Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5022/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hành động Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 2805/SVHTT-QLVH&DSVH ngày 26 tháng 11 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Kế hoạch “Triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2021 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Tài chính, Thông tin - Truyền Thông, Sở Du lịch, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ VHTTDL;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể trong tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo BR-VT;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5022/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Để đảm bảo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai, thực hiện kịp thời, toàn diện, hiệu quả, sát thực tiễn, đúng tiến độ và đạt các mục tiêu yêu cầu đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Bảo tồn và phát huy giá trị bền vững các di sản, các công trình có giá trị tiêu biểu, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bà Rịa - Vũng Tàu vì sự phát triển bền vững của đất nước.

- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tính phù hợp với điều kiện thực tiễn, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của từng địa phương.

- Bảo đảm sự chủ đạo phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực các nội dung công việc được phân công, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch.

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo tồn và phát huy bền vững giá di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU (Chi tiết nhiệm vụ theo Phụ lục đính kèm):

1. Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân;

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá. Công tác thông tin, tuyên truyền cần được thực hiện phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức như: trao đổi trực tiếp, truyền thanh, trực quan, xuất bản ấn phẩm, tổ chức biểu diễn tiểu phẩm trong các chương trình văn nghệ; dành kinh phí và thực hiện xã hội hóa để công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và đạt chất lượng cao.

2. Về Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh:

- Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch tổ chức khảo sát, thống kê, phân loại và đánh giá lại vật thể và phi vật thể nhằm điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2025;

- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai Kế hoạch khảo sát, đánh giá và lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh thuộc Danh mục kiểm kê di tích của tỉnh tại Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tính đến ngày 31/12/2018;

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai Kế hoạch đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích; Kế hoạch tổ chức khai thác và phát huy giá trị di tích theo phân cấp quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động di sản văn hóa theo địa bàn quản lý; hoạt động xây dựng các dự án, công trình nằm ngoài di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng đến di tích; tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong di tích; không trưng bày, sử dụng, cung tiến, biểu tượng, sản phẩm, linh vật và vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam...;

a) Công tác tu bổ, tôn tạo di tích:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá lại một số di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, di tích là công trình được xây dựng bằng vật liệu sắt đang bị ăn mòn do tác động của môi trường biển nên có nguy cơ bị sụp đổ và không có khả năng phục hồi; di tích là công trình được xây dựng theo kiểu lán rừng, từ khi lập hồ sơ xếp hạng đã không còn tư liệu, hình ảnh cấu kiện của công trình nên việc phục hồi gặp nhiều khó khăn; di tích thuộc sở hữu cá nhân và đang được con cháu sử dụng làm nhà ở riêng biệt nên việc phát huy không hiệu quả; di tích là do tác động bởi quá trình phát triển đô thị hóa, tác động môi trường thiên nhiên làm thay đổi diện mạo của tầng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo rừng phòng hộ nên các chứng tích hiện hữu không còn giữ được nguyên vẹn hoặc không còn dấu tích để phục hồi nguyên trạng theo quy định; một số di tích khi xếp hạng do lập bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ có quy mô diện tích quá lớn nên có thể làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ di tích cũng như ảnh hưởng đến quỹ đất giành cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.

Do đó, để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bảo quản, tu bổ, chống xuống cấp và phát huy giá trị của di tích, cần xây dựng phương án, giải pháp cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh với bảo vệ các di tích theo quy định và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau, cụ thể các di tích sau:

Di tích lịch sử trận địa pháo cổ Cầu Đá, di tích lịch sử Ăngten Parabol ViBa, di tích Trận địa pháo cổ trên Núi Tao Phùng, di tích lịch sử số 18/5 Lê Lợi (nhà ông Trương Quang Vinh) của thành phố Vũng Tàu; di tích lịch sử Bàu Sen của huyện Châu Đức; di tích lịch sử Bến Lộc An (đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) huyện Xuyên Mộc;

- Tiếp tục đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 (trong đó, các nhóm dự án thành phần còn lại: Biển giới thiệu di tích và biển chỉ dẫn khoanh vùng bảo vệ di tích; Quảng trường Hòa Bình (sân hành lễ, đài lửa và tượng đài - xây dựng một số tác phẩm nghệ thuật nhằm tôn giá trị di tích và biểu trưng Côn Đảo); Tôn tạo cảnh quan và kiến trúc phố Nguyễn An Ninh, Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng; Bảo tồn khu vực cầu Ma Thiên Lãnh (xây biển giới thiệu di tích); Bảo tồn sở Cò (Nhà Lưu niệm chị Võ Thị Sáu); Bảo tồn khu điều tra xét hỏi (tu bổ và phục hồi nhà hiện tồn theo nguyên gốc, phục hồi nội thất và tái hiện hình ảnh hoạt động của di tích gốc bằng tượng composit); Bảo tồn Trại 8 (tu bổ các dãy nhà hiện tôn và hệ thống tường rào theo nguyên gốc, bảo tồn nền móng công trình đã mất); Bảo tồn Trại 9 (bảo tồn nền móng công trình đã mất, tạo đường vào để thuận tiện cho thăm quan); Khu vực Cỏ Ống, khu vực Bến Đầm, khu vực Hòn Cau, khu vực Bẩy Cạnh, khu Trại lính (xây dựng bia biển); Dự án Sưu tầm tài liệu, hiện vật có liên quan đến di tích lịch sử Côn Đảo);

- Nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn và tôn tạo trận địa pháo cổ Núi Lớn và Hầm Thủy Lôi; nghiên cứu Phục hồi Pháo đài Phước Thắng thuộc di tích lịch sử, danh thắng Bạch Dinh.

- Tiếp tục đầu tư tu bổ ít nhất 6 di tích lịch sử cách mạng quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 01 di tích khảo cổ học, bao gồm: Di tích lịch sử trận địa pháo cổ trên núi Tao Phùng (Núi Nhỏ), Di tích lịch sử cách mạng nhà số 86 Phan Chu Trinh của thành phố Vũng Tàu; di tích lịch sử địa đạo Hắc Dịch, di tích lịch sử căn cứ Núi Dinh của thị xã Phú Mỹ; di tích lịch sử khu căn cứ Minh Đạm của huyện Đất Đỏ; Phục dựng, trưng bày tại nhà truyền thống di tích lịch sử Tàu Không số (đường Hồ Chí Minh trên biển) và Di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng của huyện Xuyên Mộc.

- Tiếp tục đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 6 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh có giá trị đang bị xuống cấp, bao gồm các di tích:

Thành phố Vũng Tàu (Di tích danh lam thắng cảnh Thích Ca Phật Đài); Huyện Long Điền (di tích lịch sử-văn hóa chùa Long Bàn, Di tích Danh lam thắng cảnh Núi Chân Tiên); Huyện Xuyên Mộc (Di tích lịch sử-văn hóa Đình thần Xuyên Mộc); Huyện Côn Đảo (di tích lịch sử-văn hóa An Sơn Miếu, di tích danh lam thắng cảnh chùa Núi Một).

- Các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ bảo quản, chống xuống cấp di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh theo quy định hiện hành.

b) Công tác vận hành, khai thác và phát huy giá trị di tích:

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức vận hành, khai thác và phát huy giá trị các di tích đang được bảo quản và phát huy hiệu quả và các di tích đang được đầu tư tu bổ, tôn tạo, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy phát huy giá trị theo phân cấp quản lý, cụ thể:

Các di tích đang bảo quản và phát huy giá trị:

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo; Thành phố Vũng Tàu (di tích lịch sử cách mạng trụ sở Việt Minh, di tích lịch sử cách mạng “Nhà cao cẳng” số 18 Lê Lợi, di tích lịch sử cách mạng ngôi nhà 42/11 (nhà má Tám Nhung), di tích lịch sử-văn hóa Đình thần Thắng Tam, di tích Kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn Long Sơn, di tích chùa Linh Sơn “Linh sơn Cổ tự”, di tích lịch sử-văn hóa Niết Bàn Tịnh Xá, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phước Lâm, di tích lịch sử-văn hóa Đình Chùa - Miếu Long Long Sơn); Thành phố Bà Rịa (di tích lịch sử Nhà Tròn, di tích lịch sử-văn hóa Đình thần Long Hương); Huyện Long Điều (Di tích lịch sử cách mạng Trường Văn Lương, di tích danh lam thắng cảnh Dinh Cô, di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật đình Long Điền, di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Hắc Lăng và Mộ Châu Văn Tiếp, di tích lịch sử-văn hóa Chùa Long Hòa); Huyện Đất Đỏ (Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Minh Đạm, di tích lịch sử Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu, di tích lịch sử Dốc Cây Cám, Di tích Hầm bí mật Nguyễn Thị Đẹp); Huyện Châu Đức (Di tích lịch sử chiến thắng Bình Giã, Khu Tưởng niệm Trận đánh ngày 06/6/1969 của Tiểu Đoàn 1- Trung Đoàn 33, Di tích tượng đài tưởng niệm các anh hùng Trung Đoàn 4, di tích lịch sử - văn hóa Đình - chùa Thạnh Mỹ);

Các di tích đang được đầu tư tu bổ, tôn tạo, sau khi hoàn thành công trình và đưa vào phát huy giá trị:

Một số hạng mục của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo; Thành phố Vũng Tàu (di tích kiến trúc - thắng cảnh Bạch Dinh, Di tích lịch sử trận địa pháo cổ Núi Lớn và hầm Thủy Lôi, di tích lịch sử Nhà Máy nước); Thành phố Bà Rịa (di tích lịch sử địa đạo Long Phước, di tích lịch sử - văn hóa Đình thần Phước Lễ); Huyện Châu Đức (di tích lịch sử địa đạo Kim Long, Bia khoanh vùng bảo vệ Ngã ba Xuân Sơn thuộc di tích lịch sử chiến thắng Bình Giã); Huyện Xuyên Mộc (hạng mục nhà truyền thống di tích lịch sử Bến Lộc An);

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch sưu tầm tư liệu, hiện vật... gắn với lịch sử - văn hóa, thân thế và sử nghiệp danh nhân, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên niên...của từng di tích để bổ sung phục vụ trưng bày tại các Phòng trưng bày, Nhà truyền thống của các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh theo phân cấp quản lý.

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thảo liên kết, hợp tác phát triển du lịch gắn với hệ thống di tích trên toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Rịa - Vũng Tàu.

3. Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

- Tập trung điều tra, thống kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (trong đó, ưu tiên di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số), đề xuất lập hồ sơ khoa học khoa học phi vật thể và đề cử danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia; tư liệu hóa, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh, quốc gia về văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

- Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án “bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Nâng cao tính bền vững, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của hệ thống di sản phi vật thể (trong đó, ưu tiên các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền vĩnh viễn) nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng có giá trị về lịch sử-văn hóa của địa phương, từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, giáo dục truyền thống và góp phần phát triển du lịch.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và Phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Xây dựng Kế hoạch lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc các di sản có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm:

* Bảo vệ các phi vật thể đã được trình UBND tỉnh xem xét, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét thẩm định đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia:

Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam - Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu.

Lễ hội Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến, huyện Côn Đảo.

* Đề xuất ít nhất 01 - 02 hồ sơ phi vật thể sau báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và đưa vào Danh mục phi vật thể quốc gia trong thời gian tới:

Lễ hội Cồng Chiêng đồng bào dân tộc Châu Ro ở huyện Châu Đức, thị xã Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và một số xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố có đồng bào dân tộc Chơ Ro cư trú.

Lễ hội Yang Va (cúng Thần Lúa) đồng bào dân tộc Chơ Ro ở huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc, thị xã Phú Mỹ, huyện Đất Đỏ và một số xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố có đồng bào dân tộc Chơ Ro cư trú.

Lễ hội YangVri (cúng Thần Rừng) đồng bào dân tộc Chơ Ro ở huyện Châu Đức, thị xã Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và một số xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố còn lại có đồng bào dân tộc Chơ Ro cư trú.

Lễ Trùng cửu (9/9) âm lịch và Vía Ông (20/2) âm lịch tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.

- Xây dựng Đề án và lập Kế hoạch tổng thể kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2022 - 2026.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án “bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức khảo sát, thống kê các nghệ nhân đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói-chữ viết, Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Lễ hội truyền thống, Tri thức dân gian trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Tổ chức các Liên hoan, trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và giao lưu văn hóa phi vật thể vùng Đông Nam bộ.

4. Về công tác bảo tồn, bảo tàng:

- Phát triển hệ thống Bảo tàng đến năm 2025 phải gắn liền với việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc; đồng thời, khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử, các công trình văn hóa nổi tiếng có giá trị, giàu bản sắc vùng đất - con người Bà Rịa - Vũng Tàu; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch di sản có chất lượng cao từ các tỉnh trong và ngoài nước để đa dạng hoá các hoạt động Bảo tàng;

- Xây dựng các bộ sưu tập hiện vật gốc có giá trị theo từng chuyên đề về lịch sử - văn hóa; chứng tích chiến tranh, làng nghề thủ công truyền thống; văn hóa dân tộc; đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, trình diễn giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng tỉnh và Bảo tàng Côn Đảo;

- Thực hiện Dự án chỉnh lý nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Côn Đảo, hỗ trợ Bảo tàng vũ khí cổ;

- Xây dựng Đề án và lập Kế hoạch sưu tầm bổ sung tư liệu, hiện vật, hình ảnh phục vụ công tác trưng bày Nhà bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Côn Đảo; Quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;

- Thực hiện Kế hoạch tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày chuyên đề “Con đường tơ lụa di vật, cổ vật về gốm sứ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, chuyên đề “Những giá trị di chỉ khảo cổ học và phát hiện mới khảo cổ học thời tiền sử tại Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; Tổ chức các cuộc thi báo cáo viên, thuyết minh viên giỏi cấp huyện, tỉnh nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời kỳ mới, hội nhập quốc tế;

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các cuộc thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu xưa và nay; Tổ chức các cuộc triển lãm Chuyên đề về di sản văn hóa Bà Rịa Vũng Tàu.

5. Về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn và quản lý lĩnh vực Bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế thực hành trao quyền...); tư liệu hóa, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng công nghệ tương tác 3D vào hoạt động trưng bày bảo tàng và các di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật... để quảng bá di sản văn hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến với du khách trong nước và nước ngoài, giáo dục truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ;

- Xây dựng và triển khai Dự án “Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chuyển đổi số Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”; Dự án “Chỉnh lý Bảo tàng Côn Đảo kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin”; Hỗ trợ Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor thực hiện nhằm phục vụ tham quan trực tuyến là cầu nối hữu hiệu nhất để bảo tàng có thể giới thiệu và tiếp cận với công chúng nhằm phục vụ nhu cầu thụ hưởng văn hóa lịch sử của nhân dân trong và ngoài Tỉnh, đảm bảo việc tiếp cận lịch sử văn hóa của khách tham quan được duy trì trong tình mới.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tư liệu hóa trong lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền...) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Phối hợp thực hiện tư liệu hóa, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa;

6. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực di sản văn hóa:

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...;

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch mở 01 - 02 lớp/năm về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng (ngắn hạn và dài hạn), tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; Tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản truyền thống tiêu biểu, để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch;

- Nghiên cứu biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm, sách ảnh giới thiệu về di tích, lịch sử - văn hóa, vùng đất - con người Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện cho lực lượng hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa tham gia các cuộc thi, hoạt động chuyên môn, chuyên ngành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực do các cơ quan, ban, ngành tổ chức.

7. Về công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu ở trong nước và nước ngoài:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích sản văn hóa (di tích, di sản văn hóa phi vật thể...). Tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan;

- Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; thực hiện biên tập, sản xuất và phát sóng chuyên mục về di sản văn hóa để phát trên sóng truyền hình BRT. Thông qua phát triển du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến với du khách trong nước và nước ngoài;

- Nghiên cứu, biên soạn sổ tay, cẩm nang hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm, sách ảnh giới thiệu về di tích, lịch sử - văn hóa, vùng đất - con người Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với phát triển du lịch; xây dựng tổ chức kết nối các tour tuyến du lịch gắn tham quan hệ thống di tích phục vụ du khách trong nước và quốc tế; tổ chức các Liên hoan, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của địa phương phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan;

- Tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Chương trình; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

8. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển di sản văn hóa và xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xã hội hóa.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác:

1. Nguồn vốn đầu tư phát triển xem xét ưu tiên bố trí để triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng và hỗ trợ một số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do nhà nước quản lý và có sự ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch đang bị xuống cấp, theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp bố trí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

Hỗ trợ bảo quản, chống xuống cấp các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, các công trình di tích đã được kiểm kê; lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh; các dự án về nội dung, chỉnh lý nội dung trưng bày và nâng cấp trang thiết bị, trưng bày bảo tàng; các nhiệm vụ, dự án, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về di sản văn hóa; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa được cấp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao:

a) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá về tính chính xác, cấp thiết, lựa chọn các di sản văn hóa cần đầu tư bảo tồn, di tích ưu tiên đầu tư tu bổ, tôn tạo thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch, thống nhất tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định tổ chức thực hiện.

b) Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch theo chức năng, thẩm quyền; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện Kế hoạch; tham mưu báo cáo đề xuất UBND tỉnh gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mun Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ do Trung ương bố trí nguồn kinh phí thực hiện thuộc phạm vi quy định tại Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tại địa phương, kịp thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp để thất thoát kinh phí của Chương trình.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Sở Tài chính:

a) Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo từng nhiệm vụ cụ thể, kế hoạch chi tiết được duyệt trong khả năng cân đối ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.

b) Hướng dẫn quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan báo chí (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh), hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; truyền thông, quảng bá những kết quả thực hiện theo Kế hoạch nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam nói chung và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng.

5. Các sở, ngành có liên quan:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện thống nhất và lồng ghép nội dung hoạt động của Chương trình với các chương trình, dự án có liên quan.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Căn cứ chức năng, thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2025. Định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá và lựa chọn đề xuất các di sản văn hóa cần được đầu tư bảo tồn, tôn tạo thuộc phạm vi thực hiện của Kế hoạch gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

b) Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức vận hành, khai thác và phát huy giá trị di tích, giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định.

c) Bố trí ngân sách theo phân cấp quản lý; chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa tại địa phương. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đúng mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng có hiệu quả, không để thất thoát.

d) Thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, quản lý.

e) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp để thất thoát kinh phí của Kế hoạch.

g) Báo cáo định kỳ, đột xuất về việc tình hình thực hiện Kế hoạch gửi Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

7. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, tổ chức xã hội thuộc lĩnh vực di sản văn hóa căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều lệ hoạt động, chủ động tích cực phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các địa phương tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Chương trình; tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Kế hoạch triển khai “Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hành động Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp lồng ghép nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch với các chương trình, dự án liên quan của cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 5022/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

 

 

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

 

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

2

Tiếp tục thực hiện công tác khảo sát và đánh giá, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

3

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh

 

 

 

 

3.1

Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch tổ chức khảo sát, thống kê, phân loại và đánh giá lại vật thể và phi vật thể nhằm điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2021- 2025;

Sở Văn hóa và Thể thao

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

2022 - 2025

 

3.2

Xây dựng Kế hoạch khảo sát, đánh giá và lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh thuộc Danh mục kiểm kê di tích của tỉnh tại Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính đến ngày 31/12/2018.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng tỉnh, các sở, ngành và đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

3.3

Đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

 

 

 

 

3.3.1

Nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn và tôn tạo trận địa pháo cổ Núi Lớn và Hầm Thủy Lôi; nghiên cứu Phục hồi Pháo đài Phước Thắng thuộc di tích lịch sử, danh thắng Bạch Dinh

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Vũng Tàu và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

2022 - 2025

 

3.3.2

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch lại một số di tích lịch sử cách mạng đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh đảm bảo công tác gìn giữ giá trị của di tích nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và phục vụ du khách tham quan, vừa hài hòa với phát triển đô thị, kinh tế phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

2022 - 2025

 

3.3.3

Tiếp tục đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 (trong đó, Dự án di dân, giải phóng mặt bằng; Dự án Sưu tầm tài liệu, hiện vật có liên quan đến di tích lịch sử Côn Đảo; các nhóm dự án thành phần còn lại:

- Biển giới thiệu di tích và biển chỉ dẫn khoanh vùng bảo vệ di tích;

- Quảng trường Hòa Bình (sân hành lễ, đài lửa và tượng đài - xây dựng một số tác phẩm nghệ thuật nhằm tôn giá trị di tích và biểu trưng Côn Đảo);

- Tôn tạo cảnh quan và kiến trúc phố Nguyễn An Ninh, Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng;

- Bảo tồn khu vực cầu Ma Thiên Lãnh (xây biển giới thiệu di tích); Bảo tồn sở Cò (Nhà Lưu niệm chị Võ Thị Sáu);

- Bảo tồn khu điều tra xét hỏi (tu bổ và phục hồi nhà hiện tồn theo nguyên gốc, phục hồi nội thất và tái hiện hình ảnh hoạt động của di tích gốc bằng tượng composit);

- Bảo tồn Trại 8 (tu bổ các dãy nhà hiện tôn và hệ thống tường rào theo nguyên gốc, bảo tồn nền móng công trình đã mất);

- Bảo tồn Trại 9 (bảo tồn nền móng công trình đã mất, tạo đường vào để thuận tiện cho thăm quan);

- Khu vực Cỏ Ống, khu vực Bến Đầm, khu vực Hòn Cau, khu vực Bẩy Cạnh, khu Trại lính (xây dựng bia biển).

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị tổ chức có liên quan

2021 -2025

 

3.3.4

Tiếp tục đầu tư tu bổ ít nhất 6 di tích lịch sử cách mạng quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 01 di tích khảo cổ học

 

 

 

 

-

Di tích lịch sử trận địa pháo cổ trên núi Tao Phùng (Núi Nhỏ), Phường 2, TP. Vũng Tàu

UBND thành phố Vũng Tàu

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2022 - 2025

 

-

Di tích lịch sử cách mạng nhà số 86 Phan Chu Trinh.

UBND thành phố Vũng Tàu

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2022 - 2024

 

-

Di tích lịch sử khu căn cứ Núi Dinh, Thị xã Phú Mỹ

UBND thị xã Phú Mỹ

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2021 - 2025

 

-

Di tích lịch sử địa đạo Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ

UBND thị xã Phú Mỹ

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2021 - 2025

 

-

Di tích lịch sử khu căn cứ Minh Đạm, huyện Đất Đỏ.

UBND huyện Đất Đỏ

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2021 - 2025

 

-

Di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng, huyện Xuyên Mộc.

UBND huyện Xuyên Mộc

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2023 - 2025

 

-

Phục dựng, trưng bày tại nhà truyền thống di tích lịch sử Tàu Không số (đường Hồ Chí Minh trên biển)

UBND huyện Xuyên Mộc

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2022 - 2023

 

3.3.5

Tiếp tục đầu tư tu bổ ít nhất 6 di tích lịch sử cách mạng quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 01 di tích khảo cổ học.

 

 

 

 

-

Di tích danh lam thắng cảnh Thích Ca Phật Đài, phường 5, Tp. Vũng Tàu.

Ban Quản trị Thích Ca Phật Đài

UBND thành phố Vũng Tàu, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh, và các đơn vị có liên quan

2021 - 2025

 

-

Di tích lịch sử-văn hóa chùa Long Bàn (Chùa cổ), huyện Long Điền.

UBND huyện Long Điền

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh và các đơn vị có liên quan.

2021 - 2025

 

-

Di tích Danh lam thắng cảnh Núi Chân Tiên, huyện Long Điền.

UBND huyện Long Điền

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2024 - 2025

 

-

Di tích lịch sử-văn hóa Đình thần Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc.

UBND huyện Xuyên Mộc

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

2023 - 2024

 

-

Di tích lịch sử-văn hóa An Sơn Miếu

UBND huyện Côn Đảo

Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành và các đơn vị có liên quan.

2022 - 2023

 

-

Di tích danh lam thắng cảnh chùa Núi Một

UBND huyện Côn Đảo

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan.

 

 

3.3.6

Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ bảo quản, chống xuống cấp di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ngành và đơn vị có liên quan

Hàng năm

 

3.4

Công tác vận hành, khai thác và phát huy giá trị di tích.

 

 

 

 

3.4.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức vận hành, khai thác và phát huy giá trị di tích theo phân cấp quản lý.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, các sở, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

3.4.2

Xây dựng và triển khai Kế hoạch sưu tầm tư liệu, hiện vật... gắn với lịch sử - văn hóa, thân thế và sử nghiệp danh nhân, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên niên...của từng di tích để bổ sung phục vụ trưng bày tại các Phòng trưng bày, Nhà truyền thống của các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh theo phân cấp quản lý.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ban, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2025

 

3.4.3

Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Rịa - Vũng Tàu

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

2022 - 2025

 

3.4.4

Hội thảo liên kết, hợp tác phát triển du lịch gắn với hệ thống di tích trên toàn tỉnh.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và đơn vị có liên quan

2023 - 2024

 

4

Công tác bảo tồn, bảo tàng

 

 

 

 

4.1

Thực hiện Dự án chỉnh lý nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Côn Đảo, hỗ trợ Bảo tàng vũ khí cổ.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo, Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor và các đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

4.2

Xây dựng Đề án và lập Kế hoạch sưu tầm bổ sung tư liệu, hiện vật, hình ảnh phục vụ công tác trưng bày Nhà bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Côn Đảo; Quá trình hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2023 - 2025

 

4.3

Thực hiện Kế hoạch tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày chuyên đề “Con đường tơ lụa di vật, cổ vật về gốm sứ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”, chuyên đề “Những giá trị di chỉ khảo cổ học và phát hiện mới khảo cổ học thời tiền sử tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2024 - 2025

 

4.5

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; Tổ chức các cuộc thi báo cáo viên, thuyết minh viên giỏi cấp huyện, tỉnh nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời kỳ mới, hội nhập quốc tế.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo và các đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng Năm

 

4.6

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các cuộc thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu xưa và nay; Tổ chức các cuộc triển lãm Chuyên đề về di sản văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2024 - 2025

 

5

Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể:

 

 

 

 

5.1

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và Phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2025

 

5.2

Xây dựng Kế hoạch lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc các di sản có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2025

 

-

Hồ sơ phi vật thể đã xây dựng

 

 

 

 

Lễ hội Dinh Cô, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện Long Điền, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2022

Đã trình UBND tỉnh

Lễ Hội Nghinh Ông Thắng Tam - Vũng Tàu, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND thành phố Vũng Tàu, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2022

Đã trình UBND tỉnh

Lễ hội Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến, huyện Côn Đảo.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện Côn Đảo, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2021 - 2022

Đã trình UBND tỉnh

-

Đề xuất xây dựng Hồ sơ phi vật thể trong thời gian tới:

 

 

 

 

Lễ hội Cồng Chiêng đồng bào dân tộc Chơ Ro, huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện Châu Đức và UBND thị xã Phú Mỹ, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2023 - 2025

 

Lễ hội Yangva (Thần Lúa) đồng bào dân tộc Chơ Ro, huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện Châu Đức và UBND thị xã Phú Mỹ, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2023

 

Lễ hội YangVri (Thần Rừng) đồng bào dân tộc Chơ Ro, huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện Châu Đức và UBND thị xã Phú Mỹ, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2023

 

Lễ Trùng cửu (9/9) âm lịch và Vía ông (20/2) âm lịch tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.

Sở Văn hóa và Thể thao

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND thành phố Vũng Tàu, Bảo tàng tỉnh, Hội KHLS tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2024 - 2025

 

5.3

Xây dựng Đề án và lập Kế hoạch tổng thể kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2022 - 2026.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2026

 

5.4

Xây dựng Kế hoạch tổ chức khảo sát, thống kê các nghệ nhân đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói-chữ viết, Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Lễ hội truyền thống, Tri thức dân gian trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Văn hóa và Thể thao, các Sở, ngành, Ban dân tộc tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật tỉnh và các đơn vị tổ chức có liên quan

2023 - 2025

 

5.5

Xây dựng và triển khai Kế hoạch Tổ chức các Liên hoan, trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và giao lưu văn hóa phi vật thể vùng Đông Nam bộ.

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật tỉnh, Bảo tàng tỉnh và các đơn vị, tổ chức có liên quan

2024 - 2025

 

6

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa

 

 

 

 

6.1

Xây dựng và triển khai Dự án “Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chuyển đổi số Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”; Dự án “Chỉnh lý Bảo tàng Côn Đảo kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin”; Hỗ trợ Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor thực hiện nhằm phục vụ tham quan trực tuyến là cầu nối hữu hiệu nhất để bảo tàng có thể giới thiệu và tiếp cận với công chúng nhằm phục vụ nhu cầu thụ hưởng văn hóa lịch sử của nhân dân trong và ngoài Tỉnh, đảm bảo việc tiếp cận lịch sử văn hóa của khách tham quan được duy trì trong tình mới.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo, Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor và đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2025

 

6.2

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tư liệu hóa trong lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền...) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Phối hợp thực hiện tư liệu hóa, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo, Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor và đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2023

 

7

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực di sản văn hóa

 

 

 

 

7.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng (ngắn hạn và dài hạn), tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; Tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản truyền thống tiêu biểu, để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo, Bảo tàng vũ khí cổ Robert Taylor và đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

7.2

Nghiên cứu biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm, sách ảnh giới thiệu về di tích, lịch sử - văn hóa, vùng đất - con người Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với phát triển du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị, tổ chức có liên quan

2022 - 2025

 

8

Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu ở trong nước và nước ngoài.

 

 

 

 

8.1

Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ở trong nước và nước ngoài; thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu và đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5022/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021 - 2025

  • Số hiệu: 5022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Trần Văn Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản