BỘ NÔNG LÂM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 488-NL/QĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1958 |
THÀNH LẬP HỌC VIỆN NÔNG LÂM TRỰC THUỘC BỘ NÔNG LÂM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
Thi hành chủ trương “kiện toàn tổ chức chấn chỉnh biên chế điều chỉnh cán bộ” của Đảng và Chính phủ;
Sau khi được Ủy ban kiện toàn tổ chức trung ương chấp thuận;
Trong khi chờ đợi nghị định của Thủ tướng Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay thống nhất các cơ quan;
- Trường Đại học nông lâm
- Viện khảo cứu trồng trọt
- Viện khảo cứu chăn nuôi
- Hai phòng nghiên cứu lâm sinh và sử dụng gỗ thuộcVụ Lâm nghiệp,
để thành lập “Học viện Nông lâm” trực thuộc sự lãnh đạo của Bộ Nông lâm.
Điều 2. - Học viện Nông lâm là một cơ quan hợp nhất về giáo dục chuyên nghiệp nông lâm và về nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm.
Học viện có nhiệm vụ thực hiện:
1) Việc đào tạo sinh viên có trình độ đại học về trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp và cơ giới hóa nông lâm nghiệp.
2) Việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
3) Về trách nhiệm và quan hệ công tác của Học viện, để giúp Bộ lãnh đạo toàn bộ vấn đề nghiên cứu thí nghiệm khoa học kỹ thuật; đối với những cơ quan chuyên môn nông lâm khác, sẽ có thông tư quy định sau.
Điều 3. - Học viện Nông lâm do một Giám đốc điều khiển, có nhiều Phó giám đốc phân công chuyên trách giúp việc.
Điều 4. - Học viện Nông lâm gồm có các khoa và các phòng sự vụ. Các khoa gồm nhiều bộ môn. Mỗi bộ môn gồm nhiều môn học và có những phòng thí nghiệm.
A. – CÁC KHOA, CÁC BỘ MÔN GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM
Các khoa:
1) Khoa trồng trọt:
Chịu trách nhiệm về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật về trồng trọt.
2) Khoa chăn nuôi thú y:
Chịu trách nhiệm về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi, thú y.
3) Khoa Lâm nghiệp:
Chịu trách nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật về lâm nghiệp.
4) Khoa cơ giới:
Chịu trách nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp, lâm nghiệp.
Các bộ môn giảng dạy và nghiên cứu thí nghiệm:
1) Các bộ môn thuộc khoa trồng trọt:
- Chủ nghĩa Đác-uyn. Di truyền, chọn giống cây trồng.
- Canh nông chuyên khoa. Dâu tằm.
- Hóa học cơ bản. Nông hóa học. Phân bón
- Thổ nhưỡng học, công tác bản đồ, đất.
- Bảo vệ thực vật (cây trồng và cây rừng).
2) Các bộ môn thuộc khoa chăn nuôi, thú y:
- Động vật. Giải phẫu. Sinh lý thực vật.
- Chăn nuôi đại cương. Di truyền chọn giống gia súc. Thức ăn gia súc. Chăn nuôi chuyên khoa.
- Bệnh truyền nhiễm. Vi trùng học. Ký sinh trùng.
- Bệnh nội khoa, ngoại khoa. Dược lý. Vi sinh gia súc.
- Kinh tế nông lâm nghiệp.
3) Các bộ môn thuộc khoa lâm nghiệp:
- Lâm sinh học. Trồng rừng.
- Điều tra, điều chế. Khai thác. Quản lý rừng.
- Sử dụng và bảo quản gỗ.
- Thực vật học. Sinh lý thực vật (cây trồng và cây rừng).
4) Các bộ môn thuộc khoa cơ giới:
- Nông cụ cải tiến. Ô-tô máy kéo. Máy nông lâm nghiệp.
- Sử dụng, quản lý, sửa chữa máy.
- Toán kỷ học, cơ khí đại cương.
- Canh nông đại cương. Khí tượng học. Thủy lợi. Kiến tác nông thôn.
Các bộ môn: chủ nghĩa Mác – Lê-nin, ngoại ngữ, thể thao, thể dục để trực thuộc Ban giám đốc nhà trường.
1) Văn phòng Học viện:
Có trách nhiệm giúp Giám đốc trong mọi công tác quản lý hành chính thường ngày gồm cả bảo vệ cơ quan, v.v… và thực hiện tập trung hành chính của toàn thể Học viện.
Phụ trách văn phòng Học viện là một Chánh văn phòng, Giám đốc Học viện có thể ủy quyền cho Chánh văn phòng trong những trường hợp cần thiết đối với những công tác về mặt tổ chức, quản trị, tài vụ.
2) Phòng tổ chức:
Chịu trách nhiệm công tác biên chế tổ chức, nhân sự, theo dõi thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công nhân viên và sinh viên trong Học viện.
3) Phòng quản trị, tài vụ:
Chịu trách nhiệm quản lý quỹ, tài sản của Học viện, dự toán và quyết toán chi thu.
- Chăm lo về đời sống tập thể cho cán bộ nhân viên và sinh viên, cung cấp các phương tiện làm việc trong cơ quan.
4) Phòng kiến thiết cơ bản:
Chịu trách nhiệm về kế hoạch xây dựng Học viện và mọi công tác kiến trúc trong Học viện.
5) Phòng giáo vụ:
Chịu trách nhiệm về chương trình kế hoạch giảng dạy, kế hoạch lao động của Học viện, công tác thiết bị để giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
6) Phòng khoa học:
Chịu trách nhiệm về kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Học viện, công tác trao đổi hợp tác khoa học kỹ thuật với những cơ quan chuyên môn khác, trong nước và ngoài nước, công tác thư viện, biên dịch tài liệu nghiên cứu và tài liệu giảng dạy.
Điều 5. – Trách nhiệm của các khoa bao gồm cả giảng dạy và nghiên cứu thí nghiệm. Mỗi khoa có một chủ nhiệm khoa phụ trách và có một hoặc hai phó chủ nhiệm giúp việc.
- Các bộ môn có một chủ nhiệm bộ môn chịu trách nhiệm. Chủ nhiệm bộ môn có thể đồng thời phụ trách các phòng thí nghiệm thuộc bộ môn hay môn học của mình.
Điều 6. – Các phòng sự vụ do một trưởng phòng phụ trách và tùy sự cần thiết có thể có một phó phòng giúp việc.
Điều 7. – Ngoài các khoa, phòng, Học viện sẽ có một nông trường và một số trại thí nghiệm cần thiết để dùng vào việc nghiên cứu thí nghiệm và việc thực tập, lao động của sinh viên. Về tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của nông trường với các trại sẽ có quyết định riêng.
Điều 8. - Các văn bản trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 9. – Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc trường Đại học Nông lâm, Giám đốc Viện Trồng trọt, Giám đốc Viện Chăn nuôi, Giám đốc Vụ Lâm nghiệp, Giám đốc Vụ Tổ chức cán bộ và ông Giám đốc Học viện Nông lâm chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
Quyết định 488-NL/QĐ năm 1958 về việc thành lập Học viện Nông lâm trực thuộc Bộ Nông lâm do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 488-NL/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/1958
- Nơi ban hành: Bộ Nông lâm
- Người ký: Nghiêm Xuân Yêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 40
- Ngày hiệu lực: 04/11/1958
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định