Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2018/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/2016/QĐ-UBND NGÀY 28/11/2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 816/TTr-STNMT ngày 06 tháng 11 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
1. Bãi bỏ Điều 3 quy định: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Khoản 1 được sửa đổi như sau:
“1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường”.
b) Khoản 5 được sửa đổi như sau:
“5. Chủ động kiểm tra, giám sát tình hình triển khai xây dựng và hoạt động đối với tất cả các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện để kịp thời ngăn chặn xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện”.
c) Khoản 6 được sửa đổi như sau:
“6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác giám sát, nắm bắt thông tin và phản ánh kịp thời tình trạng hoạt động của các dự án trên địa bàn quản lý, đặc biệt là đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã”.
d) Bổ sung mới khoản 11 như sau:
“11. Chủ trì, phối hợp sở, ngành liên quan kiên quyết không cấp phép đăng ký kinh doanh thu mua, tập kết phế liệu trong khu dân cư; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ”.
đ) Bổ sung mới khoản 12 như sau:
“12. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức rà soát các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn quản lý trên cơ sở đó ban hành danh mục các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm đang hoạt động trong khu dân cư và xây dựng kế hoạch triển khai di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn dân cư, khu vực nhạy cảm về môi trường đến khu sản xuất, dịch vụ tập trung”.
e) Bổ sung mới khoản 13 như sau:
“13. Thực hiện việc chi ngân sách cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp huyện theo Nghị quyết số 43/2018/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh và các văn bản khác có liên quan”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình triển khai xây dựng và hoạt động đối với tất cả các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; nắm bắt các thông tin để phản ánh kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quản quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh về tình trạng hoạt động, chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của dự án trên địa bàn. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp”.
b) Bổ sung mới khoản 9 như sau:
“9. Yêu cầu các Chủ dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn lập kế hoạch quản lý môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện niêm yết công khai và báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành dự án để Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, giám sát”.
c) Bổ sung mới khoản 10 như sau:
“10. Thực hiện việc chi ngân sách cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp xã theo Nghị quyết số 43/2018/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh và các văn bản khác có liên quan”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Khoản 3 được sửa đổi như sau:
“3. Tổ chức thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, phương án cải tạo phục hồi môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo thẩm quyền; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường; rà soát, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định”.
b) Khoản 9 được sửa đổi như sau:
“9. Chủ trì, tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường hàng năm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định”.
c) Bổ sung mới khoản 17 như sau:
“17. Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn tỉnh; quan trắc chất lượng môi trường đất các khu vực công cộng”.
d) Bổ sung mới khoản 18 như sau:
“18. Thiết lập đường dây nóng, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh”.
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
“a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các yêu cầu về bảo vệ môi trường chiến lược trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh”.
“b) Nghiên cứu tham mưu tổ chức thực hiện theo thẩm quyền chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật”.
6. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Tài chính
“b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sử dụng kinh phí được giao theo đúng quy định”.
7. Sửa đổi khoản 3 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Điểm c được sửa đổi như sau:
“c) Trong cấp phép xây dựng đối với các dự án có công trình xử lý môi trường phải được xem xét cấp phép xây dựng; không cấp phép xây dựng đối với các cơ sở chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt”.
b) Điểm đ được sửa đổi như sau:
“đ) Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh”.
8. Sửa đổi khoản 5 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Công thương
“a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan khác có liên quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện các nội dung được phân công tại Điều 17 Thông tư 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương về việc Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan khác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động trong khu dân cư đến khu sản xuất, dịch vụ tập trung.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, triển khai áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề”.
9. Sửa đổi khoản 6 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Điểm c được sửa đổi như sau:
“c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển động vật, thực vật rừng trái phép; chặt phá rừng trái phép; đào bới, hủy hoại tài nguyên môi trường rừng; vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phá hoại ngư trường; sử dụng các phương pháp, phương tiện khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản”.
b) Điểm d được sửa đổi như sau:
“d) Chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Sở, ngành và địa phương có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm; chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường trong kế hoạch phòng tránh thiên tai, dịch bệnh”.
10. Sửa đổi khoản 11 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Nội vụ
“a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Nội vụ.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo đúng hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương có liên quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh”.
11. Sửa đổi điểm b khoản 12 Điều 8: Trách nhiệm của Sở Tư pháp
“b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành”.
12. Sửa đổi điểm c khoản 20 Điều 8: Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
“c) Phối hợp triển khai, khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp, các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài
nguyên và Môi trường, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Thủ trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 35/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 19/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 04/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 34/2022/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 7Quyết định 10/2023/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quyết định 12/2017/QĐ-UBND quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018-2020
- 7Quyết định 35/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Nghị quyết 43/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 19/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Quyết định 04/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 20/2013/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 11Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 12Quyết định 34/2022/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 10/2023/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quyết định 12/2017/QĐ-UBND quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định
Quyết định 51/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 51/2016/QĐ-UBND
- Số hiệu: 51/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra