Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 499/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 có mở rộng ra vùng phụ cận Thủ đô Hà Nội.

Phạm vi lập quy hoạch: Các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn lân cận kết hợp với cấp nước đô thị thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội.

2. Quan điểm quy hoạch:

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030; Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

- Bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm có xem xét đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; ưu tiên nước mặt và dần thay thế nguồn nước ngầm.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cấp nước.

3. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển cấp nước Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, phương án cấp nước, phát triển hệ thống cấp nước và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn. Khai thác hợp lý các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt).

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo an toàn cấp nước. Từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nước sạch.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2020 đối với đô thị trung tâm nội đô đạt 100% (một số khu vực phát triển mới thành lập từ huyện tỷ lệ đạt 95 - 100%); đối với các đô thị vệ tinh đạt 90 - 95%; đối với đô thị sinh thái đạt 85 - 90%. Giai đoạn đến năm 2030, đối với các đô thị trung tâm là 100%; đối với các đô thị vệ tinh đạt 100% và đối với đô thị sinh thái đạt 95 - 100%.

- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 đạt 22 - 27%; đến năm 2030 đạt dưới 20%.

4. Tiêu chuẩn cấp nước:

Căn cứ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

5. Dự báo nhu cầu sử dụng nước:

TT

Nhu cầu

Nhu cầu dùng nước trung bình (m3/ngày đêm)

Nhu cầu dùng nước max (m3/ngày đêm)

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2050

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2050

1

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

738.000

1.126.000

1.533.000

908.000

1.393.000

1.897.000

2

Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp

82.000

129.000

129.000

82.000

129.000

129.000

3

Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác

223.000

349.000

495.000

272.000

427.000

606.000

4

Nước thất thoát

244.000

335.000

419.000

298.000

410.000

513.000

 

Tổng nhu cầu sử dụng nước

1.287.000

1.939.000

2.576.000

1.560.000

2.359.000

3.145.000

6. Nội dung quy hoạch

a) Các nhà máy nước:

TT

Nhà máy nước

Công suất (m3/ngày đêm)

Hiện trạng năm 2012

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Tầm nhìn đến năm 2050

I. Các nhà máy nước mặt

1

Nhà máy nước Sông Đà

230.000

600.000

1.200.000

1.500.000

2

Nhà máy nước Sông Hồng

 

300.000

450.000

600.000

3

Nhà máy nước Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội)

 

240.000

475.000

650.000

 

Tổng công suất các nhà máy nước mặt

230.000

1.140.000

2.125.000

2.750.000

II. Các nhà máy nước ngầm

II.1. Khu vực trung tâm

II.1.1. Khu trung tâm (8 quận nội thành cũ)

1

Nhà máy nước Yên Phụ

90.406

90.000

90.000

90.000

2

Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên

39.885

45.000

45.000

30.000

3

Nhà máy nước Lương Yên

49.064

50.000

50.000

40.000

4

Nhà máy nước Ngọc Hà

32.817

30.000

30.000

30.000

5

Nhà máy nước Mai Dịch

62.683

60.000

60.000

60.000

6

Nhà máy nước Cáo Đỉnh

58.456

60.000

60.000

60.000

7

Nhà máy nước Nam Dư

53.331

60.000

60.000

50.000

8

Nhà máy nước Pháp Vân

23.053

8.000

-

-

9

Nhà máy nước Tương Mai

22.513

6.500

-

-

10

Nhà máy nước Hạ Đình

20.904

-

-

-

11

Các trạm nhỏ

27.269

-

-

-

II.1.2. Vành đai 3 - 4, phía Nam sông Hồng

12

Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 1

16.000

16.000

16.000

16.000

13

Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2

20.000

20.000

20.000

20.000

II.2. Khu vực các đô thị

II.2.1. Khu vực phía Sơn Tây

14

Nhà máy nước Sơn Tây 1

8.000

10.000

10.000

10.000

15

Nhà máy nước Sơn Tây 2

10.000

20.000

20.000

20.000

II.2.2. Khu vực phía Bắc Hà Nội

16

Nhà máy nước Bắc Thăng Long

35.286

50.000

50.000

50.000

17

Nhà máy nước Đông Anh

6.385

12.000

12.000

12.000

18

Nhà máy nước Nguyên Khê

-

10.000

10.000

10.000

II.2.3. Khu vực phía Đông Hà Nội

19

Nhà máy nước Gia Lâm

42.784

60.000

60.000

60.000

20

Nhà máy nước Yên Viên

-

10.000

20.000

20.000

21

Nhà máy nước Sân Bay Gia Lâm

9.585

6.000

-

-

 

Tổng công suất các nhà máy nước ngầm

628.421

623.500

613.000

578.000

 

Tổng công suất các nhà máy nước

858.421

1.763.500

2.738.000

3.328.000

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đà: Khu vực đô thị vệ tinh phía Tây Hà Nội (Sơn Tây, Láng Hòa Lạc và Xuân Mai); đô thị sinh thái (Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn); dọc theo trục đường Láng - Hòa Lạc; đô thị trung tâm phía Tây Nam Hà Nội (từ vành đai 3 đến vành đai 4 và khu vực nông thôn liền kề).

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Hồng: Khu vực đô thị trung tâm Hà Nội; một phần đô thị phía Tây Hà Nội (Đan Phượng, Sơn Tây); một phần khu vực đô thị phía Bắc Hà Nội (Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn) và khu vực nông thôn liền kề.

- Phạm vi cấp nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Khu vực đô thị trung tâm phía Đông Bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần Đông Anh), khu vực Nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và nông thôn liền kề. Ngoài ra, còn cấp nước cho một số khu vực của các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

b) Nguồn nước:

* Nguồn nước mặt:

- Sông Đà: Khai thác với lưu lượng 600.000 m3/ngày đêm giai đoạn đến năm 2020; 1.200.000 m3/ngày đêm giai đoạn đến năm 2030 và 1.500.000 m3/ngày đêm tầm nhìn đến năm 2050.

- Sông Hồng: Khai thác với lưu lượng 300.000 m3/ngày đêm giai đoạn đến năm 2020; 450.000 m3/ngày đêm giai đoạn đến năm 2030 và 600.000 m3/ngày đêm tầm nhìn đến năm 2050.

- Sông Đuống: Khai thác với lưu lượng 300.000 m3/ngày đêm (cấp cho Hà Nội 240.000 m3/ngày đêm) giai đoạn đến năm 2020; 600.000 m3/ngày đêm (cấp cho Hà Nội 475.000 m3/ngày đêm) giai đoạn đến năm 2030 và 900.000 m3/ngày đêm (cấp cho Hà Nội 650.000 m3/ngày đêm) tầm nhìn đến năm 2050.

* Nguồn nước ngầm:

+ Giai đoạn đến năm 2020 khai thác 623.500 m3/ngày đêm: Trong đó khu trung tâm Hà Nội khai thác 409.500 m3/ngày đêm; khu vực phía Nam sông Hồng 36.000 m3/ngày đêm; khu vực Sơn Tây 30.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Bắc Hà Nội 72.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Đông Hà Nội 76.000 m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn đến năm 2030 khai thác 613.000 m3/ngày đêm: Trong đó khu trung tâm Hà Nội khai thác 395.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Nam sông Hồng 36.000 m3/ngày đêm; khu vực Sơn Tây 30.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Bắc Hà Nội 72.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Đông Hà Nội 80.000 m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn đến năm 2050 khai thác 578.000 m3/ngày đêm: Trong đó khu trung tâm Hà Nội khai thác 360.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Nam sông Hồng 36.000 m3/ngày đêm; khu vực Sơn Tây 30.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Bắc Hà Nội 72.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Đông Hà Nội 80.000 m3/ngày đêm.

- Một số nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội có chất lượng xấu sẽ giảm dần công suất khai thác và ngừng hoạt động vào năm 2020 đối với Nhà máy nước Hạ Đình và năm 2030 đối với Nhà máy nước Tương Mai, Nhà máy nước Pháp Vân. Thay thế nguồn nước ngầm này là nguồn nước mặt lấy từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

c) Công nghệ xử lý nước:

- Các nhà máy nước xây dựng mới cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo môi trường.

- Đối với nguồn nước ngầm: Áp dụng công nghệ truyền thống làm thoáng - xử lý sơ bộ (tiếp xúc; keo tụ, lắng hoặc lọc đợt I) - lọc nhanh - khử trùng.

- Đối với nguồn nước mặt: Áp dụng công nghệ sơ lắng - trộn - phản ứng keo tụ - lắng - lọc nhanh - khử trùng.

d) Mạng lưới đường ống cấp nước:

- Giai đoạn đến năm 2020, xây dựng mạng đường ống truyền tải và đường ống cấp I có đường kính / 1.000 mm khoảng 156,9 km, bao gồm:

TT

Tên đường ống truyền tải và đường ống cấp I

Đường kính (mm)

Chiều dài (km)

I

Khu vực Hà Nội trung tâm

 

50,7

1

Trục đường Hòa Lạc - Trần Duy Hưng

DN1800

6,5

2

Từ Nhà máy nước Sông Hồng theo trục kinh tế Xuân Phương Liên Mạc nối ra quốc lộ 70 đến đường quốc lộ 1A

DN1500

2,2

DN1200

14,9

3

Trục đường đê sông Hồng

DN1000

8,1

4

Trục đường quốc lộ 1A

DN1000

6,3

5

Trục đường quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy

DN1000

4,8

6

Tuyến ống của Nhà máy nước Sông Đuống cấp sang phía Nam Hà Nội từ cảng Khuyến Lương đi đường Pháp Vân ra quốc lộ 1A

DN1200

1,7

DN1000

6,2

II

Khu vực phía Tây Hà Nội

 

36,5

1

Từ Nhà máy nước Sông Đà đến Bể chứa trung gian

DN1800

11,0

2

Từ bể chứa trung gian đến đô thị Hòa Lạc

DN2400

5,8

3

Từ đô thị Hòa Lạc đến đô thị Quốc Oai

DN2000

11,5

4

Từ đô thị Quốc Oai đến vành đai 4

DN1800

8,2

III

Khu vực phía Bắc Hà Nội

 

39,1

1

Từ vị trí Liên Trung phía Nam sông Hồng lên Mê Linh và dọc theo quốc lộ 2 sang Đông Anh

DN1500

6,5

DN1200

11,7

2

Trục từ Yên Viên lên Sóc Sơn

DN1200

20,9

IV

Khu vực phía Đông Hà Nội

 

30,6

1

Từ Nhà máy nước sông Đuống đến cầu Yên Viên

DN1600

9,0

2

Từ Nhà máy nước Sông Đuống cấp sang phía Nam sông Hồng tại vị trí cảng Khuyến Lương

DN1600

5,5

DN1200

12,1

3

Từ cầu Phù Đổng cấp sang Bắc Ninh

DN1000

4,0

 

Tổng cộng

 

156,9

Chú thích: DN là đường kính trung bình của đường ống cấp nước.

- Xây dựng mạng đường ống truyền tải và đường ống cấp I có đường kính < 1.000 mm cho giai đoạn đến năm 2020 khoảng 686,5 km, giai đoạn năm 2030 khoảng 124,9 km.

- Đường ống phân phối (cấp II) và dịch vụ (cấp III): Dự kiến xây dựng tại các đô thị 6.250 km đường ống phân phối và dịch vụ giai đoạn đến năm 2020 và 3.602 km giai đoạn đến năm 2030.

đ) Trạm bơm tăng áp:

- Xây dựng mới 09 trạm bơm tăng áp, 01 trạm điều tiết lưu lượng:

TT

Tên trạm bơm tăng áp

Công suất trạm bơm tăng áp (m3/ngày đêm)

Giai đoạn 2020

Giai đoạn 2030

Giai đoạn 2050

1

Trạm bơm tăng áp Sóc Sơn

50.000

100.000

150.000

2

Trạm bơm tăng áp Xuân Mai

40.000

80.000

100.000

3

Trạm bơm tăng áp Phú Xuyên

60.000

90.000

120.000

4

Trạm bơm tăng áp Hà Đông

20.000

40.000

80.000

5

Trạm bơm tăng áp Sơn Tây

30.000

40.000

80.000

6

Trạm bơm tăng áp Phúc Thọ

-

10.000

20.000

7

Trạm bơm tăng áp Kim Bài

10.000

20.000

40.000

8

Trạm bơm tăng áp Chúc Sơn

10.000

15.000

20.000

9

Trạm bơm tăng áp Ba Vì

10.000

15.000

30.000

10

Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ (*)

30.000

100.000

150.000

(*) Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ điều tiết lưu lượng nước từ Nhà máy nước Sông Đà cho khu vực Hà Nội và Hà Đông và bù áp cho khu vực Hà Nội vào giờ cao điểm.

7. Các dự án ưu tiên thực hiện

a) Các dự án đầu tư giai đoạn đến năm 2015:

- Đầu tư xây dựng nhà máy nước:

+ Dự án cấp nước thị trấn Yên Viên công suất 10.000 m3/ngày đêm.

+ Nâng công suất Nhà máy nước Sơn Tây 2 từ 10.000 m3/ngày lên 20.000 m3/ngày đêm.

+ Xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống công suất 150.000 m3/ngày đêm.

- Đầu tư các trạm bơm tăng áp chính:

+ Quận Hà Đông: Xây dựng trạm bơm với công suất là 20.000 m3/ngày đêm, dung tích bể chứa 4.000 m3. Nguồn từ Nhà máy nước mặt Sông Đà cấp cho quận Hà Đông và các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức.

+ Thị xã Sơn Tây: Xây dựng trạm bơm tăng áp với công suất là 30.000 m3/ngày đêm, dung tích bể chứa 6.000 m3, lấy nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đà cấp cho thị xã Sơn Tây.

+ Huyện Ba Vì: Xây dựng trạm bơm tăng áp với công suất là 10.000 m3/ngày đêm, dung tích bể chứa 1.500 m3, lấy nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đà cấp cho huyện Ba Vì.

- Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và dịch vụ:

+ Phát triển mạng lưới cấp I đường kính ống từ DN300 - DN1500, giai đoạn đến năm 2015 khối lượng tổng cộng khoảng 300 km.

+ Hoàn thiện mạng lưới phân phối, dịch vụ trên địa bàn Thành phố với tổng số khoảng 4.000 km, ưu tiên phát triển mạng lưới trên địa bàn các quận còn thiếu nước và cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường ống các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, dọc các tuyến đường quốc lộ 32, 6, 1, Láng - Hòa Lạc, phát triển mạng lưới cấp nước khu nông thôn liền kề đô thị.

- Kế hoạch chống thất thu, thất thoát nước sạch:

+ Phân vùng, tách mạng hệ thống đường ống cấp nước; thiết lập hệ thống quản lý, giám sát hệ thống đường ống cấp nước, đồng hồ đo nước các lưu vực.

+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, vận hành của đơn vị cấp nước.

+ Cải tạo, thay thế khoảng 70 km đường ống cũ khu vực Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Sơn Tây; thay thế khoảng 400.000 đồng hồ nước.

+ Lập các dự án về chống thất thoát, thất thu nước sạch.

b) Các dự án đầu tư giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020:

- Đầu tư xây dựng nhà máy nước:

+ Nâng công suất Nhà máy nước mặt Sông Đà từ 300.000 m3/ngày đêm lên 600.000 m3/ngày đêm.

+ Xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Hồng công suất 300.000 m3/ngày đêm.

+ Nâng công suất Nhà máy nước mặt Sông Đuống từ 150.000 m3/ngày đêm lên 300.000 m3/ngày đêm (trong đó lượng nước cấp cho nhu cầu Thủ đô Hà Nội là: 240.000 m3/ngày đêm, phần còn lại dự kiến cấp cho các khu vực liền kề Hà Nội của các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh).

+ Đối với nhà máy nước ngầm: Duy trì cơ bản các nhà máy hiện có, giảm công suất hoạt động khai thác các nhà máy nước: Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình và truyền dần thành trạm điều áp. Nhà máy nước Hạ Đình tiến tới ngừng khai thác vào năm 2020, khu vực nhà máy được đề xuất xây dựng xưởng duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước Hà Nội.

- Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và dịch vụ:

+ Hoàn thiện mạng lưới cấp nước khu vực đô thị từ trung tâm đến vành đai 3.

+ Phát triển mạng lưới cấp nước tại các khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 của đô thị trung tâm, khu vực đô thị Long Biên - Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên.

+ Tiếp tục phát triển các tuyến truyền tải từ các nhà máy nước mặt sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đến đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.

+ Xây dựng các trạm bơm tăng áp chính tại Kim Bài, Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Chúc Sơn.

+ Phát triển mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn liền kề các đô thị.

8. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:

a) Khái toán kinh phí đầu tư:

Thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 72.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, đầu tư các nhà máy nước ngầm, Nhà máy nước Sông Hồng, Nhà máy nước Sông Đuống giai đoạn I và II, Nhà máy nước Sông Đà giai đoạn II và mạng lưới đường ống cấp nước khoảng 50.000 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài;

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vay vốn thương mại trong nước;

- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch:

- Khai thác nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đuống: Là 2 con sông có chế độ thủy văn và dòng chảy phức tạp nên việc khai thác nguồn nước có thể ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy và xói lở thân đê.

- Khai thác nguồn nước ngầm ảnh hưởng đến địa chất, chất lượng nước không đảm bảo.

- Việc xây dựng các nhà máy nước tập trung, các trạm bơm tăng áp, đường ống truyền tải sẽ ảnh hưởng môi trường, không khí, tiếng ồn, giao thông...

- Khi vận hành các nhà máy nước phát sinh chất thải trong quá trình xử lý nước gây ô nhiễm môi trường.

b) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường

Khai thác và sử dụng nguồn nước:

- Nguồn nước mặt:

+ Nghiên cứu và đánh giá tác động tiêu cực đến dòng chảy và chế độ thủy văn, xây dựng quy trình kiểm soát, theo dõi chất lượng, trữ lượng nguồn nước và kế hoạch ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cấp nước.

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải, chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp và từ sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm:

+ Đánh giá và thăm dò tỉ mỉ về chất lượng, trữ lượng nước ngầm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nước ngầm.

+ Nghiên cứu, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ độ hạ thấp mực nước ngầm, chất lượng nước ngầm và mức độ sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nước ngầm trên địa bàn.

Kiểm soát các hoạt động xây dựng

- Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý đáp ứng về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước. Đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

- Trong giai đoạn xây dựng:

+ Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường.

+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, chất thải, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.

+ Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

- Trong giai đoạn quản lý vận hành:

+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước, đảm bảo môi trường vệ sinh công nghiệp, vệ sinh ngoại cảnh các nhà máy nước; nước sử dụng trong quá trình xử lý cần được nghiên cứu thu hồi, tái sử dụng và bùn cặn thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

+ Xây dựng quy trình phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch.

- Các biện pháp hỗ trợ khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:

- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cấp nước cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này. Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn.

- Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình cấp nước từ công trình khai thác nước thô, nhà máy nước và mạng lưới đường ống.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp nước với các dự án phát triển công suất các nhà máy nước.

- Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, dự án chống thất thoát, thất thu nước sạch.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức khảo sát, thăm dò và đánh giá trữ lượng nước ngầm trên phạm vi Thủ đô Hà Nội; đánh giá tác động của việc khai thác nước ngầm tới sụt lún mặt đất, ô nhiễm nguồn nước. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm và cập nhật trong Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội. Tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và tổ chức triển khai thực hiện.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý cấp nước; xây dựng mô hình doanh nghiệp cấp nước phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Các Bộ, ngành có liên quan:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông trong việc theo dõi, giám sát chặt chẽ các nguồn nước thô và tình hình ô nhiễm nguồn nước; tổ chức triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước.

- Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, V.III, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 499/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 499/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/03/2013
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 181 đến số 182
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản