- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5042/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 27 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 2309/2005/QĐ-UB ngày 24 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây, tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của UBND huyện Ngọc Lặc tại Tờ trình số 184/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016; của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 7138/SXD-QH ngày 12 tháng 12 năm 2016 về việc điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chính sau:
1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
Khu vực quy hoạch nằm trong phạm vi ranh giới hành chính thị trấn Ngọc Lặc, và một phần các xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Khê, Quang Trung, Thúy Sơn, Minh Sơn, Mỹ Tân; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Thúy Sơn - Quang Trung;
- Phía Nam: giáp xã Minh Sơn - Cao Ngọc;
- Phía Tây: giáp xã Ngọc Khê - Mỹ Tân;
- Phía Đông: giáp xã Ngọc Sơn - Ngọc Liên.
2. Tính chất chức năng của đô thị
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm: Công nghiệp - Dịch vụ
- Lâm nghiệp; phát triển đô thị gắn với các cụm đô thị động lực của tỉnh Thanh Hóa.
- Là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và kết nối khu vực Bắc Trung bộ thông qua đường Hồ Chí Minh; có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Ngọc Lặc.
3. Quy mô dân số đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển
a) Quy mô dân số
- Dân số hiện có: 29.879 người.
- Dân số dự báo đến năm 2025 khoảng 55.732 người, đến năm 2030 khoảng 70.197 người.
b) Quy mô đất đai
Tổng diện tích quy hoạch: 5.225,8ha, đất xây dựng đô thị đến năm 2025 là 1865,47ha, đến năm 2030 là 1.977,85ha. Quy hoạch sử dụng đất như sau:
Bảng quy hoạch sử dụng đất đô thị
TT | Loại đất | Hiện trạng 2015 | Tầm nhìn đến 2025 | Tầm nhìn đến 2030 | ||||||
Diện tích | Chỉ tiêu | Tỷ lệ | Diện tích | Chỉ tiêu | Tỷ lệ | Diện tích | Chỉ tiêu | Tỷ lệ | ||
| Tổng diện tích tự nhiên | 5.225,8 0 |
|
| 5.225,80 |
|
| 5.225,80 |
|
|
I | ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ | 1.020,3 9 |
| 100 | 1.865,47 |
| 100 | 1.977,85 |
| 100 |
1 | Đất dân dụng | 928,30 | 310,69 | 90,98 | 1.275,55 | 120,50 | 68,38 | 1.357,67 | 106,83 | 68,64 |
1.1 | Đất các khu ở | 793,80 | 265,67 | 77,79 | 872,41 |
| 46,77 | 935,14 |
| 47,28 |
| Đất khu dân cư cải tạo chỉnh trang | 793,80 |
|
| 723,80 |
|
| 723,80 |
|
|
| Đất khu đô thị mới |
|
|
| 148,61 | 48,17 |
| 211,34 | 46,63 |
|
1.2 | Đất công trình công cộng, trung tâm hỗn hợp cấp đô thị | 67,41 | 22,56 | 6,61 | 89,11 | 15,99 | 4,78 | 91,86 | 13,09 | 4,64 |
1.3 | Đất cây xanh, TDTT | 6,29 | 2,11 | 0,62 | 71,73 | 12,87 | 3,85 | 88,37 | 12,59 | 4,47 |
1.4 | Đất giao thông đối nội | 60,80 | 20,35 | 5,96 | 242,30 | 43,48 | 12,99 | 242,30 | 34,52 | 12,25 |
2 | Đất ngoài dân dụng | 92,09 |
| 9,02 | 589,92 |
| 31,62 | 620,18 |
| 31,36 |
2.1 | Đất khu, điểm công nghiệp | 34,38 |
| 3,37 | 186,70 |
| 10,01 | 186,70 |
| 9,44 |
2.2 | Đất trung tâm thương mại |
|
|
| 17,40 |
| 0,93 | 22,60 |
| 1,14 |
2.3 | Đất khu sinh thái, du lịch |
|
|
| 215,80 |
| 11,57 | 226,26 |
| 11,44 |
2.4 | Đất công cộng cấp vùng |
|
|
| 37,23 |
| 2,00 | 50,27 |
| 2,54 |
2.5 | Đất tôn giáo | 2,30 |
| 0,23 | 4,70 |
| 0,25 | 6,26 |
| 0,32 |
2.6 | Đất nghĩa trang | 17,64 |
| 1,73 | 12,03 |
| 0,64 | 12,03 |
| 0,61 |
2.7 | Đất quân sự | 12,50 |
| 1,23 | 13,21 |
| 0,71 | 13,21 |
| 0,67 |
2.8 | Đất cây xanh cách ly |
|
|
| 70,00 |
|
| 70,00 |
| 3,54 |
2.9 | Đất giao thông đối ngoại | 25,27 |
| 2,48 | 32,85 |
| 1,76 | 32,85 |
| 1,66 |
II | ĐẤT KHÁC | 4.205,4 1 |
|
| 3.360,33 |
|
| 3.247,95 |
|
|
1 | Mặt nước sông, suối, hồ | 167,42 |
|
| 172,02 |
|
| 176,42 |
|
|
2 | Đất nông nghiệp | 883,46 |
|
| 394,36 |
|
| 340,44 |
|
|
| Đất trồng lúa | 430,36 |
|
| 238,50 |
|
| 198,75 |
|
|
| Đất trồng hoa màu | 401,90 |
|
| 110,19 |
|
| 100,17 |
|
|
| Đất trồng cây lâu năm | 51,20 |
|
| 45,67 |
|
| 41,52 |
|
|
3 | Đất núi rừng + lâm nghiệp | 3.154,5 3 |
|
| 2.583,15 |
|
| 2.631,11 |
|
|
4 | Đất dự trữ phát triển |
|
|
| 210,80 |
|
| 99,98 |
|
|
4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị
4.1. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của đô thị như sau:
a) Chỉ tiêu sử dụng đất:
- Đất dân dụng bình quân/người: 193,4m2/ng.
+ Đất khu ở: 133,2m2/ng
- Đất ở hiện trạng: 103,1m2/ng
- Đất ở mới: 30,1m2/ng
+ Đất công trình công cộng: 13,1m2/ng
+ Đất cây xanh đô thị: 12,5m2/ng
+ Đất giao thông: 34,5m2/ng
b) Hạ tầng kỹ thuật:
- Chỉ tiêu cấp nước: nhu cầu đạt 95 - 100% các đối tượng sử dụng nước với định mức: nông thôn 100 l/ng.ng.đ, đô thị 150 l/ng.ng.đ.
- Chỉ tiêu điện: nhu cầu cho 100% các đối tượng sử dụng với định mức điện sinh hoạt:
+ Khu vực nội thị: 750 KWh/ng.năm đến 1500KWh/ng.năm.
+ Khu vực ngoại thị: 400 KWh/ng.năm đến 1000KWh/ng.năm.
- Thoát nước bẩn: 80% lượng nước cấp.
- Chất thải rắn: 1,0 - 1,2kg/ng/ng.đêm. Tỉ lệ thu gom là ≥95%.
Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội phục vụ công cộng trong đô thị như công trình giáo dục các cấp, y tế, TDTT, Văn hóa, Chợ... được tính toán và bố trí theo qui mô dân số, cơ cấu quy hoạch và tổ chức hành chính đô thị, đảm bảo chỉ tiêu thiết kế các công trình công cộng theo qui chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng (QCXDVN01:2008/BXD).
4.2. Định hướng phát triển và tổ chức không gian đô thị:
4.2.1. Nguyên tắc phát triển:
- Phát huy tối đa lợi thế của địa kinh tế, địa chính trị, địa nhân văn, hệ thống hạ tầng sẵn có và các nhân tố tích cực có tính cơ hội do các xu thế kinh tế, chính trị, xã hội mang lại... để tạo ra những điểm nút trung tâm về kinh tế và xã hội, là động lực phát triển cho toàn khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.
- Phát triển không gian xã hội với việc hình thành các khu vực phát triển tập trung, có mối liên hệ mật thiết với các trung tâm phát triển khác trong khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Kết hợp hữu cơ giữa xây dựng đô thị mới và cải tạo phát triển các khu dân cư nông thôn cũ theo hướng đô thị hóa, đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững trong đó đặc biệt là phải đảm bảo an sinh xã hội.
- Phát triển không gian kinh tế trên cơ sở bố trí hợp lý, ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế. Tạo điều kiện tốt cho việc có thể áp dụng được mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3 giai đoạn gắn với 3 giai đoạn của quá trình đô thị hóa, bằng việc ưu tiên tạo ra những khu vực như sau:
+ Hình thành một số khu vực phát triển nông nghiệp tập trung canh tác bằng công nghệ mới, giống mới, sinh trường mới... trên cơ sở thổ nhưỡng, sản phẩm tiềm năng, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của huyện; có thể hình thành một số khu điểm kết hợp với dịch vụ nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai.
+ Hình thành các khu công nghiệp tập trung có trình độ sản xuất cao, không ô nhiễm môi trường với tiêu chí thống nhất cả ba yếu tố: Môi trường - công nghiệp - con người thân thiện.
+ Hình thành các khu dịch vụ tập trung và chuyên môn hóa cao như các khu thương mại lớn, sàn giao dịch, hệ thống kho vận, bến bãi, các khu du lịch, các khu nghỉ ngơi, giải trí và hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội khác...v.v, gắn với các đô thị và các vùng chuyên ngành khác liên quan tới đô thị, nhằm đẩy nhanh yếu tố tạo thị và kích thích tăng trưởng đô thị.
- Phát triển không gian trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực của các đồ án cũ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, phát huy tác dụng của các cơ sở kinh tế kỹ thuật và hệ thống hạ tầng đã và đang thực hiện.
4.2.2. Cấu trúc khung tổng thể và mô hình phát triển không gian:
Trên cơ sở điều kiện điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật và các yếu tố phát triển khác, định hướng cấu trúc phát triển không gian của đô thị trung tâm miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa vẫn theo dạng hình tia như quy hoạch năm 2005 nhưng được phát triển mở rộng về phía Tây và phía Đông Nam (cấu trúc tập trung và mở rộng ra nhiều nhánh). Cấu trúc này được dựa trên 3 tuyến giao thông mang tính chủ đạo cho mọi hoạt động và định hướng phát triển lâu dài cho đô thị là đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A và đường trục Đông Tây.
4.2.3. Các trung tâm phát triển:
a) Các khu trung tâm đô thị: gồm 5 khu như sau:
- Khu trung tâm mới: Tập trung các cơ quan, trụ sở hành chính mới của Huyện kết hợp với hệ thống cây xanh công viên trung tâm. Tại đây còn được phát triển hệ thống các công trình trung tâm thương mại dịch vụ - văn phòng phát triển phục vụ nhu cầu của đô thị cũng như khu vực lân cận. Khu vực này được phát triển gắn kết với các khu dân cư cũ lân cận. Khu này là tiền đề của khu trung tâm tổng hợp thị xã Ngọc Lặc dự kiến thành lập vào năm 2020.
- Khu trung tâm cũ - trung tâm tổng hợp của huyện đến năm 2020: Được phát triển trên khu vực trung tâm huyện Ngọc Lặc hiện nay bao gồm khu hành chính huyện, các khu công trình cơ quan trụ sở cấp huyện, các điểm dân phố. Định hướng đến năm 2025 đây là khu trung tâm truyền thống của đô thị.
- Khu trung tâm phía Đông Nam: Đây là trung tâm thương mại - dịch vụ của đô thị, cách trung tâm cũ khoảng 1,0 km theo đường Hồ Chí Minh. Định hướng cải tạo chỉnh trang các công trình công cộng, thương mại dịch vụ có sẵn. Bố trí mới công trình thương mại dịch vụ (Logistic) phục vụ vận chuyển trên hành lang giao thông Bắc - Nam và hành lang giao thông đi cửa khẩu quốc tế Na Mèo.
- Khu trung tâm phía Đông: Định hướng phát triển tại khu vực xã Ngọc Liên. Đây là trung tâm khoa học - kỹ thuật, dịch vụ đô thị, được tập trung các công trình công cộng cấp vùng như Trung tâm nghiên cứu, triển lãm nông lâm nghiệp, trung tâm TDTT... phục vụ cho nhu cầu của huyện và vùng. Khu trung tâm này được phát triển gắn với vùng sinh thái phía Đông của đô thị.
- Khu trung tâm phía Tây: Là khu trung tâm dịch vụ, du lịch của đô thị. Nơi đây sẽ phát triển tập trung các hoạt động du lịch văn hóa, thắng cảnh...; phát triển các khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đô thị cũng như các dân tộc trong vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.
4.2.4. Các trục, tuyến chủ đạo:
- Trục kinh tế - kỹ thuật - đô thị - cảnh quan dọc theo đường Hồ Chí Minh. Đây là trục xuyên suốt đô thị từ Bắc xuống Nam và là trục giao thông đối ngoại cấp Quốc gia. Trục này sẽ được bổ sung quỹ đất thương mại dịch vụ và các khu dân phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại dịch vụ liên vùng phát triển. Về mặt kiến trúc cảnh quan, đây cũng là một trục chủ đạo của đô thị.
- Trục kinh tế - kỹ thuật - đô thị - cảnh quan dọc theo Quốc lộ 15A. Đây là trục xuyên suốt đô thị từ Tây sang Đông và là trục giao thông đối ngoại cấp Quốc gia, Quốc tế. Trục này sẽ được bổ sung quỹ đất thương mại dịch vụ và các khu dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển, đặc biệt là cho các hoạt động thương mại liên quan tới cửa khẩu quốc tế Na Mèo và vùng lâm sản phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Về mặt kiến trúc cảnh quan, đây cũng là một trục chủ đạo của đô thị.
- Trục phát triển Đông - Tây 1 (Đường liên khu vực Thúy Sơn - Ngọc Liên): Đây là trục kế thừa theo quy hoạch chung đô thị năm 2005. Trục này sẽ là trục chính theo hướng Đông Tây của đô thị nhằm khai thác vùng đất khá bằng phẳng tại các xã Thúy Sơn và Ngọc Liên để phát triển khu đô thị phía Bắc và khu đô thị phía Đông Bắc. Trên trục này sẽ được bố trí khu trung tâm hành chính và dịch vụ công cộng của đô thị trung tâm miền núi phía Tây, trước mắt là trung tâm hành chính của huyện Ngọc Lặc.
5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
5.1. Hệ thống giao thông:
Phát huy kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đảm bảo khai thác hiệu quả và phát triển bền vững. Thiết kế hệ thống giao thông đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa ngày càng gia tăng, phù hợp với cấu trúc quy hoạch không gian trong các giai đoạn đến 2025 và đến 2030.
* Giao thông đối ngoại:
- Đường Hồ Chí Minh: Là tuyến đường giao thông của Quốc gia. Tuân thủ hướng tuyến và quy mô dường cấp 1. Tại một số vị trí cần thiết, có thể mở thêm các đường gom phục vụ nội bộ đô thị.
- Đường quốc lộ 15A: Là tuyến đường giao thông Quốc gia. Tuân thủ hướng tuyến và quy mô đường cấp III có bề rộng nền đường 9m, mặt đường 7m. Tại các đoạn qua đô thị, có thể cải tạo vỉa hè, cây xanh, làn đường phụ... Mặt cắt điển hình là: rộng 25m bao gồm lòng đường rộng 15m, vỉa hè 2x5m.
* Giao thông đối nội:
- Đường trục chính đô thị gồm 2 tuyến: tuyến theo hướng Đông - Tây 1 mặt cắt rộng 52m, tuyến theo hướng Đông Tây 2 (cách trục Đông - Tây 1 khoảng 2km) mặt cắt rộng 30m. Đây là những tuyến chính liên hệ với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 15A thành mạng lưới giao thông chính của toàn đô thị.
- Đường phân khu vực đô thị: Là các tuyến liên hệ các khu vực đô thị với nhau, giữa các khu chức năng chính của đô thị. Đường khu vực có quy mô từ 16,5m - 30m.
- Đường khu vực: là các tuyến chính của các phường dự kiến, được mở mới hoặc cải tạo từ các đường liên xã cũ, liên hệ thuận lợi với các cấp đường đô thị và quốc gia. Theo địa hình có thể thiết kế hai loại mặt cắt 10,5m và 12,5m. Tùy theo địa hình, có thể xây dựng vỉa hè hoặc không nhưng vẫn đảm bảo các hạng mục hạ tầng kèm theo.
* Giao thông tĩnh:
Xây dựng mới 1 bến xe tổng hợp có diện tích khoảng 5ha giáp vị trí nút giao giữa đường Hồ Chí Minh và đường khu vực thuộc địa phận xã Thúy Sơn là đầu mối giao thông vận chuyển hành khách và hàng hóa của đô thị.
5.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
Cao độ nền xây dựng đô thị được xác định theo yêu cầu đảm bảo cao độ khống chế, độ dốc đảm bảo thoát nước trung bình 0,05%, hướng dốc về các sông, suối trong khu vực.
Hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch được thu gom và thoát vào hệ thống sông, suối sau đó chảy về hướng Đông Nam của khu vực. Giải pháp thoát nước mưa như sau:
- Đối với khu vực phát triển đô thị: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải. Đối với các khu công nghiệp: xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng.
- Đối với các khu triền núi, sườn núi cần có hệ thống thoát nước mặt ở chân núi. đặc biệt là phải bảo vệ các khu dân cư, khu công trình sản xuất khỏi sự tác động của các dòng nước mặt này.
- Không lựa chọn các khu đất xây dựng ở sát chân núi, khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực có nguy cơ lũ lụt.
- Kiện toàn hệ thống Hồ, đập, kè cho các hồ điều hòa, chứa nước trong đô thị. Phát triển hệ thống tưới cho đô thị bằng nguồn nước từ hồ Cống Khê, sau đó nước được chảy theo các con sông, suối cấp nước tưới đến cho các khu vực sản xuất và sinh hoạt.
- Kiện toàn hệ thống kè cống trên các sông suối nhằm đảm bảo hệ thống tiêu nước tự nhiên trong đô thị. Ngoài ra, đặc biệt chú trọng hệ thống kè chống sạt lở đất trên địa bàn đô thị.
5.3. Cấp nước:
- Tổng nhu cầu cấp nước sạch của khu quy hoạch đến năm 2025 khoảng 12.000 m3/ngđ. Đến năm 2030 khoảng 20.000m3/ngđ.
- Nguồn nước sạch trong đô thị được cấp từ Hồ Cống Khê như sau: Nâng cấp trạm bơm nước Hồ Công Khê từ 1200m3/ng.đ lên 20.000 m3/ng.đ; Nâng cấp trạm xử lý nước sạch Hồ Công Khê từ 1200m3/ng.đ lên 20.000 m3/ng.đ. Về mùa khô hồ Cống Khê không đảm bảo lưu lượng cấp nước cho khu vực, nghiên cứu xây dựng tuyến ống cấp nước bổ sung cho hồ Cống Khê từ Sông Âm, đập Bái Thượng. Trong giai đoạn sau định hướng lấy nguồn nước từ hồ cửa Đạt.
5.4. Cấp điện:
Tổng công suất: Tổng công suất cấp điện dự kiến đến năm 2025 là: 29,2 (MVA). Tổng công suất cấp điện dự kiến đến năm 2030 là: 40 (MVA).
Khu vực nội thị dự kiến cải tạo hạ ngầm các đường trung thế trên không hiện có và xây dựng mới thêm một số tuyến ngầm đến các khu vực có nhu cầu sử dụng điện cao.
Tại các khu công nghiệp tập trung các tuyến đường dây trung thế đi nổi.
Cải tạo, nâng công suất các trạm hạ thể hiện có và xây mới thêm các trạm hạ thế tại các khu vực quy hoạch dự án mới.
5.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Lưu lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp. Tổng lưu lượng nước thải đến năm 2025 khoảng 9.600m3/ngđ. Đến năm 2030 khoảng 14.000m3/ngđ.
Giải pháp thoát nước cho các khu đô thị: xây dựng hệ thống thoát nước riêng dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải. Trạm xử lý nước thải được xây dựng theo nguyên tắc phân tán theo các khu vực đô thị, tại cuối lưu vực, không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Giải pháp thoát nước cho khu, cụm công nghiệp: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng và các trạm xử lý nước thải cục bộ trong khu.
Xây dựng trạm xử lý nước thải cho đô thị: Quy hoạch xây dựng mạng lưới trạm xử lý nước thải cục bộ theo địa hình ở 14 phân khu của đô thị. Việc bố trí phân tán này nhằm phù hợp với địa hình và có thể phân đợt xây dựng một cách thuận lợi.
Xây dựng nghĩa trang đô thị: Bố trí 1 khu nghĩa trang tập trung cho đô thị có diện tích khoảng 14ha tại xã Minh Sơn. Các nghĩa trang còn lại hiện có được hạn chế và dừng chôn lấp vào năm 2030, sau đó sẽ được công viên hóa nhằm đảm bảo môi trường và cảnh quan đô thị.
Xây dựng khu xử lý rác thải: Quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung của đô thị có diện tích khoảng 20 - 25ha tại phía Đông Nam đô thị gần với khu nghĩa trang đô thị. Các vị trí quy hoạch xây dựng này đều ở cuối nguồn nước và ở sườn núi khó ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị.
6. Các quy định về không gian kiến trúc cảnh quan
- Khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên kết hợp với hệ thống cây xanh - mặt nước nhân tạo để hình thành nên hệ thống không gian cây xanh cảnh quan phù hợp cho đô thị và cho các khu chức năng. Tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan hướng tới nét đặc trưng của đô thị Ngọc Lặc.
- Các trục giao thông chính được xác định là các trục tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Trong đó cần tạo tầm nhìn thoáng rộng, điểm nhấn đa dạng và tạo cảm hứng thị giác, đảm bảo mô hình xây dựng cho các khu chức năng dọc tuyến.
- Các khu chức năng chính được quy hoạch với hình thái đô thị hiện đại, tối ưu hóa công năng sử dụng, tiết kiệm năng lượng và chi phí sử dụng, tạo dựng các không gian trung tâm đặc trưng, tạo dựng không gian đô thị liên hoàn, sinh động và phong phú.
- Các khu dịch vụ giải trí được quy hoạch với hình thái sinh thái, không gian thay đổi linh hoạt, chủ đạo là yếu tố thiên nhiên nhằm tạo cảm giác thư giãn và hấp dẫn đối với du khách và người dân đô thị.
7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020:
7.1. Nhóm các dự án hạ tầng kinh tế:
- Đẩy nhanh và hoàn thành KCN Ngọc Lặc với tỷ lệ lấp đầy 30%.
- Dự án xây dựng trung tâm hành chính thị xã Ngọc Lặc.
- Dự án khu suối Khoáng Thúy Sơn.
- Xây dựng công trình hỗn hợp Thương mại - dịch vụ - khách sạn - nhà ở trong các khu vực trung tâm của khu đô thị số 1 và số 2.
7.2. Nhóm các dự án xây dựng đô thị:
- Xây dựng hoàn thành đường trục Đông Tây đô thị.
- Xây dựng vỉa hè các đoạn đường Hồ Chí Minh và QL15A qua đô thị.
- Xây dựng các nút giao thông lập thể trên đường Hồ Chí Minh
- Xây dựng các tuyến trục chính đô thị liên hệ các trung tâm đô thị.
- Xây dựng Bến xe: 1 khu (phía Đông Nam đô thị)
- Cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị, các công trình đầu mối chống ngập, úng, lũ lụt trên địa bàn đô thị.
1. Sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, UBND huyện Ngọc Lặc có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện.
- Tổ chức tiếp nhận và bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho đơn vị liên quan để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
- Tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa (nghiên cứu, định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính trên thực địa...) theo quy định hiện hành. Xác lập hồ sơ hệ thống mốc lưới khống chế tọa độ độ cao Nhà nước để có cơ sở quản lý hướng dẫn thực hiện.
- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan: Chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4494/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 2Quyết định 4498/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 3Quyết định 4496/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 4Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị mới Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành công trình: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 4494/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung đô thị Thiều, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 6Quyết định 4498/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 7Quyết định 4496/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 8Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung đô thị mới Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành công trình: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030
Quyết định 5042/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 5042/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Xứng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực