Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/QĐ-UB | Sông Bé, ngày 11 tháng 02 năm 1991 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÔNG BÉ
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội nuớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989l;
- Căn cứ Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Thi hành Quyết định 06/QĐ ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số 704/GT-TB ngày 16/6/1990 của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện;
- Theo đề nghị của Giám đốc sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Bảng quy định “ Bảo vệ đường bộ “ gồm 5 phần và 18 điều trên địa bàn tỉnh Sông Bé.
Điều 2: Giao Giám đốc sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thị, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể, nhân dân và các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng tại địa phương có trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Quyết định này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÔNG BÉ |
BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ
( Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UB ngày 11 tháng 02 năm 1991 ).
Căn cứ Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành “ Điều lệ bảo vệ đường bộ “. Qua thời gian triển khai, nhằm thực hiện các văn bản của Nhà nước về quản lý, bảo vệ đường bộ - UBND tỉnh Sông Bé điều chỉnh “ Quy định bảo vệ đường bộ “. Nội dung cũ thể gồm các điều sau:
Điều 1: Bản quy định này nhằm mục đích bảo vệ hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Sông Bé, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và thuận tiện cho việc cải tạo, mở rộng đường sau này.
Điều 2: Đối tượng được bảo vệ gồm:
+ Nền, mặt đường kể cả lề đường và mái đường.
+ Hệ thống mương thoát nước dọc, ngang đường.
+ Các cầu, cống, bến phà có trên đường kể cả đường tránh, cầu cảng .v.v…
+ Hành lang dọc hai bên đường ( hoặc là vĩa hè nếu là đường nội ô thị trấn ).
+ Hệ thống cọc tiêu, biển báo, trụ cây số, các tín hiệu giao thông và các dấu phân chia đường.
Điều 3: Hệ thống đường bộ là tài sản XHCN mà Nhà nước mỗi năm đầu tư vốn để giữ và nâng cấp, chiếm một vị trí chiến lược quan trọng trong nền kinh tế quốc doanh nên cần được bảo vệ. Tất cả các ngành, các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế, quốc phòng và mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ đường bộ. Không một tổ chức, cá nhân nào được quyền xâm phạm hoặc gây hư hại đối với các công trình đường bộ.
PHẦN II/ QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐƯỜNG BỘ
Điều 4: Hành lang bảo vệ đường bộ là lưu thông thuộc tuyến đường để bảo vệ, bảo đảm an toàn giao thông và dự phòng khi mở rộng đường: Được xác định từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đình mái đường đào ( cụ thể nói ở điều sau có minh họa bằng bản vẽ ).
Đất đai trong phạm vi này chỉ được trồng cây xanh, hoa màu theo sự chỉ dẫn của ngành GTVT: Tối thiểu cách mép chân mái đường 1,00 m và cách mép đỉnh mái đường đào là 6,00 m.
Điều 5: Các công trình như đường điện, đường bưu điện, mương mán thủy lợi, các công sở, cơ sở sản xuất, dịch vụ, nhà ở, lều quán, v.v… đã làm trong hành lang bảo vệ đường bộ ( HLBVĐB ) ( sẽ quy định ở điều sau ) không do các cấp chính quyền tỉnh, huyện cấp giấy phép là vi phạm luật lệ, cần phải di chuyển khỏi HLBVĐB trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ban hành bản quy định này, Nhà nước miễn phạt và không đền bù.
Các công trình xây dựng có giấy phép, nhưng xét thấy ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, an toàn hệ thống đường bộ và mở rộng nâng cấp, thì cũng phải di chuyển và không đền bù.
Điều 6: Để việc giải tỏa hành lang bảo vệ đường bộ tránh gây những thiệt hại không cần thiết cho Nhà nước và nhân dân, đồng thời vẫn đảm bảo trật tự an toàn giao thông ( TTATGT ). Nay quy định “ Phạm vi giải tỏa “ là một phần của HLBVĐB cũng tính từ mép chân mái đường đắp và mép đỉnh mái đường đào ( có phụ lục hướng dẫn bắnh hình vẽ kèm theo ). Cụ thể như sau:
TÊN ĐƯỜNG | HÀNH LANG BẢO VỆ | PHẠM VI GIẢI TỎA |
1/ Đường TW quản lý |
|
|
- QL 13 tử cầu Vĩnh Phú - Bình Long | 20 m | 7 m |
- QL 13 từ Bình Long - Biên giới VK | 20 m | 5 m |
- QL 14 | 20 m | 5 m |
2/ Đường tỉnh |
|
|
- ĐT 741: Sở Sao - Thị trấn Phước Long | 10 m | 5 m |
- Các đoạn ĐT còn lại | 10 m | 4 m |
3/ Đường nội ô thị trấn, thị xã | Tương đương vĩa hè | Tương đương vĩa hè |
- Trục chính | 4 m | 4 m |
- Trục phụ ( đường ngang ) | 2 m | 2 m |
4/ Đường huyện, đường xã: theo quy định của huyện, thị nhưng HLBV không nhỏ hơn 4 m và phạm vi giải tỏa là 3 m |
|
|
Ghi chú:
+ Đường nội ô thị trấn, thị xã: Các trục chính, trục phụ theo quy đ5nh của huyện, thị, căn cứ vào quy hoạch đô thị có thể cao hơn mức quy định này.
+ Các đoạn quốc lộ, đường tỉnh đi qua thị xã, thị trấn được tình như đường trục chính ( hoặc theo quy hoạch đô thị ), nhưng tầm nhìn vẫn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn QL - ĐT.
+ Nơi giao lộ, đường cong phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu 50 m đối với QL, 40 m đối với ĐT, 29 m đối với đường còn lại.
+ Hàng kang bảo vệ cầu: Để tránh ghe, tàu neo, đậu làm bến bãi ( quy định cầu lớn có khẩu độ hơn 50 m, cầu nhỏ có khẩu độ nhỏ hơn 50 m ).
- Hàng lang bảo vệ trên bộ là phạm vi đường tròn có tâm là tim hai mố cầu, bán kính 100 m đối với cầu lớn, bán kính là 60 m đối với cầu nhỏ.
- Hàng lang bảo vệ dưới nước được tính từ tim dọc cầu chính ra hai bên thượng và hạ lưu cầu: 150 m đối với cầu lớn, 80 m đối với loại cầu nhỏ.
+ Các loại cống hộp, cầu bản BTCT được tính như cầu có khẩu độ nhỏ.
Điều 7: Cho phép để lại các công trình có giấy phép xây dựng trước ngày 21/12/1982 nằm ngoài phạm vi giải tỏa mà không ảnh hưởng đến TTATGT, bảo vệ đường bộ, chủ công trình phải cam kết thực hiện đúng theo “ Quy định bảo vệ đường bộ “, không xây dựng thêm các công trình phụ có ảnh hưởng d8ến HLBVĐB, trường hợp phải di chuyển hoặc dở bỏ do yêu cầu cải tiến và mở rộng đường, sẽ được bồi thường theo quy định hiện hành.
Điều 8: Các hành động sau đây được xem là xâm phạm việc BVĐB:
a) Lấn chiếm lòng, lề đường, vĩa hè làm nơi:
- Phơi thóc, rơm rạ và mọi thứ khác.
- Làm chướng ngại vật làm cản trở giao thông như: Đậu xe, sữa xe trên đường, làm bãi đổ vật liệu, v.v…
- Họp chợ, dựng lều quán tạm hoặc tụ tập đông người làm cản trở giao thông.
- Xây cổng chào, phù điêu, tượng đài, v.v…
- Tùy tiện dựng chướng ngại vật, rào lấn lòng, lề đường làm nơi kinh doanh.
b) Xây dựng trong phạm vi HLBVĐB như nói ở điều 5.
c) Có hành vi xâm phạm và phá hoại đường bộ như sau:
- Đắp đất lấp các mương thoát nước dọc nơi lối ra vào cơ quan, nhà ở, đường nội bộ tiếp giáp với đường công cộng mà không có cống dọc theo quy định của ngành GTVT, làm úng ngập mặt đường, nền đường.
- Đấp đất ngăn chặn các dòng chảy của cống ngang, cầu kể cả thượng và hạ lưu làm xói lỡ, hư hại đường và các công trình trên đường.
- Tháo dở, lấy cắp các phụ kiện cầu, cống, vật liệu dự trữ của ngành GTVT, biển báo, trụ số… làm mất an toàn giao thông hoặc phá hoại hệ thống đường bộ bằng mọi hình thức.
- Đào phá nền, mặt đường, mố cầu, cống mà không được phép của đơn vị quản lý đường.
- Xe bánh xích, xe thô sơ bánh sắt, xe quá tải lưu thông không có giấy phép của ngành GTVT làm hư hỏng nền, mặt đường.
- Các loại xe đậu trên đường có kê kích làm chống hư hỏng đường.
- Các hoạt động có tính chất làm mau hư hỏng đường như: Đốt rác, chẻ củi trên đường, v.v…
Điều 9: Cá nhân hay tổ chức nào có thành tích trong việc bảo vệ đường bộ, ngăn chặn và phát hiện các vụ vi phạm nói ở Điều 8 sẽ được thưởng phạt theo tỉ lệ 15 % số tiền phạt.
Người thi hành công vụ có thành tích được khen thưởng theo chế độ chung đối với CBCNV Nhà nước.
Điều 10: Cá nhân hay tổ chức nào vi phạm Bản quy định này sẽ bị xử phạt theo Pháp lệnh hành chính, hoặc hình thức cao hơn truy tố trước pháp luật, tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng các hình thức phạt như sau:
1/ Đối với các vi phạm ở điểm a - Điều 8:
- Phạt cành cáo đến 20.000 đ.
- Nếu tái phạm phạt tiền đến 50.000 đ.
2/ Đối với các vi phạm ở điểm b và c của Điều 8:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đ đến 50.000 đ.
- Buộc khôi phục lại tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, hoặc buộc tháo dở công trình xây dựng trái phép.
- Buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra.
- Trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, hay gây ra tai nạn làm thương tích, chết người thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự.
PHẦN IV/ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ LÝ:
Điều 11: Cơ quan Công An, Thanh tra viên các ngành: GTVT, Xây dựng và UBND huyện, thị xã, phường được xử phạt theo thẩm quyền quy định tại điều 19 của Pháp luật xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
1/ Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được phạt tiền đến 20.000 đ. Trưởng và Phó Công An huyện được áp dụng mọi hình thức phạt, cưỡng chế và phạt tiền đến 200.000 đ.
2/ Thanh tra viên các ngành GTVT, Xây dựng được phạt tiền đến 100.000 đ và được áp dụng mọi hình thức cưỡng chế.
3/ Chủ tịch uBND xã, phường, Trưởng Công An phường, xã được phạt tiền đến 50.000 đ.
4/ Chủ tịch UBND huyện, thị được áp dụng tất cả các hình thức phạt, cưỡng chế và phạt tiền đến 2.000.000 đ.
Nếu các hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao hơn thẩm quyền quy định, thì các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt nói ở trên phải kiến nghị vời cơ quan cấp trên xử lý.
Điều 12: Các trường hợp phạt tiền dưới 20.000 đồng thì cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt quyết định phạt tại chổ, và giao cho người bị phạt biên lai do ngành Tài chính cấp phát.
Mọi trường hợp vi phạm ở mức độ cao hơn đều phải lập biên bàn kịp thời theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo bản quy định này. Biên bản này là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
Điều 13: Các quyết định xử phạt cũng phải lập theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo bản quy định này. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực mà đương sự không tự nguyện thi hành thì các cơ quan chức năng sẽ kiến nghị UBND huyện, thị hoặc tỉnh ra quyết định cưỡng chế thi hành.
Các nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính phải chĩu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế đó.
Điều 14: Chính quyền địa phương các cấp chịu trách nhiệm về mặt lãnh thổ, quản lý Nhà nước trong địa phương mình gồm:
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin công cộng, tổ chức học tập đến các Tổ dân phố để các tổ chức, cá nhân có ý thức bảo vệ đường bộ, bảo vệ tài sản XHCN, nghiêm chỉnh chấp hành quy định BVĐB.
- Tổ chức bảo vệ hệ thống đường bộ trong địa phương mình để ngăn chặn các hành động vi phạm ở Điều 8.
Điều 15: Ngành Giao thông vận tải cùng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm:
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa đường, trồng cọc tiêu, biến báo… và thường xuyen kiểm tra, phát hiện các sự cố trên đường để sửa chữa kịp thời, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn.
- Hướng dẫn về tốc độ, tải trọng cho phép chạy trên đường, cấp giấy phép các loại xe quá khổ, quá tải, bánh xích… theo quy định chung của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
- Đề xuất với chính quyền địa phương cấp huyện, thị từng bước giải tỏa việc lấn chiếm lòng, lề đường, bảo vệ đường bộ đối với đường địa phương.
Điều 16: Đối với ngành Công An:
- Lực lượng Cảnh sát giao thông, trật tự thường xuyên tổ chức tuần tra trên đường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hệ thống đường bộ.
- Là lực lượng chính trong việc xử lý các vi phạm nói ở điều 8 và trong việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Điều 17: Các ngành quản lý đất đai và xây dựng khi cấp giấy phép sử dụng đất và giấy phép xây dựng phải xem lại hành lang bảo vệ đường bộ cho từng loại đường như quy định ở điều 6.
Chỉ được cấp giấy phép ngoài phạm vi hành lang BVĐB.
Điều 18: Quy định này điều chỉnh Quyết định số 2102/QĐ-UB ngày 29/6/1984 của UBND tỉnh Sông Bé. Các quy định trước đây của UBND tỉnh Sông Bé trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực.
Quy định này có hiệu lực từ ngày ký./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độo lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Về việc vi phạm quy định bảo vệ đường bộ.
- Căn cứ Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, thi hành chỉ thị 06/CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn 704/GT-TB ngày 16/6/1990 của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
- Thi hành Quyết định số ……/QĐ-UB ngày …./…./…… của Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé về việc ban hành quy định bảo vệ đường bộ.
Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 199…, lúc … giờ….
Chúng tôi gồm có:
1/
2/
3/
Cùng tiến hành lập biên bản vi phạm quy định bảo vệ đường bộ đối với: Ông, bà:…………………………. CMND số …………………….. cấp ngày…./…./……
Hộ khẩu thường trú tại:………………………………………………………..
+ Nội dung vi phạm:
+ Hình thức xử lý tại chổ ( hoặc ):
Hẹn đến ngày … tháng… năm 19.., Ông, bà………. phải có mặt tại …………………………………………………………………………………
Quá thời hạn trên , nếu Ông, bà ………. không thực hiện đúng lời cam kết, chúng tôi sẽ áp dụng Điều 12 và 13 Bản quy định bảo vệ đường bộ.
Biên bản này được lập thành 03 bản: Đuơng sự 01 bản, đơn vị lập biên bản 01 bản, chính quyền địa phương 01 bản để giải quyết vụ việc theo pháp luật hiện hành.
ĐƯƠNG SỰ | CÁC THÀNH VIÊN | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
UBND …………. Ngành……………. -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…./QĐ | Sông Bé, ngày tháng năm 1991 |
Về việc xử lý các vi phạm quy định bảo vệ đường bộ.
Ngành…………………..
- Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 07/12/1989.
- Căn cứ Quyết định số…../QĐ-UB ngày ....../….. /……. của UBND tỉnh Sông Bé ban hành quy định Bảo vệ đưởng bộ.
- Theo đề nghị
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Điều 2:
Điều 3: Các Ông Bà hay tổ chức có tên trên phải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký./.
| Ngành…………………. |
UBND …………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…./QĐ | Sông Bé, ngày tháng năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND……………………………….
Về việc xử lý các vi phạm quy định Bảo vệ đường bộ.
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989.
- Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, và Quyết định số …../QĐ-UB ngày…../…../……. của UBND tỉnh Sông Bé ban hành Quy định bảo vệ đường bộ.
- Theo đề nghị của ( ngảnh chức năng )
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay xử phạt hành chính ( tên người hay tổ chức )
Địa chỉ:
Ông, Bà, Tổ chức này đã vi phạm Điều 8 của Quy định bảo vệ đường bộ của UBND tỉnh.
Điều 2: Các hình thức và mức xử phạt là:
Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND……………….., Thủ trưởng các ngành có liên quan ( và người hay tổ chức ) có tên trên phải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này trong thời thạn 15 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. UBND ……………. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 272/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 183/2003/QĐ-UB ban hành Quy định tạm thời về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 2Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 06-CT năm 1990 thực hiện Nghị định 203-HĐBT về Điều lệ bảo vệ đường bộ đối với các quốc lộc do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 203-HĐBT năm 1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 272/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 51/QĐ-UB năm 1991 về Quy định Bảo vệ đường bộ do Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé ban hành
- Số hiệu: 51/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/02/1991
- Nơi ban hành: Tỉnh Sông Bé
- Người ký: Trần Ngọc Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/02/1991
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra