- 1Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 582/CV-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD
- 1Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 488/2000/QĐ-NHNN5 | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 488/2000/QĐ-NHNN5 NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính,
1. Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 ngày 8 tháng 2 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2. Công văn số 582/CV-NHNN5 ngày 23 tháng 6 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng.
| Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.
2. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng.
2. Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản "Có" có khả năng không thể thu hồi được.
3. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc tổ chức tín dụng hạch toán chuyển những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên tháng thứ ba của mỗi quý, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" tại thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng tháng thứ hai và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro.
2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng lớn hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải trích thêm phần chênh lệch thiếu.
Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng nhỏ hơn số tiền dự phòng hiện còn thì tổ chức tín dụng phải hoàn lại phần chênh lênh thừa để giảm số tiền dự phòng đã trích.
1. Việc xử lý rủi ro được thực hiện một quý một lần sau khi đã thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro và chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi dự phòng hiện có.
2. Tổ chức tín dụng không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro, trừ những khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng.
Tổ chức tín dụng không được điều chỉnh giảm số nợ trong hồ sơ cho vay đối với phần nợ được coi là rủi ro và đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Tổ chức tín dụng vẫn phải tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để theo chế độ hiện hành như đối với các khoản nợ bình thường chưa được xử lý bằng dự phòng rủi ro, trừ những khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng.
Mọi khoản tiền thu hồi từ những rủi ro đã được xử lý bằng dự phòng được coi là doanh thu của tổ chức tín dụng.
Tài sản "Có" không phải phân loại và trích lập dự phòng rủi ro:
Những khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo từng Hiệp định đã ký kết với các tổ chức nước ngoài, đã được trích dự phòng rủi ro theo yêu cầu của Hiệp định và rủi ro xảy ra sẽ được tổ chức nước ngoài có trách nhiệm xử lý.
Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng như sau:
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng được phân nhóm như sau:
Nhóm 1 gồm:
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn).
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán.
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê.
Nhóm 2 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày.
Nhóm 3 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 đến dưới 361 ngày.
Nhóm 4 gồm:
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên.
- Những khoản tiền triết khấu, tái triết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên.
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán:
Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh quy định tại Khoản 1, Điều này) đã quá hạn thu hồi.
1. Tỷ lệ trích dự phòng áp dụng cho tài sản "Có":
- Đối với hoạt động cấp tín dụng:
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 20%
Nhóm 3: 50%
Nhóm 4: 100%
- Đối với các dịch vụ thanh toán: 20%.
2. Số tiền dự phòng phải trích lập của tổ chức tín dụng bao gồm:
- Số tiền dự phòng cho hoạt động cấp tín dụng được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" từng nhóm của hoạt động cấp tín dụng;
- Số tiền dự phòng cho các dịch vụ thanh toán được xác định trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng và tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán.
Trường hợp tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện việc trích lập dự phòng theo Quy định này có thể dẫn tới kết quả kinh doanh của năm đó lỗ thì tổ chức tín dụng đó phải lập phương án khắc phục gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét.
Tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau đây:
1. Khi khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi đã thanh toán tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.
2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản) như sau:
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên: những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên.
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.
- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.
3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và có thành viên bắt buộc gồm Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng kiểm tra nội bộ; các thành viên khác do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.
Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý:
1. Xem xét việc phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng rủi ro của quý hiện hành do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.
2. Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với những rủi ro đã được xử lý.
3. Quyết định việc xử lý rủi ro của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý tiếp theo đối với rủi ro đã được xử lý. Trong phương án, phải xác định được thời gian và những biện pháp áp dụng để thu hồi nợ.
Hồ sơ để làm căn cứ xử lý rủi ro bao gồm:
1. Hồ sơ về cho vay và thu hồi nợ; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; các dịch vụ thanh toán và các giấy tờ khác có liên quan đến những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy định này.
2. Ngoài hồ sơ trên:
a. Đối với những rủi ro trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 11 Quy định này còn phải có:
- Quyết định tuyên bố phá sản của Toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản sao có công chứng);
- Báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án; văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức bị giải thể (bản sao có công chứng).
b. Đối với những rủi ro trong các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 11 Quy định này còn phải có:
Văn bản của Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng.
MỤC 4 HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng và số tiền thu hồi được sau khi sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng thực hiện việc báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng như sau:
1. Báo cáo phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng:
a. Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tình hình phân loại tài sản "Có", trích lập dự phòng theo Mẫu biểu số 1A (đính kèm):
- Tổ chức tín dụng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính) và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính;
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.
- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.
b. Trước ngày 20 tháng thứ nhất của quý sau, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) theo Mẫu biểu số 1B (đính kèm).
2. Báo cáo sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
a. Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước và cơ quan tài chính tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Mẫu biểu số 2A (đính kèm):
- Tổ chức tín dụng Nhà nước gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính) và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính;
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.
- Tổ chức tín dụng khác gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đóng trụ sở chính.
b. Trước ngày 20 tháng thứ nhất của quý sau, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp các báo cáo của các tổ chức tín dụng khác quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này gửi về Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) theo Mẫu biểu số 2B (đính kèm).
1. Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) và Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng vi phạm Quy định này thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
TỔ CHỨC TÍN DỤNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHÂN LOẠI TÀI SẢN "CÓ", TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Quý......... năm.........
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Giá trị tài sản "Có" | Số tiền trích lập dự phòng | ||||
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng: |
|
| ||||
Nhóm 1 gồm: |
|
| ||||
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn). | ................... |
| ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khẩu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán. | ................... |
| ||||
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê. | ................... |
| ||||
Nhóm 2 gồm: |
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày. | ................... | ................... | ||||
Nhóm 3 gồm: |
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 ngày đến dưới 361 ngày. | ................... | ................... | ||||
Nhóm 4 gồm: |
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên. | ................... | ................... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên. | ................... | ................... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên. | ................... | ................... | ||||
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán: |
|
| ||||
Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi. | ................... | ................... | ||||
Tổng số: | ................... | ................... | ||||
| Người lập báo cáo (Ghi rõ họ tên) | Người kiểm soát (Ghi rõ họ tên) | ......, ngày.... tháng... năm... Tổng Giám đốc (Giám đốc) TCTD (Ghi rõ họ tên) |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Quý..... năm........
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Số tiền | ||||
I. Số tiền dự phòng rủi ro trước khi xử lý rủi ro | ................... | ||||
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quý: | ................... | ||||
1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. | ................... | ||||
2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản): |
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên. | ................... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên. | ................... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên. | ................... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên. | ................... | ||||
- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên. | ................... | ||||
3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 trên đây. | ................... | ||||
III. Số tiền dự phòng rủi ro còn lại sau khi xử lý rủi ro. | ................... | ||||
IV. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào doanh thu trong quý. | ................... | ||||
V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế), không bao gốm số tiền được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng. | ................... | ||||
| Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên) | Người kiểm soát (ghi rõ họ tên) | ....., ngày.... tháng..... năm.... Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD (ghi rõ họ tên) |
| |
|
|
|
|
|
|
Tỉnh, thành phố.... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Quý.... năm.....
Đơn vị tính: Triệu đồng
| Các TCTD | Trong đó | ||||||||
Chỉ tiêu | Giá trị tài sản "Có" | Số tiền trích lập dự phòng | TCTD | TCTD | ||||||
|
|
| Giá trị tài sản "Có" | Số tiền trích lập dự phòng | Giá trị tài sản "Có" | Số tiền trích lập dự phòng | ||||
1. Tài sản "Có" của hoạt động cấp tín dụng |
|
|
|
|
|
| ||||
Nhóm 1 gồm: |
|
|
|
|
|
| ||||
- Những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả kỳ hạn nợ gia hạn) | .......... |
| ........... |
| ........... |
| ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán. | ........... |
| ........... |
| ........... |
| ||||
- Những khoản cho thuê tài chính chưa đến hạn trả tiền thuê | ........... |
| ........... |
| ........... |
| ||||
Nhóm 2 gồm: |
|
|
|
|
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản quá hạn trả nợ dưới 91 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán trong thời gian dưới 31 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 61 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê trong thời gian dưới 181 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
Nhóm 3 gồm: |
|
|
|
|
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 31 ngày đến dưới 61 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến dưới 181 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 181 ngày đến dưới 361 ngày. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
Nhóm 4 gồm: |
|
|
|
|
|
| ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 61 ngày trở lên. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 361 ngày trở lên. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
2. Tài sản "Có" của các dịch vụ thanh toán: |
|
|
|
|
|
| ||||
Các khoản thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi. | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ........... | ||||
Tổng số: |
|
|
|
|
|
| ||||
| Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên) | Người kiểm soát (ghi rõ họ tên) | ....., ngày.... tháng..... năm.... Giám đốc chi nhánh (ghi rõ họ tên) |
| ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHI NHÁNH NHNN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Quý..... năm.....
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Các TCTD | Trong đó | |||||
|
| TCTD | TCTD | ||||
I. Số tiền dự phòng rủi ro trước khi xử lý rủi ro | ............... | ............... | ............ | ||||
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quý: |
|
|
| ||||
1. Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh vay vốn, người phát hành thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác, người bảo lãnh thương phiếu, bên thuê tài chính, người được cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. | ............ | ............ | ............ | ||||
2. Tài sản "Có" có thời gian quá hạn (kể cả trường hợp các tổ chức bị phá sản, giải thể nhưng chưa hoàn thành việc thanh toán tài sản): | ............ | ............ | ............ | ||||
- Những khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 721 ngày trở lên; những khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên. | ............ | ............ | ............ | ||||
- Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên. | ............ | ............ | ............ | ||||
- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên. | ............ | ............ | ............ | ||||
- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên. | ............ | ............ | ............ | ||||
- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác (không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên. | ............ | ............ | ............ | ||||
3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2 trên đây. | ............ | ............ | ............ | ||||
III. Số tiền dự phòng rủi ro còn lại sau khi xử lý rủi ro. | ............ | ............ | ............ | ||||
IV. Số tiền thu hồi được đã hoàn nhập vào doanh thu trong quý. | ............ | ............ | ............ | ||||
V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế), không bao gồm số tiền được Chính phủ cho phép xoá nợ cho khách hàng. | ............ | ............ | ............ | ||||
| Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên) | Người kiểm soát (ghi rõ họ tên) | ....., ngày.... tháng..... năm.... Giám đốc Chi nhánh (ghi rõ họ tên) |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 582/CV-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD
- 3Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 8Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 582/CV-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD
- 3Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 3Quyết định 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Công văn 582/CV-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD
- 5Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- 6Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 9Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xứ lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 về phân loại tài sản "Có", trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 488/2000/QĐ-NHNN5
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/2000
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/11/2000
- Ngày hết hiệu lực: 15/05/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực