Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 499/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 26 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công thương về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Công văn số 275/SCT-QLCN ngày 30/3/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, với các nội dung sau:

I. Mục tiêu của Chương trình:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghiệp đặc trưng và lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông nghiệp, nông thôn, làng nghề nhằm phát huy nhanh, đầy đủ và hiệu quả của hoạt động và sản phẩm này.

- Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho khoảng 800 lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng 10 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới, xử lý ô nhiễm môi trường và hỗ trợ 45 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến; hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất sạch hơn cho trên 40 lượt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; hỗ trợ 80 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu cho 20 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 05 cụm công nghiệp và đầu tư hạ tầng cho 03 cụm công nghiệp; hỗ trợ 25 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường di dời hoạt động sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp tập trung; hỗ trợ công nhận, khen thưởng cho 12 làng nghề cấp tỉnh, 10 làng nghề truyền thống, 40 nghệ nhân cấp tỉnh.

- Thông tin tuyên truyền sâu rộng trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động khuyến công, về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Hoàn thiện quy trình quản lý và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công các cấp.

II. Phạm vi và đối tượng của Chương trình:

1. Phạm vi điều chỉnh: Chương trình gồm các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 và các ngành, nghề quy định tại Điều 5, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; các nội dung hoạt động khuyến công và các ngành, nghề quy định tại Quy chế quản lý kinh phí khuyến công của tỉnh Ninh Bình.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; đối tượng quy định tại Quy chế quản lý kinh phí khuyến công của tỉnh Ninh Bình.

III. Nội dung của Chương trình:

1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề:

- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Hỗ trợ đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân thủ công mỹ nghệ để hình thành đội ngũ giáo viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phối hợp với các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và các ngành liên quan triển khai hỗ trợ đào tạo các ngành nghề có tính đặc thù, có kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh và trung ương.

2. Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn:

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn; hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, diễn đàn, hội thảo chuyên đề; tham quan, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại những địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

3. Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp:

- Hỗ trợ đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật đầu tư sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới để khuyến khích hiện đại hóa công nghệ truyền thông và phát triển sản phẩm công nghiệp mới tại địa phương; hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản, cơ khí tiêu dùng, chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp lợi thế của tỉnh.

4. Chương trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn:

- Hỗ trợ tổ chức hội thảo, tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình tiên tiến, thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn để phổ biến nhân rộng.

- Hỗ trợ tư vấn và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường và bảo đảm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

5. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:

- Khảo sát, lựa chọn các sản phẩm đặc thù của địa phương để có kế hoạch hỗ trợ phát triển thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh và tham gia bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia.

- Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo 02 cấp huyện, tỉnh; hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia; phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương đăng cai tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực.

- Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng sản xuất, thị trường, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói... để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu.

6. Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin:

- Hỗ trợ hoạt động tư vấn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực lập dự án đầu tư, quản trị doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ và thiết bị mới, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

- Xây dựng và phát triển hoạt động tư vấn khuyến công qua các hình thức điểm tư vấn cố định, tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tư vấn qua mạng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, bản tin, ấn phẩm, xây dựng trung tâm dữ liệu, trang thông tin điện tử, tờ rơi và các hình thức thông tin đại chúng khác để cung cấp thông tin cho các cơ sở công nghiệp nông thôn về chính sách phát triển công nghiệp, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

- Tổ chức và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các cuộc thi, triển lãm nhằm quảng bá thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công.

7. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn liên kết sản xuất các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ, xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ với các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giầy, cơ khí, chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Lựa chọn một số Cụm công nghiệp để hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp nông thôn đan xen trong khu dân cư hoặc cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp.

8. Chương trình nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công:

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ chủ chốt làm công tác khuyến công.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức dịch vụ khuyến công, các chuyên gia tư vấn, các giảng viên; tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ khuyến công cho các cán bộ trực tiếp làm công tác khuyến công, các cộng tác viên khuyên công đảm bảo đủ năng lực triển khai thực hiện các đề án khuyến công hiệu quả tại cơ sở.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm về hoạt động khuyến công tại các tỉnh, thành phố cho các cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp, khuyến công.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm, từng giai đoạn; thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, đánh giá các chương trình, đề án khuyến công.

- Hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến công tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến công, hội thảo, hội nghị chuyên đề, các hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động khuyến công hàng năm, từng giai đoạn.

- Hỗ trợ nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về hoạt động khuyến công.

- Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại theo hướng chuyên nghiệp, kết nối với các cơ quan, trường, doanh nghiệp có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở.

9. Chương trình phát triển nghề, làng nghề, nghệ nhân:

- Hỗ trợ công tác thẩm định, xét duyệt công nhận làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình; hỗ trợ công tác xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú”.

- Hỗ trợ khen thưởng cho các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình.

- Tổ chức cho đại diện các làng nghề, nghệ nhân tham quan học tập kinh nghiệm phát triển nghề, làng nghề tại các tỉnh, thành phố.

10. Chương trình khuyến công ưu tiên:

- Ưu tiên hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có lợi thế và sản phẩm công nghiệp phục vụ du lịch, sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.

- Ưu tiên hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

- Ưu tiên hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và hỗ trợ cho công tác phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

IV. Một số giải pháp thực hiện Chương trình:

1. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công:

- Rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động khuyến công, tạo ra bước đột phá thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của nhà nước để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn; vận động các doanh nghiệp lớn hỗ trợ cho hoạt động khuyến công và động viên doanh nhân tích cực tham gia hoạt động khuyến công.

-Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tiến tới thực hiện dịch vụ hành chính công qua mạng cấp độ 3 (các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục qua mạng) để ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách theo đúng mục tiêu của Chương trình.

2. Giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy làm công tác khuyến công:

- Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; củng cố và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đối với Phòng Công thương, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố; bố trí cán bộ làm công tác khuyến công chuyên trách cấp huyện; hỗ trợ hình thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên khuyến công ở tất cả các xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ viên chức của các tổ chức dịch vụ khuyến công và cộng tác viên cấp xã.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công hàng năm, giai đoạn để rút kinh nghiệm.

3. Giải pháp về huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công:

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực, các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động khuyến công.

- Bám sát chỉ đạo của Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công thương để tiếp cận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các hoạt động khuyến công.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng chính sách khuyến công bố trí đủ nguồn vốn đối ứng để triển khai thực hiện Chương trình.

4. Lồng ghép chương trình khuyến công với thực hiện các Chương trình mục tiêu khác:

Thực hiện các hoạt động khuyến công với các chương trình mục tiêu (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Chương trình chống biến đổi khí hậu; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; Chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và các chương trình khác) để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của toàn xã hội đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.

5. Giải pháp tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp, cơ sở để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công trong tỉnh:

- Triển khai thực hiện tốt các nội dung, chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Công thương với tổ chức, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên minh HTX, Đoàn thanh niên; Hiệp hội doanh nghiệp....) để triển khai hoạt động khuyến công.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị (các viện, các trường, các chuyên gia, kỹ sư, các nhà quản lý...) để triển khai hoạt động khuyến công.

V. Kinh phí thực hiện Chương trình: 1.100,0 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương 31,8 tỷ đồng; ngân sách địa phương 21,0 tỷ đồng; vốn của các đơn vị được thụ hưởng chính sách 1.047,2 tỷ đồng (Chi tiết có Phụ lục kèm theo).

VI. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện Chương trình khuyến công.

- Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm và các đề án sử dụng kinh phí khuyến công của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình này.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại triển khai hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án được giao với chi phí tiết kiệm nhưng đạt kết quả cao; tổ chức, điều hành hoạt động khuyến công và mạng lưới cộng tác viên khuyến công thực hiện tốt việc phát hiện, đề xuất hỗ trợ các ý tưởng mới, độc đáo trong sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

- Định kỳ vào cuối tháng 10 hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công thương kết quả thực hiện Chương trình khuyến công.

2. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu bố trí nguồn kinh phí cho Chương trình khuyến công; đồng thời phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và thực hiện lồng ghép giữa Chương trình khuyến công với các chương trình, chính sách khác để phát huy hiệu quả của Chương trình.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương trong các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tránh trùng lắp, chồng chéo.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các đề tài, dự án đã nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm phát huy hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học tại địa phương; hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (gồm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích...) đối với sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

6. Sở Nông nghiệp và PTNT: Phối hợp với Sở Công thương lồng ghép các chương trình, chính sách liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu, chế biến nông sản sau thu hoạch, đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn tránh trùng lắp, chồng chéo.

7. Các sở, ban, ngành liên quan khác: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Công thương lồng ghép các chương trình mục tiêu với Chương trình khuyến công để triển khai thực hiện.

8. UBND các huyện, thành phố:

- Tuyên truyền về cơ chế, chính sách khuyến công của Trung ương, của tỉnh đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn tại địa phương thực hiện Chương trình khuyến công.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình khuyến công quy định tại Quyết định này và hướng dẫn của Sở Công thương.

- Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc Chương trình mục tiêu của tỉnh, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội với các đề án khuyên công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

9. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ: Định kỳ vào ngày 30 tháng 9 hàng năm, các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Công thương).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công thương;
- Lưu: VT, VP2, VP3, VP4, VP5, VP7.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đinh Quốc Trị

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ, TRUYỀN NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Ninh Bình)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

-

300

-

300

400

1 000

2

Địa phương

60

60

120

160

200

600

3

Nguồn khác

200

400

300

500

600

2 000

4

Cộng

260

760

420

960

1 200

3 600

Dự kiến: Đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 500 lao động mới, nâng cao tay nghề cho 300 lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn (căn cứ theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình).

* Mức hỗ trợ chi phí của một số nghề (như đan cói, chế tác đá mỹ nghệ, mộc,...): 02 triệu đồng/người.

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỤC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, THÀNH LẬP VÀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

-

-

-

-

-

-

2

Địa phương

120

160

120

160

160

720

3

Nguồn khác

-

40

-

40

40

120

4

Tổng cộng

120

200

120

200

200

840

Dự kiến:

* Hỗ trợ khoảng 10 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, hội nghị, hội thảo chuyên đề và hỗ trợ thành lập khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn (căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài Chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác, bồi dưỡng cán bộ, công chức).

* Tổ chức 10 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp (căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương).

* Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp: 20 doanh nghiệp x 10 triệu đồng.

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT; CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG MÁY MÓC TIÊN TIẾN, TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT CN - TTCN; XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

1 200

1 500

1 800

2 000

2 300

8 800

2

Địa phương

1 200

1 300

1 200

1 400

1 500

6 600

3

Nguồn khác

3 322

4 530

5 738

6 946

8 154

28 690

4

Tổng cộng

5 722

7 330

8 738

10 346

11 954

44 090

Dự kiến:

- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ xây dựng 10 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới; hỗ trợ 5 cơ sở sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ 05 cơ sở mua sắm máy móc thiết bị;

- Nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 45 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả;

* Mức hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật không quá 500 triệu đồng/mô hình (10 mô hình x 500 triệu đồng) theo Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương.

* Mức hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị,... không quá 200 triệu đồng/cơ sở (45 cơ sở x 200 triệu đồng) theo Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương.

* Mức hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường không quá 300 triệu đồng/cơ sở (5 cơ sở x 300 triệu đồng) theo Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

-

500

-

500

-

1 000

2

Địa phương

220

300

330

300

270

1 420

3

Nguồn khác

150

150

200

200

250

950

4

Cộng

370

950

530

1 000

520

3 370

Dự kiến: Hỗ trợ tổ chức 07 lớp phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, năng lực sản xuất sạch hơn và hỗ trợ áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn cho 40 lượt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (căn cứ Thông tư liên tịch số 221/2012/TTLT-BTC-BCT Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020):

* Hỗ trợ tổ chức lớp phổ biến kiến thức: 60 triệu/lớp (7 lớp x 60 triệu đồng)

* Hỗ trợ chi phí tư vấn đánh giá sản xuất sạch hơn: 50 triện đồng/cơ sở (40 cơ sở x 50 triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

300

150

100

300

0

850

2

Địa phương

220

320

220

320

220

1 300

3

Nguồn khác

140

550

140

550

140

1 520

4

Cộng

660

1 020

460

1 170

360

3 670

Dự kiến: Hỗ trợ 80 lượt cơ sở CNNT tham gia Hội chợ triển lãm trong nước; 05 lần tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm hàng CNNT cấp khu vực; hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu cho 20 cơ sở CNNT; tổ chức 02 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; phối hợp Cục công nghiệp địa phương tổ chức (01 lần) bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực 28 tỉnh phía Bắc.

* KCQG: Căn cứ điểm d, g, h Khoản 2 Điền 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương.

- Chi tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT cấp khu vực: 01 lần x 100 triệu đồng

- Chi hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ: 80% gian hàng (60 cơ sở x 2 gian x 6 triệu đồng x 80%)

* KCĐP: Căn cứ Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình khuyến công địa phương tỉnh Ninh Bình

- Hỗ trợ tổ chức bình chọn cấp tỉnh: 02 lần x 100 triệu đồng

- Tổ chức gian hàng: 05 lần x 80 triệu đồng

- Hỗ trợ đăng ký thương hiệu. Mức hỗ trợ không quá 35 triệu đồng/ cơ sở (20 x 35 triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TƯ VẤN, CUNG CẤP THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

150

80

120

140

160

650

2

Địa phương

240

280

300

310

340

1 470

3

Nguồn khác

140

210

210

210

280

1 050

4

Cộng

530

570

630

660

780

3 170

Dự kiến: Dự kiến hỗ trợ 30 lượt cơ sở CNNT tư vấn phát triển doanh nghiệp, xây dựng ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp; hàng năm xây dựng chương trình tuyên truyền trên Báo, Đài Trung ương, địa phương, website và các phương tiện thông tin đại chúng khác (căn cứ điểm i, k Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương):

* Hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ không quá 35 triệu đồng/ cơ sở

* Hàng năm xây dựng chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: 05 năm x 200 triệu đồng

 

PHỤ LỤC 7

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT, HỢP TÁC KINH TẾ, PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ DI DỜI CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

4 500

2 500

4 500

3 500

4 500

19 500

2

Địa phương

1 150

1 000

1 500

1 150

1 500

6 300

3

Nguồn khác

511 650

5 500

253 470

7 100

234 500

1 012 220

4

Cộng

517 300

9 000

259 470

11 750

240 500

1 038 020

Dự kiến: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 05 cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 03 cụm công nghiệp, xây dựng 02 mô hình liên kết cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công với các doanh nghiệp hoạt động du lịch và tổ chức 02 lần Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển cụm công nghiệp; hỗ trợ 25 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường di dời hoạt động sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp tập trung; hỗ trợ đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại 01 CCN (căn cứ Điểm m, n, o, p, q, r, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Công Thương)

* Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia:

+ Hỗ trợ xây dựng hạ tầng CCN (03 cụm x 3.000 triệu đồng);

+ Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào CCN (10 cơ sở x 500 triệu đồng);

+ Hỗ trợ nâng cấp sửa chữa hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường (01 CCN x 1.500 triệu đồng);

+ Hỗ trợ xây dựng Quy hoạch chi tiết CCN (02 cụm x 500 triệu đồng)

+ Hỗ trợ di dời vào CCN (06 cơ sở x 500 triệu đồng).

* Nguồn KPKCĐP:

+ Hỗ trợ mô hình liên kết doanh nghiệp (02 mô hình x 150 triệu đồng);

+ Hỗ trợ xây dựng Quy hoạch chi tiết CCN (03 cụm x 500 triệu đồng);

+ Hỗ trợ di dời vào CCN (09 cơ sở x 500 triệu đồng).

 

PHỤ LỤC 8

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

-

-

-

-

-

-

2

Địa phương

230

210

290

210

230

1 170

3

Nguồn khác

-

-

-

-

-

-

4

Cộng

230

210

290

210

230

1 170

Dự kiến: Hỗ trợ tổ chức 03 lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ khuyến công; đào tạo hình thành 10 chuyên gia để có đủ năng lực tham gia tư vấn hoạt động khuyến công; tổ chức 03 đoàn học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến công trong nước và công tác tổ chức triển khai thực hiện các đề án, chương trình khuyến công hằng năm được phê duyệt.

* KCĐP: Căn cứ Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình khuyến công địa phương tỉnh Ninh Bình:

- Chi ký hợp đồng cộng tác viên khuyến công, khảo sát xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công hàng năm (05 năm x 150 triệu đồng) = 750 triệu đồng.

- Tổ chức lớp đào tạo, tập huấn công tác khuyến công (03 x 60 triệu đồng) = 180 triệu đồng.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công (03 đoàn x 80 triệu đồng) = 240 triệu đồng.

 

PHỤ LỤC 9

KẾ HOẠCH KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ, NGHỆ NHÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Năm

Tổng cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trung ương

-

-

-

-

-

-

2

Địa phương

300

260

300

260

300

1 420

3

Nguồn khác

-

200

150

150

150

650

4

Cộng

300

460

450

410

450

2 070

Dự kiến: Hỗ trợ công nhận, khen thưởng cho 22 làng nghề, 40 nghệ nhân; tổ chức 03 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển nghề, làng nghề.

* KCĐP: Căn cứ Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình khuyến công địa phương tỉnh Ninh Bình:

+ Hỗ trợ 22 làng nghề x 30 triệu đồng = 660 triệu đồng.

+ Hỗ trợ 40 nghệ nhân x 3,5 triệu đồng =140 triệu đồng.

+ Hỗ trợ Hội đồng bình chọn (05 năm x 76 triệu đồng) = 380 triệu đồng.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm phát triển nghề, làng nghề: 03 chuyến x 80 triệu đồng = 240 triệu đồng.

 

PHỤ LỤC 10

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Nội dung thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Trong đó

Kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng
(triệu đồng)

Kinh phí ngân sách hỗ trợ (triệu đồng)

Kinh phí (triệu đồng)

Chiếm tỉ lệ so với tổng kinh phí thực hiện (%)

Chia ra

Kinh phí (triệu đồng)

Chiếm tỉ lệ so với tổng kinh phí thực hiện
(%)

Trung ương

KCQG chiếm (%)

Địa phương

KCĐP chiếm (%)

1

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề

3.600

2.000

55,6

1.600

44,4

1 000

62,5

600

37,5

2

Chương trình nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

840

120

14,3

720

85,7

-

-

720

100,0

3

Ch.Trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

44.090

28.690

65,1

15.400

34,9

8 800

57,1

6 600

42,9

4

Ch.Trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn

3.370

950

28,2

2.420

71,8

1 000

41,3

1 420

58,7

5

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

3.670

1.520

41,4

2.150

58,6

850

39,5

1 300

60,5

6

Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin.

3.170

1.050

33,1

2.120

66,9

650

30,7

1 470

69,3

7

Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư kinh tế và phát triển cụm - điểm công nghiệp.

1.038.020

1.012.220

97,5

25.800

2,5

19 500

75,6

6 300

24,4

8

Chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công

1.170

-

-

1.170

100,0

-

-

1 170

100,0

9

Chương trình phát triển nghề, làng nghề, nghệ nhân

2.070

650

31

1.420

68,6

-

-

1 420

100,0

Tổng

1 100 000

1.047.200

95

52.800

5

31.800

60

21 000

40