- 1Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 3Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 1Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 2Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 3Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 4Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5015/QĐ-UBND | Long An, ngày 29 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG “NHẠC SỐNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Căn cứ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại công văn số 1619/SVHTTDL-QLVH ngày 11 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động “nhạc sống” trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG “NHẠC SỐNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 5015/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích hoạt động “nhạc sống”; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, chủ cơ sở kinh doanh, chủ hộ gia đình đối với hoạt động “nhạc sống”
1. Hoạt động “nhạc sống” phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; giáo dục nếp sống lành mạnh và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người; kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục; nâng cao hiểu biết và trình độ thẩm mỹ, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; ngăn chặn sự xâm nhập và bài trừ những sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Người đứng đầu tổ chức, cơ quan, chủ cơ sở kinh doanh, chủ hộ gia đình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động “nhạc sống” thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Hoạt động “nhạc sống” nói tại quy định này là hoạt động ca nhạc trực tiếp giữa người hát với người sử dụng dàn nhạc khuếch đại âm thanh; giữa người hát với dàn âm thanh lưu động; hoạt động kinh doanh dịch vụ “nhạc sống”.
b) Nơi tổ chức hoạt động “nhạc sống” tại Quy định này bao gồm: Trụ sở tổ chức, cơ quan, hộ kinh doanh, hộ gia đình, tụ điểm “hát với nhau”, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu và các địa điểm công cộng khác.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan đến hoạt động “nhạc sống” trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động “nhạc sống”
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ các hành vi dưới đây Nhà nước nghiêm cấm:
1. Hoạt động “nhạc sống” có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc.
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
2. Sử dụng, thể hiện các bản nhạc, bài hát đã có quyết định cấm phổ biến, đình chỉ phổ biến, “nhạc chế”; kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Tổ chức hoạt động “nhạc sống” vi phạm các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự và phòng, chống cháy nổ.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
- Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ “nhạc sống”
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” phải thực hiện những quy định sau đây:
1. Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực hiện nộp thuế theo quy định.
2. Chỉ sử dụng những bài hát, bản nhạc được phép phổ biến.
3. Chịu trách nhiệm khi để người hát vi phạm nội dung bài hát.
4. Âm thanh trong lúc hoạt động không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
5. Phải bảo đảm sự yên tĩnh chung, không gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
6. Cam kết thực hiện Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 6. Trách nhiệm của người tổ chức hoạt động “nhạc sống”
Người tổ chức hoạt động “nhạc sống” phải thực hiện nếp sống văn minh trong các cuộc hội nghị, liên hoan của tổ chức, cơ quan, đơn vị, các đám tiệc tại hộ gia đình, cửa hàng, cửa hiệu và nơi cộng cộng khác. Tổ chức hoạt động “nhạc sống” phải có nội dung bổ ích, lành mạnh, không gây ồn ào, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến công tác, học tập, sinh hoạt và sức khỏe của mọi người xung quanh. Âm thanh trong lúc hoạt động không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
Điều 7. Trách nhiệm của Ban vận động ấp, khu phố
Ban vận động ấp, khu phố, nhất là đối với trưởng ấp, trưởng khu phố phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, thường xuyên theo dõi, tiếp nhận thông tin để có hình thức vận động, tuyên truyền, thuyết phục tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội nhất là việc tổ chức hoạt động “nhạc sống” tại các đám tiệc, sinh hoạt vui chơi giải trí. Ấp, khu phố nào thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm quy định trong hoạt động “nhạc sống” sẽ xem xét, đề nghị không công nhận danh hiệu ấp, khu phố văn hóa hàng năm.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thị xã, thành phố nếu để xảy ra những vi phạm trong hoạt động “nhạc sống” tại địa phương mà không có biện pháp xử lý kiên quyết. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, để mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động “nhạc sống”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Địa phương nào liên tục để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong hoạt động này, đề nghị xem xét không công nhận danh hiệu “xã văn hóa, phường, thị trấn văn minh đô thị”.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động “nhạc sống”, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hoạt động vui chơi, giải trí khác ở địa phương.
2. Ban hành văn bản thông báo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân nào kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng như: Văn hóa và Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và Kế hoạch, Chi cục Thuế, Công an...; UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động “nhạc sống”. Củng cố tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về văn hóa và tệ nạn xã hội cấp xã, cấp huyện, thường xuyên tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động “nhạc sống” bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho mọi người.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động “nhạc sống” trên địa bàn tỉnh. Củng cố tổ chức và hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành về văn hóa tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Triển khai, quán triệt quy định pháp luật có liên quan; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đối với các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, trong đó có hoạt động “nhạc sống” trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tự giác thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, trong các đám tiệc của hộ gia đình, cơ quan, tổ chức ở khu dân cư. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung thực hiện tốt quy định của pháp luật trong hoạt động “nhạc sống” ở hộ gia đình, ấp, khu phố là một trong các tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu gia đình, ấp, khu phố văn hóa ở địa phương.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn cơ quan chức năng ở các huyện, thị xã, thành phố thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ “nhạc sống”.
3. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” không đăng ký kinh doanh theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT, ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Có trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cơ quan chức năng ở địa phương phương pháp kiểm tra và hình thức xử lý hành vi vi phạm về tiếng ồn theo quy định.
5. Công an tỉnh
Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc, Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng và sự yên tĩnh chung tại khu dân cư và nơi công cộng theo thẩm quyền.
6. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn nghiệp vụ về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ “nhạc sống” cho các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Báo Long An
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản, quy định của pháp luật đối với việc thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, phê phán các hành vi không lành mạnh, trái pháp luật trong hoạt động “nhạc sống” để mọi người thông suốt, không vi phạm.
Điều 11. Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh
Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên gương mẫu thực hiện tốt các quy định của UBND tỉnh đối với hoạt động “nhạc sống” trên địa bàn tỉnh; tích cực vận động cộng đồng cùng tham gia thực hiện, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Điều 12. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong hoạt động “nhạc sống” tùy theo hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
1. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
2. Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung:
Xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Hành vi vi phạm các quy định về tiếng ồn:
Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 17 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thông báo, phổ biến nội dung Quy định này đến với các tổ chức, cá nhân trong tỉnh để biết, thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh kiến nghị, phản ánh về UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2012 quy định quản lý hoạt động vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường quản lý hoạt động hát nhạc sống tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 891/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Gia Lai
- 1Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 2Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2012 quy định quản lý hoạt động vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 5Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 6Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 7Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2015 tăng cường quản lý hoạt động hát nhạc sống tỉnh Phú Yên
- 10Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 11Quyết định 891/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Gia Lai
Quyết định 5015/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý hoạt động nhạc sống trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 5015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trần Văn Cần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết