ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 497/QĐ-CTUBND | Quy Nhơn, ngày 01 tháng 3 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 16/TTr-SKHĐT ngày 16/01/2007, của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1617/SGTVT-GT ngày 19/12/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên công trình: Đường phía Tây tỉnh Bình Định (An Nhơn - Hoài Nhơn)
2. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải
3. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng đường giao thông dọc trục phía Tây tỉnh nối liền các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và Hoài Nhơn nhằm hình thành mạng lưới giao thông khép kín, liên hoàn trong tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
4. Quy mô đầu tư xây dựng:
- Chọn phương án tuyến III trong dự án, có điểm đầu Quán Cai Ba Quốc lộ 19 thuộc xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, điểm cuối tại ngã ba Chương Hòa thuộc xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn.
- Xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng (TCVN 4054-98) với chiều dài 119,654km, trong đó: Xây dựng mới 54,896km; bám theo đường đất hiện có dài 24,519km; bám theo đường bê tông xi măng của giao thông nông thôn dài 33,638km; tận dụng đường tỉnh ĐT629, ĐT630 dài 6,601km.
- Tải trọng thiết kế cầu cống H13-X60; riêng cầu An Thái bắt qua sông Côn thiết kế với tải trọng H30-HK80.
- Tải trọng thiết kế đường: Trục xe 10 tấn.
- Tần suất lũ tính toán: 2% đối với cầu lớn và cầu trung; tần suất 4% đối với đường và các công trình thoát nước nhỏ trên tuyến.
- Xây dựng nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m, lề đường rộng 2x1,5m.
- Kết cấu nền mặt đường: Nền đường đắp bằng đất đồi đầm chặt K95, lớp sát đáy móng đầm chặt K98 dày 30cm. Mặt đường phần xây dựng mới bằng bê tông nhựa nóng dày 8cm trên lớp móng cấp phối đá dăm loại 1 đầm chặt K98 dày 25cm. Mặt đường bê tông xi măng cũ trên tuyến, phần mở rộng bằng bê tông xi măng mác 200 đá 2x4, sau đó thảm tăng cường lớp bê tông nhựa nóng dày 10cm.
- Xây dựng công trình thoát nước hoàn chỉnh trên tuyến gồm 432 cầu, cống các loại (cầu dầm 28 cái, cầu bản 91 cái, cống 313 cái); kết cấu bằng kết cấu ống cống bê tông ly tâm và đá xây, kết cấu bê tông cốt thép thường đổ tại chỗ và lắp ghép.
Riêng xây dựng cầu An Thái vượt lũ với tần suất 1%, tải trọng thiết kế H30-XB80, chiều dài toàn cầu 373m; bề rộng cầu rộng 7+0,5x2 = 8m, không có lề bộ hành; lan can tay vịn bằng thép tráng kẽm; kết cấu phần thượng bộ bằng bê tông dự ứng lực kéo sau lắp ghép; toàn cầu gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m; mặt cắt ngang gồm 3 dầm chủ bằng BTCT, chiều cao 1,7m, cự ly dầm chủ 2,5m; kết cấu mố cầu gồm 17 cọc bê tông cốt thép; kết cấu trụ cầu dạng trục đặc thân hẹp gồm 15 cọc bê tông cốt thép; chiều dài mỗi cọc dài 18m; móng mố, trụ cầu bằng bê tông cốt thép mác 250 đá 2x4, bê tông thân mố, trụ cầu bằng bê tông cốt thép mác 300 đá 2x4; gia cố mái ta luy đường đầu bằng mái xây đá chẻ; thảm bê tông nhựa trên mặt cầu theo độ dốc dọc vồng ngược bình quân 0,8%.
- Xây dựng hệ thống an toàn giao thông theo điều lệ báo hiệu đường bộ theo tiêu chuẩn 22 TCN 237-01.
*Một số vấn đề khác: Chủ đầu tư thực hiện theo Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở tại Văn bản số 1616/GTVT-GT ngày 19/12/2006 của Sở Giao thông vận tải.
5. Diện tích sử dụng đất: 119,645 ha
6. Phương án xây dựng: Chọn phương án III.
7. Loại và cấp công trình: Công trình giao thông đường bộ cấp 3.
8. Tổng mức đầu tư công trình: 386.107.312.000 đồng
Trong đó: - Chi phí xây dựng : 291.926.555.000 đồng
- Chi phí khác : 27.438.631.000 đồng
- Chi phí đền bù GPMB : 34.805.607.000 đồng
- Chi phí dự phòng : 31.936.519.000 đồng.
*Chi phí xây dựng gồm:
-Xây dựng nền đường : 45.293.777.000 đồng
-Xây dựng mặt đường : 109.274.070.000 đồng
-Xây dựng công trình thoát nước: 98.865.067.000 đồng
-Xây dựng an toàn giao thông : 6.119.681.000 đồng
-Xây dựng cầu An Thái : 32.373.960.000 đồng
9. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách
10. Thời gian tổ chức thực hiện: Từ năm 2007 - 2010, phân kỳ các giai đoạn đầu tư xây dựng như sau:
- Năm 2007 - 2008: Đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng nền đường và công trình trên tuyến.
- Năm 2009 - 2010: Xây dựng hệ thống thoát nước, hoàn chỉnh nền mặt đường, công trình phụ trợ an toàn giao thông.
Trong năm 2007, tập trung đầu tư xây dựng cầu An Thái và xây dựng cầu qua sông La Tinh (Cát Lâm - huyện Phù Cát).
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện có liên quan tập trung cắm mốc giải phóng mặt bằng, quản lý không cho lấn chiếm trong phạm vi lộ giới tuyến đường.
13. Tổ chức thực hiện: Theo Luật Đấu thầu.
Điều 2. Chủ đầu tư (Sở Giao thông vận tải) có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời thường xuyên báo cáo tình hình đầu tư xây dựng công trình nêu trên cho các cơ quan có liên quan để theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Thủ trưởng các sở, ban, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án cải tạo phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác 03 điểm mỏ cát trên sông Âm, đoạn thuộc làng Cốc, xã Phùng Minh và làng Miềng, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát số 20 lòng sông Chu, đoạn thuộc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư phát triển nông thôn Miền tây do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 60/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 22/2012/QĐ-UBND Quy định về tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án cải tạo phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác 03 điểm mỏ cát trên sông Âm, đoạn thuộc làng Cốc, xã Phùng Minh và làng Miềng, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ cát số 20 lòng sông Chu, đoạn thuộc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư phát triển nông thôn Miền tây do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 60/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 22/2012/QĐ-UBND Quy định về tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 497/QĐ-CTUBND năm 2007 về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Đường phía Tây tỉnh Bình Định (An Nhơn - Hoài Nhơn)
- Số hiệu: 497/QĐ-CTUBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/03/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lê Hữu Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực