Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 500/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 04 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT VÀ DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN NĂM 2009 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH , ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH , ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH , ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH , ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Xét Tờ trình số 152/TTr-SKHĐT, ngày 19/02/2009 của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư về việc phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung như sau:

I. TÊN ĐỀ CƯƠNG: Đề cương chi tiết dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

II. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUY HOẠCH: Sở Công thương Vĩnh Long.

III. QUY MÔ, CẤP, LOẠI QUY HOẠCH:

- Cấp quy hoạch: Cấp tỉnh.

- Quy mô: 1.479 km2/1.062.592 dân (theo tổng diện tích tự nhiên và dân số năm 2007 của tỉnh Vĩnh Long).

- Loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Năm 2009.

V. NỘI DUNG YÊU CẦU CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:

Phần mở đầu

Khái quát về vai trò, vị trí tỉnh Vĩnh Long trong khu vực; thực trạng và yêu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xác định quan điểm, mục tiêu; nội dung, bố cục dự án quy hoạch; giai đoạn quy hoạch; sản phẩm quy hoạch; các căn cứ pháp lý…

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1. Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý.

- Khí hậu, thời tiết.

- Sông ngòi.

- Về địa mạo, địa hình, địa chất.

2. Điều kiện về các nguồn lực phát triển:

- Dân số, lao động, thu nhập, nguồn nhân lực.

- Tiềm năng về đất.

- Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:

Ở tại địa phương.

Từ nơi khác.

- Tài nguyên nước.

- Tiềm năng về khoáng sản khác.

3. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long:

- Diễn biến tăng trưởng kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tình hình thu, chi ngân sách.

- Kim ngạch xuất khẩu.

- Cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, giao thông, các khu, cụm, tuyến công nghiệp, thông tin liên lạc…).

- Tình hình thu hút đầu tư, thực hiện chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

4. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của tỉnh Vĩnh Long đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Những kết quả đạt được, những nội dung cần cải tiến, khắc phục, phân tích các nguyên nhân, khả năng phát triển.

Phần II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 - 2008

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2000 - 2008:

- Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp.

- Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Lực lượng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Tình hình đầu tư cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp.

- Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp.

2. Đánh giá thực trạng các phân ngành công nghiệp:

a) Công nghiệp khai thác.

b) Công nghiệp chế biến:

- Chế biến thực phẩm (chú ý nông sản, thuỷ sản).

- Sản xuất sản phẩm dệt.

- Sản xuất trang phục.

- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.

- Sản xuất sản phẩm từ gỗ.

- Xuất bản, in và sao bản ghi.

- Sản xuất các dẫn xuất dầu mỏ.

- Sản xuất hoá chất, các sản phẩm từ hoá chất (chú ý dược phẩm).

- Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic.

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim (vật liệu xây dựng, gạch, gốm…).

- Sản xuất kim loại (cơ khí, đóng tàu…).

- Sản xuất máy móc, thiết bị (chưa phân loại).

- Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính.

- Sản xuất máy móc, thiết bị điện (chưa phân loại).

- Sản xuất thiết bị nghe nhìn, thiết bị truyền thông.

- Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác.

- Sản xuất, lắp ráp xe có động cơ.

- Sản xuất phương tiện vận tải khác.

- Sản xuất giường tủ, bàn, ghế…

- Sản xuất sản phẩm tái chế.

c) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch.

3. Đánh giá thực trạng các khu, cụm, tuyến công nghiệp, làng nghề:

Chú ý về cơ sở hạ tầng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

4. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình cung cấp nguyên, nhiên liệu, năng lượng lao động…

5. Đánh giá thực trạng tác động môi trường:

Đánh giá thực trạng môi trường do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, chú ý một số ngành gây ô nhiễm nặng như gạch, gốm; chế biến thuỷ sản; những vấn đề phải giải quyết…

6. Tình hình trong nước và quốc tế tác động đến phát triển công nghiệp:

Chú ý sự tác động đến những ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh và những ngành công nghiệp dự kiến phát triển nhanh, mạnh hoặc hạn chế.

7. Đánh giá chung:

- Những thuận lợi và khó khăn.

- Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển.

- Phương hướng, biện pháp chính.

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Dự báo phát triển giai đoạn 2009 - 2015 và đến năm 2020:

Trên cơ sở tình hình trong tỉnh, trong nước và quốc tế; dự báo các phương án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp cho tỉnh Vĩnh Long.

Phân tích đánh giá và chọn ra một phương án ưu thế nhất.

2. Quan điểm, mục tiêu phát triển giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

- Quan điểm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long.

- Mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Mục tiêu phát triển ngành thời kỳ 2009 - 2015.

Định hướng đến 2020.

3. Quy hoạch phát triển các phân ngành công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

a) Công nghiệp khai thác.

b) Công nghiệp chế biến:

- Chế biến thực phẩm (chú ý nông sản, thuỷ sản).

- Sản xuất sản phẩm dệt.

- Sản xuất trang phục.

- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da.

- Sản xuất sản phẩm từ gỗ.

- Xuất bản, in và sao bản ghi.

- Sản xuất các dẫn xuất dầu mỏ.

- Sản xuất hoá chất, các sản phẩm từ hoá chất (chú ý dược phẩm).

- Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic.

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim (vật liệu xây dựng, gạch, gốm…).

- Sản xuất kim loại (cơ khí, đóng tàu…).

- Sản xuất máy móc, thiết bị (chưa phân loại).

- Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính.

- Sản xuất máy móc, thiết bị điện (chưa phân loại).

- Sản xuất thiết bị nghe nhìn, thiết bị truyền thông.

- Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác.

- Sản xuất, lắp ráp xe có động cơ.

- Sản xuất phương tiện vận tải khác.

- Sản xuất giường tủ, bàn, ghế…

- Sản xuất sản phẩm tái chế.

c) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch.

4. Quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

- Quan điểm phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch xây dựng các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2015 định hướng 2020.

- Nhu cầu vốn đầu tư

5. Quy hoạch phát triển các khu, tuyến, cụm công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020:

- Quan điểm phát triển các khu công nghiệp, tuyến, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến 2020.

- Quy hoạch bố trí xây dựng các khu công nghiệp tập trung, cụm, tuyến công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2015, định hướng 2020.

- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và mở rộng các khu, tuyến, cụm công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015, định hướng 2020.

6. Quy hoạch lao động cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến 2020:

- Nhu cầu lao động công nghiệp.

- Nhu cầu đào tạo lao động cho công nghiệp.

7. Các dự án trọng điểm thực hiện quy hoạch công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến 2020:

Danh mục dự án trọng điểm, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư…

8. Khái toán và phân kỳ đầu tư, dự kiến tiến độ và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến 2020.

Phần IV

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các nhóm giải pháp:

- Về đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp mũi nhọn, sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử…

- Về cơ chế chính sách phát triển.

- Về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm (nội địa và xuất khẩu).

- Về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, làng nghề.

- Về vốn đầu tư.

- Về phát triển nguồn nhân lực.

2. Tổ chức thực hiện quy hoạch:

- Vai trò bộ máy nhà nước, các thành phần kinh tế.

- Phân công trách nhiệm của các ban ngành trong tỉnh đối với nhiệm vụ phát triển công nghiệp.

3. Cơ quan thực hiện xây dựng dự án:

- Chủ đầu tư: Sở Công thương Vĩnh Long.

- Các cơ quan phối hợp: Bộ Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan của tỉnh Vĩnh Long.

- Thời gian thực hiện dự án quy hoạch: Từ tháng 3/2009 đến tháng 8/2009.

VI. DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:

a) Tổng chi phí: 381.794.720 đồng.

- Dự toán chi phí theo định mức: Theo Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008, Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

* Mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long:

GiáQHT     = Gchuẩn x H1 x H2 x H3.

                 = 500.000.000đ x 1 x 1,6 x 1,02.

                 = 816.000.000đ.

* Mức chi phí cho dự án quy hoạch ngành cấp tỉnh:

Giángànhtỉnh    = Gchuẩn x 30% x hệ số trượt giá x (1 + thuế suất VAT).

                       = 816.000.000đ x 30% x 1, 299 x (1 + 10%).

                       = 349.794.720đ.

Ghi chú:

- Hệ số trượt giá được xác định tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố.

- Do Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH có hiệu lực từ ngày 13/5/2007 nên hệ số trượt giá được tính toán từ thời điểm tháng 5 năm 2007 đến tháng 01 năm 2009.

- Cơ cấu định mức chi phí cho các công việc cụ thể: Theo quy định tại Bảng 16 kèm theo Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Dự toán chi phí ngoài định mức:

* Chi phí mua bản đồ nền:

2.000.000đ/bản x 16 bản = 32.000.000 đồng.

- Tổng dự toán:

349.794.720 đồng + 32.000.000 đồng = 381.794.720 đồng.

b) Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước tỉnh năm 2009.

VII. SẢN PHẨM QUY HOẠCH:

Gồm có:

- Báo cáo quy hoạch lập theo nội dung quy định (báo cáo chính kèm theo các bản vẽ, bản đồ mô tả vị trí, hiện trạng, phương án quy hoạch theo từng thời kỳ).

- Báo cáo tóm tắt quy hoạch (kèm bản đồ thu nhỏ).

- Các văn bản pháp lý liên quan.

(Số lượng và chi tiết các hồ sơ theo quy định tại điểm 2, chương II, phần I Thông tư 05/2003/TT-BKH).

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long và thủ trưởng ngành tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán dự án Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 500/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/03/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trương Văn Sáu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/03/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản