Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2016/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 811/TTr-BDT ngày 17/11/2016; ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ tại Công văn số 2349/SNV-CCVC ngày 28/28/2016; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 1984/BC-STP ngày 10/11/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng và nguyên tắc áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này xác định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình, bao gồm:
- Chức danh Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh,gồm: Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc; Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh, Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra;
- Chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh gồm: Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc; Phó Trưởng phòng chuyên môn, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra;
- Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng quy định tại khoản 1 Điều này làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng đối với trường hợp khi xem xét đề nghị cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển các chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
3. Nguyên tắc áp dụng
a) Công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, thủ trưởng đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Điều kiện, tiêu chuẩn nêu trong Quy định này là căn cứ để Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, thủ trưởng đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
c) Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục quy định.
1. Vị trí, chức trách, chức danh của Trưởng phòng và tương đương; Trưởng phòng Dân tộc cấp huyện, thành phố,
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các phòng chuyên môn và Trưởng các đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là người đứng đầu) là người chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của phòng chuyên môn, đơn vị được giao phụ trách.
2. Vị trí, chức trách, chức danh của Phó Trưởng phòng và tương đương; Phó Trưởng phòng Dân tộc cấp huyện, thành phố,
Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra, Phó Trưởng phòng chuyên môn và Phó Trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là cấp phó của người đứng đầu) là người giúp người đứng đầu phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trước người đứng đầu và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi người đứng đầu vắng mặt, người đứng đầu ủy nhiệm cho một cấp phó điều hành các hoạt động của phòng, đơn vị được giao phụ trách.
1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Gương mẫu về đạo đức, lối sống; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong dân chủ, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ quan và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Dân tộc tỉnh, thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
d) Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng;
đ) Có năng lực thực tiễn, chủ động tham mưu, đề xuất, có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
2. Năng lực, uy tín
a) Có năng lực quản lý, điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng các văn bản hướng dẫn, các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
c) Có khả năng đánh giá tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công; có khả năng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực được phân công;
d) Có khả năng bao quát hoạt động của cơ quan, đơn vị, phân công, phân nhiệm công việc cho công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ; có khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất ý kiến về công tác quản lý nghiệp vụ;
đ) Có khả năng tập hợp đoàn kết, quy tụ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; biết phát huy sức mạnh tập thể để xây dựng cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trong sạch, vững mạnh.
3. Về trình độ
a) Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm, lĩnh vực được phân công;
b) Kiến thức quản lý nhà nước: Đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên theo quy định của Bộ Nội vụ; chức danh nghề nghiệp theo quy định của ngành Dân tộc;
c) Trình độ lý luận chính trị: Đối với Trưởng phòng và tương đương có trình độ Trung cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên; đối với Phó Trưởng phòng và tương đương, có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (bổ nhiệm lần đầu); trường hợp bổ nhiệm lại phải có trình độ Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
d) Có đủ tiêu chuẩn và văn bằng chuyên môn theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành;
đ) Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ áp dụng theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
g) Về kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng: Đã qua khóa đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng theo quy định của Bộ Nội vụ.
4. Các tiêu chuẩn khác
a) Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam, không quá 50 đối với nữ (riêng đối với chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Dân tộc các huyện, thành phố bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ). Trường hợp cán bộ hiện đang giữ chức vụ do yêu cầu công tác cán bộ và điều động, bổ nhiệm chức vụ mới tại các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh thì không áp dụng điều khoản này;
b) Trong danh sách quy hoạch của chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương với chức danh bổ nhiệm;
c) Có thời gian công tác trong ngành 5 năm trở lên, không kể thời gian tập sự, (đối với Trưởng phòng và tương đương có ít nhất 03 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít nhất 03 năm trở lên);
d) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh theo quy định;
đ) Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ khiển trách đến cách chức;
e) Được đánh giá hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao;
g) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
h) Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn vị khác đến công tác và bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương tại Ban Dân tộc tỉnh; Phòng Dân tộc huyện, thành phố phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định này, (trừ quy định tại điểm c, Khoản 4, Điều 3 nêu trên).
1. Cơ cấu chức danh người đứng đầu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Các tổ chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh có Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra;
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Dân tộc tỉnh có Trưởng phòng chuyên môn;
- Đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh có Giám đốc đơn vị;
- Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có Trưởng phòng Dân tộc.
2. Cơ cấu chức danh cấp Phó của người đứng đầu các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Các tổ chức trực thuộc Ban Dân tộc tỉnh:
+ Văn phòng Ban không quá 02 Phó Chánh Văn phòng;
+ Thanh tra Ban có 01 Phó Chánh Thanh tra;
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Dân tộc tỉnh mỗi phòng có 01 Phó Trưởng phòng;
- Đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh không quá 02 Phó Giám đốc;
- Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố mỗi phòng không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Điều 5. Chức danh người đứng đầu các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh.
Đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại Điều 3, Chương I của Quy định này và tiêu chuẩn do Bộ, ngành Trung ương quy định, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn:
1. Năng lực công tác
a) Có khả năng đề xuất, xây dựng và cụ thể hóa việc tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của Phòng, cơ quan, đơn vị và của ngành Dân tộc;
b) Có năng lực chủ trì nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Đảng ủy, Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh phân công;
c) Có năng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của Phòng, cơ quan, đơn vị.
2. Trình độ
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ Đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí, chức danh bổ nhiệm và thực hiện ưu tiên đối với các chuyên ngành đối với các chức danh cụ thể:
- Chánh Văn phòng: Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý công, Hành chính, Tài chính, nhóm chuyên ngành Kinh tế;
- Chánh Thanh tra: Ngành Luật, nhóm chuyên ngành Kinh tế;
- Trưởng phòng chuyên môn: Chuyên ngành Tài chính, Kế hoạch, Quản lý kinh tế, nhóm chuyên ngành Kỹ thuật.
- Đối với chức danh Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của ngành thanh tra, trước khi bổ nhiệm phải có văn bản thỏa thuận tham gia ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh.
Điều 6. Chức danh cấp phó của người đứng đầu các Phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc tỉnh
Đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại Điều 3, Chương I của Quy định này và tiêu chuẩn do Bộ, ngành Trung ương quy định, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn:
1. Năng lực công tác
a) Có khả năng đề xuất, xây dựng và cụ thể hóa việc tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của Phòng, cơ quan, đơn vị và của ngành Dân tộc;
b) Có năng lực chủ trì nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Đảng ủy, Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh phân công;
c) Có năng lực tổ chức chỉ đạo, quản lý, phối hợp triển khai công việc.
2. Trình độ
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ Đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí, chức danh bổ nhiệm và thực hiện ưu tiên đối với các chuyên ngành đối với các chức danh cụ thể:
- Phó Chánh Văn phòng: Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý công, Hành chính, Tài chính, nhóm chuyên ngành Kinh tế.
- Phó Chánh Thanh tra: Ngành Luật, nhóm chuyên ngành Kinh tế.
- Phó Trưởng phòng chuyên môn: Chuyên ngành Tài chính, Kế hoạch, Quản lý kinh tế, nhóm chuyên ngành Kỹ thuật.
Điều 7. Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại Điều 3, Chương I của Quy định này và tiêu chuẩn do Bộ, ngành Trung ương quy định, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn:
1. Năng lực công tác
a) Có khả năng đề xuất, xây dựng và cụ thể hóa việc tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của phòng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và ngành Dân tộc;
b) Có năng lực chủ trì nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn của phòng, đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phân công;
c) Có năng lực tổ chức chỉ đạo, quản lý, phối hợp triển khai công việc.
2. Trình độ
a) Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ Đại học trở lên theo chuyên ngành,chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí,chức danh bổ nhiệm; ưu tiên chuyên ngành Tài chính, Kế hoạch, Quản lý kinh tế, nhóm chuyên ngành Kỹ thuật.
b) Quản lý Nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên hoặc có chứng nhận bồi dưỡng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí, chức danh bổ nhiệm;
3. Kinh nghiệm công tác
Có ít nhất 03 năm công tác trong ngành hoặc có quá trình công tác về lĩnh vực chuyên môn gần với lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách. Có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành từ 02 năm trở lên.
1. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ; thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh theo phân cấp quản lý và Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo của Phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ; thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc theo phân cấp quản lý và Quy định này.
3. Giám đốc Sở Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề chưa phù hợp thì Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thức tế của cơ quan, đơn vị, địa phương./.
- 1Quyết định 1878/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tài chính; Trưởng, Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 44/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 101/2017/QĐ-UBND về quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc; Phòng Dân tộc các huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân 1huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 24/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 49/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố, tỉnh Hòa Bình
- 10Quyết định 254/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 49/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện, thành phố, tỉnh Hòa Bình
- 2Quyết định 254/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kỳ 2019-2023
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Quyết định 1878/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tài chính; Trưởng, Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 44/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 45/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum
- 10Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 11Quyết định 101/2017/QĐ-UBND về quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc; Phòng Dân tộc các huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 12Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân 1huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 13Quyết định 24/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 50/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc Ban Dân tộc tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 50/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra