Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 502/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG THÂM CANH LUỒNG TẬP TRUNG TỈNH THANH HÓA, THỜI KỲ 2011 - 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 4365/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 07/TTr-SNN&PTNT ngày 16/01/2012 về việc "Đề nghị phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011 - 2020", kèm theo Biên bản hội nghị thẩm định ngày 20/12/2011 của Hội đồng thẩm định Dự án "Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011 - 2020",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011 - 2020 với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi Thanh Hóa đến năm 2020 và Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2020.

2. Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung phải đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, trồng mới, phục tráng, khai thác, chế biến sản phẩm và các dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng và nguồn lực để xây dựng phát triển vùng Luồng từ sản xuất quảng canh truyền thống sang sản xuất thâm canh tập trung tăng năng suất và chất lượng.

3. Phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung phải huy động sự tham gia của các Nhà khoa học của các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2020 có 29.982 ha rừng thâm canh Luồng tập trung ổn định, chất lượng, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái; làm tiền đề áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thâm canh rừng Luồng tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; sử dụng tối đa những lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội, phục hồi chất lượng rừng Luồng hiện có, đồng thời phát triển vùng trồng Luồng mới, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài, đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm từ Luồng trong tỉnh và ngoài tỉnh, tiến tới hình thành các cụm làng nghề, tiểu thủ công nghiệp chế biến các sản phẩm từ Luồng; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Quy hoạch đến năm 2015: Vùng thâm canh Luồng tập trung có quy mô 29.982ha, chiếm khoảng 42,2% tổng diện tích rừng Luồng toàn tỉnh; năng suất đạt 3600 cây/ha trở lên. Trữ lượng rừng Luồng đạt 205 triệu cây; Sản lượng rừng Luồng đạt khoảng 62 triệu cây. Giá trị xuất khẩu Luồng đến năm 2015 ước tính đạt khoảng 45 triệu USD.

b) Đến năm 2020: Ổn định và phát triển bền vững diện tích vùng thâm canh Luồng tập trung; đưa năng suất rừng Luồng đạt 4.000 cây/ha. Trữ lượng rừng Luồng đạt 459 triệu cây; Sản lượng rừng Luồng đạt khoảng 138 triệu cây. Giá trị xuất khẩu Luồng đến năm 2020 ước tính đạt trên 100 triệu USD.

III. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHỦ YẾU

1. Bố trí đất thâm canh Luồng tập trung

Tổng diện tích đất thâm canh Luồng tập trung đến năm 2020 là 29.982ha, trong đó: Trên đất rừng Luồng đã có 29.958ha (rừng Luồng đã đạt tiêu chí thâm canh 14.167ha, phục tráng rừng Luồng thoái hóa 14.791 ha); trồng mới rừng Luồng trên đất trống đồi trọc 1.025ha; phân theo từng thời kỳ như sau:

a) Thời kỳ 2011 - 2015, diện tích đất thâm canh Luồng tập trung là 29.982ha, trong đó:

- Thâm canh trên diện tích rừng Luồng hiện có 28.958ha huyện: Bá Thước 1.766ha, Cẩm Thủy 472ha, Lang Chánh 9.025ha, Ngọc Lặc 3.708ha, Quan Hóa 10.042ha, Quan Sơn 2.485ha, Thường Xuân 1.460ha.

- Trồng mới trên đất trống đồi trọc 1.204ha, bố trí trên địa bàn 3 huyện: Lang Chánh 208ha, Ngọc Lặc 492ha, Thường Xuân 324ha.

b) Thời kỳ 2016 - 2020, không mở rộng diện tích vùng thâm canh, ổn định diện tích 29.982ha để áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thâm canh rừng Luồng nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng; tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm từ Luồng trong tỉnh và ngoài tỉnh.

2. Quy hoạch các vùng thâm canh Luồng tập trung

- Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ hình thành 61 vùng thâm canh Luồng tập trung có quy mô lớn, tổng diện tích 29.982ha; Trong đó: huyện Bá Thước 6 vùng, diện tích 1.766ha; Cẩm Thủy 4 vùng, diện tích 472ha; Lang Chánh 8 vùng, diện tích 9.233ha; Ngọc Lặc 14 vùng, diện tích 4.200ha; Quan Hóa 15 vùng, diện tích 10.042ha; Quan Sơn 8 vùng, diện tích 2.485ha; Thường Xuân 7 vùng, diện tích 1.785ha.

- Đến năm 2020, đảm bảo ổn định 61 vùng thâm canh Luồng tập trung trên phạm vi 7 huyện; Trong đó có 31 vùng trọng điểm thâm canh Luồng tập trung, trên địa bàn 6 huyện (Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân) nhằm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao trong tỉnh và ngoài tỉnh.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).

- Ngoài diện tích qui hoạch nêu trên, diện tích rừng Luồng hiện có chưa đưa vào quy hoạch thời kỳ này, tiếp tục nghiên cứu nếu đảm bảo các tiêu chí, điều kiện thâm canh Luồng tập trung, sẽ tiếp tục bổ sung vào qui hoạch. Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển cây Luồng theo hướng thâm canh để nâng cao, năng suất chất lượng rừng Luồng.

3. Quy hoạch các vùng trọng điểm thâm canh Luồng tập trung

- Huyện Ngọc Lặc: Quy mô 2.188ha; được bố trí trên địa bàn 4 xã: Kiên Thọ 314ha, Mỹ Tân 412ha, Nguyệt Ấn 475ha, Vân Am 987ha.

- Huyện Lang Chánh: Quy mô 9.235ha; được bố trí trên địa bàn 8 xã: Đồng Lương 1.202ha, Giao An 1.725ha, Giao Thiện 1.848ha, Lâm Phú 652ha, Quang Hiến 911ha, Tam Văn 989ha, Tân Phúc 1.537ha, Trí Nang 371 ha.

- Huyện Quan Hóa: Quy mô 9.320ha; được bố trí trên địa bàn 12 xã: Hiền Chung 1.277ha, Hồi Xuân 404ha, Nam Động 1.116ha, Nam Tiến 1.508ha, Nam Xuân 416ha, Phú Lệ 567ha, Phú Xuân 417ha, Thành Sơn 600ha, Thanh Xuân 555ha, Thiên Phủ 937ha, Trung Sơn 917ha, Trung Thành 606ha.

- Huyện Quan Sơn: Quy mô 1.412ha; được bố trí trên địa bàn 3 xã: Sơn Điện 517ha, Trung Thượng 492ha, Trung Tiến 403ha.

- Huyện Bá Thước: Quy mô 622ha; được bố trí trên địa bàn xã Thiết Ống.

- Huyện Thường Xuân: Quy mô 1.251 ha; được bố trí trên địa bàn 3 xã: Luận Thành 466ha, Tân Thành 418ha, Xuân Cao 367ha.

4. Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung

- Nâng cấp cải tạo 7 vườn ươm cố định tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn 7 huyện để đảm bảo sản xuất, cung ứng đủ giống Luồng có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng mới và phục tráng rừng Luồng.

- Đầu tư xây dựng 468,984 km đường lâm nghiệp nội vùng, tiêu chuẩn cấp B theo chương trình xây dựng nông thôn mới, mặt đường cấp phối (B nền 3,5-4m; B mặt 2,5-3m) tại 7 huyện, cụ thể: Bá Thước 24,548 km, Cẩm Thủy 8,14km, Lang Chánh 163,196km, Ngọc Lạc 66,728km, Quan Hóa 156,848km, Quan Sơn 29,940km, Thường Xuân 19,584km.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về đất đai và quản lý quy hoạch

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng thâm canh Luồng tập trung; tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở để triển khai thực hiện quy hoạch; phân định rõ ranh giới vùng quy hoạch trên thực địa, lập hồ sơ theo dõi quản lý đến tiểu khu.

- Không bố trí, quy hoạch các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đất đã quy hoạch cho các thâm canh Luồng tập trung.

2. Tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất ổn định vùng Luồng trong suốt thời kỳ. Đẩy mạnh việc phục tráng rừng Luồng năng suất thấp bằng các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác bền vững diện tích rừng Luồng hiện có; trồng mới rừng Luồng ở những nơi có đủ các điều kiện và phù hợp với vùng sinh thái cây Luồng. Cụ thể giải pháp kỹ thuật như sau:

- Đối với diện tích rừng Luồng sinh trưởng phát triển bình thường đã đạt tiêu chí thâm canh: Chỉ đạo các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế tổ chức chăm sóc, bảo vệ và khai thác bền vững.

- Đối với diện tích rừng Luồng suy thoái nhưng còn khả năng phục tráng: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phục tráng diện tích rừng Luồng thoái hóa. Trồng bổ sung cây thân gỗ vào những đám trống ở rừng luồng để tăng cường tính ổn định của rừng Luồng. Trong những năm đầu ưu tiên phục tráng những diện tích có độ dốc thấp, gần đường giao thông thuận lợi cho việc bón phân và tác động các biện pháp kỹ thuật.

- Thực hiện việc trồng mới rừng Luồng ở những nơi đất trống có điều kiện lập địa phù hợp với cây Luồng, trong đó tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ gia đình trồng hỗn giao Luồng với cây gỗ để tăng cường tính bền vững của rừng Luồng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

- Khai thác Luồng phải tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm; tuyệt đối không cấp phép khai thác Luồng trong mùa ra măng. Sau khai thác phải dọn vệ sinh, sửa gốc chặt, bón phân, chăm sóc bảo vệ và nuôi dưỡng rừng theo đúng quy định.

- Chế biến Luồng: Rà soát lại các cơ sở chế biến Luồng hiện có trong vùng; từng bước chuyển hóa các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, sản phẩm sơ chế, gây ô nhiễm môi trường sang các cơ sở chế biến có quy mô lớn, công nghệ cao để tiết kiệm tài nguyên và không làm ô nhiễm môi trường. Thực hiện chủ trương không cấp phép đầu tư cho các cơ sở sản xuất sản phẩm sơ chế để xuất đi tỉnh ngoài.

3. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung.

- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý rừng theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ lâm nghiệp ở các cấp.

- Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như: chính sách hưởng lợi; chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản; chính sách phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung và một số chính sách cần thiết khác.

- Tăng cường vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ rừng nhà nước, để làm nòng cốt trong việc sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật và làm các dịch vụ cung ứng vật tư, thu mua các sản phẩm từ Luồng.

- Đầu tư xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; thực hiện nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt; tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ Luồng: chứng nhận các đơn vị sản xuất, kinh doanh Luồng đạt tiêu chuẩn CDM; chứng nhận các cơ sở, nhà máy chế biến đủ điều kiện chế biến Luồng theo CDM.

4. Đào tạo, tập huấn và tổ chức thông tin, tuyên truyền

- Đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn và bố trí cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ để tham gia quản lý, kiểm soát chất lượng rừng Luồng. Mở các lớp tập huấn để hướng dẫn, phổ biến quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật mới trong phát triển cây Luồng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, bảo quản, chế biến Luồng.

- Tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ cây Luồng, nâng cao ý thức, nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng, tạo cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế đang triển khai trên địa bàn, kêu gọi đầu tư cho phát triển cây Luồng; hợp tác giữa người trồng Luồng với tổ chức thu mua, chế biến, tiêu thụ; thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia.

- Tăng cường tổ chức thanh kiểm tra, giám sát các các hoạt động trồng, khai thác, chế biến sản phẩm Luồng ở các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác tiêu thụ sản phẩm từ Luồng; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường thông qua việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải ở các cơ sở, nhà máy chế biến Luồng trước khi thải ra môi trường.

5. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ

- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nhân giống Luồng có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi điều kiện tự nhiên của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà.

- Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại Luồng, xử lý gốc Luồng, phân bón vi sinh phục vụ thâm canh rừng Luồng; các giải pháp dự tính dự báo tình hình nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh hại Luồng để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.

- Nghiên cứu thị trường để nhập hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ mới vào chế biến Luồng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ vùng Luồng thâm canh.

6. Giải pháp về chính sách:

- Thực hiện Chính sách hưởng lợi theo Quyết định số 3443/2005/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư thâm canh Luồng với quy mô lớn thông qua các dự án tài trợ, đầu tư trồng rừng nguyên liệu và liên doanh liên kết trong chế biến Luồng.

- Hỗ trợ vốn trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh cho mô hình thâm canh Luồng tập trung.

- Thực hiện chính sách tín dụng phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và Văn bản số 416/TTg-KTTH ngày 11/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về các dự án trồng rừng sản xuất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 và Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng thâm canh Luồng tập trung, giảm chi phí vận chuyển.

7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm:

- Nghiên cứu xây dựng chính sách thị trường lâm sản theo hướng tự do hóa, miễn giảm thuế buôn bán, vận chuyển, thuế VAT đối với hoạt động buôn bán, chế biến lâm sản từ cây Luồng.

- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm Luồng, tạo vị trí đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu và quảng bá những sản phẩm Luồng, gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh ra thị trường.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ chất lượng cao sang các nước trong khu vực và thị trường thế giới. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm từ cây Luồng thông qua đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường năng lực thiết kế, tạo dáng, mẫu mã sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

8. Giải pháp về vốn đầu tư phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung.

Nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2012.

- Vốn khác: Vốn vay, vốn tự có của các hộ, nhóm hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ Luồng đầu tư; vốn liên doanh, liên kết giữa các đơn vị và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Một số chương trình, dự án khuyến khích đầu tư

- Chương trình xây dựng mô hình điểm và tập huấn kỹ thuật: Trong thời kỳ 2011 - 2015 xây dựng 127 mô hình trình diễn về trồng mới, phục tráng, chăm sóc bảo vệ và khai thác bền vững rừng Luồng thâm canh, dự kiến mỗi năm xây dựng 8 - 10 mô hình/huyện.

- Dự án đầu tư xây dựng mạng lưới đường lâm nghiệp phục vụ phát triển vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011-2020, lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Dự án hỗ trợ đầu tư các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền thiết bị chế biến sản phẩm từ Luồng theo Cơ chế sạch CDM để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường.

- Dự án nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng thâm canh luồng.

- Dự án xây dựng thương hiệu, website về sản phẩm Luồng thâm canh của tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai qui hoạch; tăng cường quản lý nhà nước về qui hoạch; cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện qui hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện qui hoạch về UBND tỉnh.

- Chỉ đạo UBND các huyện tiến hành rà soát, điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây lâm nghiệp đã có cho phù hợp với qui hoạch; không qui hoạch, bố trí các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đã qui hoạch trồng Luồng thâm canh.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn UBND các huyện thực hiện cơ chế chính sách vốn đầu tư, công tác khuyến lâm và chính sách hưởng lợi đến các chủ rừng trong vùng qui hoạch trồng Luồng thâm canh; tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án xây dựng vùng thâm canh Luồng tập trung, các cơ sở sơ chế, chế biến Luồng trình duyệt theo quy định. Tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch, nguồn vốn đầu tư cho phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung.

3. Sở Tài chính: Căn cứ vào các chương trình, dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt để cân đối, bố trí nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

4. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát các tuyến đường bộ, đường thủy, đường nội vùng và lập kế hoạch đầu tư sửa chữa nâng cấp những tuyến đường hiện có, đầu tư xây dựng mới các tuyến đường nội vùng phục vụ cho sản xuất và lưu thông các sản phẩm hàng hóa trong vùng thâm canh Luồng, lồng ghép các chương trình xây dựng nông thôn mới.

5. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các huyện thực hiện các chính sách thu hút đầu tư ngành công nghiệp, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm Luồng, quảng bá giới thiệu sản phẩm ngành hàng Luồng; hướng dẫn các doanh nghiệp lập dự án đầu tư vùng nguyên liệu Luồng.

6. Sở Khoa học Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các huyện ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại Luồng; ứng dụng công nghệ khai thác, chế biến sản phẩm từ cây luồng.

7. Ngân hàng, tổ chức tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Đầu tư phát triển các tổ chức tín dụng, có chính sách ưu đãi vốn vay để các hộ gia đình vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất cây luồng, cho vay theo kỳ kinh doanh, hoặc vay trung dài hạn.

8. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

- Tổ chức công bố công khai qui hoạch; phổ biến tuyên truyền đến các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư thôn, bản. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển cây Luồng của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh; tăng cường quản lý nhà nước về qui hoạch; cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện qui hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây lâm nghiệp đã có cho phù hợp với qui hoạch; không qui hoạch, bố trí các cây trồng khác trồng lấn lên diện tích đã qui hoạch thâm canh Luồng khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện tốt các giải pháp, nội dung qui hoạch.

9. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Tổ chức công bố công khai qui hoạch, phổ biến tuyên truyền đến các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư thôn bản. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về thực hiện kế hoạch được giao hàng năm; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về HĐND, UBND huyện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT VÙNG THÂM CANH LUỒNG TẬP TRUNG TỈNH THANH HÓA, THỜI KỲ 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

ĐVT: ha

TT

Vùng
(Huyện/xã)

Tổng cộng (ha)

Thời kỳ 2012 - 2015

Thời kỳ 2016 - 2020

Diện tích (ha)

Chăm sóc và bảo vệ rừng luồng hiện có

Phục tráng rừng luồng kém chất lượng

Trồng mới trên đất chưa có rừng

Diện tích (ha)

Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng luồng

 

Tổng cộng

29.982

29.982

14.167

14.791

1.025

29.982

29.982

I

Bá Thước

1.766

1.766

399

1.367

 

1.766

1.766

1

Ái Thượng

240

240

138

102

 

240

240

2

Điền Trung

240

240

 

240

 

240

240

3

Kỳ Tân

163

163

36

127

 

163

163

4

Lương Trung

278

278

 

278

 

278

278

5

Thiết Kế

223

223

12

211

 

223

223

6

Thiết Ống

622

622

213

410

 

622

622

II

Cẩm Thủy

472

472

41

431

 

472

472

1

Cẩm Liên

64

64

 

64

 

64

64

2

Cẩm Quý

96

96

 

96

 

96

96

3

Cẩm Tâm

59

59

 

59

 

59

59

4

Cẩm Thành

253

253

41

212

 

253

253

III

Lang Chánh

9.233

9.233

5.659

3.366

208

9.233

9.233

1

Đồng Lương

1.202

1.202

917

285

 

1.202

1.202

2

Giao An

1.725

1.725

1.284

441

 

1.725

1.725

3

Giao Thiện

1.848

1.848

1.557

290

 

1.848

1.848

4

Lâm Phú

652

652

75

478

100

652

652

5

Quang Hiến

911

911

766

145

 

911

911

6

Tam Văn

989

989

175

814

 

989

989

7

Tân Phúc

1.537

1.537

594

876

67

1.537

1.537

8

Trí Nang

371

371

291

37

42

371

371

IV

Ngọc Lặc

4.200

4.200

2.282

1.426

492

4.200

4.200

1

Cao Ngọc

222

222

123

59

40

222

222

2

Cao Thịnh

184

184

58

126

 

184

184

3

Kiên Thọ

314

314

296

 

18

314

314

4

Minh Sơn

180

180

141

28

11

180

180

5

Mỹ Tân

412

412

86

278

48

412

412

6

Ngọc Khê

206

206

116

31

59

206

206

7

Ngọc Trung

237

237

79

159

 

237

237

8

Nguyệt Ấn

475

475

433

42

 

475

475

9

Phúc Thịnh

244

244

186

58

 

244

244

10

Phùng Giáo

221

221

52

46

123

221

221

11

Quang Trung

163

163

113

50

 

163

163

12

Thạch Lập

183

183

109

67

7

183

183

13

Thúy Sơn

175

175

150

 

25

175

175

14

Vân Am

987

987

339

485

162

987

987

V

Quan Hóa

10.042

10.042

3.525

6.517

 

10.042

10.042

1

Hiền Chung

1.277

1.277

113

1.164

 

1.277

1.277

2

Hiền Kiệt

159

159

 

159

 

159

159

3

Hồi Xuân

404

404

381

23

 

404

404

4

Nam Động

1.116

1.116

226

891

 

1.116

1.116

5

Nam Tiến

1.508

1.508

804

705

 

1.508

1.508

6

Nam Xuân

416

416

131

285

 

416

416

7

Phú Lệ

567

567

76

492

 

567

567

8

Phú Sơn

300

300

217

84

 

300

300

9

Phú Xuân

417

417

130

287

 

417

417

10

Thành Sơn

600

600

256

344

 

600

600

11

Thanh Xuân

555

555

545

10

 

555

555

12

Thiên Phủ

937

937

 

937

 

937

937

13

Trung Sơn

917

917

409

508

 

917

917

14

Trung Thành

606

606

36

570

 

606

606

15

Xuân Phú

262

262

203

59

 

262

262

VI

Quan Sơn

2.485

2.485

1.504

981

 

2.485

2.485

1

Sơn Điện

517

517

101

416

 

517

517

2

Sơn Hà

250

250

141

109

 

250

250

3

Sơn Lư

204

204

166

38

 

204

204

4

Tam Lư

207

207

134

72

 

207

207

5

Trung Hạ

240

240

169

71

 

240

240

6

Trung Thượng

492

492

433

59

 

492

492

7

Trung Tiến

403

403

362

42

 

403

403

8

Trung Xuân

173

173

 

173

 

173

173

VII

Thường Xuân

1.785

1.785

758

703

324

1.785

1.785

1

Luận Khê

162

162

 

62

100

162

162

2

Luận Thành

466

466

281

94

92

466

466

3

Lương Sơn

236

236

74

129

33

236

236

4

Tân Thành

418

418

94

264

60

418

418

5

Xuân Cao

367

367

309

57

 

367

367

6

Xuân Chinh

136

136

 

96

40

136

136

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh Luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2011 - 2020

  • Số hiệu: 502/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/02/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản