quản lưu giữ chất thải độc với tế bào.

- Bảo quản, lưu giữ chất thải phóng xạ: Theo quy định riêng.

Điều 11: Giao nhận và vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại.

1) Giao nhận:

- Phải thường xuyên thực hiện chế độ giao nhận chất thải rắn y tế nguy hại bằng sổ sách, văn bản:

+ Nội bộ ngành y tế (giữa các khoa phòng, đơn vị trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế).

+ Giữa cơ sở y tế và Công ty Môi trường đô thị.

- Khi phát hiện có sự mất mát, thất thoát chất thải rắn y tế nguy hại (như bơm kim tiêm, dây chuyền, găng tay, thuốc ...) phải lập ngay biên bản và xác định rõ trách nhiệm, lý do mất mát.

2) Vận chuyển:

- Vận chuyển, chuyên chở chất thải rắn y tế nguy hại bên trong cơ sở y tế nguy hại bên trong cơ sở y tế:

+ Phải quy hoạch tuyến đường vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại ở bên trong cơ sở y tế để giảm tối đa việc vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại qua các khu vực có bệnh nhân và các khu vực sạch sẽ khác.

- Vận chuyển, chuyên chở chất thải rắn y tế nguy hại bên ngoài cơ sở y tế:

+ Phải quy hoạch hợp lý tuyến đường vận chuyển chuyên chở chất thải rắn y tế nguy hại từ khu vực lưu giữ tập trung của từng cơ sở y tế đến lò đốt rác.

+ Đối với chất thải rắn y tế nguy hại sau khi đã buộc chặt miệng túi đóng nắp thùng, chốt an toàn, ghi nhãn đầy đủ, các túi rác hoặc thùng chữa chất thải rắn y tế nguy hại sẽ được xếp trực tiếp lên các xe chuyên chở chất thải rắn y tế nguy hại để đưa vào lò đốt rác.

+ Tuyệt đối không xếp trực tiếp các bao túi đựng rác màu vàng lên xe ô tô chở rác.

- Quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật các xe vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại:

+ Là loại xe chuyên dụng chở chất thải rắn y tế nguy hại, được thiết kế đặc biệt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an toàn và tiện dụng.

+ Lái xe chở chất thải rắn y tế nguy hại cũng phải được huấn luyện và thành thạo các thao tác xử lý sự cố, tai nạn, ruit ro ... trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm. Lái xe cũng phải được tiêm chủng phòng một số bênh như viêm gan virus, phòng viêm não, phòng uốn ván.

+ Phải bảo đảm tốc độ và trọng tải đã quy định đối với xe chuyên chở chất thải rắn y tế nguy hại, khoá chốt an toàn hai cửa phía sau trong suốt quá trình vận chuyển chuyên chở rác.

Điều 12: Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại .

- Thời gian bảo quản chất thải rắn y tế nguy hại tại xưởng đốt không được quá 48 giờ kể từ khi rác được vận chuyển đến.

- Lò đốt phải có khả năng đốt các loại chất thải có trị số calo rất khác nhau bao gồm cả thành phần nhựa, nilon. Nhiệt độ đốt cần được duy trì từ 900 - 11500C để đảm bảo thiêu huỷ hoàn toàn chất thải rắn y tế nguy hại . Đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường: Khói bụi, nồng độ các chất gây ô nhiễm phát thải ra không khí xung quanh phải đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt nam.

- Thành phần, tỷ trọng rác đưa vào lò đốt phải đúng quy định để đảm bảo việc vận hành lò đốt được thuận lợi và khí phát thải ra môi trường không vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam.

- Tro và xỉ sau khi đốt phải được phân tích thành phần và báo cáo định kỳ với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường theo mẫu quy định. Tro và xỉ chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh của Thành phố.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13: Phân công trách nhiệm.

- Sở y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở thú y ... và các ngành khác liên quan phát sinh ra chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại nguồn, ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo quy định.

- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định trên đây.

- Sở giao thông Công chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị tổ chức vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo đúng quy định.

- Sở Tài chính Vật giá, Sở Y tế và Sở Giao thông Công chính phối hợp với các Ban ngành và đơn vị liên quan tổ chức khảo sát xây dựng đơn giá, định mức xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trình UBND thành phố phe duyệt.

- UBND các Quận, Huyện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc địa bàn để tiến hành công tác tuyên truyền, đôn đốc thực hiện và xử lý hành chính theo quy định khi có vi phạm.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14: Bản quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 15: Các quy định trước đây của UBND thành phố về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trái với quy định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 16: Chánh văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Giao thông Công chính, Y tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Tài chính Vật giá, Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan; Giám đốc Công ty Môi trường đô thị, các bệnh viên, cơ sở y tế và cơ sở thú y chịu trách nhiệm thi hành quy định này.